Thưa thầy, Nhưng em muốn hỏi thêm chút ít. Tải trọng bản thân của cầu thang + hoạt tải luôn luôn theo phương trọng trường, lực này được phân tích thanh hai lực: 1 lực dọc trong bản thang + 1 lực xô ngang ( theo newton ) vì vậy, dù cho cầu thang đảm bảo độ võng thì lực xô ngang vẫn tồn tại, gây phá hủy cho tường đỡ, tại sao lại bỏ qua lực đó được? Em biết rằng lý thuyết và thực tế trên lệch nhau rất nhiều, nhưng về mặt pháp lý thì khó có thể nói được khi mà tính toán không đảm bảo. Sơ đồ em đưa ra như trên để tính toán đã được em vận dụng từ khi ra trường, chưa ai nói là sai cả, nhưng em vẫn phải lờ đi lực xô ngang ( mỗi lần chủ đầu tư yêu cầu đưa ra bản tính ), Cũng may mà chưa ai hỏi tới phần xô ngang lên tường cả, nếu có hỏi tới thì không biết em phải trả lời thế nào nữa. Thầy có sơ đồ tính nào để tính chính xác, giảm thiểu lực xô ngang lên tường không cho bọn em tham khảo được không? Còn nếu em tính theo công thức như trong sách thì khó đảm bảo quá. Mà em tiếp xúc với nhiều nơi thẩm định, họ chỉ biết căn cứ vào công thức, tính đủ mới công nhận thôi. Mong thầy giúp em với!
Ðây là sơ đồ mà bạn cần theo : bạn chỉ thấy phản lực thẳng đứng mà thôi.
Nếu tường bằng gạch thì ta cho độ cứng của tường gạch là không đáng kể, đặt một khớp quay trên đầu tường (dưới ngay cái gối tựa cầu thang), như vậy tha hồ cái dalle cầu thang có thun giãn gì chăng nữa cũng không sao. Bạn tha hồ, để gối trượt trên đầu tường cũng được.
Nếu tường bằng BTCT thì ai cũng làm trọn khung bằng BTCT, do đó cái dalle (hay sàn) cầu thang không thể dễ dàng biến dạng.
Nhưng dù sao chăng nữa, sự thực hành BTCT vẫn dựa vào tương đối.
Thí dụ, nếu vết nứt là 1/100mm thì ta coi như không có nứt. Bạn hãy tính lại vết nứt của tường cầu thang bằng một phép tính gần đúng rồi hãy quyết định.
Bạn nên nhìn cái thực tiễn hơn, một cầu thang tôi tính luôn các tường BTCT không quá 1 giờ, nếu bạn cần 1 tuần lễ thì không ai dám nhờ bạn tính.
Nêu muốn tìm hiểu xa hơn (cái này ngoài việc thiết kế), thì ta thấy vẫn có những vết nứt cầu thang, ngay cao trình của tấm sàn, vết nứt thương nằm trong tường gạch, tôi thấy có những vết nứt hỡ 2-5mm nhât là trong những phòng kỹ thuật (chứa máy móc thang máy, giàn máy điều hoà không khí...). Tường chịu lực phải ít nhất là 200mm, nhưng nêu muốn tránh hoàn toàn các vết nứt, ta phải dùng tường BTCT. Vấn đề là xét lại, mình xây tường gạch, khi nào nứt tô lại rẽ tiền hơn, nhưng phải chịu dơ dáy trong khi thợ làm việc, còn tường cầu thang băng BTCT thì nó không nứt, lại đắt tiền, có thế thôi.
NB : 1) Mà bạn có tính lộn không? Cái sơ đồ tôi đưa cho bạn là sơ đồ đan chịu uốn, trên nguyên tắc đối với những phần tử chịu uốn, chỉ có độ võng là đáng kể, không ai tính độ chuyển vị ngang cả.
2) Trong công trình xây dựng nhà cửa, ta hay dùng những vật liêu khác nhau và dính nhau như : BTCT, BT, gạch v.v... Dĩ nhiên là bao giờ cũng có một đường nứt giữa gạch là BT (như lanh-tô cửa sổ...), cái này còn do sự khác biệt về độ dãn nở, không ăn thua gì với sức bền vat liệu cả.
Ghi chú