QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Kết cấu đá!

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Kết cấu đá!

    Các kỹ sư xây dựng làm ơn góp ý cho về kết cấu đá: tôi đang nhận được một đơn đặt hàng của chủ đầu tư là một chủ xưởng đá ở Ninh Bình, ổng này muốn tôn vinh nghề của ổng bằng cách xây dựng một ngôi nhà toàn bằng đá để ở và làm phòng trưng bày. yêu cầu đặt ra là các cấu kiện của tòa nhà phải làm bằng đá khối, đá tự nhiên, kể cả móng, cột, dầm, sàn... nhà cao 3 tầng, diện tích mặt bằng khoảng 100m2.
    các đại ca cùng toàn thể anh em kỹ sư quan tâm kết cấu đá thì cùng trao đổi nhé! đây là một chủ đề rất hay và lạ (hạn chế dùng BTCT trong công trình này, không dùng lõi bê tông bọc đá).

  • #2
    Ðề: Kết cấu đá!

    Chào Hưng. Đánh quả ngoài đấy hả? Yêu cầu của thằng chủ đầu tư này quoái nhỉ. theo tôi hình dung nếu làm kết cấu đá toàn bộ chắc phải làm kiểu dạng vòm xây cuốn để đỡ kết cấu sàn nhỉ. cột và móng thì không vấn đề gì lắm nhưng nếu là sàn ,dầm làm bằng đá thì cả một vấn đề đấy thế cậu đã có cao kiến gì chưa?

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Kết cấu đá!

      Nguyên văn bởi ducxd
      Nhân kết cấu đá này em xin nêu ra vấn đề : có bác nào thiết kế nhà toàn bằng bêtong không nhỉ , em có cảm nhận thế này một cái dầm thép chỉ chịu lực khi bêtong bị nứt ( mà rõ ràng cái nhà mà dầm bị nứt thì đố ai mà dám ở ), nói thật nếu có tiền em sẽ làm test thử khả năng chịu lực cùa 1 dầm bêtong và BTCT lấy giới hạn là xuất hiện nứt ở giữa dầm ( hì hì hàm lượng thép so với toàn bộ dầm BTCT là rất ít và thực sự chúng ta vô tình bỏ qua khả năng BT một vật liệu chịu lực chủ yếu trong cấu kiện BTCT ), theo em trong tương lai sẽ tiến tới cấu kiện BT cường độ cao không có khái niệm BTCT ở đây
      Nên em ra trường quan điểm ( triết lý thiết kế ) của em là thiết kế BT cường độ cao đặt thép ít thôi ( nếu được em sẽ không đặt thép cột ). Vì qua quan sát các chung cư hư hỏng ở TP đã qua sử dụng 50 năm thì thật ra em chưa thấy cái dầm nào võng và bị nứt ( ở vị trí nguy hiểm ) mà chỉ thấy nó bị phá hủy vật liệu BT (BT bị bong ra ) dẫn đến thép bị rĩ , độ bền vật liệu ở đây là quan trọng
      Và em thấy kinh nghiệm thiết kế ở đây chỉ mang tính chất tương đối ( và em thật sự đánh giá cao các chuyên gia xử lý hư hỏng công trình ), còn nói thật em bây giờ tự tin là mình có thiết kế bất cứ nhà nào từ 30 tầng trở xuống ( có thể mọi người nói thằng này thiết kế không tiết kiệm )
      Em xin bàn khái niệm không tiết kiệm ở đây nhé ! Bây giờ với 1 cao ốc văn phòng 400m2 có 15 tầng cho thuê 1m2 là 40$ 1 tháng đi. He he em nói em thiết kế dư tuổi thọ nó 100 năm , còn mấy bác kinh nghiệm thiết kế tiết kiệm xài được 80 năm thì thử hỏi ai tiết kiệm hơn ! Nên em rút lại là chủ đẩu tư có bao nhiêu tiền mình thiết kế bao nhiêu nếu có 20 tỷ cho kết cấu em cứ thiết kế tối đa và tùy vào mục đích sử dụng nữa!
      Nếu ai chưa từng thấy cái dầm gãy , cái cột bị nứt , cong xon bị gãy , chưa thi công một công trình thì chưa thể là người có KN thiế kế vì đó cũng chỉ là mớ lý thuyết ( và học từ KN người khác đại loại em làm như thế này là tiết kiệm???)! Và nếu như vậy em tự hỏi là em cũng làm được ( nếu đủ tài liệu và thời gian, tất nhiên là có công trình)
      Xây dựng là ngành có sự sáng tạo cao lắm , vừa chăc chắn , vừa không chắc chắn , cực kì khó ,cũng cực kì dễ
      PS : sorry em hơi lạc đề xíu , còn kết cấu đá em thấy anh tính như nhà toàn BT ấy và em nghĩ nó sập không nổi đâu , quan trọng liên kết tốt ! Cứ tưởng tượng qui đổi nhà gổ 3 tầng ra nhà 3 tầng bằng đá , đá tất nhiện chịu lực khíp đảm !Em thấy chủ nhà ok là chơi thôi và qui phạm cũng đâu có nói
      Chú Đức xem lại "triết lý" của mình đi, nguy hiểm quá, chú quên mất cái gốc của BTCT rồi. Đó là cái "tiên đề" mà chú đã mặc nhiên sử dụng nó để có được những công thức tính toán mà chú đang tự tin vào nó đấy.

      Nếu ông chủ đá muốn làm "nhà đá" thì ta cứ mô phỏng kiến trúc inca cho ông ấy. Ngoài ra còn tùy thuộc và trình độ "đẽo đá" của ông ấy mà thiết kế cho phù hợp.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Kết cấu đá!

        Hôm nay chú làm sao vậy, làm khoa học nhiều nêu chú gặp hội chứng Newton hả.

        Chú quên mất rằng bê tông không chịu kéo được hay sao?.

        Giới hạn của mác bê tông là mác (chịu nén) của cốt liệu: đá. Chú chỉ làm cho bê tông cứng được như đá là tốt lắm rồi. Chú muốn biến bê tông thành thép hả.

        Bê tông chịu nén, cốt thép chịu kéo. Đó chính là "tiên đề" mà người Pháp đã tìm ra để hình thành khái niệm bê tông cốt thép.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Kết cấu đá!

          Có thể chú đang suy nghĩ hơi cao hơn stephen hoppkin (Bigbang), chứ dầm và cọc kia thì cũng là cấu kiện BTCT cả.

          Với cấu kiện BTCT, thì toàn bộ cấu kiện (cả bê tông và cốt thép) thì mới chịu uốn, nén, xoắn, kéo vv...),
          chứ phân công trách nhiệm nội bộ thì cốt thép chịu kéo và bê tông chịu nén.

          Đương nhiên là BT có khả năng chịu nén, nhưng nó quá nhỏ so với cốt thép trong bài toán kết cấu BTCT, vì thế về mặt vĩ mô của tính toán ta không coi nó là thành phần chịu lực kết cấu, quy phạm cũng không cho đấy thôi.

          Nếu chú muốn cho bê tông có thể thay thế được thép để chịu uốn, kéo thì đó sẽ là một loại vật liệu mới đẳng hướng tựa như nhựa composite vậy, nhưng giới hạn khả năng chịu lực không thể giống như thép.
          Last edited by XUAN THUY; 10-12-2005, 01:04 PM.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Kết cấu đá!

            Theo anh thi Bêtong khi nào chịu lực , và nó chịu lực như thế nào?
            tính dẻo của vật liệu tạo nên BT ko cao, Khi nào khắc phục được điều này thi sao?
            Có lẻ là ta phải thay thế Vật liệu chất kết dính cổ truyền là XM mới có thể tạo ra đột biến! CHúc anh thành công!
            Nếu quan niệm cốt thép là chất kết dính? Em nghĩ rằng với một dầm BTCT và một dầm BT cùng kích thước hình học thì khó mà nói lên được là chúng chịu lực ngang nhau , có lẻ BTCT vẫn hơn? Anh có tự tin là mình có thể tìm ra loại BT ko cốt thép ko ! em cũng rất thích đề tai này ! THân!

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Kết cấu đá!

              Nguyên văn bởi ducxd
              Vậy không phức tạp ! Em muốn hỏi đơn giản là với dầm BTCT ấy theo quan điểm của anh là khi nào thép bắt đầu chịu lực?

              Huh, nếu là dầm, sàn: nó chịu lực ngay khi chú dỡ ván khuôn ra.
              Nếu không có thép mà chỉ có bê tông thì chắc chắn là nó sập do trọng lượng bê tông dễ dàng thắng khả năng chịu kéo của BT. (Đương nhiên là nhịp dầm đủ lớn, không phải là nhịp ngắn mà đá bình thường có thể chịu được).

              Nếu là cột thì khi cậu cho nó chịu một lực ngang vượt Rk cộng thêm Quán tính khối lượng bê tông phía trên. vv và vv..

              Nếu là cọc BTCT thì ngay khi chú nhấc cọc khỏi bãi đổ. Nếu là cọc BTDUL thì ngay khi chú xả cáp. vvv

              Lưu ý chú bị nhầm ở chỗ phân tích trạng thái giới hạn (limit state, hay LRFD), khi đó thép đã ở trạng thái không còn chịu hơn được nữa. Mà trạng thái này không thể để cho nó xảy ra.

              Chúc chú có thời gian xem kỹ những vấn đề cụ thể như trên trước khi bước tiếp sáng tạo ra vật liệu mới. Quả là đáng phải đánh giá cao chú khi có suy nghĩ về căn nguyên của lý thuyết nhưng vì chú đang có hiểu nhầm rất lớn. Tui nghĩ chú phải thật vững lý thuyết cơ sở, nhất là khi chú đã tính toán đến của BTDUL. Nếu không, có thể Hội đồng BVLA sẽ đánh giá cao chú nhưng vì thương chú họ sẽ đánh rớt chú để chú phát triển vững chắc hơn đấy.
              Last edited by XUAN THUY; 12-12-2005, 09:52 AM.

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Kết cấu đá!

                Chú xem lại bài toán phân tích dẻo, ý chú muốn hướng đến chỗ đó. Tuy nhiên chú cũng đã nhầm giữa cái gọi là "trạng thái giới hạn", đó là giả sử lý thuyết để tính chứ không phải để cho nó xảy ra theo thực tế.

                Chú có thể thu nhỏ mô hình để tự thí nghiệm vậy. Chú đúc một cái dầm (cọc rào) 5x10cm đi, một đằng chú bỏ thép 2phi3 (chỉ cần thép chịu kéo, 1 đoạn dây thép gai thôi), một cái chú không bỏ thép, mỗi cái dài 2m (0.05*0.1*2*2500=25kg),
                tui cá với chú là chỉ được một cái (có thép) chú có thể nhấc lên gối để thí nghiệm uốn, còn cái kia (không có thép) chắc chắn chú chỉ có nước cưa đôi hoặc đá cho đứt đôi mà thôi, làm sau chú nhấc lên được.

                Chú hơi chủ quan về BTDUL đấy, nguyên tắc cũng không khác BTCT thường đâu, chỉ hơi phiến phiến một tí thôi.

                Thiết kế nhằm mục đích tìm trị số thép và bê tông để cho bê tông không bị nứt, cốt thép chưa bị chảy (chưa đạt đến trạng thái giới hạn độ bền - TTGH 1), hay chưa được nứt đảm bảo điều kiện làm việc bình thường (giới hạn 2)
                còn khi nó đã nứt rồi, để cho thép nó "làm việc" như chú thấy bằng mắt thì người thiết kế vô tù hết rồi chú ạ. Sao chú lại bảo như thế là dư nhỉ. Tây nó còn cho "dư" nhiều hơn ta, vậy chúng nó và ta suy nghĩ khác suy nghĩ của chú à.

                Note: Chiều nay chú về bảo đứa cháu nó đứng trên sàn nhà chú nó dẫm một cái còn, chú thì tì đầu vào dưới sàn xem nó võng được bao nhiêu nhé (*!: dùng thước thôi, dùng đầu phải đi nhà thương đấy).
                Last edited by XUAN THUY; 12-12-2005, 07:50 PM.

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Kết cấu đá!

                  Uh, chú nói làm tui giật mình chỉnh lại bài trên, đúng ra là ứng suất phát sinh khi có lực tác dụng, còn biến dạng là hệ quả của nó thì mới phải. Biến dạng nhỏ không thể quan sát bằng mắt được. Trong công thức E quá lớn.

                  Tuy nhiên vì chú không để ý, nên chú không thể thấy được, nếu ai đó đứng trên sàn, hơi nhún một tí thì cái sàn-dầm nó phập phùng ngay chú ạ.

                  Tui nghĩ về vụ này, chú phải bàn cãi với một vài người khác có thể bạn hoặc thầy để thấu đáo trước khi BVTN đấy chú ạ.

                  Chưa đặt thép thì có thể xây được những kết cấu rất đơn giản, nhịp cực kỳ ngắn (như "nhà đá" ở trên đã nói vậy) và phần lớn những kết cấu như vậy giúp ta trở lại thời kỳ đồ đá, phần lớn không giúp ta đạt được tiến bộ xây dựng của hơn 100 năm nay.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Kết cấu đá!

                    Nguyên văn bởi arc_ngotau
                    Các kỹ sư xây dựng làm ơn góp ý cho về kết cấu đá: tôi đang nhận được một đơn đặt hàng của chủ đầu tư là một chủ xưởng đá ở Ninh Bình, ổng này muốn tôn vinh nghề của ổng bằng cách xây dựng một ngôi nhà toàn bằng đá để ở và làm phòng trưng bày. yêu cầu đặt ra là các cấu kiện của tòa nhà phải làm bằng đá khối, đá tự nhiên, kể cả móng, cột, dầm, sàn... nhà cao 3 tầng, diện tích mặt bằng khoảng 100m2.
                    các đại ca cùng toàn thể anh em kỹ sư quan tâm kết cấu đá thì cùng trao đổi nhé! đây là một chủ đề rất hay và lạ (hạn chế dùng BTCT trong công trình này, không dùng lõi bê tông bọc đá).
                    Quả thật là khó. Ở Âu-châu, những công trình không có BTCT mà toàn bằng đá là như các nhà thờ xưa (Notre Dame de Paris chẳng hạn).
                    Ðá không chịu sức kéo bao nhiêu, nên bạn phải đẽo đá, sắp sao cho thành hình vòm, vì lý do đó mà ngày xưa các vòm có hình bizantin, tức là có đỉnh nhọn tạo nên bởi hai cung tròn hợp lại (như hình đầu đạn).
                    Nguyên tắc một vòm đứng được là nó chuyển lực nén vào hai điểm tựa (sưc đẩy = poussée), do đó kiến trúc rất là to, vòm rất dầy, lắm khi không chịu nổi sức đẩy của vòm phải làm thêm cột + renfort (gia cường).
                    Thơi bây giờ mà gọi thợ đá từ Âu-châu đến là cháy túi, ở VN đá xanh, bazalt rât cứng, đẽo đá chắc là mệt lắm, phải dùng cưa (disk kim cương).
                    Chúc bạn thành công.

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Kết cấu đá!

                      Chú Đức, anh cảm thấy cần phải PRV MSG hay gặp riêng chú để làm rõ những điều chú đang suy nghĩ, nó rất quan trọng đối với chú mà vì chú chưa hiểu được nhiều, chứ những điều chú nói người ta đã thực nghiệm từ lâu nay rồi.

                      Tui chỉ nói là thành tựu xây dựng 100 năm nay (là vượt bậc) nhờ từ khi có bê tông. Có chữ nào tui phủ nhận con người không có thành tựu xây dựng từ trước đâu nhỉ.

                      Con kiến xây tổ cũng giống như người ai cập xây kim tự tháp, hay kết cấu đá byzantine, inca gì đó tôi, có điều con ong, con kiến nó kiên nhẫn hơn con người.

                      Khi tính toán người ta thường phải bỏ qua Rk của bê tông vì nó quá nhỏ và tính ổn định của nó thấp, thiên về an toàn (more conservative) người ta không kể đến.

                      Lưu ý: Phương pháp TTGH điều chỉnh hệ số cho tất cả các thành phần vật liệu, môi trường, tải trọng đem vào tính toán (1.1, 1.2, 1.3, hay 1.4+1.7). Trong khi phương pháp Ứng suất cho phép đưa ra một hệ số an toàn chung.

                      Có quá nhiều nhân tố tự nhiên và con người tác động đến chất lượng thi công bê tông cốt thép, mà hệ số an toàn chính là khoảng hở cho các nhân tố đó, kể cả Rk mà chú nói nó cũng nằm trong lý do này.
                      Last edited by XUAN THUY; 13-12-2005, 10:21 AM.

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Kết cấu đá!

                        To ducxd[B]:
                        Cái suy nghĩ của chú thì không phải là sai, Chúng ta luôn muốn làm sao tận dụng khả năng làm việc tối đa của vật liệu. Tuy nhiên cái đó thì cũng có nhiều người nghiên cứu rồi, tuy nhiên để áp dụng vào thực tế thì chưa.
                        Ví dụ thép có giới hạn chảy chỉ bằng khoảng 60-80% giới hạn bền như tại sao người ta không tận dụng khả năng của thép cao hơn mà chỉ lấy giá trị của giới hạn chảy để tính toán? Chúng ta đã có những nghiên cứu nhiều về lý thuyết dẻo, sự phá hoại dẻo của vật liệu tại sao ta không ứng dụng vào thực tế để tiết kiệm hơn? Đây cũng là những câu hỏi giống như câu hỏi của chú Đức đó.

                        Nếu cần tìm hiểu thêm về vấn đề này hay muốn tìm hiểu vấn đề: tận dụng tối đa khả năng làm việc của vật liệu thì chú nên liên hệ với thầy Bùi Công Thành (khoa XD ĐH BKTPHCM).

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Kết cấu đá!

                          Nguyên văn bởi thanhsonxd
                          To ducxd[B]:
                          Nếu cần tìm hiểu thêm về vấn đề này hay muốn tìm hiểu vấn đề: tận dụng tối đa khả năng làm việc của vật liệu thì chú nên liên hệ với thầy Bùi Công Thành (khoa XD ĐH BKTPHCM).
                          Theo thiển ý của tui thì

                          thay vì nghiên cứu theo hướng "dụng tối đa khả năng làm việc của vật liệu"

                          thì ta nghiên cứu theo hướng "tăng cường khả năng làm việc của vật liệu"

                          sẽ đảm bảo cho kết cấu an toàn hơn một cách tích cực.

                          Đương nhiên ai đó nói, cả hai thì càng tốt, tui cũng khong phản đối. Mong có thêm ý kiến.

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Kết cấu đá!

                            Tôi không biêt chắc nhưng tôi nghĩ là có cách tính tuổi thọ công trình chứ nhỉ
                            Ví dụ như tính toán tuổi thọ của kết cấu hay vật liệu nào đấy theo tôi biết ví dụ vật liệu sơn chẳng hạn người ta tính rằng tuổi thọ 10năm , 40 năm bằng cách cho vào thiết bị thí nghiệm gọi là tủ khí hậu nhân tạo với điều kiện môi trường tự tạo để tăng tốc độ phá hoại và quan sát sự hư hỏng của vật liệu đó theo thời gian từ đó tính ngược ra tuổi thọ trong điều kiện môi trường bình thường.
                            Tương tự với hệ thống cáp dây văng nó cũng dùng phương pháp này
                            Trên đây là ý kiến của tôi ai có cao kiến khác xin chỉ giáo

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Kết cấu đá!

                              Về kết cấu đá [hay bê tông có hoặc không cốt thép, nói chung là vật liệu đuoc gọi là giòn (brittle hay quasi-brittle)] các bạn vào đây lấy ít tài liệu đọc thêm
                              http://www.cervenka.cz/Web/
                              Những thứ này chắc ở Vn lạc hậu vài chục năm so với người ta (bê tông vẫn luôn được coi như đàn hồi tuyến tính!!!); và mọi nguoi học cũng như dạy ở ĐH thì hầu như chỉ dừng ở mức Ra, Rn, gamma,... để tính thép cho kết cấu BTCT; với cấu kiện đơn giản như dầm, cột thì có thể không cần đến gì cao siêu, nhưng những thứ hình dạng phuc tạp (bê tông khối trong đập chẳng hạn,...) thì lại khác.
                              Bạn hãy quên nhung thứ như TTGH, hệ số an toan hay hệ số tải trọng,... đi khi đọc nhung thứ này. Ở đây chỉ có cơ học môi truong liên tục (continuum mechanics), FE và mô hình vật liệu (constitutive modelling) thôi.
                              Xin nói thêm là đây không phải là những gì "mới nhất", toằn nhung thứ từ cả 10-15 năm nay, nhưng đuoc chấp nhận ít ra là cho tính toắn hay thiết kế (practical application)
                              Last edited by quiet; 16-12-2005, 12:24 AM.

                              Ghi chú

                              casino siteleri bahis siteleri
                              erotik film izle Rus escort gaziantep rus escort
                              deneme bonusu veren siteler deneme bonusu deneme bonusu veren siteler
                              bahis siteleri
                              bahisnow giri? casinoslot sultanbet giri? grandpashabet giri?
                              hd sex video
                              Mobilbahis
                              antalya escort bayan
                              gaziantep escort
                              betpas gncel link
                              gaziantep escort
                              bonus veren siteler
                              pinbahis pinbahis dizitune.com
                              bostanci escort pendik escort
                              ?stanbul Escort
                              Car Fuck XXX ????? ???????? ?????? ? ???? ????? sexo gay gratis xxxx
                              betbonusking.com deneme bonusu
                              deneme bonusu veren siteler deneme bonusu veren siteler bonus veren siteler
                              gvenilir casino siteleri
                              Kacak iddaa Siteleri
                              mraniye escort sancaktepe escort
                              quixproc.com
                              Working...
                              X