QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Sàn không dầm

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: Sàn không dầm

    Chào mọi người Vì đề tài là "Sàn không dầm" nên cũng mạn phép mọi người xin được giới thiệu một công nghệ sàn mới sắp được phổ biến ở Việt Nam, đấy là công nghệ sàn Bubbdeck của Đan Mạch. Công nghệ này hiện đã sử được sử dụng tại hơn 15 nước trên thế giới và đã được chuyển giao công nghệ cho liên doanh ở Việt Nam. Chi tiết xin mọi người tham khảo tại http://www.bubbledeckvietnam.com/

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: Sàn không dầm

      Cái sàn không dầm này có 1 nhược điểm là sau này hay bị nổ gạch lát (chắc do co ngót của sàn).
      Jack of Club

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: Sàn không dầm

        Nguyên văn bởi redant
        Cái sàn không dầm này có 1 nhược điểm là sau này hay bị nổ gạch lát (chắc do co ngót của sàn).
        Nghe sao thấy ớn quá vậy.... tui ở tầng CC15 sàn DUL không biết khi nào đứt cáp, tụt neo bay lên trời là cái chắc..... bán nhà gấp mà thôi

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: Sàn không dầm

          Nghe qua thì cũng thấy sợ thật nhưng cái này đã được cấp bằng phát minh sáng chế và được ứng dụng phổ biến tại Châu Âu, hiện nay tòa nhà 80 tầng ở DUBAIL đang sử dụng công nghệ này. Nó đã vượt qua tất cả các điều kiện khắt khe của EC thì em nghĩ nó cũng sẽ sử dụng được ở Việt Nam. Còn nếu các bác quan tâm thì em sẽ post lên cho cácbác tham khảo kết quả thí nghiệm kiểm chứng của nó.
          Last edited by Truonghuucat; 29-05-2007, 01:33 PM.

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: Công nghệ dự ứng lực

            Nguyên văn bởi lanvslvn
            Các bạn nói đúng đấy! Các bạn mà thiết kế càng nhiều sàn DƯL thì bọn tớ càng có nhiều việc để làm... và chắc chắn là sẽ không quên các cậu... Do vậy, giúp được gì thì tớ sẽ giúp thôi...
            Thực ra, thiết kế kết cấu dự ứng lực cũng giống như thiết kế kết cấu thường đều có thể tính tay bằng sơ đồ lực tương đương chứ cần gì phải dùng chương trình gì. Chuẩn tính thì dựa vào ACI (Chapter 18 ACI 318M-89), BS (Sec.04 BS 8110, Part 1)... Sau đó có thể đưa sơ đồ tính vào Sap2000 để kiểm tra lại...
            Còn bí quyết của VSL thì cũng có đấy nhưng nó nằm ở công nghệ thi công, biện pháp thi công, cách giải quyết các sự cố...
            Các bạn không hỏi cụ thể thì làm sao mà post được. Tốt nhất là mời các bạn vào WEB:www.vsl-intl.com hay có thể đến gặp gỡ và trao đổi tại công ty VSL VN tại số 2 Lê Thánh tông, Hoàn Kiếm, Hà nội
            Sao toàn dùng các tiêu chuẩn nước ngoài vậy anh.trong nước mình cũng có 356 rồi mà.Nguòi VN dùng hàng VN chứ.
            Last edited by mibdhbk; 30-05-2007, 01:52 PM.

            Ghi chú


            • #21
              Ðề: Công nghệ dự ứng lực

              Tôi chuyên làm thiết kế sàn ULT trước trong 3 năm vừa qua tại Úc, tuy vừa mới rửa tay gác kiếm chuyển sang làm thiết kế giàn khoan, xin được góp ý như zdầy:

              - Sàn không dầm (nếu tui hiểu đúng là flat plate) thông thường là 2 phương. Ở Úc 100% người ta dùng RAPT (2D) và Ram Concept (3D) để thiết kế. Không thấy ai đưa vào Sap (hay một finite element program tương tự) để kiểm tra lại vì Sap (ngày xưa, không biết bây giờ ra sao) không có mô hình được tendon và đặc biệt là không thể tính được chuyển vị có kể đến khe nứt và từ biến. Hai chương trình nói trên có thể tính được chuyển vị có kể đến khe nứt và từ biến nhưng cũng chỉ là tương đối mà thôi. Vì vậy mà tui cũng chưa thấy ai dám tính tay bao giờ.

              - Sàn không dầm (có khả năng chịu chọc thủng kém) thông thường chỉ dùng ở những nơi có nhịp sàn theo 2 phương gần bằng nhau, tải trọng nhỏ. Ở Úc, người ta dùng phổ biến nhất ở các bãi đậu xe nhiều tầng - hoạt tải = 2.5~3 kPa. Nhịp sàn ít khi vượt quá 8.4m, vì nếu nhịp quá lớn thì sẽ không kinh tế bằng flat slab + band beam (sàn và dầm bản).

              - Sàn dầm bản (banded slab) theo phương band beam có thể vượt được nhịp 14m hay không còn tùy vào kích thước của phương còn lại và tải trọng sử dụng.

              - Công nghệ thi công và biện pháp thi công sàn ULT trước cũng đơn giản thôi. Ở Úc, sau khi rải lớp thép dưới thì người ta rải cáp, sau đó rải lớp thép trên. Sau đó đặt các gối tựa cho cáp nằm đúng quỹ đạo thiết kế. Sau khi đổ bêtông vài ngày là căng cáp (khi cường độ bêtông >=22MPa, cường độ lăng trụ). Căng xong thì đo tổng extension của cáp, gửi về cho kỹ sư thiết kế duyệt (so sánh với giá trị thiết kế). Duyệt xong thì cắt extension, rồi bơm vữa, lấp neo. Thế là xong! Nếu có sự cố gì, thì thông thường kỹ sư thiết kế là người đề ra hướng giải quyết, không phải nhà thầu.

              Vài dòng chia sẻ kinh nghiệm. Hy vọng một ngày gần đây việc tiếp cận thông tin, tài liệu và công nghệ sẽ dễ dàng hơn cho tất cả các bạn đang ở quê nhà.

              Hẹn lần sau.

              Ghi chú


              • #22
                Ðề: Công nghệ dự ứng lực

                Nguyên văn bởi Perth
                Tôi chuyên làm thiết kế sàn ULT trước trong 3 năm vừa qua tại Úc, tuy vừa mới rửa tay gác kiếm chuyển sang làm thiết kế giàn khoan, xin được góp ý như zdầy:

                - Sàn không dầm (nếu tui hiểu đúng là flat plate) thông thường là 2 phương. Ở Úc 100% người ta dùng RAPT (2D) và Ram Concept (3D) để thiết kế. Không thấy ai đưa vào Sap (hay một finite element program tương tự) để kiểm tra lại vì Sap (ngày xưa, không biết bây giờ ra sao) không có mô hình được tendon và đặc biệt là không thể tính được chuyển vị có kể đến khe nứt và từ biến. Hai chương trình nói trên có thể tính được chuyển vị có kể đến khe nứt và từ biến nhưng cũng chỉ là tương đối mà thôi. Vì vậy mà tui cũng chưa thấy ai dám tính tay bao giờ.

                - Sàn không dầm (có khả năng chịu chọc thủng kém) thông thường chỉ dùng ở những nơi có nhịp sàn theo 2 phương gần bằng nhau, tải trọng nhỏ. Ở Úc, người ta dùng phổ biến nhất ở các bãi đậu xe nhiều tầng - hoạt tải = 2.5~3 kPa. Nhịp sàn ít khi vượt quá 8.4m, vì nếu nhịp quá lớn thì sẽ không kinh tế bằng flat slab + band beam (sàn và dầm bản).

                - Sàn dầm bản (banded slab) theo phương band beam có thể vượt được nhịp 14m hay không còn tùy vào kích thước của phương còn lại và tải trọng sử dụng.

                - Công nghệ thi công và biện pháp thi công sàn ULT trước cũng đơn giản thôi. Ở Úc, sau khi rải lớp thép dưới thì người ta rải cáp, sau đó rải lớp thép trên. Sau đó đặt các gối tựa cho cáp nằm đúng quỹ đạo thiết kế. Sau khi đổ bêtông vài ngày là căng cáp (khi cường độ bêtông >=22MPa, cường độ lăng trụ). Căng xong thì đo tổng extension của cáp, gửi về cho kỹ sư thiết kế duyệt (so sánh với giá trị thiết kế). Duyệt xong thì cắt extension, rồi bơm vữa, lấp neo. Thế là xong! Nếu có sự cố gì, thì thông thường kỹ sư thiết kế là người đề ra hướng giải quyết, không phải nhà thầu.

                Vài dòng chia sẻ kinh nghiệm. Hy vọng một ngày gần đây việc tiếp cận thông tin, tài liệu và công nghệ sẽ dễ dàng hơn cho tất cả các bạn đang ở quê nhà.

                Hẹn lần sau.
                Cám ơn anh đã nhiệt tình đóng góp
                Hy vọng là sẽ nhận được nhiều bài viết nữa từ anh !
                CHÚC ANH VUI !

                Ghi chú


                • #23
                  Ðề: Công nghệ dự ứng lực

                  Nguyên văn bởi Perth
                  - Sàn không dầm (có khả năng chịu chọc thủng kém) thông thường chỉ dùng ở những nơi có nhịp sàn theo 2 phương gần bằng nhau, tải trọng nhỏ. Ở Úc, người ta dùng phổ biến nhất ở các bãi đậu xe nhiều tầng - hoạt tải = 2.5~3 kPa. Nhịp sàn ít khi vượt quá 8.4m, vì nếu nhịp quá lớn thì sẽ không kinh tế bằng flat slab + band beam (sàn và dầm bản).
                  Sàn không dầm có cáp DUL o VN sử dụng rộng rãi trong các thiết kế nhà chung cư vì nó thường kết hợp với dạng kết cấu vách tường và lõi cứng không sử dụng cột chiếm diện tích sàn và khó bố trí căn hộ
                  Nhưng theo các chuyên gia thì loặi kết cấu này chịu tải trọng ngang (động đất) rất kém do đó các nước có động đất mạnh như Taiwan, Japan.... đều cấm sử dụng loặi kết cấu này (không biết thực tế có đúng không????), hạn chế chiều cao tầng <15 tầng
                  Bác có kinh nghiệm về lãnh vực này nên cho thêm ý kiến và tài liệu để anh em biết thêm

                  Ghi chú


                  • #24
                    Ðề: Sàn không dầm

                    Theo thông tin mà em nắm được thì sàn UST hiện nay ở Việt Nam chưa được áp dụng nhiều ở các công trình cao tầng vì một số nhược điểm của công nghệ này:
                    - Không có khả năng kiểm soát chất lượng cáp sau khi thi công.
                    - Giá thành cao vì chi phí cho thép cấu tạo và cáp lớn.
                    - Không linh hoạt trong bố trí kiến trúc.
                    ....
                    Trong thực tế do quá trình tính toán thiết kế chưa chính xác dẫn đến một số công trình sử sụng công nghệ sàn UST không những không võng mà còn bị vồng lên do tải trọng thực tế không đạt đến giá trị tính toán gây ra hiện tượng nứt sàn.
                    Đặc biệt với công nghệ thi công sàn UST căng trước, lắp ghép ở công trường (sàn làm việc 1 phương) hiện thượng võng lệch, nứt sàn... xảy ra ở đa số các công trình đã thi công khiến cho độ tin cậy của công nghệ UST giảm sút, gây ra sự lo ngại cho các chủ đầu tư.

                    Ghi chú


                    • #25
                      Ðề: Sàn không dầm

                      Xin mọi người cho ý kiến!
                      Attached Files

                      Ghi chú


                      • #26
                        Ðề: Sàn không dầm

                        Nguyên văn bởi Truonghuucat
                        Xin mọi người cho ý kiến!
                        Quá đẹp. Tôi hi vọng rằng mình sẽ làm được.

                        Ghi chú


                        • #27
                          Ðề: Sàn không dầm

                          Thêm 1 hình ảnh nữa, rồi sẽ thêm nữa.... này!
                          Attached Files

                          Ghi chú


                          • #28
                            Ðề: Sàn không dầm

                            Botay.com với bác! Em không biết sao đầu óc bác lúc nào cũng...nhà đá thế nhẩy

                            Ghi chú


                            • #29
                              Ðề: Sàn không dầm

                              Nguyên văn bởi Truonghuucat
                              Botay.com với bác! Em không biết sao đầu óc bác lúc nào cũng...nhà đá thế nhẩy
                              Bác Truong à. bác có bản vẽ không em xem qua phần mở lỗ. Họ xử lý ững xuất cục bộ ở đó như thế nào!

                              Cảm ơn Bác nhé.
                              Last edited by a2tiep; 15-06-2007, 10:59 AM.

                              Ghi chú


                              • #30
                                Ðề: Sàn không dầm

                                Nguyên văn bởi Truonghuucat
                                Theo thông tin mà em nắm được thì sàn UST hiện nay ở Việt Nam chưa được áp dụng nhiều ở các công trình cao tầng vì một số nhược điểm của công nghệ này:
                                - Không có khả năng kiểm soát chất lượng cáp sau khi thi công.
                                - Giá thành cao vì chi phí cho thép cấu tạo và cáp lớn.
                                - Không linh hoạt trong bố trí kiến trúc.
                                ....
                                Trong thực tế do quá trình tính toán thiết kế chưa chính xác dẫn đến một số công trình sử sụng công nghệ sàn UST không những không võng mà còn bị vồng lên do tải trọng thực tế không đạt đến giá trị tính toán gây ra hiện tượng nứt sàn.
                                Đặc biệt với công nghệ thi công sàn UST căng trước, lắp ghép ở công trường (sàn làm việc 1 phương) hiện thượng võng lệch, nứt sàn... xảy ra ở đa số các công trình đã thi công khiến cho độ tin cậy của công nghệ UST giảm sút, gây ra sự lo ngại cho các chủ đầu tư.
                                Hi Bạn nói vậy có một số điểm pmdc không đồng ý.
                                1. Hiện nay công nghệ thi công (áp dụng cho nhà cao tầng - nói là đa số), cáp dự ứng lực là căng sau, luồn cáp trong ống sắt tráng kẽm và bơm vữa mác 300(Bê tông DUL thông thường là mác 400). Nên chất lượng cáp sau khi thi công là tin cậy. Không phải bảo trì & kiểm tra như loặi căng sau không bơm vữa.
                                2. Về giá thành: (cho công trình nhịp từ 8-10m) pmdc đã thiết kế có các thông số như sau: sắt cấu tạo ~15kg/m2, cáp dự ứng lực 7kg/m2 (giá thành cáp DUL + phụ kiện + nhân công ~2500USD/tấn). PMDC cũng tìm hiểu và thấy rằng: nếu nhịp là 7.5 m, thì BTDUL & BT thường ngang giá, >7.5m BTDUL sẽ kinh tế hơn.
                                3. Không gian kiến trúc không linh họat là không đúng. Trong 01 ô sàn, tường bạn có thể xây tùy ý miễn sao tổng tải trong tường là không đổi. Và một số cao ốc VP, chúng tôi đã thiết kế nhịp lên đến 13.5m.
                                Tôi có một số hình ảnh về thi công cáp DUL tại công trường & file bản vẽ DUL, bạn nào cần tham khảo tôi sẽ gởi. Vì file lớn nên không attach được.

                                Ghi chú

                                Working...
                                X