QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Giúp E với!

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Giúp E với!

    Các bác chỉ cho E cách tính toán nhà 2 tầng (không phải là nhà khung) mà xây bằng tường 220 tính thế nào ạ? Mong các bác chỉ giúp E với! Lần đầu tiên nhận tính toán một công trình về dân dụng vì thế chưa biết làm thế nào cả! Mong các bác chỉ cặn kẽ giúp E! Xin cảm ơn các bác!

  • #2
    Ðề: Giúp E với!

    Nói là tường chịu lực nhưng chú ý rằng nguyên tắc cũng phải có bổ trụ bắng gạch 200x200 để tăng độ cứng cho tường và phải chú ý đến việc câu gạch thẻ (khỏang 5 hàng) để giằng tượng tại vị trí đầu tường gác xà gồ, đà thép làm sàn nhẹ ..v..v người ta vẫn phải đổ giằng tường BTCT 200x200. Việc xây tường chịu lực chú ý đến việc xây câu tường chỗ giao nhau tránh gây giảm yếu Nhà 2 tầng bằng tường chịu lực là chuyện bình thường không có gì phải lo lắng cả nhưng tuổi thọ và cấp công trình không bằng nhà khung BTCT.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Giúp E với!

      Cảm ơn các bác đã góp ý cho E! Khổ thân E quá máy tính mấy hôm nay lại hỏng chẳng biết ổ cứng có chết không nữa? Vì thế E chưa thể post mặt bằng để các bác góp ý được. E sẽ post mặt bằng và các mặt cắt trong thời gian nhanh nhất có thể được mong các bác góp ý giúp cho E. Do E học về xây dựng nhưng chuyên ngành không phải là xây dựng dân dụng vì thế E vẫn chưa hiểu rõ lắm về cách xây tường, giằng tường ra sao và áp dụng như thế nào? E cũng cảm thấy run run khi bắt tay vào làm nhưng dù sao cũng phải xông pha thì mới .
      Các bác nào có nhiều kinh nghiệm xin góp ý cho E phải tham khảo một số loại sách gì để giải quyết tốt cái loại kết cấu này. E cảm ơn!

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Giúp E với!

        Nguyên văn bởi ledoanhung712
        Các bác chỉ cho E cách tính toán nhà 2 tầng (không phải là nhà khung) mà xây bằng tường 220 tính thế nào ạ? Mong các bác chỉ giúp E với! Lần đầu tiên nhận tính toán một công trình về dân dụng vì thế chưa biết làm thế nào cả! Mong các bác chỉ cặn kẽ giúp E! Xin cảm ơn các bác!

        Có thể tính bằng SAP 2000 hoặc chương trình tính kết cấu tương tự đấy (tin hay không tin thì tủy ) nếu coi tường là vật liệu đàn hồi có đặc trưng đàn hồi là môdun đàn hồi E (E của khối xây nhé). Tuy nhiên, cần phải biết phân tích sự khác nhau của vùng tường chịu kéo và vùng tường chịu nén.
        Lam thử thấy cũng hay hay

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Giúp E với!

          Lâu lắm mới lại được post bài ( không hiêu tại sao account cũ lại bị mất, không thể vào được, xin lại mãi mà chẳng được ).
          Theo tôi được biết khu Liên cơ Vân hồ - Hà nội xây 4 tầng, tường gạch chịu lực, nửa thế kỷ nay vẫn không sao. Cho nên nhà dân dung 2 tầng (tải trọng vừa phải, nhịp vừa phải...) cứ xây tường 220 VXM50# là chịu được tốt, sẽ bền đến lúc hỏng.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Giúp E với!

            Nguyên văn bởi trung ha
            Bác co1972nguyen ơi. Bổ trụ 200x200 là thé nào???. Có lẽ bác này ở miền trung hay miền nam thì phải. Vì ở trong đó người ta hay dùng gạch thẻ nên có kích thước 200x200. Chứ ở miên bắc bọn em thì phần lớn là dùng gạch 55x110x220 thôi bác ạ.
            À bổ trụ có nghĩa là cột phụ (với hệ có kết cấu chính) còn kết cấu gạch đá là xây trụ bắng gạch, bằng chính viên gạch xây tường, nhưng chỗ khi nhịp tường lớn chỗ chuyển tíêp tường ngang và tường dọc, kích thước cột thường 200x200 hoặc 150x150 gạch Bác nhỏ thì xây thành nhiều lớp, nhiều hàng rồi liên kết bằng cách sắp xếp gạch đan chéo nhau miễn không tạo trùng mạch

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Giúp E với!

              Theo thiển ý của tôi thì chỉ cần quan niệm: Tường chịu nén và chịu cắt, hệ dầm sàn chịu uốn và chịu cắt. Tuỳ từng vị trí của kết cấu mà có thể tính ra nội lực tương ứng của kết cấu đó là bao nhiêu. Còn cấu tạo của tường như thế nào thì cần phải căn cứ vào tiêu chuẩn và mặt bằng của công trình.
              Còn bác nào muốn tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này thì xin mời đọc cuốn "Tính toán kết cấu nhà dân dụng" của tác giả người Nga (tôi không nhớ rõ tên).
              Loại nhà này, các cụ nhà ta chẳng làm mãi rồi ấy chứ mà có cần phải kiến thức cao siêu gì đâu. Hờ.....

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Giúp E với!

                theo tôi, bạn nên mua 1 quyển sách về kết cấu gạch đá gỗ , và sách BTCT tập 1,2 về mà đọc ( nhanh thôi ), chắc chắn sẽ làm được. Chúc thành công.

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Giúp E với!

                  Nguyên văn bởi ThangCoi
                  Bác post ảnh lên đi ! Thì anh em mới có thể góp ý kiến được chứ ! Chứ thế này thì mệt lắm !
                  E xin lỗi vì bây giờ E mới post mặt bằng lên để các bác góp ý cho E được. E muốn hỏi các bác là E sử dụng chương trình Sap 2000 để tính toán toàn bộ khung nhà như hình. Nếu như nhà khung thì E không nói làm gì. Nhưng nhà xây bằng tường chịu lực thì E có thể khai báo tường là bản (shell hay plate?) có E, J được không? Và E,J của tường thì lấy như thế nào? Và dầm của nhà E có thể đổ trực tiếp lên tường xây được không?
                  Cảm ơn các bác đã góp ý cho E!
                  Attached Files

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Giúp E với!

                    E xin phép đưa thêm một số mặt cắt để các bác hình dung được kết cấu E định làm như thế nào. Và các bác có thể góp ý thêm cho E E nên bổ trụ ở những vị trí cần thiết nào?
                    Ah còn một vấn đề nữa mà E ko biết giải quyết thế nào là. E chỉ thiết kế phần bên trên của ngôi nhà này thôi. Còn phần móng của ngôi nhà này được thừa hưởng móng từ ngôi nhà cách đây khoảng 10 năm. Theo như chủ nhà nói (bác ruột của E) là móng nhà còn rất tốt và vì thế để tận dụng chủ nhà đã giữ lại và công việc tiếp theo là sẽ thiết kế phần trên. Vì vậy E đang băn khoăn làm thế nào để có sự tiếp nối giữa phần móng cũ và phần công trình xây mới bên trên.
                    Xin các bác góp ý hộ E! E cảm ơn nhiều!
                    Attached Files
                    Last edited by ledoanhung712; 05-07-2006, 04:37 PM.

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Giúp E với!

                      Hix E đang bế tắc, các bác có thể chỉ giúp E được không?
                      Với kết cấu E dự định làm như trên có khả thi không? Mong các bác cứ cho E một lời khuyên. Vì về dân dụng E thật sự cũng chưa biết nhiều lắm. Liệu dầm E đặt trực tiếp lên tường có ảnh hưởng gì không? Và E có lên bố trí các cột xây bằng gạch 220x220 làm dằng tường như hình dưới được không ạ? Các vị trí bố trí dầm các bác thấy đã hợp lý chưa?
                      Khi E đưa vào sơ đồ kết cấu SAP2000 E có thể khai báo đầy đủ các tường ngăn cũng như chịu lực của nhà thì có ảnh hưởng đến kết quả tính không? Hay quy tải trọng của tường lên sàn như một bài của BÁC THU đã nói trong phần "đổ bê tông lên tường 220"? Mà vật liệu là gạch thì E, gama khai báo trong SAP thế nào? Em rất phân vân mà mong được sự chỉ bảo của mọi người.
                      Attached Files

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Giúp E với!

                        Tôi thấy Bác tiết kiệm quá mức với công trình như vậy mà bác nghĩ đến kết cấu gạch chịu lực cũng hay. Nhưng nhìn qua các bản vẽ tôi thấy nhịp nhà cũng tương đối lớn so với kết cấu gạch chịu lực với lại Bác cũng nên xem mặc dù là kết cấu tường chịu lực nhưng những vị trí cần thiết, quan trọng cũng phải là kết cấu BTCT nhưng lúc này thép nhỏ, tiết diện nhỏ chứ không phải thuận nhất là gạch hết đâu Theo tôi Bác bố trí cột như bản vẽ
                        Đỏ là cột BTCT
                        Xanh là cột gạch (bổ trụ)
                        Attached Files

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Giúp E với!

                          Xem bản vẽ của các bạn thấy :
                          1) Trên mỗi mặt bằng, các bạn cần đánh số những gì chịu lực :
                          - như D1, D2 (dầm 1, dầm 2...) hay kỹ hơn D1.1, D1.2 (dầm tầng 1, số 1...),
                          - luôn các cột C1, C2...
                          - và tấm tường chiụ lực : T1, T2...
                          2) Xong các bạn cứ tính các dầm, các cột như bình thường, cái tế nhị là các tường chịu lực, vì mỗi lần nó nhận lực cắt T (phản lực) của dầm thì nó sẽ đè lên một bên tường (theo cách tính, sự phân bố theo hình tam giác, trên một chiều dài Lt (gối tựa).
                          Các tấm tường chịu lực, cần được tính tải trọng là bao nhiêu ở cao trình nào, đến khi tính ứng suất, tính trung bình và cọng thêm cái ứng suất gối tựa hình tam giác đó.
                          Rồi kiểm lại sự bất ổn định của các tường chịu lực (sai tâm có thể lên đến 3cm), sao cho ứng suất cao nhất p < 10kg/cm², trung bình 5-7 kg/cm² là được.
                          Có lẽ các bạn cần một kỹ-sư trưởng ở kế bên chỉ dẫn cho các bạn.
                          Post các bản vẽ như vậy có ai hiểu được kỹ càng đâu, hỏi thử Xuân-Thuỷ post được vài bản vẽ mẫu cho các bạn không?

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Giúp E với!

                            Nguyên văn bởi trung ha
                            - Cầu thang có thể quan niêm sơ đồ tính : 2 đầu gối dầm và tính bình thường thì không có gì phải lo lắng vì thang xoắn vòng cung chịu lực rất tốt. Nhưng dẫu sao thì 1 phần tải trong + hoạt tải của thang cũng tác dụng theo phương ngang ( lực xô ngang ) của thang vào tường mặc dù lực là không lớn lắm. ( Em đã thử tính lực ngang theo 1 số trương trình như SAP, ETAB cho vài cầu thang rồi). Nhưng thông thường VXM để xây thì chỉ có #50. Lực cắt của VXM này thì lại quá nhỏ. Cũng giống như trong trường hợp này, Thang gối lên tường liệu rằng có đảm bảo không?. Trên thực tế, mọi người vẫn làm như vậy, không vấn đề gì xảy ra. Em biết khi tính toán, nhiều người vẫn lờ đi. Nhưng làm 1 cách máy móc như em, khi tính ra, chẳng có mấy cái tường nào chịu được cả. Không biết rằng em có quan niêm sai không, mà sai ở đâu vậy thầy? Mong thầy chỉ giúp em với
                            Trong thực hành, khi tính cầu thang, ta bỏ qua những lực ngang. Lý do là ta hạn chế độ võng của cầu thang, chỉ có một điều cần chú ý là khi thực hiện gối tựa thì mặt tựa phải nằm ngang, nếu không nó trợt thì lúc đó lực ngang sẽ rất lớn.

                            Thực hành thiết kế cầu thang trong nhà ở khác với cầu thang bên ngoài các công trình lớn như cầu thang bắc ngang qua sông, núi nhé... vì lúc đó độ võng theo tiêu chuẩn quy định có thể lớn hơn rất nhiều.

                            Vấn đề đặt ra cũng tương tự khi mà ông xếp cũ của tôi (khi còn trẻ), có muốn tôi đặt khe nứt (joint mềm như silicone) giữa sàn và tường, giữa dầm và tường gạch v.v... Thì tôi chỉ trả lời ông ta là : "Ở Bỉ quốc, chỉ có mầy làm như vậy thôi, tao mà nghe lời mày là thầu khoán nó cười chêt đi ", hôm sau, ông ta xách cho tôi quyển tiêu chuẩn về độ võng và một bài khoa học nghiên cứu về các vết nứt trong các nhà công nghệ để chứng minh điều ông ta nói. Tôi chỉ cho thấy là trong nhà công nghệ, độ võng là 1/200 nhịp với nhịp trung bình 7-10m, khác với nhà ở độ võng từ 1/300 trơ" lên với nhịp chừng 4-5m. Trong những công trình nhà ở, văn phòng, các kỹ-sư lập ra tiêu chuẩn đã có suy nghĩ để giới hạn độ nứt của công trình, do đó ta có thể thực hành một cách giản dị hơn.

                            Cũng có một câu hỏi trong forum này : "Khi công sơn chịu một cầu thang hay một balcon, độ võng của balcon sẽ làm cho công sơn chịu mômen uốn, lực cắt, mà còn mômen xoắn nữa ", dĩ nhiên là đúng, nhưng không ai tính cả vì độ võng đã bị giới hạn sao cho vết nứt do mômen xoắn là không đáng kể.

                            Xây dựng có nhiều cách, thực hành có đủ kiểu, bạn nên làm việc dưới su chỉ huy, dẫn dắt của một người kinh nghiệm, sẽ nhanh chóng hơn.

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Giúp E với!

                              Nguyên văn bởi Nguyễn-văn-Thu
                              Xem bản vẽ của các bạn thấy :
                              1) Trên mỗi mặt bằng, các bạn cần đánh số những gì chịu lực :
                              - như D1, D2 (dầm 1, dầm 2...) hay kỹ hơn D1.1, D1.2 (dầm tầng 1, số 1...),
                              - luôn các cột C1, C2...
                              - và tấm tường chiụ lực : T1, T2...
                              2) Xong các bạn cứ tính các dầm, các cột như bình thường, cái tế nhị là các tường chịu lực, vì mỗi lần nó nhận lực cắt T (phản lực) của dầm thì nó sẽ đè lên một bên tường (theo cách tính, sự phân bố theo hình tam giác, trên một chiều dài Lt (gối tựa).
                              Các tấm tường chịu lực, cần được tính tải trọng là bao nhiêu ở cao trình nào, đến khi tính ứng suất, tính trung bình và cọng thêm cái ứng suất gối tựa hình tam giác đó.
                              Rồi kiểm lại sự bất ổn định của các tường chịu lực (sai tâm có thể lên đến 3cm), sao cho ứng suất cao nhất p < 10kg/cm², trung bình 5-7 kg/cm² là được.
                              Có lẽ các bạn cần một kỹ-sư trưởng ở kế bên chỉ dẫn cho các bạn.
                              Post các bản vẽ như vậy có ai hiểu được kỹ càng đâu, hỏi thử Xuân-Thuỷ post được vài bản vẽ mẫu cho các bạn không?
                              Cảm ơn Thầy Thu và các bác đã góp ý cho công trình của E.
                              Như E đã nói ở trên do chủ nhà tích kiệm đề nghị là xây gạch toàn bộ chứ không đổ cột bê tông cốt thép ( ) làm nhà khung như bình thường vì thế E thật sự gặp khó khăn trong vấn đề tính toán. Khi mô tả kết cấu đưa vào chương trình tính toán. Vì E chẳng biết mô tả tường chịu lực của E như nào khi đưa vào chương trình tính toán.
                              Ở trên thầy Thu nói tính dầm và cột như bình thường như vậy nếu E đưa vào chương trình chạy coi như chỉ có cột và dầm, mô tả kết cấu như nhà khung thôi, sau đó E mới lấy phản lực để đưa và0 kiểm tra cho tường chịu lực của E có được không?
                              Đúng thật là một nhóm thiết kế nào cũng cần phải có một kĩ sư trưởng tuy nhiên E đây là làm giúp và làm một mình (không công đấy nha, không mọi người lại nghĩ ) vì thế kĩ sư trưởng của E chính là những góp ý trên diễn đàn này.
                              Một lần nữa E xin cảm ơn tất cả mọi người!
                              Ps: thầy Thu hoặc ai có tài liệu hướng dẫn tính toán chi tiết về tường chịu lực thì có thể cho E xin được không ạ? địa chỉ email của E là ledoanhung712@yahoo.com

                              Ghi chú

                              Working...
                              X