QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tăng cường cầu cũ bằng DƯL ngoài

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tăng cường cầu cũ bằng DƯL ngoài

    Hiện nay tôi đang làm tăng cường một số cầu BTCT cũ bằng DƯL ngoài, gặp phải mấy khó khăn sau :
    - Đánh giá cường độ chịu nén và E của bê tông cũ
    - Xác định ứng suất do DƯL trong dầm cũ
    - Ngoài ra các vấn đề khác cũng mờ mịt do chưa có kinh nghiệm
    Rất mong được sự đóng góp ý kiến quý báu của thày Trung và các bác

  • #2
    Ðề: Tăng cường cầu cũ bằng DƯL ngoài

    Vụ này hình như tôi đã góp y khá kỹ ở một đè mục nào trên Diễn dàn này rôi. anh Cau BTCT xem lại có đúng không nhé
    GS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
    ĐT: 0913 555 194

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Tăng cường cầu cũ bằng DƯL ngoài

      Nguyên văn bởi cauBTCT
      Hiện nay tôi đang làm tăng cường một số cầu BTCT cũ bằng DƯL ngoài, gặp phải mấy khó khăn sau :
      - Đánh giá cường độ chịu nén và E của bê tông cũ
      - Xác định ứng suất do DƯL trong dầm cũ
      - Ngoài ra các vấn đề khác cũng mờ mịt do chưa có kinh nghiệm
      Em cũng đã gặp như anh, em thì dùng cách kiểm định, nó sẽ nói lên 1
      tiếng nói và giúp em có thêm thông tin.
      Lúc em làm thì căng nhất là mình ko biết trong dầm còn DUL là bao nhiêu, bản thân em lúc mới ra trường cũng đã đi làm và trực tiếp tính toán kiểm định cầu được 1-2 năm thì em thấy ở VN mình chưa có thiết bị để kiểm tra coi lực kéo DUL trong dầm còn lại là bao nhiêu đâu. Cách hay làm nhất là cho xe lên kiểm định, anh sẽ đo được ứng suất. Từ ứng suất trong dầm anh đo được và US anh tính lý thuyết anh sẽ canh mà thêm DUL ngoài cũng như chiều dày BMC và dầm ngang bao nhiêu là vừa. Em có cuốn sách hội thảo phương pháp tính của Fressiney mấy cái cầu Chữ Y, Tân Thuận được căng lại cách đây gần 10 năm và tài liệu kiểm định các cầu này lúc đó bên trường em làm (10/2005), em đã trực tiếp tính nó. Để từ đó anh tham khảo thêm trong cái vụ của anh. Nếu anh ở SG thì anh liên hệ em!

      Căng đấy anh ạ, mấy cái vụ này làm ko bao nhiêu tiền, ăn ko ngon ngủ ko yên đấy, em cũng làm 2 cái cầu căng cáp ngoài mà đến giờ vẫn chưa thi công tới phần đó nên cũng lo quá trời, hi!

      Ủa mà anh nè, có thử tải trước chưa mà biết nó còn bao nhiêu công lực vậy? Nếu làm rồi thì anh sẽ có được các thông số đọ võng, ứng suất, hệ số phân bố ngang thực tế làm việc của cầu cũng như độ lún này nọ đó, nhiêu đó thông số đủ đê thiết kế căng cáp ngoài đó anh. Nếu mà chưa kiểm định thì làm sao mà phán công lực của nó hả anh, hay anh có cách nào phán thì share cho em biết với
      Last edited by civilbd; 24-04-2007, 07:48 PM.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Tăng cường cầu cũ bằng DƯL ngoài

        Tất nhiên khi tăng cường 1 cầu cũ bằng DƯL thì phải kiểm định thử tải chứ bạn. nhưng ngay cả khi thử tải rồi cũng còn nhiều thứ ta không đo đươc. Khi thử cầu với 1 tải trọng và đo ứng suất, độ võng, cái bạn đo được là hiệu ứng do tải trọng thử sinh ra. nhìn chung ứng suất trong dầm do 3 tải trọng : tĩnh tải , DƯL và hoạt tải thử. Đại lượng thứ nhất có thể tính được với sai số không lớn, đại lượng 3 đo được, còn đại lượng 2 phải tính với sai số có thể lớn. Theo tôi ở các nước khác họ cũng phải tính thôi chứ không đo được tương đối chính xác ứng suất hiện hữu do DƯL trong dầm.
        Quan điểm của tôi khi thiết kế tăng cường 1 cầu dầm DƯL cũ như sau :
        1. tăng cường hệ liên kết ngang để hệ dầm phân bố tải trọng tốt hơn, biện pháp này hiệu quả nhất và cần thiết nhất, đồng thời không có hại gì.
        2. tăng cường khả năng chịu tải cho các dầm chủ bằng cách :
        2.1. Tăng thêm tiết diện chịu lực : lớp mặt BT mới phía trên (nên mỏng và bằng BT chất lượng cao, nhẹ thì càng tốt), dán bản thép hoặc tấm sợi cácbon vùng chịu kéo. (Giải pháp này an toàn và tin cậy cao, sao ở ta ít làm thế nhỉ)
        2.2. căng thêm DƯL, việc bố trí tiết diện thép và vị trí là rất quan trọng và phức tap. Về vị trí đặt cáp, theo tôi nên cố gắng chỉ tạo ra ứng suất nén cho thớ dưới (dầm GĐ), thớ trên bình thường chưa nứt chứng tỏ chưa bị kéo, đừng nén thêm làm gì. Tiết diện và lực căng cáp được tính toán với quan điểm sau :
        - Ứng suất nén trước do cáp cũ sinh ra cực đại được tính với các mất mát nhỏ nhất :
        + Mất mát do co ngót và từ biến của BT là không chắc chắn, coi như bằng 0
        + mất mát do ma sát giữa cáp và neo khi căng không biết chắc, bằng 0
        + Mất mát do tụt neo không chắc, coi như bằng 0
        + Mất mát do chênh lệch nhiệt độ bằng 0
        + Mất mát do cáp tự chùng là có, tính được đúng. Các thông số của cáp là đầy đủ và ổn định, chính xác.
        - Ứng suất nén trước do cáp cũ sinh ra nhỏ nhất có thể coi như bằng ứng suất kéo do tải trọng thử gây ra (nếu tải thử không làm nứt dầm ), tất nhiên bê tông dầm bị kéo tý chút vẫn chưa nứt, ta coi như khả năng chịu kéo của BT cũng là US nén do cáp cũ sinh ra vậy.
        Cáp bố trí thêm phải đảm bảo khi không có tải US nén không vượt cường độ chịu nén của BT dầm xét với US nén có sẵn cực đại, khi có tải US trong dầm vẫn còn nén xét với US nén cũ cực tiểu.
        Khi tính toán như vậy, 1 dầm cũ đã lâu năm chẳng tăng tải được bao nhiêu, hiệu quả chính vẫn từ tăng hệ LK ngang để giảm nội lực, các cầu cũ ở miền Nam đều có LK ngang rất tệ.
        3. Nếu được, nên thay đổi sơ đồ cầu nhiều dầm giản đơn thành nhịp liên tục để giảm bớt nội lực.

        Về cầu sài Gòn, chữ Y, Chà Và... được tăng cường DƯL ngoài do Freyssinet thực hiện, thực tế hiệu quả do cáp dọc căng thêm cũng không bao nhiêu đâu , chủ yếu vẫn do các giải pháp khác thôi (liên kết ngang, mặt cầu, đổi sơ đồ).
        Có mấy lời như thế, mong các bác góp ý

        Ghi chú

        Working...
        X