QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cấu tạo của nhà thép!

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cấu tạo của nhà thép!

    Tôi có thiết kế qua nhà thép,thông thường trên bản bụng của kèo người ta có gia cường tấm sườn bụng cách 1 xà gồ có 1 tấm.Nhưng tôi có thời gian làm cho bên Peb.steel họ thường thiết kế không có sườn bụng, chỉ có 1 tấm sườn cứng ở đầu kèo.Các bác nghĩ sao?

  • #2
    Ðề: Cấu tạo của nhà thép!

    Sao là sao? Bác phải bắt đầu bằng cái gì đi chứ.

    Lý thuyết nào, quan điểm của họ về việc không sử dụng sườn gia cường bản bụng.

    Giải pháp không dùng gia cường bản bụng ấy được gì và mất gì.

    Họ kiểm tra ổn định như thế nào. Họ đang dùng tiêu chuẩn gì để tính toán OK. Bác đã làm qua xin bác đề xuất. Anh em thọ giáo.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Cấu tạo của nhà thép!

      To LCL.PEB
      Cứ cho là ở đơn vị của bạn họ không thiết kế sườn gia cường ở bụng dầm đi(!)
      thì bạn có biết cái sườn cứng gia cường mà bạn thấy đó nó dùng làm gì không?
      nó chịu ứng suất gì thì bạn chắc cũng đã biết qua môn KCT.Tôi nghĩ, PEB STEEL là một đơn vị thiết kế KC thép chuyên nghiệp, nhưng không vì thế mà bỏ cái sườn gia cường đó đi (chắc bản bụng của họ dày tổ bố , hic!)

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Cấu tạo của nhà thép!

        Thật sự thì bản bụng của kèo thép không dày như a Quyen nghĩ đâu.
        Nhưng hệ giằng mái và xà gồ rất nhiều.ở đây họ dùng bằng phần mêm (PP) Precision Plus 8.60 for Windows.để bữa nào tôi post lên rồi anh em thao khảo nhé.
        Thân chào.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Cấu tạo của nhà thép!

          Nguyên văn bởi LCL.PEB
          Thật sự thì bản bụng của kèo thép không dày như a Quyen nghĩ đâu.
          Nhưng hệ giằng mái và xà gồ rất nhiều.ở đây họ dùng bằng phần mêm (PP) Precision Plus 8.60 for Windows.để bữa nào tôi post lên rồi anh em thao khảo nhé.
          Thân chào.
          OK, BẠN POST LÊN ĐI ĐỂ MỌI NGƯỜI THẢO LUẬN XẸM, PHẦN MỀM XÀI GÌ KHÔNG LÀ VẤN ĐỀ, Ở ĐÂY LÀ TIÊU CHUẨN KIỂM TRA VÀ LÀM BẢN TINH. HỆ GIẰNG MÁI VÀ XÀ GỒ RẤT NHIỀU LÀ SAO? NỬA MÉT MỘT CÂY HAY SAO. TÍNH ĐIỂM CỐ KẾT CÁNH KÈO NHƯ THẾ NÀO , PP THEO TÔI BIẾT CŨNG Ẹ MÀ THÔI. TÍNH TAY XONG VẼ ACAD CHẮC LÀ ĐẸP HƠN.
          Last edited by QUYEN-BK92; 28-12-2005, 04:36 PM.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Cấu tạo của nhà thép!

            Hic Hic LCL.PEB đâu rồi.

            PP không có hardlock thì không dùng được. LCL có ***** ko.
            PP vẽ xấu lắm, ở PEB đó SAP vẫn được dùng thay cho PP.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Cấu tạo của nhà thép!

              Nguyên văn bởi haikcvncc
              Tôi không biết bác thiết kế theo tiêu chuẩn nào??? Nếu theo tiêu chuẩn TCVN 338-2005 thì khi độ mảnh quy ước của bản bụng (lamda bụng ngang) lớn hơn 3.2 nếu chịu tải tĩnh và lớn hơn 2.2 nếu chịu tải động thì mới phải gia cường bản bụng bằng các sườn cứng ngang. Tuy nhiên khoảng cách giữa các sườn không được lớn hơn 2ho(bạn đã kiểm tra điều kiện này chưa???) nếu vượt quá giá trị 2ho thì coi như sườn của bạn không có tác dụng. Ben Peb.steel chắc họ thiết kế đủ chiều dày bản bụng không cần sườn gia cường thì thôi mà chỉ cần sườn ở gối tựa(sườn đầu dầm) là đủ có gì là lạ đâu.
              Không phải vậy đâu đồng chí Hải ơi! TCVN quy định chặt hơn AISC đấy. Tôi đang đọc bản update của MBMA thì thấy quy định giới hạn về ổn định cục bộ của họ rộng hơn TCVN. Ngoài ra một số giới hạn khác về biến dạng của AISC cũng rộng hơn TCVN. Ví dụ: Chuyển vị giới hạn ở đầu cột khung với nhà có tường tôn theo TCVN là H/100 còn AISC là H/90.... và có thể hơn nữa tùy khả năng của kết cấu bao che.

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Cấu tạo của nhà thép!

                Nguyên văn bởi nhapy
                Không phải vậy đâu đồng chí Hải ơi! TCVN quy định chặt hơn AISC đấy. Tôi đang đọc bản update của MBMA thì thấy quy định giới hạn về ổn định cục bộ của họ rộng hơn TCVN. Ngoài ra một số giới hạn khác về biến dạng của AISC cũng rộng hơn TCVN. Ví dụ: Chuyển vị giới hạn ở đầu cột khung với nhà có tường tôn theo TCVN là H/100 còn AISC là H/90.... và có thể hơn nữa tùy khả năng của kết cấu bao che.
                Đúng như bạn nhapy nói đó các bạn, tôi đồng ý. Ngoài ra tấm sườn ngang đó còn có tác dụng trong vận chuyển tránh cánh nó bị thay đổi phương làm việc. Các bạn cứ đọc tài liệu trong Sap200 có hướng dẫn đủ. (TB Tôi mới chuyển 1 tài liệu lên ở mục tài tiệu thực hành gì đó, và 1 file Excel)

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Cấu tạo của nhà thép!

                  Theo quan điểm các bạn nghĩ thế nào 1 số tài liệu viết tiết diện mặt chữ I theo AISC có 2 loại là tiết diện đặc và không đặc (rỗng). Theo tôi là tiết diện chịu nén và không chịu nén thì đúng hơn.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Cấu tạo của nhà thép!

                    Nguyên văn bởi haikcvncc
                    to nhapy : tôi không hiểu ý của bác, bác có thể giải thích rõ hơn được không?
                    to TND : như vậy là ý bác nói sườn ngang đó nếu không phải thiết kế để gia cường bản bụng thì cũng là thiết kế để tránh tải trọng phát sinh do vận chuyển làm bản cánh bị thay đổi phương làm việc phải không??? vậy theo bác phương làm việc chính của bản cánh là phương nào???
                    Thứ nhất tôi có nói sườn ngang là không để gia cường bản bụng đâu, thứ 2 không phải tải trọng phát sinh mà là kết cấu bị biến dạng thường là cánh nên phương làm việc không đạt còn bạn chưa biết phương làm việc của cánh thì tôi cũng không biết giải thích thế nào (tôi sẽ tặng bạn quyển sức bền VL, bài tập tính toán BTCT...), thực ra bây giờ tôi chủ yếu đi thi công, nhưng tôi nhớ đến đâu thì bổ sung đến đó nhé, ngoài các tác dụng việc bố trí sườn ngang nó còn thêm 1 tác dụng nữa là tránh lực tập trung trên cánh. Theo tôi khi kiểm tra đảm bảo tỉ lệ về chiều dày bụng và cánh nếu bố trí thêm sườn ngang thì làm móng nó chịu tải thêm, dầm nặng thêm, chủ nhà tốn tiền, nhân loại tốn thời gian. Thân chào

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Cấu tạo của nhà thép!

                      [QUOTE=haikcvncc]to nhapy : tôi không hiểu ý của bác, bác có thể giải thích rõ hơn được không?
                      1.1.Về dầm:
                      Theo TCVN: tỷ lệ h/t =< ~76,42 thì dầm không phải gia cường bản bụng bằng sường ngang (ở đây là xét với R=2100daN/cm2 và E=2100000daN/cm2, dầm dùng đường hàn cánh hai bên không có ứng suất cục bộ).
                      Theo AISC: tỷ lệ này là ~90,34 (theo công thức trong tài liệu "Thiết kế kết cấu thép - theo quy phạm Hoa kỳ AISC/ASD" của GS.TS Đoàn Định Kiến).
                      Ngoài ra theo AISC/ASD còn tính toán dầm ở giai đoạn sau khi mất ổn định cục bộ nên phạm vi cho phép sử dụng còn lớn hơn miễn là trong quá trình chế tạo, lắp dựng có biện pháp hợp lý sẽ đảm bảo sự ổn định. Đây là một trong những nguyên nhân Zamil, P.E.B thường thiết kế rất ít sườn gia cường, tuy nhiên lại sử dụng thép có cường độ cao, biến dạng đàn hồi cao để chế tạo khung => giảm trọng lượng => giảm giá thành.
                      1.2. Về cột:
                      Theo TCVN: chuyển vị giới hạn đầu cột là H/100 (cho nhà có bao che bằng tường tôn và không có cầu trục)
                      Theo AISC: chuyển vị đó khống chế là H/90 nhưng lại cho phép mở hơn đó là nếu khi thiết kế kết cấu bao che mà đảm bảo chịu được chuyển vị cưỡng bức ở mức độ lớn hơn và chuyển vị đó không làm ảnh hưởng đến sử dụng công trình thì thiết kế vẫn được công nhận.
                      Đó là những vấn đề mà tôi tìm hiểu được còn có thể là chưa đầy đủ hết nhưng cũng xin mạn phép đưa ra trao đổi ở đây.
                      T/B: haikcvncc có phải là đồng chí Hải "cận" nhỏ nhỏ người học lớp cao học XD1-2003 không vậy?

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Cấu tạo của nhà thép!

                        Nguyên văn bởi haikcvncc
                        Xin phép các bác cho Spam bài tý :
                        to nhapy : thế bác cũng học lớp ấy à, bác viết xong đề cương chưa? nộp chưa???
                        ừ! Tôi là N.H.A, tôi viết đề cương nộp bộ môn rồi nhưng bận quá chưa lên lấy để nộp cho khoa được.

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Cấu tạo của nhà thép!

                          xin các bác cho hỏi làm sao post mấy file cad lên diễn dàn vậy.
                          Last edited by LCL.PEB; 30-12-2005, 04:02 PM.

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Cấu tạo của nhà thép!

                            Nguyên văn bởi XUAN THUY
                            Hic Hic LCL.PEB đâu rồi.

                            PP không có hardlock thì không dùng được. LCL có ***** ko.
                            PP vẽ xấu lắm, ở PEB đó SAP vẫn được dùng thay cho PP.
                            Ban nói đúng lắm bv phần mềm xuất ra rất xấu.Phải có đội ngũ Drafting thật hùng hậu để vẽ lại toằn bộ công trình.
                            còn về hardlock thì thật sự chưa ai ***** dc.

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Cấu tạo của nhà thép!

                              Tiêu chuẩn Mỹ (AISC/MBMA/..) phân cấp tiết diện I ra 3 loại: Xác định theo độ mảnh của cánh và bụng dầm.
                              1. Tiết diện đặc (Compaction Section)
                              2. Tiết diện không đặc (Non-Compaction Section)
                              3. Tiết diện mảnh (Slender Section)
                              Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5575 không phân chia như vậy (chỉ có duy nhất 1 loại)

                              Tiêu chuẩn Mỹ phân biệt dầm đúc với dầm tổ hợp bằng giới hạn độ mảnh của bản bụng,
                              vượt quá giới hạn đó thì phải gia cường bản bụng, nếu không thì thôi.

                              So sánh:

                              Với tiết diện đặc của Mỹ, độ mảnh cho phép của bản bụng là : 107 tương ứng TCVN là 101.

                              Nhưng với tiết diện không đặc: tương ứng là: 163 - 101
                              Với tiết diện mảnh: 322 - 101
                              (Với thép ASTM A36 ~ CT3)

                              Khung kiểu Zamil thuộc về dạng tiết diện mảnh theo TC Mỹ, có giới hạn độ mảnh 322 tuy nhiên nếu theo TCVN thì cũng chỉ là 101. Hic, vì thế... VN phải gia cường, còn Mỹ thì không.

                              Cùng một lý thuyết về ổn định như nhau (Timochenko), nhưng quan điểm tính toán thực dụng và nhiều kết quả thực nghiệm hơn đã làm cho TC Mỹ đáp ứng nhu cầu thực tế hơn TCVN. Nhóm TC BS, EU cũng gần giống TC Mỹ.


                              To. LCL. Thực tế, việc đội ngũ drafmen dùng hậu không đồng nghĩa với việc phần mềm chuyên dụng PP vẽ xấu. Hic, phần mềm dở thì ***** làm gì.
                              Last edited by XUAN THUY; 13-01-2006, 09:42 AM.

                              Ghi chú

                              Working...
                              X