QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Đặt thép cho các vách

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Đặt thép cho các vách

    Các Anh cho em hỏi?. Thiết kế nhà dạng vách thường có yêu cầu đảm bảo độ cứng của vách không đổi trên suốt chiều cao nhà, tức là bề dày của vách lõi không đổi. Thế còn thép đặt trong các vách thì sao. Ta nên đặt trên suốt chiều cao của vách hay cũng cứ vài tầng lại tính toán lại và giảm thép đi.
    Em đã xem TCXD198-1997 Nhưng không thấy nói rõ. Các anh giới thiệu cho em một vài tài liệu với, Tiếng Việt thì càng tốt.
    In quick contact: 0983.318405

  • #2
    Người ta không yêu cầu là phải giữ nguyên độ cứng theo chiều cao nhà mà yêu cầu không được thay đổi đột ngột độ cứng của các cấu kiện chịu tải trọng ngang. Nếu tôi không nhầm thì sự thay đổi về độ cứng không được vượt quá 30%( có ai nhớ chính xác thì bổ xung nhé)
    NHẤT NGHỆ TINH NHẤT THÂN VINH

    Ghi chú


    • #3
      Theo mình khi thiết kế thép vách cho nhà cao tầng thì không thể bố trí thép chạy suốt một mạch từ dưới lên trên vì như vậy là không hợp lý về bài toán kinh tế và phân bố nội lực trong vách thang . Xin thưa với bạn không chỉ vách mà cột trong thiết kế người ta cũng giảm tiết diện hoặc diện tích cốt thép theo chiều cao của nhà .
      Khi giảm tiết diện cột hoặc vách cần lưu ý đến chuyển vị ngang của công trình theo hai phương xem có đáp ứng được không???.
      Thực tế là hiện nay anh em kỹ sư thiết kế nhà cao tầng đang làm như vậy
      Nhưng trong TCXDVN phần tính toán gió động khi tính toán chuyển vị ngang đơn vị hàm (Y)thì lại yêu độ cứng của nhà không thay đổi theo chiều cao, điều này lại đang mâu thuẫn với anh em mình ???
      Nhưng đành phải lờ qua vậy!!! chờ xem tiêu chuẩn chỉnh sửa cho phù hợp!

      Ghi chú


      • #4
        Toi nghi viec giam thep cho vach la deu nen lam, no lien quan den loi ich kinh te va tinh hop ly cua ket cau. Nhu chung ta biet, do cung cua vach duoc quyet dinh chu yeu boi dai luong EJ cua mat cat tiet dien, trong do phan Betong co vai tro chinh, phan cot thep anh huong khong
        dang ke, do vay neu chung ta khong thay doi Mac Betong cung nhu tiet dien cua vach ma chi thay doi ham luong cot thep thi toi nghi cung tot. Khong biet moi nguoi suy nghi the nao?
        Mr. Nguyen Tat Tam
        Structural Dept No3 VNCC

        Ghi chú


        • #5
          Về vấn đề cột vách nhà cao tầng

          Các bạn thiết kế kết cấu thân mến, tôi có mấy ý kiến về cột vách nhà cao tầng như sau:
          - Cột vách nhà cao tầng nhìn chung là các kết cấu chịu nén (là chính) của công trình. Do đó tôi có quan điểm như sau: nên sử dụng bê tông mác cao đối với cấu kiện chịu nén lớn (cột, vách các tầng dưới) và giảm dần lên trên sẽ đạt hiệu quả cao như: có thể giảm tiết diện cột hoặc cốt thép một cách hợp lý, tăng diện tích sử dụng, đáp ứng yêu cầu kiến trúc. Có thể và nên sử dụng nhiều mác bê tông trong một công trình (miễn là phân định rõ ràng để thi công tránh lầm lẫn).
          - Vách cứng của công trình cao tầng nên bố trí thành tiết diện hộp kín thì hiệu quả tăng lên rất nhiều so với tăng chiều dày vách.
          - Tôi thấy khuyến cáo của tiêu chuẩn TCXD 198:1997 về tỷ lệ tiết diện vách cứng trên diện tích sàn bằng mỗi con số 1,5% là chưa ổn, vì công trình thuộc loại cao tầng có số tầng thay đổi trong phạm vi rộng (9->30 tầng) nên cho thành một khoảng hay là một hàm số có liên quan đến diện tích mặt bằng và độ cao thì hợp lô gic hơn. Có đồng chí nào đã đúc rút được kinh nghiệm này, xin thảo luận để anh em cùng được biết.

          Ghi chú


          • #6
            Co the su dung mac BT cot khac voi dam (khong chenh nhieu) can biet ung suat trong nut no ra sao, lieu cuong do vat lieu tai nut (co dam hai phuong)co tang tuong tu nhu khi chiu nen cuc bo hay khong, neu ban nao co tai lieu cap cho anh em tham khao thi hay qua. Neu lam ro duoc van de nay thi se rat tiet kiem vi dam san thuong khong can mac cao nhu cot.

            Ghi chú


            • #7
              Sorry bác nha nhưng forum có chức năng đánh tiếng việt rồi đấy , để cho mọi người dễ đọc ấy mà
              [COLOR=RoyalBlue]

              Ghi chú


              • #8
                Xin lỗi các bác, vì chua biết dùng, lính moi mà, sẽ học ngay.

                Ghi chú


                • #9
                  heee

                  cố học đi nhé cưng

                  Ghi chú


                  • #10
                    kekeke

                    Tính toán vách và cột nhà cao tầng mà bảo là cột và vách chịu chủ yếu là lực dọc N liệu có đúng không, còn lực cắt Q thì sao. Có cậu nào ở HN thì đến phố Hoa Lư mua quyển Tính toán BTCT theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ viết bằng tiếng việt để đọc đi.

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Đặt thép cho các vách

                      viec tinh toan vach chiu luc trong sap nhu the nao?? va tu noi luc va ung suat ta tinh thep ra sao???

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Đặt thép cho các vách

                        Theo các bác tinh toán vách c­ung bàng Sap hay Etab la hay hon.Bác nào có kinh nghiẹm vè ván đè này thì chỉ giáo cho anh em vói

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Đặt thép cho các vách

                          Theo TCVN khi tính nhà cao tầng, ta có thể thay đổi kích thước của cột, chiều dày vách cũng có thể thay đổi nhưng không nên. còn cốt thép trong vách và cột dứt khoát là phải thay đổi để đảm bảo về vấn đề kinh tế và hợp lý của phương án thiết kế.
                          Trong qui phạm về tính gió động, để tính gió động lên công trình cao tầng cần phải xác định các tần số dao động riêng và các dạng dao động riêng tương ứng. trong TCVN có đưa ra công thức gần đúng để tính tần số và dạng ddr 1,2,3 trong trường hợp thanh công xôn có độ cứng không đổi theo chiều cao. Tuy nhiên, nếu công trình của ta có độ cứng thay đổi thì nên dùng ETABS để giải tìm tần số và các dạng dao động riêng, rồi nhập vào công thức tính gió động cho chính xác.
                          Nếu làm theo công thức kinh nghiệm của TCVN như bạn nói thì việc chọn và bố trí tầng cứng vào nhà cao tầng còn có ý nghĩa gì?

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Đặt thép cho các vách

                            Hiện tại ở Việtnam chưa có tiêu chuẩn hướng dẫn thiết kế vách, lõi. Vậy trên thực tế các công ti của VN thiết kế các cấu kiện đó dựa trên cơ sở nào? Nguyên lí tính toán ra sao? Mong các bác chỉ giúp! Nếu có tài liệu thì giới thiệu cho mọi người cùng tham khảo!

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Đặt thép cho các vách

                              Câu hỏi của bạn Trungxd1 theo tôi là khó trả lời, vì đụng đến vấn đề tế nhị là các nhà cao tầng đã xây dựng thì đã nhiều, nhà nào cũng dùng vách, lõi.. trong khi TCVN thì chỉ mới nêu đến vấn đề cấu tạo cốt thép cho vách và lõi mà chưa đề cập đến các công thức tính toán. Nếu thế thì chứng tỏ lâu nay chúng ta chỉ là làm mò hay sao!
                              Thực ra, cũng có một số công trình cao tầng nhưng phần thiết minh tính toán lại rất thô sơ, theo kiểu dùng kinh nghiệm là chính!?..
                              Theo chúng tôi, chúng ta nên tính các vách, lõi BTCT theo 2 phương án :
                              - Dùng các dạng phần tử Piel (thin wall) và Spandrel của ETABS2000 để tính cốt thép trong vách, lõi, các cột dị hình (chữ thập, chữ L,..) theo tiêu chuẩn UBC (hay ACI). Bạn có thể xem phần cơ sở lý thuyết về lập trình ứng dụng trong phần “Shear wall design manual” kèm theo phần mềm này. Ta thấy ngay cả lý thuyết tính toán cột lệch tâm xiên của UBC và ACI cũng đã ưu việt hơn rất nhiều so với một số công thức kiểm tra của TCVN chứ chưa nói đến việc thiết kế dầm cao (spandrel) và tường vách.
                              - Có thể linh động vận dụng TCVN về tính cấu kiện nén-uốn phẳng, dùng giá trị nội lực màng F11 [kgf/m], M11[kgfm/m] và F22, M22 của các tổ hợp bất lợi F11max, F11min, M11max, M11min,.. để tính thép phân bố theo phương 1 và 2 (cho các phần tử Shell). Sau đó kiểm tra lại lượng thép này ở những vị trí xung yếu trong vách theo giá trị ứng suất kéo chính trong bê tông.
                              Cuối cùng, quyết định cách bố trí cốt thép trong vách theo kinh nghiệm dựa trên sự phân tích về kết quả tính theo cả hai cách trên.
                              Hai quyển sách rất cũ nhưng cũng có thể tham khảo thêm là “Tính toán và cấu tạo nhà lắp ghép nhiều tầng” của tác giả Nguyễn Thế Hồng và “Tính toán hệ chịu lực của nhà nhiều tầng” của V.Z.Vlaxov, bạn có thể ra quầy sách cũ mua hạ giá 70%
                              Điều quan trọng là cần hiểu chúng ta không phải tính trực tiếp trên công trình thật, chịu các tác động thật của môi trường mà chỉ tính trên một mô hình kết cấu thay thế, chịu tác dụng của các lực thay thế tương đương mà thôi. Vậy nếu mô hình kết cấu và mô hình tải trọng thay thế không phản ảnh được đúng sự ứng xử của công trình trong thật tế thì kết quả sẽ không dùng được.

                              Ghi chú

                              Working...
                              X