QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Bê tông cốt thép ứng lực trước + lắp ghép

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: Bê tông cốt thép ứng lực trước + lắp ghép

    Nguyên văn bởi thanhvina45

    Có một vài vấn đề nhờ anh Hòa giải thích giúp:
    1) Việc xác định tổn hao ứng suất như thế nào? Các dây chuyền công nghệ khác nhau thì việc xác định hao tổn ứng suất cũng khác nhau đúng khổng? Vậy đối với dây chuyền công nghệ của Xuân Mai và 45 thì sao? Anh Hòa có thể cung cấp cho em lý thuyết và một vài cụ thể về vấn đề này được không? Em rất quan tâm !
    2) Khi tính toán cốt thép DƯL cho dầm ( ví dụ dầm DT) thì quan niệm tính toán của mình xem nó là cấu kiện tiết diện chữ T (qui đổi qua tiết diện tương đương để tính) hay là tính toán theo cấu kiện tiết diện hình chữ nhật ( sau khi đã đổ bù sàn)
    Cậu ra ngoài ấy là bạn học của em. Cám ơn Hòa trước nha!
    Em xin phép được múa rìu qua mắt thợ . Theo e được biết, tính toán hao ứng suất nếu muốn chính xác phụ thuộc rất nhiều yếu tố chứ ko chỉ dây chuyền công nghệ, ví dụ như vật liệu sử dụng, thời gian chất tải, ứng suất căng trước,... Còn khi tính toán dầm dự ứng lực thì ta ko tính nó theo tiết diện chữ T hay chữ nhật mà tính theo tiết diện tổ hợp (sau khi đổ bù sàn, phần đúc sẵn là chữ nhật, phần đổ bù là 1 chữ nhật khác đặt lên trên). Cách tính các cốt thép chờ liên kết 2 phần này đã được nêu trong ACI318-02.
    Trên đây là những j e biết muốn chia sẻ với mọi ng, nếu có j sai mong các anh chỉ bảo cho

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: Bê tông cốt thép ứng lực trước + lắp ghép

      Nguyên văn bởi Thanhxd
      Theo mình thì kết cấu lắp ghép dự UL bán tiền chế về mặt mối nối và thi công cũng như quan niệm thiết kế không khác với công nghệ lắp ghép của những năm 80 mấy ,chỉ khác là dùng thép DUL vượt khẩu độ thôi.
      Về mối nối và sàn đổ bù hoàn toàn không có gì mới mẻ.
      Quan niệm tính toán đơn giản hơn so với post-tensioned.Theo mình khó khăn nhất vẫn là phần tính block d'about và tính losses of prestress vì trong PCI ,FIP + BS đều không nêu rõ cụ thể.Điều hạn chế lớn nhất là không phải ai cũng làm được. vì công nghệ chế tạo panneaux thuộc độc quyền của mỗi VINACONEX XUÂN MAI mà thôi !
      Có ai hứng thú thì cùng trao đổi phần tính toán nhé.
      Nội dung mà bạn Ninh nói hoàn toàn chính xác.
      Hao ứng suất thì chỉ cần 4 yếu tố. Relaxation(chùng cốt thép ) ,shkrinage(co ngót + biến dạng đàn hồi ) ,creep (từ biến ),deformation anchor(biến dạng neo ko cần thiết lắm )....Nếu tính theo ACI thì rất rõ ràng.Còn theo BS ,CEBFIP..thì phải dựa vào các giá trị thực nghiệm.Ví dụ : Giá trị 1000h , độ ẩm ,tuổi bê tông ,hàm lượng nước..
      Đúng như vậy, vấn đề bây j ko nằm ở chỗ tính toán, mà vấn đề chính là chỉ có Vina XM nắm đc công nghệ, vì vậy các cty khác có làm đc chủ đầu tư cg ko tin. Như cty mình vẫn phải thuê XM thiết kế phần lắp ghép vì chủ đầu tư yêu cầu thế, bên mình chỉ đc làm phần móng thôi.
      Mình cg đg nghiên cứu về vấn đề này, nếu đc trao đổi với bạn thanhxd thì tốt quá. Mail của mình: juve1897_2006@yahoo.com
      Tiện đây, mình muốn hỏi là có ai từng tính BT ƯLT theo Eurocode chưa? Nếu ai có Eurocode 2 thì post lên cho mọi ng down với nhé. Cảm ơn trước luôn!

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: Bê tông cốt thép ứng lực trước + lắp ghép

        Nguyên văn bởi ninh47xd
        Nếu ai có Eurocode 2 thì post lên cho mọi ng down với nhé. Cảm ơn trước luôn!
        Anh Ninh ơi , cái này thì em có , anh xem thử nhé !
        Món này em cũng đang trong giai đoạn tìm hiểu . Anh và các bác cứ tiếp tục thảo luận nữa nhé
        Attached Files

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: Bê tông cốt thép ứng lực trước + lắp ghép

          @ hiep: Cảm ơn Hiệp nhé. Chúc chú thi tốt. Có kq thi OLP chưa?
          @ Thanhxd: mình đang làm cho VINACONSULT mà, bên mình đá bóng kém RD . Mình có bản tính của XM rồi, nhưng TM thì chưa có, nếu bạn có thể gửi cho mình đc thì tốt quá. Mail của mình: juve1897_2006@yahoo.com. Cảm ơn trước nhé!

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: Bê tông cốt thép ứng lực trước + lắp ghép

            Bạn Hoa11 ơi, cho mình xin cái số dt nào.
            Mình đang làm cái phân tích kinh tế cho 1 số pá kết cấu cho 1 ct .
            Rất mong có sự hợp tác.
            Thanks
            Trời mưa chó chạy vô nhà
            Mấy thằng kỹ thuật chạy ra công trường
            Tèn ten ten

            Ghi chú


            • #21
              Ðề: Bê tông cốt thép ứng lực trước + lắp ghép

              Hi

              It's not practical for post-tensioned columns except for controlling concrete shortening at high-rise building where differential movement occured. I applied this one for one project at Dubai but quite complicated.

              For precast post-tensioning beam, it's simply designed as single span beam ( can used software or manual calculation) where RC beam could not pass for limit state design. The advantage of PT is minimise long term deflection. PT is mainly contribute the ultimate capcity while normal reo is additional where P/A <1.2 or where section is not allowed for too much prestressing.

              There is annother application for PT, it combines between precast and insitu when we design (for conservative) it treats as insitu.

              If it is not clear, rasie questions. I'm happy to share with you because I was the first student applying PT technology for my final project at VN school. So I'm still interesting in this technology. I'm appriciated if you share this to me.

              Regards

              Toan Pham

              Ghi chú


              • #22
                Ðề: Bê tông cốt thép ứng lực trước + lắp ghép

                Nguyên văn bởi Thanhxd
                Theo mình thì kết cấu lắp ghép dự UL bán tiền chế về mặt mối nối và thi công cũng như quan niệm thiết kế không khác với công nghệ lắp ghép của những năm 80 mấy ,chỉ khác là dùng thép DUL vượt khẩu độ thôi.
                Về mối nối và sàn đổ bù hoàn toàn không có gì mới mẻ.
                Quan niệm tính toán đơn giản hơn so với post-tensioned.Theo mình khó khăn nhất vẫn là phần tính block d'about và tính losses of prestress vì trong PCI ,FIP + BS đều không nêu rõ cụ thể.Điều hạn chế lớn nhất là không phải ai cũng làm được. vì công nghệ chế tạo panneaux thuộc độc quyền của mỗi VINACONEX XUÂN MAI mà thôi !
                Có ai hứng thú thì cùng trao đổi phần tính toán nhé.
                Nội dung mà bạn Ninh nói hoàn toàn chính xác.
                Hao ứng suất thì chỉ cần 4 yếu tố. Relaxation(chùng cốt thép ) ,shkrinage(co ngót + biến dạng đàn hồi ) ,creep (từ biến ),deformation anchor(biến dạng neo ko cần thiết lắm )....Nếu tính theo ACI thì rất rõ ràng.Còn theo BS ,CEBFIP..thì phải dựa vào các giá trị thực nghiệm.Ví dụ : Giá trị 1000h , độ ẩm ,tuổi bê tông ,hàm lượng nước..
                Em đang làm Đồ án thiết kế nhà công nghiệp nhịp 20m, nhưng dùng cấu kiện roof-element là pre-stressed concrete Double-T, thiết kế theo Eurocode. Phần kiểm tra cho SLS liên quan đến Tổn hao ứng suất thì ổn rồi, chỉ hơi phức tạp khi tính tổn hao do Creep thôi.
                Tuy nhiên em vướng 1 chút ở phần kiểm tra cho ULS (Ultimate Limit State), vì nếu theo cấu kiện BTCT thường thì biến dạng của thép coi gần như vô hạn, tính chiều cao vùng chịu nén khi biến dạng của BT đạt tới xích ma(cu2) (~0,35%), cường độ BT đạt fcd. Còn đối với cấu kiện BTCT ULT thì biến dạng của thép dự ứng lực ra sao?? Có đúng bd này gồm 2 thành phần: 1tp tuong ứng với bd của BT và 1tp do lực căng trong thép (đã kể đến losses)?? Liệu có giá trị strain limit nào không hay vẫn lấy vô hạn như BTCT thường? Vì theo 1 professor suggest thì strain limit trong thép DUL <= 2%.
                Các bác trao đổi giùm nhé. Thanks các bác! Mà ko hiểu cấu kiện kiểu này giờ có phổ biến ở nhà ko nhỉ

                Ghi chú

                Working...
                X