Đọc tài liệu thiết kế theo ACI - thấy có phần thiết kế khung lắc (kể đến phần mômen do tải trọng đứng gây ra khi chuyển vị ngang lớn ). Có bạn nào đã thiết kế kết cấu khung mà kể đến phần tải trọng " lắc " chưa? Cho mình hỏi trình tự thiết kế như thế nào? Cảm ơn nhiều.
QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG
Collapse
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Thiết kế khung "lắc"
Collapse
X
-
Nguyên văn bởi tuananh39xd2Rất đúng , xin cho hỏi các bạn có sử dụng kiểu phân tích này khi thiết kế không, nếu có thì các bước làm thế nào? Cám ơn.
Khi khai báo (theo sap2000) bác phải tiến hành 2 bước :
- bước 1 : khai báo tải trọng p-delta cho nhóm thanh trong menu assign.
- bước 2 khai báo tổ hợp tải trọng được tính với tải trọng p - delta trong menu analyze.NHẤT NGHỆ TINH NHẤT THÂN VINH
Ghi chú
-
Phân tích bài toán kết cấu theo "Tải trọng p-delta" ai muốn tìm hiểu, thì phần giải thích của SAP2000 trình bày rất tốt. Xem phần "Manuals" khi cài đặt Sap2000. Phân tích bài toán theo "Tải trọng p-delta" được SAP2000 trình bày rất kỹ khi sử dụng tính toán cáp dây văng, các thanh chịu lực dọc trục giới hạn vvv...
Ghi chú
-
P-delta effect
Lần đầu tiên tôi đọc được thuật ngữ khung "lắc" !
Tuy nhiên nếu nó được hiểu là P-delta thì xin bàn mấy câu như sau:
1. P-Delta là vấn đề liên quan đến trạng thái phi tuyến hình học. Xin không giải thích cơ chế ở đây vì chắc các bạn cũng đã biết. Có 2 hiệu ứng mang tên này.
Hiệu ứng P-delta thứ nhất là do có biến dạng lớn sẽ phát sinh moment lớn hơn so với giả thiết biến dạng nhỏ khi mà nội lực của hệ thống được tính toán dựa trên cơ sở kích thước hình học ban đầu của hệ. Ở lý thuyết biến dạng lớn nội lực được tính dựa trên kích thước hình học của hệ đã biến dạng. Nếu nói ở ngôn ngữ ma trận độ cứng của phần tử sẽ là
[Ke+Kg]{du}={dP}
Ke là ma trận độ cứng ở hệ đàn hồi biến dạng nhỏ
Kg là ma trận độ cứng gia tăng do biến dạng lớn
u và P là các vector chuyển vị và tải trọng.
Bài toán này sẽ cho ra kết quả chuyển vị không giống như hệ được xem như là chuyển vị nhỏ. Cầu treo, nhà cao tầng là các kết cấu có thể phải tính toán bằng ls thuyết chuyển vị lớn do có biến dạng lớn.
Một hiệu ứng P-delta nữa có cùng tên nhưng bản chất lại khác hẳn đó là hiệu ứng thay đổi flexural strength của cấu kiện chịu uốn. Khi lực dọc lớn các moment nứt, chảy và cực hạn Mc, My, Mu đều thay đổi khi đó cấu kiện có khả năng chịu lực khác hẳn so với trường hợp không chịu ảnh hưởng của lực dọc.
Thân ái
HNTUAN3 fundametal questions of mankind:
Where we are from? Why we exist? What is our ultimate aim?
Ghi chú
-
Ðề: Thiết kế khung "lắc"
Nguyên văn bởi neweng View PostVậy mong các bác có thể giải thích thêm khi nào áp dụng hiệu ứng P-Delta này không ? Nhà cao tầng có cần thiết sử dụng không? Vì mình thấy nếu áp dụng cho nhà cao tầng thì nội lực phát sinh khá lớn.
Ghi chú
-
Ðề: Thiết kế khung "lắc"
Nguyên văn bởi tuananh39xd2 View PostĐọc tài liệu thiết kế theo ACI - thấy có phần thiết kế khung lắc (kể đến phần mômen do tải trọng đứng gây ra khi chuyển vị ngang lớn ). Có bạn nào đã thiết kế kết cấu khung mà kể đến phần tải trọng " lắc " chưa? Cho mình hỏi trình tự thiết kế như thế nào? Cảm ơn nhiều.
Ghi chú
-
Ðề: Thiết kế khung "lắc"
Nguyên văn bởi vi.ketcau.wikia.com View PostĐối với nhà cao tầng bằng hiệu ứng này trở nên nổi trội, các tiêu chuẩn đều qui định phải kể đến hiệu ứng này (AISC, ACI). Nó có thể làm tăng ảnh hưởng tải ngang lên 40%. Đối với khung thép thì ảnh hưởng này mạnh hơn...
Ghi chú
-
Ðề: Thiết kế khung "lắc"
Nguyên văn bởi ninh47xdSway = Side way, tức là khung ko được giằng
Hai loại khung non-sway và sway frame liên quan đến chiều dài hiệu quả của thanh cấu kiện. Trong trường hợp non-sway thì hệ số này <=1 còn trường hợp sway frame thì hệ số này luôn >1. Nó chính là hệ số k mình hay dùng để tính độ mảnh cấu kiện (phụ thuộc vào liên kết nút cấu kiện, trong trường hợp này nó còn phụ thuộc vào hiệu ứng P-delta nữa). Kết quả là moment uốn phóng đại có kể đến lực tới hạn (magnified moment) sẽ khác nhau cho hai trường hợp này.
@tuananh9xd2: Khi bạn có nội lực khung thì chính là lúc bạn cần hệ số k này để thiết kế cấu kiện (member design for compression force - bending moment element).
nc. oanh
Safety begins with team worknc. oanh
Safety begins with team work
Ghi chú
-
Ðề: Thiết kế khung "lắc"
Nguyên văn bởi ninh47xdLúc em đang sửa lại thì bác đã QUOTE mất rồi . Em đã nói ở trên, nó là Side way permitted (ko phải Side sway, cũng có thể bác học sách khác em, em chỉ biết Sway permitted và Sway prohibited). "Giằng" ở đây có nghĩa là ảnh hưởng của chuyển vị ngang có được kể đến hay ko, ko có nghĩa là khung có lắp giằng chéo hay ko (tiếng Anh đều là braced frame và unbraced frame, nhưng ý nghĩa thì khác nhau)
Đoạn sau thì chuẩn ko cần chỉnh.
non-sway
Cho nên tốt nhất để nguyên thể chứ dịch ra tiếng Việt nhiều khi không còn đúng ý nghĩa của nó nữa.
nc. oanh
Safety begins with team worknc. oanh
Safety begins with team work
Ghi chú
-
Ðề: Thiết kế khung "lắc"
Nguyên văn bởi nguyencongoanh View PostCái này không phải là side way mà là side sway bạn ạh. Nó chẳng liên quan đến giằng hay không giằng. Việc định nghĩa sway frame khi mà phần moment nút thanh phát sinh do hiệu ứng P-delta (second order hiệu ứng bậc 2) vượt quá 5% moment nút thanh do hiệu ứng bậc 1 (first order, không kể đến hiệu ứng P-delta). Trong một khung có thể tồn tại tầng sway storey và tầng non-sway storey bạn ạ.
Hai loại khung non-sway và sway frame liên quan đến chiều dài hiệu quả của thanh cấu kiện. Trong trường hợp non-sway thì hệ số này <=1 còn trường hợp sway frame thì hệ số này luôn >1. Nó chính là hệ số k mình hay dùng để tính độ mảnh cấu kiện (phụ thuộc vào liên kết nút cấu kiện, trong trường hợp này nó còn phụ thuộc vào hiệu ứng P-delta nữa). Kết quả là moment uốn phóng đại có kể đến lực tới hạn (magnified moment) sẽ khác nhau cho hai trường hợp này.
@tuananh9xd2: Khi bạn có nội lực khung thì chính là lúc bạn cần hệ số k này để thiết kế cấu kiện (member design for compression force - bending moment element).
nc. oanh
Safety begins with team work
Lâu lâu TB mới lại vào thăm các bác, các bác vẫn khỏe chứ?
TB thấy chủ đề này hay nên bon chen vài câu. TB nhận thấy là bác NC Oanh đã giải thích tương đổi chuẩn về hai thuật ngữ : Sway và non-sway. Tuy vậy TB muốn bổ sung thêm một chút (phần TB bôi đỏ) :
- Nó có liên quan đến giằng và không giằng : liên quan ở chổ một khi kết cấu có hệ giằng theo phương X thì kết cấu đó được cho là No Sway theo phương X
- P-delta chỉ là một dạng của hiệu ứng second ordre. Nói một cách khác hiệu ứng bậc hai có nhiều dạng trong đó P-delta chỉ là một. Cũng cần nói thêm là P-delta cũng có hai kiểu : P-DELTA (lớn) và P-delta (nhỏ).
- Chiều dài hiệu quả của thanh là cách đơn giản hóa bài toán để đưa thanh có liên kết phức tạp về dạng cơ bản : hệ tĩnh định hai đầu khớp. Khi đã kể đến hiệu ứng P-Delta(s) thì những phương pháp xác định hệ số K theo cách thông thường không còn đúng nữa.
Chúc các bác khỏe!Tôi là người Việt Nam
Ghi chú
-
Ðề: Thiết kế khung "lắc"
Nguyên văn bởi thaibinhkx View PostChào cả nhà,
Lâu lâu TB mới lại vào thăm các bác, các bác vẫn khỏe chứ?
TB thấy chủ đề này hay nên bon chen vài câu. TB nhận thấy là bác NC Oanh đã giải thích tương đổi chuẩn về hai thuật ngữ : Sway và non-sway. Tuy vậy TB muốn bổ sung thêm một chút (phần TB bôi đỏ) :
- Nó có liên quan đến giằng và không giằng : liên quan ở chổ một khi kết cấu có hệ giằng theo phương X thì kết cấu đó được cho là No Sway theo phương X
- P-delta chỉ là một dạng của hiệu ứng second ordre. Nói một cách khác hiệu ứng bậc hai có nhiều dạng trong đó P-delta chỉ là một. Cũng cần nói thêm là P-delta cũng có hai kiểu : P-DELTA (lớn) và P-delta (nhỏ).
- Chiều dài hiệu quả của thanh là cách đơn giản hóa bài toán để đưa thanh có liên kết phức tạp về dạng cơ bản : hệ tĩnh định hai đầu khớp. Khi đã kể đến hiệu ứng P-Delta(s) thì những phương pháp xác định hệ số K theo cách thông thường không còn đúng nữa.
Chúc các bác khỏe!
nc. oanhnc. oanh
Safety begins with team work
Ghi chú
-
Ðề: Thiết kế khung "lắc"
Cùng khái niệm phân tích hiệu ứng bậc 2, các tiêu chuẩn có thể gọi tên khác nhau nhưng bản chất như nhau.
+ AISC - 2005 mục 3a. gọi thẳng loại khung "non sway" này là "braced frame": khi bị ngăn cản chuyển vị ngang bằng giằng hoặc vách hoặc các phương tiện tương đương.
+ Eurocode 2 cũng gọi là "Braced members" (mục 5.8.3.2).
Chính vì vậy có thể dịch sway là "được giằng" hoặc là "được giữ"
Các khái niệm thì không cần phải bàn nhiều. Tuy nhiên 1 vấn đề khi sử dụng phương pháp này chính là việc phân loại thành sway và nonsway không phải lúc nào cũng rõ ràng, ngoài ra phương pháp này không áp dụng được cho khung không gian, khung có liên kết nửa cứng... Hiện nay các tiêu chuẩn đã đưa thêm vào 1 phương pháp thay thế mới có thể giải quyết các điều này. Mời các bác thảo luận về các nhược điểm và các cách khắc phục của phương pháp này và so sánh với phương pháp cũ?
Ghi chú
Quảng cáo cuối trang
Collapse
Ghi chú