Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Xin chỉ cách tính móng không khảo sát ĐC

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Xin chỉ cách tính móng không khảo sát ĐC

    Rất may em được biết trang web này và đã học hỏi được nhiều điều xin cảm ơn tất cả mọi người và cả bab quản trị web.
    Khi tính móng không khảo sát thì các anh chị trong dd thường nói với nhau là R=0.7-1 kG/cm2 vậy rồi khi biết được R các bước tiếp theo mình sẽ làm gì nữa xin mọi người hướng dẫn giúp em.Em xin chân thành cảm ơn!

  • #2
    Ðề: Xin chỉ cách tính móng không khảo sát ĐC

    Toát naát aø aïn paûi bieát vò trí naø aø ta seõ thieát keá. Khoâng naát thieát aø 0.7-1 kg/cm2 ñaâu nheù.
    Neáu bieát rài thì töø cöôøng ñoä ñaát neàn gaû ñònh tính ra dieän tích moùng aàn thieát thoâi.
    Sau ñoù tính quát theùp... (theo aøi lieäu)
    THÂN

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Xin chỉ cách tính móng không khảo sát ĐC

      bo muon o tu hay sao ma thiet ke ctrinh ko co dia chat, neu lam coc ep thi de vi ep toi dau se biet kha nagn chiu tai cua coc den do, con mong don thi chiu thua, tha ko lam con hon bi vao nha da de treo bang
      pro support Structure and consultaning: STAAD.Pro, ETABS, SAFE, TEKLA, ADT, Revit structure: Skype nick name: doan.vn

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Xin chỉ cách tính móng không khảo sát ĐC

        Thường thì các công trình chịu tải nhỏ (<=3 tầng) thì cũng không nhất thiết khảo sát địa chất công trình. Cách tốt nhất nên tìm hiểu địa chất thông qua các công trình có khảo sát lân cận hoặc các đặc điểm về quá trình hình thành nền đất mình sẽ thiết kế (có là khu đầm lầy, ao hồ... hay ko) Với cường độ đất giả định của nền đất yếu từ 0.7 đến 1kg/cm2 thì chỉ sợ là tính toán lãng phí thôi chứ làm gì đến mức phải vào ... tù bóc lịch! (vì bản thân nền đất yếu trừ các trường hợp nằm trên ao, hồ... trước kia thì khi thí nghiệm cường độ thấp cũng nằm trong khoảng ấy)
        Có Rgiả định rồi thì công việc còn lại là xác định htôn nền, N, M, Q, rồi ... lật công thức ra mà tính A, B, Fa, Fb thôi!
        Nếu cần mình có sẵn file ecxel tính móng này (tự sưu tầm) nhưng hình như trên diễn đàn này các bác đã Post lên nhiều rồi (tôi mới tham gia dd này có ... mấy ngày).

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Xin chỉ cách tính móng không khảo sát ĐC

          Nếu nhà bên có người biết về xây dựng để mình hỏi thì tốt rồi nhưng họ lại mù tịch thì mình phải làm sao?
          Nhà 2 tầng ở quê em họ xây không bao giờ khảo sát địa chất. Nếu mà mình yêu cầu họ khảo sat này nọ họ sẽ không yều cầu mình làm nữa mà kêu người khác làm thì tiêu.
          Nên anh em có cách nào an toàn hơn thì chỉ cho thằng em đi chứ không thì không ổn.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Xin chỉ cách tính móng không khảo sát ĐC

            - Nói vui môt tý. Cái nhà của tôi tự vẽ rồi thuê xây 5 tầng,cũng như các nhà 5 tầng khác xung quanh, có ai khảo sát DC gì đâu.Nhưng mà cũng cẩn thận đào sâu hơn mặt đất thiên nhiên 0.8-1,0m rồi đóng 20 cọc tre/m2. Lúc mua cọc thì chọn cọc dài 2 m, nhưng khi đóng xuống thì tùy nơi, có thể chỉ được 1,2m là đã vỡ toét đầu cọc. Thế là xong cái nền, rải 1 lớp gạch vụn,láng vữa lót móng5 cm, rải cốt thép các dầm móng là đúc luôn. may ma không thấy lún gì.
            - Một chuyện khác, lúc tôi mới ra trường,Theo Thầy di làm cầu ở miền núi, lúc quyết định cao độ đáy mong Mố cầu, Thây tôi cho 2 công nhân đào sâu 1m roi đóng 1 cái xà beng xuống. Đến lúc đóng không xuống thì đấy là cao độ đặt đáy móng luôn. Áng chừng đất nền đó chịu được 1,5 kG/cm2 là được , sau khi so với kết quả tính.
            - Bây giờ nhiều khoa học quá, nên cái gì cũng đòi có khảo sát DC, cũng đúng mà cũng bảo thủ.Mình càng có nhiều bằng cấp và địa vị thì càng nhát.
            GS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
            ĐT: 0913 555 194

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Xin chỉ cách tính móng không khảo sát ĐC

              Tôi là dân Địa chất công trình. Trước kia tôi công tác tại Công ty tư vấn kiến trúc đô thị HN (UAC). Ngoài việc KS ĐCCT ra, tôi đã thực hiện khá nhiều công tác nén tĩnh cọc, nén tĩnh nền, thi công cọc,...
              Tôi đã đọc các ý kiến của mọi người về chủ đề này. Tôi xin có ý kiến như sau:
              - Khi bạn ko khảo sát ĐCCT thi bạn phải tương đối am hiểu về địa chất khu vực hay các nhà lân cận. Nếu cũng với một quy mô nhà mà có nhiều phương án móng khác nhau (móng nông,... đóng cọc tre,... đệm cát, cọc ép,...) thì bạn phải lưu ý. Tôi có thể lấy ví dụ ở một số nới trong HN, tôi đã khảo sát, có 2 hố khoan cách nhau khoảng 20m nhưng địa tầng khác hẳn nhau. Một bên có thể xây nhà 4-5 tầng trên móng nông được, nhưng hố kia thì phải ép cọc đến khoảng .... 15m vì toàn đất yếu. Kiểu địa tầng này phổ biến ở khu vực Dịch Vọng, Tôn ĐỨc Thắng, Thanh Trì, Trung Yên, Ba Đình,... Bạn có thể gặp rất nhiều nhà nghiêng, nứt,... ở khu vực đó.
              Còn ở miền núi, bạn vẫn phải cẩn thận. Yếu tố địa hình rất quan trọng trong việc thành tạo các lớp đất đá. Nhiều thung lũng là nơi lắng chìm sản phẩm của dòng lũ bùn đá, hồ đầm lầy hay là khu rừng nguyên sinh vào thời... xa xưa. Phía trên có thể là lớp đất tốt, thậm chí là rất tốt nhưng tiềm ẩn tai hoạ do ở ngay dưới đó là các lớp đất yếu. Tôi biết một số công trình giao thông ở các tỉnh phía bắc, kể cả quốc lộ đã xảy ra trường hợp trượt do đơn vị thiết kế chủ quan, coi thường khâu KS ĐCCT hoặc hạn chế hiểu biết về yếu tố địa hình, địa mạo của người KS ĐCCT.
              - Giá trị sức chịu tải quy ước Ro trong đất loại sét thường được tính theo chỉ tiêu KLTTTT, lực dính kết C, góc ma sát trong Phi. Tuy nhiên, độ chính xác của C và Phi ở thí nghiệm cắt phẳng còn hạn chế. Nếu người thiết kế không có kinh nghiệm sẽ xđ Ro không chính xác. Hậu quả đương nhiên sẽ rõ.
              - Khoảng năm 1997 tôi có khảo sát ĐCCT nhà dân ở khu vực Thanh Lương. Đây là khu vực có đất yếu biến đổi khá mạnh, từ độ sâu khoảng 8 m đến gần 30 m. Tôi đã gặp một người chuyên mua đất+ xây nhà+ bán. Chị ấy bảo, khảo sát ĐCCT để làm gì cho tốn tiền (?!), chị cứ cho đóng cọc tre rồi xây. Và kết quả thì người dân ở khu đó đều biết, nhà nghiêng mà có thể thấy rõ bằng mắt. Một số nhà đã phải dùng pp ép cọc để chống lún, nhưng nhiều nhà thì chỗ để xe còn khó thì đành chờ vậy...
              - Vấn đề mấu chốt ở đây chính là yếu tố về mức độ phức tạp của điều kiện ĐCCT. Nôm na là nền đất yếu yếu hẳn, tốt tốt hẳn nhưng phải đồng đều ở các vị trí trong công trình. Khi đó việc thiết kế sẽ dễ dàng hơn, các nhà thiết kế có đồng ý không vậy? Nhưng điều này là rất khó vì "hòn đất mà biết nói năng, thì thầy địa chất ... ".
              - Chi phí cho công tác KS ĐCCT không nhiều, đặc biệt là nhà dân. Theo tôi, với nhà quy mô tầm 4 tầng trở lên thì nên khảo sát ĐCCT. Ai chả muốn mình sống trong ngôi nhà an toàn, ổn định, biết ở dưới là cái gì.

              Tôi cũng chả biết, nếu HN có động đất như các nước trong khu vực (nói hơi... dại!!!) thì như thế nào nhỉ?!

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Xin chỉ cách tính móng không khảo sát ĐC

                Lại bàn về vấn đề thiết kế nền móng công trình, ngay ở công trình nhà nước (12 tầng, đầu tư 90 tỷ, xây tại ..) cũng xảy ra tình hình như sau:
                Năm 1996, đã có dự án xây nhà 12 tầng, lúc đó cty A đã khoan 5 lỗ và cho kết quả khảo sát địa chất là: đất gồm nhiều lớp phức tạp, độ sâu gặp đá gốc trong phạm vi xây dựng công trình biến thiên từ -27 m đến -40 m).
                Năm nay, dự án xây dựng công trình lại khởi động lại, Chủ đầu tư thuê công ty TNHH B khảo sát, sau khi khoan được 3 lỗ thì cho một kết luận có rất nhiều điểm khác với kết của của cty A (trong đó, chiều sâu gặp đá gốc ở các 3 lỗ khoan đều là -37m)
                Chúng tôi đang thiết kế móng công trình theo phương án cọc khoan nhồi (72 cọc D1000) nhưng khi dùng các kết quả khảo sát địa chất cũng cảm thấy lo ngại vì ngay cả chiều sâu gặp đá gốc trong 2 kết quả khảo sát địa chất cũng đã khác nhau nhiều chứ chưa nói đến các chỉ tiêu khác.
                Nếu chúng ta có nghiên cứu dùng các phần mềm địa kỹ thuật, ví dụ PLAXIS 3D Foundation, Geo-Slope, Fb-Pier,... thì thấy trong chương trình người ta có yêu cầu nhập cả số liệu mô đun biến dạng E được lấy từ thí nghiệm máy nén 3 trục, ... vậy mà thí nghiệm khảo sát ở ta với độ chính xác như trên thì làm sao vận dụng được các phần mềm đó.
                Nói cho vui, Với kiểu khảo sát của ta thì chỉ khi nào xây xong phần móng mà không có rủi ro gì thì người thiết kế mới hết run (do nhiều điểm tế nhị nên chúng tôi không nêu tên công trình này, mong các bạn thông cảm).

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Xin chỉ cách tính móng không khảo sát ĐC

                  Diều kiện ĐCCC như bạn nói rất phổ biến khu vực miền núi VN. Đó là do tính dị hướng của môi trường địa chất, tức là theo các phương và chiều sâu khác nhau, thành phần và chỉ tiêu cơ lý của đất đá biến đổi. Điều đó là hoàn toàn bình thường. Ví dụ như bạn nhìn các núi đá vôi cở các tỉnh, nó gồ ghề, lỗi lõm không theo bất cứ quy luật nào. Điều kiện ĐCCT ở đó cũng như vậy. Mỗi Công ty khảo sát nào đều cho kết quả khác nhau, vì mỗi điểm mỗi khác. Vì thế mà tôi nói với bạn là không thể chủ quan đối với đk đcct. Như đã biết, nhà máy xi măng HT đã tốn rất nhiều chi phí cho xử lý hang castơ. Âu cũng là cái giá phải trả cho sự ngu dốt!!

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: khảo sát ĐC, cẩn thận !

                    Dĩ nhiên không dễ để mà tính toán sức chịu của cọc, của đất... khi mình nắm trong tay số liệu địa chất (các điểm khoan trong đất và sức chịu của từng điểm theo với chiều sâu).
                    Thật vậy, có lúc tôi làm cho một công trường tại Manage, Charleroi (Bỉ quốc) thì gặp hai số liệu quá khác biệt, như cao trình mực nước ngầm, một nơi là -2m, một nơi là -6m và hai điểm đó chỉ cách nhau chừng 50m. Ðất là limon argileux Precambien, cho nên có những lớp đất sét hình chão, đã tích trữ nước làm sai trị số đo đạc.
                    Còn về sức chịu đựng thì lắm khi ở chiều sâu -6m, có khi 1kg/cm², có chỗ chỉ 300gr/cm²..., có chỗ thì mũi khoan bị đứng lại không xuống nỗi.
                    Lý do, mãnh đất đó nằm trên một thung lũng xưa, và lâu năm, đất phù sa đã bồi đấp lên bên trên cho nên lớp đất cứng nằm sâu ở bên dưới đât. Còn chỗ mũi khoan bị đứng lại, chẳng qua chỉ là một khối đá nào đó, rũi ro nằm ngay dưới mũi khoan thôi.
                    Thông thường, ở Âu-châu, trang cuối cùng của Tờ trình đo đất (DC) có phân kết luận, cho phép và chỉ dẫn cho chúng ta loại móng nào phải thiet kế, nhưng cũng đôi khi nói rất sơ sài, và trong trường hợp này, ta phải nhờ Tư Vấn địa chất giải thích.

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Xin chỉ cách tính móng không khảo sát ĐC

                      Bây giờ thì vấn đề của em còn phức tạp hơn trước nữa các sư huynh ơi!Bây giờ em đã đi vào thiết kế rồi mà Sếp em vẫn kêu lấy Rtc=1 kG/cm2 thế mới chết chứ!Em thì chưa có kinh nghiệp gì chỉ mới ra làm thôi vậy mà thiết kế lại không có ai chỉ dẫn rõ ràng khổ cho em wá.Em dùng mấy phần mềm thì cũng được đi nhưng mà vậy thì cả đời em cũng không khá lên đc.Xin mấy anh giúp đỡ cho em nhen.
                      Sếp em bảo thế nầy :
                      Rtc = 1 kg/cm2
                      Giải móng băng thì hệ số nền lấy bằng k = 1 luôn.
                      Giải Sap thì lấy tải lên sàn là 1 t/m2 sàn máy thì là 0.5t/m2
                      ....
                      Mấy anh có file mẫu về thiết minh của nhà phố nào cho em để tham khảo đc ko???????Cả phần Sap2000 nữa thì em đội ơn các huynh ạ!
                      Em không biết phải làm sao cho ổn hết các huynh giúp em nhen.

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Xin chỉ cách tính móng không khảo sát ĐC

                        Nguyên văn bởi khanhduydang
                        Bây giờ thì vấn đề của em còn phức tạp hơn trước nữa các sư huynh ơi!Bây giờ em đã đi vào thiết kế rồi mà Sếp em vẫn kêu lấy Rtc=1 kG/cm2 thế mới chết chứ!Em thì chưa có kinh nghiệp gì chỉ mới ra làm thôi vậy mà thiết kế lại không có ai chỉ dẫn rõ ràng khổ cho em wá.Em dùng mấy phần mềm thì cũng được đi nhưng mà vậy thì cả đời em cũng không khá lên đc.Xin mấy anh giúp đỡ cho em nhen.
                        Sếp em bảo thế nầy :
                        Rtc = 1 kg/cm2
                        Giải móng băng thì hệ số nền lấy bằng k = 1 luôn.
                        Giải Sap thì lấy tải lên sàn là 1 t/m2 sàn máy thì là 0.5t/m2
                        ....
                        Mấy anh có file mẫu về thiết minh của nhà phố nào cho em để tham khảo đc ko???????Cả phần Sap2000 nữa thì em đội ơn các huynh ạ!
                        Em không biết phải làm sao cho ổn hết các huynh giúp em nhen.
                        Bạn có biết hệ số nền là gì không, Sếp bạn bảo lấy hệ số nền k=1 thì đừng có nghe, toi đậy thông thường để giải bài toán tính nền móng nếu bạn không có khảo sát địa chất thì tốt nhất bạn giả thiết độ lún trước khoảng 3-4cm sau đó tính ngược lại hệ số nền và đưa vào sap để tình nội lực móng
                        cò các loại
                        Vô tư, vô hận, vô nan sự - hữu tâm, hữu lực, hữu thành công

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Xin chỉ cách tính móng không khảo sát ĐC

                          Bảo ông Sếp bạn là nếu ngay dưới lớp đất R=1 là đất R=0.5 thì sao?

                          Sao bây giờ vẫn còn nhiều thầy bói quá!!!

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Xin chỉ cách tính móng không khảo sát ĐC

                            Tôi cũng đã gặp trường hợp ở khối nhà A, Trung tâm phát thành truyền hình Việt Nam tại Đà Nẵng (16 tầng): Cùng trong một khối nhà, 2 móng cách nhau 22m, một móng cọc nén BTCT 30x30 chỉ 27m đã đạt trên 70 tấn, một móng nén đến cọc gần 50m chỉ đạt 29 tấn.
                            Vậy thì ta nên viết tiếp đoạn của Bạn PhanTuHuong: Hòn đất mà biết nói năng thì thầy ĐC hàm răng chẳng còn. Địa chất Hà Nội lại càng phức tạp, không thể xem thường chuyện khảo sát địa chất. Không lẽ ta dám bỏ ra vài tỉ (thậm chí là chục tỉ) để xây nhà mà không chịu bỏ ra vài chục triệu để khoan 1, 2 lỗ khoan thăm dò. Thử hỏi chi phí khi xảy ra những sự cố (dù nhỏ) có nhỏ hơn chi phí KS ĐC? Không lẽ ta cứ phải sống trong một mái nhà với đầy lo âu?
                            http://cauduongbkdn.com

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Xin chỉ cách tính móng không khảo sát ĐC

                              Lại thêm một sự cố công trình liên quan đến Khảo sát địa chất (mới rười rượi, đang thi công):

                              http://cauduongbkdn.com

                              Ghi chú

                              casino siteleri bahis siteleri
                              erotik film izle Rus escort gaziantep rus escort
                              deneme bonusu veren siteler deneme bonusu deneme bonusu veren siteler
                              bahis siteleri
                              bahisnow giri? casinoslot sultanbet giri? grandpashabet giri?
                              hd sex video
                              Mobilbahis
                              antalya escort bayan
                              gaziantep escort
                              betpas gncel link
                              gaziantep escort
                              bonus veren siteler
                              pinbahis pinbahis dizitune.com
                              bostanci escort pendik escort
                              ?stanbul Escort
                              Car Fuck XXX ????? ???????? ?????? ? ???? ????? sexo gay gratis xxxx
                              betbonusking.com deneme bonusu
                              deneme bonusu veren siteler deneme bonusu veren siteler bonus veren siteler
                              gvenilir casino siteleri
                              Kacak iddaa Siteleri
                              mraniye escort sancaktepe escort
                              quixproc.com
                              Working...
                              X