QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Ôn thi học kì - Không hiểu mà không bít hỏi ai...( cho sinh viên năm 3 XDDDCN )

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: Ôn thi học kì - Không hiểu mà không bít hỏi ai...( cho sinh viên năm 3 XDDDCN )

    cho em hỏi thêm về sự phân bố lại nội lực trong kết cấu bê tông cốt thép ! mong các bác trả lời giúp em ! em sắp thi rồi
    Hoàng Đức Anh -Vinacon ...giun

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: Ôn thi học kì - Không hiểu mà không bít hỏi ai...( cho sinh viên năm 3 XDDDCN )

      Nguyên văn bởi ambition541986
      cho em hỏi thêm về sự phân bố lại nội lực trong kết cấu bê tông cốt thép ! mong các bác trả lời giúp em ! em sắp thi rồi
      Mình thấy trong diễn đàn có nhiều bạn là giảng viên, giải thích có lẽ tốt hơn (cũng có thể họ bận) , mình có một vài ý trao đổi cùng bạn:
      1. Dầm phụ & sàn tính theo sơ đồ dẻo: vì gối tựa không phải là gối tựa cứng nên kết quả nội lực (M) không đúng theo sơ đồ đàn hồi (gối lớn, nhịp nhỏ). Mà thực tế có sự phân phối M tại gối giảm đi và tăng thêm M tại nhịp.(bạn có thể kiểm chứng bằng cách nhập 01 dầm liên tục trên gố tựa cứng & gối đàn hồi).
      2. Các dầm chính có gối tựa là các cột (tương đối cứng nên có thể xem là gối cứng & tính toán theo sơ đồ đàn hồi).
      3. Thép đai trong dầm tính toán phụ thuộc vào M&Q , thép đai trong cột còn có thêm lực dọc gây ra ma sát. Bạn xem thêm TCXDVN 356:2005 trong mục tính toán tiết diện nghiêng sẽ hiểu ngay.
      4. Có sự phân bố lại nội lực trong thực tế: vd nhiều cấu kiện bạn xem nó là ngàm nhưng thực tế không phải chẳng hạn: sàn bạn tính 04 cạnh ngàm, dầm biên không tính toán chịu M xoắn ----không ngàm , dầm sàn lầu 1 sau khi đổ xong bạn tháo cốppha rồi mới thi công sàn lầu 2 (trong sơ đồ tính: dầm lầu 1 bị giữ bởi cột tầng trệt & cột lầu 1 , thực tế dầm lầu 1 chỉ bị giữ bởi cột tầng trệt) độ cứng tại nút giảm nhất là các nhịp biên nên có sự phân bố lại nội lưc.
      Chúc bạn thi tốt

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: Ôn thi học kì - Không hiểu mà không bít hỏi ai...( cho sinh viên năm 3 XDDDCN )

        Em cũng sắp thi học kì rùi,có một cấu hỏi này mong các bác giúp đỡ:Tại sao hệ số Agh lại được lấy =Ad=0,3 khi tính toán cho sơ đồ dẻo,và =0,255 khi tính toán cho sơ đồ đàn hồi?mong các bác reply nhanh lên nhé ,em sắp thi rồi!!!
        Thank you very much!!!!!!!

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: Ôn thi học kì - Không hiểu mà không bít hỏi ai...( cho sinh viên năm 3 XDDDCN )

          Nguyên văn bởi ambition541986
          cho em hỏi tiếp 1 câu nữa :

          em thấy cốt đai tại dầm và cột có sự khác biệt ! vậy tại sao có sự khác biệt đó ! mong các bác giải thích kỹ hộ em
          Cốt đai trong cột có lẽ không chịu cắt hay moment gì cả mà có chỉ là để ngăn cản sự phình ra của bê tông (confine)làm tăng khả năng chịu nén của cột.Việc này giống như cường độ của bê tông sẽ tăng lên khi ta nén mẫu trong nước(áp lực nước vây quanh các mặt ngăn cản chuyển vị ngang).Còn cốt đai của dầm phải tính chịu cắt.Có thể đó là nguyên nhân.

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: Ôn thi học kì - Không hiểu mà không bít hỏi ai...( cho sinh viên năm 3 XDDDCN )

            cám ơn các bác đã giúp đỡ em trả lời các câu hỏi trên ! thôi thì làm phiền các bác thì làm phiền cho trót :


            tại sao Cốt đai cấu tạo trong dầm cao >70cm để làm j ?

            Thép mũ đặt ở sàn chỗ gác lên tường để làm j trong khi sơ đồ tính sàn là dầm liên tục?


            Các trường hợp chất tải lên dầm để tìm nội lực nguy hiểm? tại sao lại chất như thế?

            Thế nào là khớp dẻo? Sự hình thành khớp dẻo?



            em cám ơn các bác nhiều
            Hoàng Đức Anh -Vinacon ...giun

            Ghi chú


            • #21
              Ðề: Ôn thi học kì - Không hiểu mà không bít hỏi ai...( cho sinh viên năm 3 XDDDCN )

              Nguyên văn bởi ambition541986
              cám ơn các bác đã giúp đỡ em trả lời các câu hỏi trên ! thôi thì làm phiền các bác thì làm phiền cho trót :


              tại sao Cốt đai cấu tạo trong dầm cao >70cm để làm j ?

              Thép mũ đặt ở sàn chỗ gác lên tường để làm j trong khi sơ đồ tính sàn là dầm liên tục?


              Các trường hợp chất tải lên dầm để tìm nội lực nguy hiểm? tại sao lại chất như thế?

              Thế nào là khớp dẻo? Sự hình thành khớp dẻo?



              em cám ơn các bác nhiều
              Các trường hợp chất tải lên dầm là theo nguyên tắc đường ảnh hưởng.Bạn vẽ đường ảnh hưởng tại 1 tiết diện nào đó chẳng hạn giữa dầm.Có thể dùng phương pháp vẽ nhanh đường ảnh hưởng có dạng của biến dạng của dầm(chi tiết cụ thể trong sách cơ kết cấu).tải sẽ là nguy hiểm khi ta đặt ở các đoạn cùng dấu.Việc này còn có ích để giải thích đặt tải cho khung.
              Thực tế tại chỗ dầm giao với tường vẫn có moment vì không thể cho nó xoay tự do được.Hơn nữa ta chưa xét đến tải truyền từ trên xuống đè vào đoạn đi vào trong tường.Do đó phải có thép mũ chịu moment âm.

              Ghi chú


              • #22
                Ðề: Ôn thi học kì - Không hiểu mà không bít hỏi ai...( cho sinh viên năm 3 XDDDCN )

                Nguyên văn bởi thoigian_191
                Em cũng sắp thi học kì rùi,có một cấu hỏi này mong các bác giúp đỡ:Tại sao hệ số Agh lại được lấy =Ad=0,3 khi tính toán cho sơ đồ dẻo,và =0,255 khi tính toán cho sơ đồ đàn hồi?mong các bác reply nhanh lên nhé ,em sắp thi rồi!!!
                Thank you very much!!!!!!!
                Tui nghĩ ỡ đây bạn có thể nhầm lẫn, tui học cũng lâu nên có thể nhớ không chính xác (nếu vậy các bạn sửa lại dùm)
                1. Ad = (0.3 hoặc 0.255) bạn nói ở đây là Aogh dành cho bài toán tính cấu kiện chịu uốn hình thành khớp dẻo cho 02 loại mác BT khác nhau.
                2. Khi tính cấu kiện chịu uốn, đều tính toán dựa trên cở sở phá hoại dẻo (anpha gh ~0.628, Aogh ~0.42 , tui mô phỏng theo QP cũ, mác BT là 200 ---giá trị này (chỉ là mô phỏng gần đúng) thay đổi tuỳ theo mác BT & thép) nên nội lực bạn tính ra dù theo sơ đồ đàn hồi hoặc dẻo cũng đều tính thép theo cách tính như nhau.

                Ghi chú


                • #23
                  Ðề: Ôn thi học kì - Không hiểu mà không bít hỏi ai...( cho sinh viên năm 3 XDDDCN )

                  Nguyên văn bởi ambition541986
                  cám ơn các bác đã giúp đỡ em trả lời các câu hỏi trên ! thôi thì làm phiền các bác thì làm phiền cho trót :


                  tại sao Cốt đai cấu tạo trong dầm cao >70cm để làm j ?

                  Thép mũ đặt ở sàn chỗ gác lên tường để làm j trong khi sơ đồ tính sàn là dầm liên tục?


                  Các trường hợp chất tải lên dầm để tìm nội lực nguy hiểm? tại sao lại chất như thế?

                  Thế nào là khớp dẻo? Sự hình thành khớp dẻo?



                  em cám ơn các bác nhiều
                  Không biết bác có nhầm không vì em có thấy yêu cầu cot dai >70cm o dau dau.neu dam co chieu cao<70cm thi sao?

                  Ghi chú


                  • #24
                    Ðề: Ôn thi học kì - Không hiểu mà không bít hỏi ai...( cho sinh viên năm 3 XDDDCN )

                    Nguyên văn bởi ambition541986
                    cám ơn các bác đã giúp đỡ em trả lời các câu hỏi trên ! thôi thì làm phiền các bác thì làm phiền cho trót :


                    tại sao Cốt đai cấu tạo trong dầm cao >70cm để làm j ?

                    Thép mũ đặt ở sàn chỗ gác lên tường để làm j trong khi sơ đồ tính sàn là dầm liên tục?


                    Các trường hợp chất tải lên dầm để tìm nội lực nguy hiểm? tại sao lại chất như thế?

                    Thế nào là khớp dẻo? Sự hình thành khớp dẻo?



                    em cám ơn các bác nhiều
                    Không biết bác có nhầm không vì em có thấy yêu cầu cot dai >70cm o dau dau.neu dam co chieu cao<70cm thi sao?

                    Ghi chú


                    • #25
                      Ðề: Ôn thi học kì - Không hiểu mà không bít hỏi ai...( cho sinh viên năm 3 XDDDCN )

                      Nguyên văn bởi mibdhbk
                      Không biết bác có nhầm không vì em có thấy yêu cầu cot dai >70cm o dau dau.neu dam co chieu cao<70cm thi sao?
                      Bạn đọc TCVN 5574:1991 (tiêu chuẩn cũ) mục các qui định về cấu tạo.

                      Ghi chú


                      • #26
                        Ðề: Ôn thi học kì - Không hiểu mà không bít hỏi ai...( cho sinh viên năm 3 XDDDCN )

                        các bác ơi ,nói rõ cho em hiểu đi,.........................
                        Hoàng Đức Anh -Vinacon ...giun

                        Ghi chú


                        • #27
                          Ðề: Ôn thi học kì - Không hiểu mà không bít hỏi ai...( cho sinh viên năm 3 XDDDCN )

                          Nguyên văn bởi ambition541986
                          các bác ơi ,nói rõ cho em hiểu đi,.........................
                          Tui chẳng biết bạn không hiểu cái gì , tui giải thích (theo quan điểm của pmdc) cho cốt giá khi chiều cao đà>700.
                          Cốt giá ( thép cấu tạo bên hông đà) có 02 nhiệm vụ chính (nhiệm vụ phụ tui không biết) :
                          1. Giữ ổn định cho cốt đai.
                          2. Hạn chế ảnh hưởng do co ngót BT khi đóng rắn.
                          Bằng pp thống kê (hay pp nào khác...) ngta thấy các vết nứt bên hông đà do co ngót thường xuất hiện trên các đà có chiều cao >=700mm nên phải bố trí cốt giá.

                          Thục tế có 01 quan điểm khác, một số nhà thiết kế dựa trên yêu cầu khoảng cách giữa các cốt thép chịu lực phải <400 (không cần phân biệt nén, kéo) nên bố trí cốt giá luôn cho các đà cao>500.

                          Riêng bản thân tui thấy nhiều trường hợp đà có vết nứt bên hông với chiều cao đà >=600 khi sử dụng BT có phụ gia đông kết nhanh. Nên từ khoảng 02 năm gần đây, tui có xu hướng sử dụng cốt giá cho các đà có chiều cao >=600.
                          Nếu các bạn có ý kiến khác thì nêu ra để cùng học hỏi.
                          (Xin lỗi nếu đây không phải là vấn đề bạn Ambition541986 cần hỏi)

                          Ghi chú


                          • #28
                            Ðề: Ôn thi học kì - Không hiểu mà không bít hỏi ai...( cho sinh viên năm 3 XDDDCN )

                            ko ! đúng nó đấy bác à ! cám ơn bác đã giải thích giúp ! có gì bác lại trả lời giúp em nhé ! em cám ơn
                            Hoàng Đức Anh -Vinacon ...giun

                            Ghi chú


                            • #29
                              Ðề: Ôn thi học kì - Không hiểu mà không bít hỏi ai...( cho sinh viên năm 3 XDDDCN )

                              Nguyên văn bởi pmdc
                              Mình thấy trong diễn đàn có nhiều bạn là giảng viên, giải thích có lẽ tốt hơn (cũng có thể họ bận) , mình có một vài ý trao đổi cùng bạn:
                              1. Dầm phụ & sàn tính theo sơ đồ dẻo: vì gối tựa không phải là gối tựa cứng nên kết quả nội lực (M) không đúng theo sơ đồ đàn hồi (gối lớn, nhịp nhỏ). Mà thực tế có sự phân phối M tại gối giảm đi và tăng thêm M tại nhịp.(bạn có thể kiểm chứng bằng cách nhập 01 dầm liên tục trên gố tựa cứng & gối đàn hồi).
                              2. Các dầm chính có gối tựa là các cột (tương đối cứng nên có thể xem là gối cứng & tính toán theo sơ đồ đàn hồi).
                              3. Thép đai trong dầm tính toán phụ thuộc vào M&Q , thép đai trong cột còn có thêm lực dọc gây ra ma sát. Bạn xem thêm TCXDVN 356:2005 trong mục tính toán tiết diện nghiêng sẽ hiểu ngay.
                              4. Có sự phân bố lại nội lực trong thực tế: vd nhiều cấu kiện bạn xem nó là ngàm nhưng thực tế không phải chẳng hạn: sàn bạn tính 04 cạnh ngàm, dầm biên không tính toán chịu M xoắn ----không ngàm , dầm sàn lầu 1 sau khi đổ xong bạn tháo cốppha rồi mới thi công sàn lầu 2 (trong sơ đồ tính: dầm lầu 1 bị giữ bởi cột tầng trệt & cột lầu 1 , thực tế dầm lầu 1 chỉ bị giữ bởi cột tầng trệt) độ cứng tại nút giảm nhất là các nhịp biên nên có sự phân bố lại nội lưc.
                              Chúc bạn thi tốt
                              Theo mình thì gối tựa cứng hay mềm không có liên quan gì trong viêc dùng sơ đồ dẻo hay đàn hồi..Dẻo đâu phải là gối tựa cho phép chuyển vị đâu.Cái chính là bản thân sự làm việc trong dầm.

                              Ghi chú


                              • #30
                                Ðề: Ôn thi học kì - Không hiểu mà không bít hỏi ai...( cho sinh viên năm 3 XDDDCN )

                                Nguyên văn bởi pmdc
                                Mình thấy trong diễn đàn có nhiều bạn là giảng viên, giải thích có lẽ tốt hơn (cũng có thể họ bận) , mình có một vài ý trao đổi cùng bạn:
                                1. Dầm phụ & sàn tính theo sơ đồ dẻo: vì gối tựa không phải là gối tựa cứng nên kết quả nội lực (M) không đúng theo sơ đồ đàn hồi (gối lớn, nhịp nhỏ). Mà thực tế có sự phân phối M tại gối giảm đi và tăng thêm M tại nhịp.(bạn có thể kiểm chứng bằng cách nhập 01 dầm liên tục trên gố tựa cứng & gối đàn hồi).
                                2. Các dầm chính có gối tựa là các cột (tương đối cứng nên có thể xem là gối cứng & tính toán theo sơ đồ đàn hồi).
                                3. Thép đai trong dầm tính toán phụ thuộc vào M&Q , thép đai trong cột còn có thêm lực dọc gây ra ma sát. Bạn xem thêm TCXDVN 356:2005 trong mục tính toán tiết diện nghiêng sẽ hiểu ngay.
                                4. Có sự phân bố lại nội lực trong thực tế: vd nhiều cấu kiện bạn xem nó là ngàm nhưng thực tế không phải chẳng hạn: sàn bạn tính 04 cạnh ngàm, dầm biên không tính toán chịu M xoắn ----không ngàm , dầm sàn lầu 1 sau khi đổ xong bạn tháo cốppha rồi mới thi công sàn lầu 2 (trong sơ đồ tính: dầm lầu 1 bị giữ bởi cột tầng trệt & cột lầu 1 , thực tế dầm lầu 1 chỉ bị giữ bởi cột tầng trệt) độ cứng tại nút giảm nhất là các nhịp biên nên có sự phân bố lại nội lưc.
                                Chúc bạn thi tốt
                                Theo mình thì gối tựa cứng hay mềm không có liên quan gì trong viêc dùng sơ đồ dẻo hay đàn hồi..Dẻo đâu phải là gối tựa cho phép chuyển vị đâu.Cái chính là bản thân sự làm việc trong dầm.

                                Ghi chú

                                Working...
                                X