QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Nối buộc cốt thép

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nối buộc cốt thép

    Theo TCVN 4453 thì chúng ta đã biết việc nối buộc cốt thép tại một mặt cắt không được quá 25% đối với thép trơn và 50% đối với thép gân.
    Như thế việc nối thép cột trong các công trình phải nối ở 2 vị trí trở lên. Tuy nhiên tôi vừa thấy việc chờ thép cột của 1 công trình ở Hongkong chỉ chờ thép ở 1 vị trí.
    Xin mọi người cho ý kiến.
    Attached Files

  • #2
    Ðề: Nối buộc cốt thép

    Công trình đó có thể dùng các ống "măng xông" để nối chăng . Em có đọc tài liệu và thấy ở 1 số công trình người ta dùng các ống măng xông để nối đối đầu các thanh thép với nhau sau khi đổ loại keo gì đó có cường độ cao vào mối nối(Epoxi chẳng hạn)!

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Nối buộc cốt thép

      no co the dung couple thep, cai nay chac lam, da keo thu o IBST roi, de su dung trong thi cong top down

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Nối buộc cốt thép

        Công trình như thế này tôi không nghĩ dùng couple để nối đâu. Vì nếu làm như thế thì phải gia công ren của mỗi thanh thép.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Nối buộc cốt thép

          Tui cũng có biết cái vụ nối bằng măng xông từ chỗ IBST giới thiệu.

          Cái công nghệ ấy phát triển từ Trung quốc.

          Người ta dùng một ống măng sông luồn hai đầu thanh thép gai cần nối vào, rồi dùng kìm cộng lực chuyên dùng ép chặt nó lại, tương tự chi các chú thợ điện bấm tấm nối ở dầu dây điện ấy. Không cần ren răng gì cả. Khi kéo thử, thanh thép nối có thể đứt ở chỗ không nối, không bị tuột hay không đứt mối nối.

          Tuy nhiên các quan trọng là ở chỗ vật liệu thép dùng làm ống ***g, phải có cường độ cao hơn, vừa dẻo hơn, chất lượng phải đồng đều. Nên nó không triển khai được ở nhiều nơi vì nhiều lý do.

          Tôi nghĩ các nhà trên chắc cũng không làm cách nối đó, nếu quan niệm là mối nối thì dùng nối kiểu gì (theo quy phạm của ta) cũng phải chia ra. Còn họ thì không chia !?.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Nối buộc cốt thép

            Cả Âu-châu, từ trên 30 năm nay đều nối như cái nhà ở Hongkong mà bạn thanhsonxd đã post.
            Có nhiều lý do :
            - thứ nhất tại các cột, mặt ngừng của bê-tông bao giờ cũng nằm ngang, khi cột thanh thép mới vào, ta hay dựng nó lên mặt bê-tông chứ ít khi dở hỗng lên;
            - thứ hai, khi làm xong phép tính, đó không phải là điểm mà momen cao, vì nó gần điểm không uốn (M = 0);
            - thứ ba nữa, ở đó, thép không làm việc hết cường độ của nó, tôi lấy thí dụ, dù thép 4.000-5.000kg/cm², thật ra nó chỉ làm việc chừng 900-1.000kg/cm², do đó chiều dài noi thấp nhiều (chỉ cần 10 phi theo phép tính, nhưng thường ta để cho nó được 20 phi), đó là trường hợp các côt chịu uốn + nén.

            Cái tiêu chuẩn mà các bạn nói, ở Âu-châu có dùng cho những dây kéo (tie, tirant). Còn trên phương diện quan niệm (concept), ta nên dùng dư bê-tông một chút để cho dễ nối thép, dễ đặt thép mà lượng thép dùng lại sẽ giảm đi. Thật vậy, tại mối nối, ta vẫn có thể tăng tiết diện của bê-tông.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Nối buộc cốt thép

              theo toi duoc biet o cong trinh cau thuan phuoc nguoi ta cung su dung phuong phap noi thep bang moi noi ren tuc la ren 2 dau 1 thanh cot thep va noi bang couple. moi noi duoc tvgs kiem tra rat chat che truoc khi do be tong. neu ban nao moun tim hieu xin lien he van phong TVGS cau thuan phuoc da nang

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Nối buộc cốt thép

                Nối bằng ren thì tôi thấy trong các công trình cầu đã nhiều rồi, trong các dầm dọc thường đặt couple để chờ tại những vị trí thép dầm ngang. Còn trong công trình nhà thì điều kiện thi công để nối thép tương đỗi dễ dàng, không cần dùng các phương pháp nối phức tạp có giá thành cao.

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Nối buộc cốt thép

                  Couple cho toi dang su dung dung may ep thuy luc de ep chat couple vao thep (truoc 1 dau) sau do van dau con lai (da duoc ep truoc hay sau thi tuy), cac couple da duoc tien ren truoc, ko phai tien ren cho thep.Vặn couple bang kim chuyen dung co kiem tra luc
                  Cai nay moi la măng xông
                  Attached Files
                  Last edited by hongphth78; 24-12-2005, 07:48 PM.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Nối buộc cốt thép

                    Huc, cái cách nối của Trung quốc ở trên không cần ren, thay vì hai couple riêng biệt, người ta thay bằng một ống ***g, đặt thép vào rồi ép trực tiếp. Sẽ gần giống như couple ép sau, ngoại trừ phần ren.

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Nối buộc cốt thép

                      san day, cho minh hoi 1 chut: theo TCVN qui dinh, khong duoc noi qua 50/100 thep trong 1 mat cat. co biet tai sao phai nhu vay khong? ( ly do co ly dan den qui dinh nay??? )
                      Neu chung ta da dam bao du chieu dai doan noi ( longueur de recouvrement) thi tai sao lai ko duoc cat 100/100 thep tai 1 mat cat???
                      Rat mong duoc cac Bac chi giao cho. cam on

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Nối buộc cốt thép

                        1. Vì chỗ nối có nhiều gấp đôi số lượng thanh thép sẽ mất chỗ của bê tông.
                        2. Vì chỗ nối "có thể" có khả năng chịu lực thấp hơn chỗ không nối do nhiều nguyên nhân.
                        vv

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Nối buộc cốt thép

                          Giải pháp dùng manchon thì tôi đã thấy trên Journal ACI từ những năm 1980. Nhưng ngoài cái giá thành có thể cao, còn phải xem cho kỹ về sức chịu, và nhất là sự trượt có thể xảy ra giữa thanh thép và manchon.
                          Có bạn nào có bảng kết quả thí nghiệm về sự kéo manchon không? Tức là đường diagram giữa Force và Displacement?

                          Ghi chú

                          Working...
                          X