QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Bê tông cốt thép ứng lực trước + lắp ghép

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Bê tông cốt thép ứng lực trước + lắp ghép

    Thiết kế công trình lắp ghép + ứng suất trước có lẽ là khá mới đối với các kỹ sư kết cấu Việt Nam ! Em post lên một số hình cho anh em tham khảo ! Còn về vấn đề thiết kế thì em chịu. Anh em nào có kinh nghiệm thì xin chỉ giáo !Bọn em sẵn sàng lắng nghe !
    Attached Files

  • #2
    Ðề: Bê tông cốt thép ứng lực trước + lắp ghép

    Nhìn hình này giống như kết cấu nhà công nghiệp lắp ghép, chưa thấy ứng suất trước ở chỗ nào.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Bê tông cốt thép ứng lực trước + lắp ghép

      Cái nì liên kết chân cột với móng là cái gì thế các bác?

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Bê tông cốt thép ứng lực trước + lắp ghép

        Nguyên văn bởi XUAN THUY
        hI, nhìn mấy cát cột có vẻ thẳng góc cạnh, thì cũng là đúc tại nhà máy, tuy nhiên với CK cột như thế thì tiền áp không có lợi lắm nếu xét tổng hợp và cân nhắc các hết yếu tố ảnh hưởng đến công năng - tuổi thọ thiết kế, cũng có thể chỉ ứng lực một số thanh, phục vụ cho việc thi công là chính. quan trọng vẫn phải có nhiều thép thường ở trong đó. Sr: cột vào móng là ngàm.
        Không phải như vậy anh Xuân Thủy ! Đối với cầu kiện dầm và panel ( tấm sàn) thì dùng toàn là thép cường độ cao. Vấn đề của em ở đây là lý thuyết tính toán cấu kiện DUL (đặc biệt là trong lắp ghép) không biết anh em nào có thể giúp đỡ ! Hiện nay, Việt Nam đã có thể thi công lắp ghép bằng cấu kiện DUL cho nhà cao tầng rồi ! Giá thành của công trình thi công theo công nghệ lắp ghép + DUL thường rẻ hơn so với bêtong truyền thống ( tùy theo qui mô công trình )
        Last edited by thanhvina45; 20-07-2006, 12:28 PM.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Bê tông cốt thép ứng lực trước + lắp ghép

          - Theo tôi biết thì sàn, dầm dự ứng lực có thành phần chính là các sơi cáp cường độ cao đặt theo sơ đồ võng của sàn, dầm (đối với sàn DUL thì chiều cao sàn phải lớn >20cm). Mục đích là để tạo ứng suất (độ võng trước ngược hướng với ứng suất (độ võng) thực tế để khi sử dụng thì ứng suất (độ võng) thực chịu sẽ giảm đi do ứng suất (độ võng) trước.
          - Về trụ chịu ƯST thì tôi cũng chưa rõ được nguyên lý, nếu nguyên lý giống như dầm (sàn) thì có lẽ phải kéo dâm ra trước .
          - Cấu kiện UST mà lắp ghép thì tôi lại thấy quá phức tạp, thưòng đối với dầm(sàn) UST thì tại vị trí mép của dầm (sàn) thường có các đầu neo, nếu mà thi công lắp ghép làm ảnh hưởng các đầu neo này thì dây cáp coi như mất tác dụng.
          Không biết các sư huynh có cao kiến gì xin chỉ giáo.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Bê tông cốt thép ứng lực trước + lắp ghép

            Tôi post một file thiết kế cho anh em tham khảo ! Đây là thiết kế dầm, sàn DUL lắp ghép
            Attached Files

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Bê tông cốt thép ứng lực trước + lắp ghép

              Cám ơn bạn đã post bản vẽ, tôi thấy bộ phận chịu lực chính là những thanh thép tròn cường độ cao.
              Như tôi đã đề cập, BTCT ứng suất trước dựa trên nguyên lý tạo ra ứng suất (chuyển vị trước) trong quá trình thi công, mà để làm được điều này thường sử dụng cáp thép cường độ cao đặt theo sơ đồ võng của dầm (sàn).
              Theo tôi nghĩ thì thiết kế kết cấu mà bạn đề cập là kết cấu lắp ghép sử dụng cốt thép cường độ cao chứ không hoàn toàn là kết cấu ứng suất trước (để tạo UST còn cần những thiết bị để căng cáp, thép).
              Hiện nay thế giới đã sử dụng kết cấu cốt cứng lắp ghép (composite) để đẩy nhanh tiến độ thi công. Ở châu Âu có công trình nhà 55 tầng chỉ thi công trong vòng 8 tháng, để làm được như vậy thì toàn bộ phần cốt cứng kể cả nút cứng được thi công trước, hiện trường chỉ thi công mối nối dầm (thường ở 1/4 nhịp) và đổ bêtông phủ mặt ngoài cho cấu kiện composite.
              ____________________________
              Học, học nữa, học mãi.

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Bê tông cốt thép ứng lực trước + lắp ghép

                Tôi thấy hình như các bác chưa làm về cái thể loại cấu kiện lăp ghép tiền chế này lắm thì phải; Đầu tiên là các tấm Panel DUL, căng cáp theo công nghệ có bám dính, các tấm Panel được đổ thành một dải gồm nhiều tấm san sát nhau, cách nhau cái thành ván khuôn, giống như ta chia bánh ngọt ấy, sau khi BT đạt cường độ thì cắt cáp (ko cần neo);
                Sau đó là dầm DUL (cái này thì chắc là không phải nói thêm). Đầu dầm có chừa lỗ theo phương đứng.
                Sau cùng là cột, thường là cột BTCT thông thường (kô làm DUL đâu nhé), nhưng dùng Bêtông Mác cao (khoảng 350# trở lên). Trên cột làm vai đỡ dầm, có sẵn một thanh thép DK D>=20mm để xỏ vào cái lỗ đầu dầm chờ sẵn nói trên, sau đó đổ vữa Sica vào (sau khi đã căn chỉnh vị trí). Dầm thường là LK khớp vào côt.
                Cột liên kết khớp với móng, do đó thép dọc trong cột chỉ đặt theo cấu tạo (thép có thể là D=16), do không có momen mà ly.
                Chân cột được để lỗ sẵn (thường là >=8 lỗ), trên mặt móng lại để >=8 thanh thép chờ sẵn; Cẩu cột vào vị trí, căn chỉnh rồi rót Sica vào thông qua các miệng lỗ bên thành cột, Coi như cột đã đứng vững.
                Sau khi lắp ghép xong hệ cột, dầm, sàn người ta đổ bù thêm một BT lưới thép lên mặt Panel, coi như để liền khối;
                Ở HN này dùng thể loại nay của BT Xuân mai, tôi cũng làm mấy Dự án rồi, cả mấy cái nhà máy rất to ở bên KCN Thăng Long.

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Bê tông cốt thép ứng lực trước + lắp ghép

                  Nguyên văn bởi center
                  Tôi thấy hình như các bác chưa làm về cái thể loại cấu kiện lăp ghép tiền chế này lắm thì phải; Đầu tiên là các tấm Panel DUL, căng cáp theo công nghệ có bám dính, các tấm Panel được đổ thành một dải gồm nhiều tấm san sát nhau, cách nhau cái thành ván khuôn, giống như ta chia bánh ngọt ấy, sau khi BT đạt cường độ thì cắt cáp (ko cần neo);
                  Sau đó là dầm DUL (cái này thì chắc là không phải nói thêm). Đầu dầm có chừa lỗ theo phương đứng.
                  Bạn có thể nói rõ hơn về thép chịu lực là cáp thép hay thanh thép cường độ cao, theo như bản vẽ thì nó giống thanh thép cường độ cao hơn là cáp thép.
                  Nếu bạn có bản vẽ chi tiết thì post lên cho anh em tham khảo thì tốt quá.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Bê tông cốt thép ứng lực trước + lắp ghép

                    Nguyên văn bởi center
                    Tôi thấy hình như các bác chưa làm về cái thể loại cấu kiện lăp ghép tiền chế này lắm thì phải; Đầu tiên là các tấm Panel DUL, căng cáp theo công nghệ có bám dính, các tấm Panel được đổ thành một dải gồm nhiều tấm san sát nhau, cách nhau cái thành ván khuôn, giống như ta chia bánh ngọt ấy, sau khi BT đạt cường độ thì cắt cáp (ko cần neo);
                    Sau đó là dầm DUL (cái này thì chắc là không phải nói thêm). Đầu dầm có chừa lỗ theo phương đứng.
                    Bạn có thể nói rõ hơn về thép chịu lực là cáp thép hay thanh thép cường độ cao, theo như bản vẽ thì nó giống thanh thép cường độ cao hơn là cáp thép.
                    Nếu bạn có bản vẽ chi tiết thì post lên cho anh em tham khảo thì tốt quá.

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Bê tông cốt thép ứng lực trước + lắp ghép

                      NHìn mấy tấm hình của Bác tôi lại nhớ đến đồ án môn học BTCT2 nhà công nghiệp (thì phải vì có 3 đồ án BTCT) việc các cấu kiện sử dụng UST chẳng có gì mới mẻ cả vì yêu cầu nhịp lớn, tải trọng lớn , giảm kích thước tiết diện nên đưa UST vào còn quan niệm tính toán, mô hinh thì như cũ thôi còn vấn đề mối nối lắp ghép rất nhiều kiểu tuỳ thuộc vào nhà sản xuất và phân ra 2 loại là mối nối ƯỚT và mối nối KHÔ và tất cả các mối nối này đều quan niệm là khớp

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Bê tông cốt thép ứng lực trước + lắp ghép

                        Tôi gửi các bác tham khảo mấy chi tiết chân cột, Panel, sàn đổ bù nhé.
                        Attached Files

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Bê tông cốt thép ứng lực trước + lắp ghép

                          Nguyên văn bởi center
                          Tôi gửi các bác tham khảo mấy chi tiết chân cột, Panel, sàn đổ bù nhé.
                          Cám ơn pác nhiều ! Nhưng cho tôi hỏi là cái đó thiết kế như thế nào? Nó có khác nhiều so với bê tông truyển thống hay không? Lý thuyết tính ? Ở chỗ mối nối nó được tính bằng lý thuyết hay qua thí nghiệm thực tế? Một số câu hỏi xin pác chỉ giúp?????????

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Bê tông cốt thép ứng lực trước + lắp ghép

                            Chào thanhvina45.
                            Mình là Hoà làm việc tại phòng công nghệ Vinaconex Xuân Mai và đang trực tiếp thực hiện thiết kế loại kết cấu này.
                            Nếu tôi không nhầm thì bức ảnh mà bạn post lên là của công trình Gốm sứ Trúc Sơn tại Hà Tây.
                            Xin giới thiệu với mọi ngưòi, công nghệ lắp ghép này là kết quả của hợp đồng chuyển giao công nghệ giữa TCT Vinaconex và tập đoàn Rauvaux Bỉ ( chứ không phải là Pháp như bác Xuan Thuy nói).
                            Về dự ứng lực trước thì về nguyên tắc, các cấu kiện chịu uốn như dầm sàn thì mới có lợi, tuy nhiên trong 1 số trường hợp thì có thể ứng suất trước cho các cấu kiện chịu nén như cọc, cột đề tăng chiều dài 1 đoạn cọc chẳng hạn.
                            Về cấu tạo và mô hình tính toán:
                            Liên kết giữa tấm sàn và dầm, dầm và cột, vách lõi là khớp, vì vậy khi tính toán cho các cấu kiện này coi như là dầm đơn giản và tính riêng rẽ cho từng cấu kiện .
                            Liên kết giữa cột và móng, cột tầng trên và tầng dưới có thể là khớp hay ngàm( có thể tính toán chịu momen) tuỳ vào cấu tạo.
                            Hai loại liên kết chủ yếu giữa cột với móng và móng là cốc và loại liên kết thép chờ xỏ lỗ.

                            Về lí thuyết tính:
                            Đối với việc tính toán các cấu kiện ứng lực trước thì không có vấn đề gì vì các tiêu chuẩn của ACI, PCI đều đã có rất rõ ràng, thậm chí tiếu chuẩn VN của mình cũng đã có. Tôi nghĩ việc tính toán này không có vấn đề gì ( chúng tôi có đầy đủ bảng tính theo PCI), vấn đề ở đây đúng chỉ là ở mối nối. Tuy nhiên ngay cả trên thế giới cũng chưa có cái nào để tính cho mối nối cả thì phải, hay thậm chí đối với kết cấu toàn khối tại các vị trí nút khung ta cũng dựa và phân tích định tính để bố trí cấu tạo chứ không thể nói là tính toán được.
                            Tuy nhiên, có thể chứng minh khả năng của mối nối thông qua thí nghiêm các mối nối thường gặp ( thế giới hơn ta là họ thí nghiệm rất nhiều và nhiều tiêu chuẩn quy phạm cũng dựa vào các thực nghiệm này). Xuân Mai cũng kết hợp với IBST và 1 số hiệp hội ( tôi không nhớ tên) để tiến hành thí nghiệm để đưa ra các quy phạm về mối nối (ở đây gọi là quy phạm thì ko đúng, tuy nhiên nó sẽ là tiền đề sau này.)
                            Về vật liệu:
                            Bêtông thường sủ dụng mác tương đối đến cao( cột thường mác 450, 600, dầm sàn mác 450, cọc có thể đến mác 700..).
                            Cáp ứng lực trước cường độ cao nhập của Malaysia, T5, T7, T12.7.., đây là loại cáp đặc chủng có gân sần để tăng độ dính bám.

                            Về độ linh hoạt:
                            Cũng rất tự hào giới thiệu với mọi người thì Xuân Mai đã thi công rất nhiều loại công trình ( Nhà cao tầng như khu Trung Hoà Nhân Chính, 25T Vimeco, 25 T Syrena Hotay..., nhà công nghiệp thì rất nhiều ở khu Thăng Long, Quang Minh, cầu, gara..)
                            Về tiết diện panen: có 2 loại chủ yếu là tấm sàn đặc và tấm sàn rỗng có xốp với bề dày điển hình là 6+6, 8+6, 15+5, 15+6, 19+6, 20+5, 24+6, 30+6, bề rộng 1020, 1080, 1150, 1196, 1246.( chỉ số trước là bề dày tấm đúc trong nhà máy, chỉ số sau là chiều dày lớp đổ bù tại công trường, độ dày tấm thì phụ thuộc vào tải trọng và nhịp tấm).
                            Tiết diện dầm cũng rất đa dạng, chiều dài có thể đến 30m...
                            Cột thì gần như hình dạng nào cũng có ( tròn, chữ nhật, L, H )

                            Xin giới thiệu sơ qua với mọi người vài nét.

                            Chào Thanhvina45, đợt vừa rồi có cậu Viên ra phòng mình làm, xếp Bùi thì cũng ra vào luôn. 45 là ruột thịt của Xuân Mai đấy, phòng Công nghệ ngoài naỳ đã lớn lắm rồi ( 25 KS và KTS+ 2 chuyên gia của Bỉ), có gì liên hệ mình trao đổi thêm.

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Bê tông cốt thép ứng lực trước + lắp ghép

                              Nguyên văn bởi hoa11
                              Chào thanhvina45.
                              Mình là Hoà làm việc tại phòng công nghệ Vinaconex Xuân Mai và đang trực tiếp thực hiện thiết kế loại kết cấu này.
                              Nếu tôi không nhầm thì bức ảnh mà bạn post lên là của công trình Gốm sứ Trúc Sơn tại Hà Tây.
                              Xin giới thiệu với mọi ngưòi, công nghệ lắp ghép này là kết quả của hợp đồng chuyển giao công nghệ giữa TCT Vinaconex và tập đoàn Rauvaux Bỉ ( chứ không phải là Pháp như bác Xuan Thuy nói).
                              Về dự ứng lực trước thì về nguyên tắc, các cấu kiện chịu uốn như dầm sàn thì mới có lợi, tuy nhiên trong 1 số trường hợp thì có thể ứng suất trước cho các cấu kiện chịu nén như cọc, cột đề tăng chiều dài 1 đoạn cọc chẳng hạn.
                              Về cấu tạo và mô hình tính toán:
                              Liên kết giữa tấm sàn và dầm, dầm và cột, vách lõi là khớp, vì vậy khi tính toán cho các cấu kiện này coi như là dầm đơn giản và tính riêng rẽ cho từng cấu kiện .
                              Liên kết giữa cột và móng, cột tầng trên và tầng dưới có thể là khớp hay ngàm( có thể tính toán chịu momen) tuỳ vào cấu tạo.
                              Hai loại liên kết chủ yếu giữa cột với móng và móng là cốc và loại liên kết thép chờ xỏ lỗ.

                              Về lí thuyết tính:
                              Đối với việc tính toán các cấu kiện ứng lực trước thì không có vấn đề gì vì các tiêu chuẩn của ACI, PCI đều đã có rất rõ ràng, thậm chí tiếu chuẩn VN của mình cũng đã có. Tôi nghĩ việc tính toán này không có vấn đề gì ( chúng tôi có đầy đủ bảng tính theo PCI), vấn đề ở đây đúng chỉ là ở mối nối. Tuy nhiên ngay cả trên thế giới cũng chưa có cái nào để tính cho mối nối cả thì phải, hay thậm chí đối với kết cấu toàn khối tại các vị trí nút khung ta cũng dựa và phân tích định tính để bố trí cấu tạo chứ không thể nói là tính toán được.
                              Tuy nhiên, có thể chứng minh khả năng của mối nối thông qua thí nghiêm các mối nối thường gặp ( thế giới hơn ta là họ thí nghiệm rất nhiều và nhiều tiêu chuẩn quy phạm cũng dựa vào các thực nghiệm này). Xuân Mai cũng kết hợp với IBST và 1 số hiệp hội ( tôi không nhớ tên) để tiến hành thí nghiệm để đưa ra các quy phạm về mối nối (ở đây gọi là quy phạm thì ko đúng, tuy nhiên nó sẽ là tiền đề sau này.)
                              Về vật liệu:
                              Bêtông thường sủ dụng mác tương đối đến cao( cột thường mác 450, 600, dầm sàn mác 450, cọc có thể đến mác 700..).
                              Cáp ứng lực trước cường độ cao nhập của Malaysia, T5, T7, T12.7.., đây là loại cáp đặc chủng có gân sần để tăng độ dính bám.

                              Về độ linh hoạt:
                              Cũng rất tự hào giới thiệu với mọi người thì Xuân Mai đã thi công rất nhiều loại công trình ( Nhà cao tầng như khu Trung Hoà Nhân Chính, 25T Vimeco, 25 T Syrena Hotay..., nhà công nghiệp thì rất nhiều ở khu Thăng Long, Quang Minh, cầu, gara..)
                              Về tiết diện panen: có 2 loại chủ yếu là tấm sàn đặc và tấm sàn rỗng có xốp với bề dày điển hình là 6+6, 8+6, 15+5, 15+6, 19+6, 20+5, 24+6, 30+6, bề rộng 1020, 1080, 1150, 1196, 1246.( chỉ số trước là bề dày tấm đúc trong nhà máy, chỉ số sau là chiều dày lớp đổ bù tại công trường, độ dày tấm thì phụ thuộc vào tải trọng và nhịp tấm).
                              Tiết diện dầm cũng rất đa dạng, chiều dài có thể đến 30m...
                              Cột thì gần như hình dạng nào cũng có ( tròn, chữ nhật, L, H )

                              Xin giới thiệu sơ qua với mọi người vài nét.

                              Chào Thanhvina45, đợt vừa rồi có cậu Viên ra phòng mình làm, xếp Bùi thì cũng ra vào luôn. 45 là ruột thịt của Xuân Mai đấy, phòng Công nghệ ngoài naỳ đã lớn lắm rồi ( 25 KS và KTS+ 2 chuyên gia của Bỉ), có gì liên hệ mình trao đổi thêm.
                              Có một vài vấn đề nhờ anh Hòa giải thích giúp:
                              1) Việc xác định tổn hao ứng suất như thế nào? Các dây chuyền công nghệ khác nhau thì việc xác định hao tổn ứng suất cũng khác nhau đúng khổng? Vậy đối với dây chuyền công nghệ của Xuân Mai và 45 thì sao? Anh Hòa có thể cung cấp cho em lý thuyết và một vài cụ thể về vấn đề này được không? Em rất quan tâm !
                              2) Khi tính toán cốt thép DƯL cho dầm ( ví dụ dầm DT) thì quan niệm tính toán của mình xem nó là cấu kiện tiết diện chữ T (qui đổi qua tiết diện tương đương để tính) hay là tính toán theo cấu kiện tiết diện hình chữ nhật ( sau khi đã đổ bù sàn)
                              Cậu ra ngoài ấy là bạn học của em. Cám ơn Hòa trước nha!

                              Ghi chú

                              casino siteleri bahis siteleri
                              erotik film izle Rus escort gaziantep rus escort
                              deneme bonusu veren siteler deneme bonusu deneme bonusu veren siteler
                              bahis siteleri
                              bahisnow giri? casinoslot sultanbet giri? grandpashabet giri?
                              hd sex video
                              Mobilbahis
                              antalya escort bayan
                              gaziantep escort
                              betpas gncel link
                              gaziantep escort
                              bonus veren siteler
                              pinbahis pinbahis dizitune.com
                              bostanci escort pendik escort
                              ?stanbul Escort
                              Car Fuck XXX ????? ???????? ?????? ? ???? ????? sexo gay gratis xxxx
                              betbonusking.com deneme bonusu
                              deneme bonusu veren siteler deneme bonusu veren siteler bonus veren siteler
                              gvenilir casino siteleri
                              Kacak iddaa Siteleri
                              mraniye escort sancaktepe escort
                              quixproc.com
                              Working...
                              X