QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Khảo sát đặc trưng dao động và độ cứng của nhịp cầu bê tông cốt thép bằng dao động

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Khảo sát đặc trưng dao động và độ cứng của nhịp cầu bê tông cốt thép bằng dao động

    Tôi đang nghiên cứu về dao động kết cấu nhịp cầu BTCT, qua đó đánh giá một số đặc trưng của kết cấu nhip.
    Bạn nào có kinh nghiệm và tài liệu liên quan về lĩnh vực này thi giúp tôi nhé.

    Thanks .
    Last edited by Trần Quốc Toàn; 22-03-2006, 05:41 PM.

  • #2
    Ðề: Khảo sát đặc trưng dao động và độ cứng của nhịp cầu bê tông cốt thép bằng dao động

    Nguyên văn bởi Trần Quốc Toàn
    Tôi đang nghiên cứu về dao động kết cấu nhịp cầu BTCT, qua đó đánh giá một số đặc trưng của kết cấu nhip.
    Bạn nào có kinh nghiệm và tài liệu liên quan về lĩnh vực này thi giúp tôi nhé.
    Thanks .
    Chào bạn, mình cũng rất quan tâm đến lĩnh vực dao động công trình cầu. Rất mong được chia sẻ với bạn. Nhân đây mình cũng gửi lên 1 bài về dao động cầu dầm thép I cong nằm. Tuy không đúng luôn cầu BTCT mà bạn quan tâm nhưng hi vọng sẽ có ích cho bạn và mọi người. Rất mong nhận được phản hồi, ý kiến nhận xét nhé! Bye!
    Attached Files

    Ghi chú


    • #3
      Cam on ban ngayxuan

      Rất cảm ơn bạn ngayxuan đã giúp tôi tài liệu. Mong rằng chúng ta tiếp tục giúp đỡ trao đổi giúp đỡ nhau.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Khảo sát đặc trưng dao động và độ cứng của nhịp cầu bê tông cốt thép bằng dao động

        - Vấn đề này rất thú vị và cũng được nhiều KS quan tâm.
        - Thực tiễn kiểm định cầu cũng có thông qua đo động để đánh giá chất lượng một cách định tính. Nhưng còn nhiều vấn đề khoa học chưa giải định lượng một cách cụ thể được.mặc dù về đánh giá định tính là được.
        - Đây là bài toắn ngược trong Cơ học, khó lắm, nhiều sách trình bầy toằn công thức khó hiểu và kỹ sư không dùng được. Thế có nghĩa là còn nhiều đất cho các nhà nghiên cứu.
        - Vi dụ đã có đề nghị lập dần các Thư viện mẫu về hư hỏng và đặc trưng động + tình trạng nứt. Sau đó dùng Thư viện này mà chẩn đoắn. Nhưng mà làm cụ thể việc này thì lại không làm được.
        - Tôi xin giới thiệu với anh là TS Bùi đức Chính và TS Đỗ hữu Thắng ở Viện KHCN GTVT là nhưng vị có nghiên cứu về vấn đề này, anh có thể tìm gặp để trao đổi.
        GS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
        ĐT: 0913 555 194

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Khảo sát đặc trưng dao động và độ cứng của nhịp cầu bê tông cốt thép bằng dao độn

          Nguyên văn bởi nguyenviettrung
          - Vấn đề này rất thú vị và cũng được nhiều KS quan tâm.
          - Thực tiễn kiểm định cầu cũng có thông qua đo động để đánh giá chất lượng một cách định tính. Nhưng còn nhiều vấn đề khoa học chưa giải định lượng một cách cụ thể được.mặc dù về đánh giá định tính là được.
          - Đây là bài toắn ngược trong Cơ học, khó lắm, nhiều sách trình bầy toằn công thức khó hiểu và kỹ sư không dùng được. Thế có nghĩa là còn nhiều đất cho các nhà nghiên cứu.
          - Vi dụ đã có đề nghị lập dần các Thư viện mẫu về hư hỏng và đặc trưng động + tình trạng nứt. Sau đó dùng Thư viện này mà chẩn đoắn. Nhưng mà làm cụ thể việc này thì lại không làm được.
          - Tôi xin giới thiệu với anh là TS Bùi đức Chính và TS Đỗ hữu Thắng ở Viện KHCN GTVT là nhưng vị có nghiên cứu về vấn đề này, anh có thể tìm gặp để trao đổi.
          Kính gửi thầy Trung,

          Tình cờ tìm được topic này, xin hỏi thầy một số ý để hiểu thêm về thực tế ở Việt nam, nhất là trong kết cấu cầu. Vấn đề thầy tóm tắt ở đây có phải nói nôm na là dùng các sensor mà thực tế hay dùng là thiết bi đo gia tốc (accelerator) để đo gia tốc dao động (vibration) tại một số điểm của kết cấu dưới tải trọng xác định được hay còn gọi là (forced vibration) ví dụ hammer hoặc shaker. Hoặc là không cần xác định tải trọng (unknow input hay ambient vibration) ví dụ như đo dao động của kết cấu cầu do gió hay do chính xe cộ gây ra. Sau khi có số liệu thì người ta tìm ra được tần số dao động riêng (eigenvalue) hoặc dạng dao động (modeshape hoặc eigenvector). Bài tóan này gọi là Experimental Modal Analysis, đôi khi còn gọi là Modal Analysis. Rồi dựa trên đó người ta đánh giá độ hư hỏng của kết cấu. Đây là bài toán Damage Identification hoặc đôi khi còn gọi văn vẻ là Structural Health Monitoring. Và đúng như thầy nói thì đây là bài toán ngược (Inverse problems), và đa số trường hợp là không giải được.

          Nếu như vấn đề thầy tóm tắt ở trên mà đúng như những gì tôi trình bày. Rất mong thầy có tài liệu nào liên quan đến việc áp dụng phương pháp đó vào các công trình ở Việt nam ở mức độ nào cũng được thì cho tôi xin, hoặc thầy có biết tác giả nào ở Việt nam đã, đang làm về vấn đề này thì cho tôi xin số điện thoại, email để liên lạc như TS Bùi đức Chính và TS Đỗ hữu Thắng. Nếu như vì lý do riêng tư mà email, số điện thoại không thể public thì thầy gửi email hoặc PM.

          Trân trọng cảm ơn thầy.

          hcnhan
          Last edited by hcnhan; 19-09-2006, 07:21 AM.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Khảo sát đặc trưng dao động và độ cứng của nhịp cầu bê tông cốt thép bằng dao độn

            Chào anh
            - Nội dung chính thì cũng như anh đã nêu.
            - Khi giảng cho sinh viên dễ hiểu thì tôi lây ví dụ thế này.
            + Gia sử dầm BTCT còn nguyên vẹn, chưa nứt, có mô đun đàn hồi E1 và momen quán tính mặt cắt J1, vậy tương ứng có tần số riêng F1, độ võng Y1 dưới tải trọng thử nào đó quy định trước.
            + Khi dầm đã bị nứt, ví dụ 1 vết nứt giữa nhịp, và đã dùng lâu năm sẽ có E2 và J2 , lúc này tần số riêng sẽ là F2, độ võng sẽ là Y2.
            + Khi chẩn đoán cầu cũ, ta có thể đo được tần số riêng thực tế F2 và độ võng thực tế Y2. Bây giờ làm thế nào để tính ngược ra E2 và J2 để suy ra tình trạng nứt và suy thoái bê tông của dầm cầu. Đó là nội dung bài toán ngược để phục vụ chẩn đoán

            Trên đây chỉ là ví dụ thật đơn giản để SV dễ hiểu. Có 2 đường lối giải
            + Hoặc là lập được thư viện các hư hỏng điển hình của các loại kết cấu điển hình, ví dụ dầm T 33m kiểu Liên xô cũ . Sau đó người thanh tra cầu cứ đo được F2 và Y2 thì tra bảng đê xuy ra hư hỏng điển hình. Cách làm nay nghe chừng khó thực hiện quá nhưng cúng có thể hạn chế phạm vi laọi kết cấu và loại hư hỏng để thực hiện được
            + Hoặc là lập mô hình phân tử hữu hạn cho kết cấu lúc còn tốt và lúc đã có khuyết tật để tính toán cả một họ các bộ E,J F,Y. Sau này khi đo được F2 và Y2 thì so sánh để ngoại suy- nội suy mà mò đoán dần. Cách này có vẻ khả quan hơn. Vấn đề là phải lập được mô hình PTHH phù hợp với các tình huống thực tế.

            Cho nên đề tài này còn nhiều đất để nghiên cứu lắm, có thể thuộc loại chuyên ngành " Chẩn đoán động". Trong ngành địa kỹ thuật, cũng đã phổ biến từ lâu công thức để suy từ độ chối lúc đóng cọc ra sức chịu của cọc. Các phương pháp thử cọc bằng PDA,v.v... thì cũng là một kiểu Chẩn đoán động đối với cọc.

            Địa chỉ của TS Bùi đức Chính là: Trưởng phòng Công trình ngầm, Viện KHCN GTVT, 04. 7664813. (Xin phép anh Chính ghi lại SĐT từ Danh bạ của Bộ GTVT). Anh nào cần tìm hiểu sâu hơn nên liên hệ với anh Chính.
            GS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
            ĐT: 0913 555 194

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Khảo sát đặc trưng dao động và độ cứng của nhịp cầu bê tông cốt thép bằng dao độn

              Cảm ơn Gs Trung đã cho số điện thoại, giá như có email thì liên lạc tiện lợi hơn. Tuy nhiên tôi sẽ có gắng liên hệ.

              Tôi chỉ tóm tắt như vậy để chúng ta thảo luận đúng chủ đề, không sợ bị hiểu lầm do hiểu sai thuật ngữ. Chẳng hạn như Gs. dùng thuật ngữ là "chuẩn đoán động" là rất thuần Việt và dễ hiểu hơn thuật ngữ nước ngòai (Non-destructive test, vibration testing....)

              Về đường lối giải thì cách thứ nhất không khả thi lắm, nếu áp dụng cho ngành cơ khí, chế tạo thì phù hợp hơn. Còn về cách thứ hai thì hiện có rất nhiều hướng đi. Nếu Gs quan tâm đến lĩnh vực này thì chúng ta cùng trao đổi đế có thể áp dụng ở VN sao cho hiệu quả nhất.

              Trân trọng cảm ơn Gs.
              hcnhan

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Khảo sát đặc trưng dao động và độ cứng của nhịp cầu bê tông cốt thép bằng dao động

                Tôi xin phép dùng thuật ngữ "Chẩn đoán động" chứ không phải là "Chuẩn đoán động".
                Tuần lễ này bận quá, xin hẹn tuần sau sẽ trao đổi thêm về chủ đề này.
                Khi đo thử tải cầu bãi Cháy, Gíáo Sư KHANG ở ĐHBK Hà nội cũng dẫn một đoàn cán bộ thực hiện đo trực tiếp dao đông của dây văng bằng thiết bị dùng lazer. Ai quan tâm việc này nên trực tiếp liên hệ. Chúng tôi cũng đo bằng thiết bị chuyên dụng của Nhật bản. Hiện còn đang xử lý số liệu, chưa dám công bố cái gì.
                GS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
                ĐT: 0913 555 194

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Khảo sát đặc trưng dao động và độ cứng của nhịp cầu bê tông cốt thép bằng dao độn

                  Nguyên văn bởi nguyenviettrung
                  Tôi xin phép dùng thuật ngữ "Chẩn đoán động" chứ không phải là "Chuẩn đoán động".
                  Tuần lễ này bận quá, xin hẹn tuần sau sẽ trao đổi thêm về chủ đề này.
                  Khi đo thử tải cầu bãi Cháy, Gíáo Sư KHANG ở ĐHBK Hà nội cũng dẫn một đoàn cán bộ thực hiện đo trực tiếp dao đông của dây văng bằng thiết bị dùng lazer. Ai quan tâm việc này nên trực tiếp liên hệ. Chúng tôi cũng đo bằng thiết bị chuyên dụng của Nhật bản. Hiện còn đang xử lý số liệu, chưa dám công bố cái gì.
                  Khi nào GS rảnh thì lại tiếp tục chủ đề này nhé.
                  Hẹn gặp lại GS.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Khảo sát đặc trưng dao động và độ cứng của nhịp cầu bê tông cốt thép bằng dao động

                    bai nay chac co ich cho nhieu nguoi quan tam

                    Ambient Vibration Study of the Gi-Lu Cable-Stay Bridge:
                    Application of Wireless Sensing Units

                    Kung-Chun Lu1, Yang Wang2, J. P. Lynch3, C. H. Loh1
                    Yen-Jiun Chen1, P. Y. Lin4, Z. K. Lee4
                    1 Department of Civil Engineering, National Taiwan University, Taipei, Taiwan
                    2 Dept. of Civil & Environmental Engineering, Stanford University, Stanford, USA
                    3 Dept. of Civil & Environmental Engineering, University of Michigan, Ann Arbor, USA
                    4 National Center for Research on Earthquake Engineering, Taipei, Taiwan



                    i am back
                    Attached Files

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Khảo sát đặc trưng dao động và độ cứng của nhịp cầu bê tông cốt thép bằng dao động

                      Chào các bác, em chào thầy Nguyễn Viết Trung.
                      Sắp tết rồi, vui quá các bác nhỉ, nhưng thấy nhiều người quan tâm đến vấn đề này thực sự em còn thấy vui hơn. Quả là vấn đề "Structural Health Monitoring" rất hay và mới, không biết trên cầu Bãi Cháy có gắn các thiết bị đo dao động phục vụ quan trắc lấy số liệu lâu dài không thầy nhỉ. Cái món chuẩn đoán công trình này đúng là một bài toán ngược rất khó. Nó đi cùng với công nghệ đo và xử lý số liệu. Bản thân việc đo dao động dây cáp văng thôi để từ đó suy ra lực căng trong dây chúng ta vẫn phải đi thuê nước ngoài đấy thôi. Lý thuyết thì đơn giản là vậy nhưng, hic hic, làm thì khó quá ta, há há. Em nghe nói đang có nghiên cứu cấp bộ về vấn đề này đúng không thầy.
                      Còn về cái vụ bác hcnhan cho rằng chụp ảnh lập thư viện hư hỏng là không khả thi thì cũng, e hèm, làm mếch lòng nhiều người bỏ công sức ra lắm đấy nhé. Về cơ bản, đúng là khó có thể đánh giá chính xác qua thư viện ảnh, nhưng nó có thể giúp sơ bộ đánh giá nhanh. Nhất là rất nhiều công trình cầu ở Việt Nam đã vào giai đoạn cuối của khai thác, cần nâng cấp sửa chữa gấp. Bản thân giá trị của các cây cầu cũng thấp thôi, toàn cầu nhỏ, nhịp nhỏ, xây dựng đã lâu. Nếu cái nào cũng thí nghiệm động hoặc, thí nghiệm không phá hủy (siêu âm...) để xác định mức độ hư hại thì em e rằng tốn kém phải biết. Nhất là dự án cải tạo các cầu yếu, híc híc, đang thiếu tiền trầm trọng. Vì vậy, phương pháp đánh giá qua thư viện ảnh phải nói là có vị trí của nó, chỉ có điều ta áp dụng có đúng không thôi. Một lần nữa rất mong bác nào quan tâm đến vấn đề này cung cấp thêm thông tin để em được học hỏi, xin cảm ơn nhiều.

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Khảo sát đặc trưng dao động và độ cứng của nhịp cầu bê tông cốt thép bằng dao độn

                        @ ngayxuan
                        Tôi có ý kiến về bài viết của bạn. Ở đây tôi quote từng phần bài viết của bạn để tránh hiểu nhầm. Không phải là bắt bẻ câu chữ.

                        Nguyên văn bởi ngayxuan
                        Còn về cái vụ bác hcnhan cho rằng chụp ảnh lập thư viện hư hỏng là không khả thi thì cũng, e hèm, làm mếch lòng nhiều người bỏ công sức ra lắm đấy nhé. Về cơ bản, đúng là khó có thể đánh giá chính xác qua thư viện ảnh, nhưng nó có thể giúp sơ bộ đánh giá nhanh. Nhất là rất nhiều công trình cầu ở Việt Nam đã vào giai đoạn cuối của khai thác, cần nâng cấp sửa chữa gấp.
                        Thứ nhất, bạn đọc lại tòan bộ threat này. Đây không phải là ý kiến của tôi.
                        Thứ hai theo cách này mà còn được goi "pattern recognition" đang được nghiên cứu rất nhiều trong chế tạo máy, cơ khí.... Một phương pháp đang "mốt" là dùng "neural network". Nhưng trong kết cấu xây dựng thì còn ít áp dụng. Nếu bạn quan tâm chúng ta sẽ trao đổi chi tiết. Khái niệm "thư viện ảnh" ở đây được hiểu một cách trừu tượng hơn, và câu hỏi đầu tiên là tại sao lại ít được áp dụng trong kết cấu xây dựng?



                        Nguyên văn bởi ngayxuan
                        Nếu cái nào cũng thí nghiệm động hoặc, thí nghiệm không phá hủy (siêu âm...) để xác định mức độ hư hại thì em e rằng tốn kém phải biết...
                        Nhân tiện đây nói về thí nghiệm. Theo tôi thì dù tốn kém cũng phải làm. Nhưng về bản chất thì hai cách làm có mục đích khác nhau. Thí nghiệm động (vibration test) và thí nghiệm không phá hủy (siêu âm...) thì có thể xếp vào một loại. Vì vibration test cũng không hề phá hủy kết cấu, hay nói dưới quan điểm kiểu thí nghiệm thì đều là thí nghiệm không phá huỷ.
                        Về mặt kết quả thu được sau khi thí nghiệm thì vibration test cho được giá trị tổng thể (dynamic properties) của tòan bộ kết cấu , còn thí nghiêm siêu âm thì chỉ cho được giá trị cục bộ tại vị trí thí nghiệm (chủ yếu là cường độ vật liệu). Với trình độ hiện nay thì vibration test chưa cho phép chỉ ra được chính xác vị trí "có vấn đề", nhưng chỉ ra được khu vực xảy ra. nên theo tôi thì nên dùng vibration test để đánh giá tổng thể, rồi dùng các kiểu thí nghiệm khác (ví dụ siêu âm) để đánh giá cục bộ. Về lý thuyết thì cách làm này có vẻ logic, vì đi từ tổng quát đến chi tiết. Nhưng về mặt chi phí thì không biết thế nào?

                        Bản thân việc đo dao động dây cáp văng thôi để từ đó suy ra lực căng trong dây chúng ta vẫn phải đi thuê nước ngoài đấy thôi.
                        Bạn có thông tin nào về cái này ở VN không? Nếu có thì gửi lên nhé. Tôi có liên hệ với Gs. Trung để xin tài liệu về cầu Bãi cháy nhưng đợi mãi chưa thấy.

                        Regards,

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Khảo sát đặc trưng dao động và độ cứng của nhịp cầu bê tông cốt thép bằng dao động

                          Tôi chuẩn bị tham gia kiểm định một cầu trong đó có đo lực căng dây bằng dynamic test.
                          Tham khảo công thức dưới đây được không các Bạc Xin chỉ giáo thêm

                          The general principal of operation is based on the well-known behavior of a vibrating wire or string. Using this concept (in this case, a large cable), it is possible to calculate the cable force given its mass, length, and natural frequency of vibration. The first two quantities are readily available based on the cable's physical characteristics. The cable force can then be calculated from the natural frequency of transverse vibrations from the following equation:

                          T=(2Lf/n)^2*(m/g)

                          where:
                          T = tension force in the cable.
                          f = frequency of vibration at the nth mode.
                          L = effective cable length.
                          m = weight per unit length.
                          g = gravity constant of acceleration.
                          n = mode number associated with the specified natural frequency.
                          Use of Equation 1 requires that units of measure be consistent. In the program, the value of gravity is defined in terms of feet per second squared, so it is required that the cable length be defined in feet and the unit length of cable be one linear foot. The units of force must be the same for the cable tension and weight per linear foot. It is recommended that all user input be defined in terms of feet and pounds force.

                          Tài liệu trên của hãng BDI (Bridge Diagnostics, Inc)

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Khảo sát đặc trưng dao động và độ cứng của nhịp cầu bê tông cốt thép bằng dao độn

                            Nguyên văn bởi hcnhan
                            @ ngayxuan
                            Khái niệm "thư viện ảnh" ở đây được hiểu một cách trừu tượng hơn, và câu hỏi đầu tiên là tại sao lại ít được áp dụng trong kết cấu xây dựng?
                            Về mặt kết quả thu được sau khi thí nghiệm thì vibration test cho được giá trị tổng thể (dynamic properties) của tòan bộ kết cấu , còn thí nghiêm siêu âm thì chỉ cho được giá trị cục bộ tại vị trí thí nghiệm (chủ yếu là cường độ vật liệu). Với trình độ hiện nay thì vibration test chưa cho phép chỉ ra được chính xác vị trí "có vấn đề", nhưng chỉ ra được khu vực xảy ra. nên theo tôi thì nên dùng vibration test để đánh giá tổng thể, rồi dùng các kiểu thí nghiệm khác (ví dụ siêu âm) để đánh giá cục bộ. Về lý thuyết thì cách làm này có vẻ logic, vì đi từ tổng quát đến chi tiết. Nhưng về mặt chi phí thì không biết thế nào?

                            Bạn có thông tin nào về cái này ở VN không? Nếu có thì gửi lên nhé. Tôi có liên hệ với Gs. Trung để xin tài liệu về cầu Bãi cháy nhưng đợi mãi chưa thấy.
                            Chao bac, cau hoi it duoc ap dung trong xay dung kho qua, toi chiu, vi tra loi no co ca ngan ly do, ve ca ky thuat lan khong phai ky thuat.
                            Con ve thi nghiem dong de kiem tra cau, chung ta cung co qui trinh thi nghiem day du, hom nao ranh toi se post len day.
                            Rieng ve cap day vang, cai mon nay toi cung thich, chi thay tren cau Kien, tu van nuoc ngoai ho do dao dong. Dan may cai dau do len day, giat giat may cai cho day dao dong, may tinh tu dong ghi lai so lieu va phan tich dao dong luon. Ket qua phan tich pho dao dong cho thay cac tan so dao dong thu nhat, thu hai ...., tu do dung tu suy ra luc cang trong day. Cong thuc thi dai loai nhu cua bac lao hac post, toi cung chang buon xem lai cong thuc cua bac. Nhung ro rang trong cong thuc bac khong ke den anh huong cua do giam chan ban than cua day, thiet bi lap them (neu co), do xien cheo cua day vang so phuong nam ngang. Cac anh huong thu do co the gay sai so vai phan tram la it. Tom lai, ve mat ly thuyet chung ta do duoc, tinh duoc, cong nghe doc chac cung ko van de gi. Ban than toi cung tung di xem do roi, chi la cai tem ta dan vao thoi, voi lai co the cac cong trinh co von nuoc ngoai, ho lai doi hoi nay doi hoi kia roi nang chi phi cong trinh ko biet chung, hihi! Co gi ko phai mong cac bac chi bao them

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Khảo sát đặc trưng dao động và độ cứng của nhịp cầu bê tông cốt thép bằng dao độn

                              Nhan noi ve thi nghiem khong pha huy, toi nghi no cung rong lam, cai thi nghiem vibration va ultraviloet, laser chi la mot phan thoi. O day toi co up mot tai lieu nho, mong muon chia se voi moi nguoi quan tam. Ban than toi van de nay cung chi hieu rat so cap va co ban. Mong bac nao co tai lieu sau hon ve tung phan thi nghiem thi share cho moi nguoi voi. Xin cam on va xin loi vi ko go duoc tieng viet, toi dung firefox.
                              http://depositfiles.com/files/615464
                              A nhan tien toi thay may cai trang http://depositfiles.com/ nay dung de share tai lieu rat tot, toc do up hay down deu kha, khong can account nhu may thang rapideshare hoac ko phai cho dai ca co, chi ko 40s la cung. Bac nao sieu ve may cai mon hack rapide thi chi bao cho tui voi nhe!

                              Ghi chú

                              Working...
                              X