QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tính ổn định

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: Tính ổn định

    To SteelDesign: Mấy bác cứ nhè câu chữ (người lớn, trẻ con) người ta ra mà bắt bẻ rồi choảng thế thì mất hòa khí quá. Em muốn tranh luận một cách nghiêm túc chứ không muốn hạ thấp ai cả. Các bác khác
    Còn bác Hieunghiem, em xin lỗi bác là em không có SAP ở đây nên không biết cái khung của bác hình dạng thể nào. Như em đã nói ở trên, em nghĩ là trong khung của bác chắc chắn là có mô men. Giả dụ xét 1 khung công nghiệp 1 tầng 1 nhịp chẳng hạn. Bác tác dụng 1 lực F1 lên đầu cột này, lực F2 lên đầu cột kia, (theo lý thuyết bỏ qua ảnh hưởng của lực dọc lên chuyển vị của thanh như trong cách tính CHKC vẫn dạy ở nhà trường thì đơn thuần trong hệ chỉ có 2 cột chịu lực dọc, trong hệ không có mômen) nhưng SAP và các Software khác nói chung thì nó không bỏ qua ảnh hưởng này và như thế thì 2 cột lún không đều nhau thì ở xà ngang xuất hiện mô men ở 2 đầu, mô men trên xà se phân bố vào cột và cột sẽ có mô men (khá nhỏ), và như thế thì trong cột sẽ có độ võng, thành ra Pdelta lúc nầy hoạt động rất tốt (cho nên em mới nói la SteelDesign nói không sai khi áp dụng vào khung thông thương nói chung mà không cần lực tác động ngang)
    Last edited by Champs; 13-04-2005, 05:59 PM.
    Spread your wings and fly...

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: Tính ổn định

      To Steel: Chính là ý em bảo mấy cái chương trình ấy đấy, thế bác không thấy la SAP so với mấy cái ABAQUS, ANSYS,... chỉ là đồ trẻ con hay sao.
      To T@l: Đúng đấy, ý của tớ là như vậy.
      Còn thuật toán Pdelta của SAP em có đọc mà, nó chỉ tính dựa trên độ võng sẵn có lấy từ lần phân tích nội lực đầu tiên chư hình như nó không tính như kiểu của bác đâu.
      Còn như bác Hieu nghiem nói nếu thằng SAP Version mới có module chuyên tính về Buckling thì khỏi phải nói, càng đỡ phải làm mấy cái thủ thuật kia, coi như mấy bài trên của em không nói gì cả.
      Last edited by Champs; 13-04-2005, 07:34 PM.
      Spread your wings and fly...

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: Tính ổn định

        Trong cái sử dụng Pdelta của SAP để tim lực tới hạn, tôi thấy muốn đạt giá trị chính xác của lực tới hạn, nên chia nhỏ từng phần tử thanh ra lam 3 hoặc 4 đoạn vì SAP luôn giả thiết là profile biến dạng giữa 2 nút thanh là hàm bậc 2 parabol (trong khi ta biết rằng profile mất ổn định bài toán Euler là ham sin)
        Spread your wings and fly...

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: Tính ổn định

          Cho tôi hỏi SteelDesign có phải la Việt anh không? Còn nếu không phải thì bỏ qua nhé.
          Spread your wings and fly...

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: Tính ổn định

            Anh Champs không hiểu tôi và bây giờ tôi mới hiểu anh Champs. Chúng ta đang hướng dẫn chú em ducxd làm bài toán ổn định. Còn anh thi nói đến bài toán Pdelta. Đúng, nếu bài toán Pdelta mà không có mô men, không có độ võng thì chả có ý nghĩa gì cả. Nhưng ý tôi nói đến Pdelta ở đây là lợi dụng phân tích Pdelta để tìm tải trọng tới hạn như tôi đã giải thích trong bài viết đầu tiên ở phần này. Khi đó không cần độ võng hay mô men gì cả cũng có thể tìm được tải trọng tới hạn(cái khung mà tôi post lên là khung 1 tầng 1 nhịp chịu 2 tải trọng thẳng đứng bằng nhau tại 2 đỉnh cột, vật liệu và đặc trưng hình học của cột và dầm là như nhau)
            Có lẽ chuyển đề tài thôi. Nếu bác nào có ví dụ tính toán hoặc tài liệu tham khảo về mất ổn định của khung hoặc của tấm mà ngoài giới hạn đàn hồi thì post lên nhé.

            Ghi chú


            • #21
              Ðề: Tính ổn định

              Nguyên văn bởi Champs
              To SteelDesign: Mấy bác cứ nhè câu chữ (người lớn, trẻ con) người ta ra mà bắt bẻ rồi choảng thế thì mất hòa khí quá. Em muốn tranh luận một cách nghiêm túc chứ không muốn hạ thấp ai cả. Các bác khác
              Còn bác Hieunghiem, em xin lỗi bác là em không có SAP ở đây nên không biết cái khung của bác hình dạng thể nào. Như em đã nói ở trên, em nghĩ là trong khung của bác chắc chắn là có mô men. Giả dụ xét 1 khung công nghiệp 1 tầng 1 nhịp chẳng hạn. Bác tác dụng 1 lực F1 lên đầu cột này, lực F2 lên đầu cột kia, (theo lý thuyết bỏ qua ảnh hưởng của lực dọc lên chuyển vị của thanh như trong cách tính CHKC vẫn dạy ở nhà trường thì đơn thuần trong hệ chỉ có 2 cột chịu lực dọc, trong hệ không có mômen) nhưng SAP và các Software khác nói chung thì nó không bỏ qua ảnh hưởng này và như thế thì 2 cột lún không đều nhau thì ở xà ngang xuất hiện mô men ở 2 đầu, mô men trên xà se phân bố vào cột và cột sẽ có mô men (khá nhỏ), và như thế thì trong cột sẽ có độ võng, thành ra Pdelta lúc nầy hoạt động rất tốt (cho nên em mới nói la SteelDesign nói không sai khi áp dụng vào khung thông thương nói chung mà không cần lực tác động ngang)
              Ok, Có thể chúng ta không hiểu ý nhau, vậy tiếp tục tranh luận vì khoa học nhé. Đương nhiên chúng ta vào đây là tranh luận một cách hết sức nghiêm túc và mong học hỏi được những kiến thức mới rồi. Tôi có một câu hỏi: với cách phân tích của bạn ở trên liệu ta giải thích như thế nào cho trường hợp lực F1 = F2 nhỉ?.

              Ghi chú


              • #22
                Ðề: Tính ổn định

                Dù sao đi nữa, cái mục này viết khá hay,tranh luận hấp dẫn. Tiếp tục đi chứ các bác.
                Kiểm tra ổn định cái khung đi chứ nói gì lòng vòng, làm bài toán khung kèo tiền chế giả sử nhịp 70m, tiết diện tùy chọn đi.
                Steel Design Solution Forum

                Ghi chú

                Working...
                X