QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Kinh nghiệm cọc ở Mỹ

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Kinh nghiệm cọc ở Mỹ

    Kinh nghiệm Florida:
    Chiều dài cọc ĐÓNG không cần thiết kế trước (chiều dài cọc nhồi thì phải thiết kế trước).
    1. Trong giai đoạn thiết kế, chỉ thiết kế tiết diện (thường là 45x45 và 60x60 ở Florida cho công trình cầu) và định ra sức chịu tải yêu cầu (ví dụ cực hạn 250 tấn). Đôi khi quy định thêm minimum tip elevation để cọc stable dưới tải trong ngang.

    2. Đóng cọc thí nghiệm PDA, từ đó xác định chiều dài cọc và driving criteria (ví dụ nếu Stroke là 1.5 m thì cần 100 nhát/0.3m, stroke 1.6 m thì cần 80 nhát/ 0.3m, 2m thì cần 36 nhát/ 0.3m….tùy theo đất, búa, & sức chịu tải...)

    3. Đóng cọc đại trà với chiều dài cọc và criteria xác định trong bước 2.

    Tuy nhiên, tôi không biết ở Việt nam có cho phép bản vẽ thiết kế mà không cho biết trước chiều dài cọc không. Ở Florida, 95% cọc là không có mối nối, đoạn cọc dài nhất mà tôi gặp là 35m. Mối nối (cho 5% trường hợp còn lại) thường chỉ xảy ra khi yêu cầu cọc phải dài hơn 35m. Mối nối thường là SURELOCK, rất bền vững.

    LẠ LÙNG TRONG THIẾT KẾ CỌC CÔNG TRÌNH TƯ NHÂN (Newyork, Miami,...):
    1 số công trình tư nhân (khách sạn...), người thiết kế cọc không thiết kế gì cả !!!! Họ chỉ đưa ra quy định sức chịu tải bao nhiêu (ví dụ 100 tấn), nhà thầu tự "thiết kế" và thi công cọc (cọc gì cũng được, augercast, minicaisson, driven pile, what ever) của mình sao cho đạt yêu cầu (kiểm chứng bằng thí nghiệm trên những cọc mà tư vấn nghĩ rằng xấu nhất). Tiết diện thậm chí do nhà thầu "thiết kế" ra, miễn là phải lớn hơn mức minimum do tư vấn quy định. Kiểu này rất có lợi là nhà thầu tha hồ sáng tạo ra các công nghệ thi công cọc mới.

    Cái kiểu này tương tự với thiết kế tường chắn loại proprietary walls (ví dụ như tường MSE), thằng thiết kế chả thiết kế gì cả, chỉ kiểm tra ổn định tổng thể, còn thằng thi công phải thiết kế & thi công để đạt được những yêu cầu mà tư vấn đặt ra. Ví dụ tường MSE thì thằng thi công phải "thiết kế" chiều dài của geogrid/ geotextiles....
    Last edited by ngthai; 06-09-2006, 10:56 PM.

  • #2
    Ðề: Kinh nghiệm cọc ở Mỹ

    Tớ đang làm một công trình design/build ở Washington. Vì là design/build nên thiết kế và thi công là partner. Thường trong những dự án kiểu này bên thi công sẽ quyết định loại cọc sao cho phù hợp với thiết bị thi công và kinh nghiệm sẵn có của họ. Bên thiết kế căn cứ vào lựa chọn của bên thi công để tính. Lúc tính thì thằng geotech lo phần sức chịu tải theo độ sâu đồng thời đưa ra các thông số cơ học của đất dùng trong phân tích tải trọng ngang cho thằng kết cấu. Thằng kết cấu mới là thằng quyết định chiều dài cọc và thiết kế chi tiết cốt thép cho cọc. Chiều dài cọc được quyết định dựa trên sức chịu tải đứng theo độ sâu và chuyển vị cho phép theo phương ngang. Việc của thằng geotech vì vậy theo tớ là khá nhàn. Lúc ở VN quen làm từ A-Z sang đây chuyên môn hóa thấy đời tươi hơn hẳn.

    Làm MSE wall thì tớ là thằng geotech chính chỉ tính ổn định tổng thể, sức chịu tải và dự đoán độ lún. Thằng da đen (thường là các hãng cung cấp vật liệu làm tường - tớ hiện đang thuê Foster) sẽ phải tính cụ thể chiều dài của reinforcements (kiểm tra internal stability).

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Kinh nghiệm cọc ở Mỹ

      Hị hị! Đúng là làm ăn kiểu Mĩ.
      Tự do thoải mái hết cỡ, miễn là sản phẩm đạt yêu cầu.
      He he
      Nhưng mà hình như họ cũng chỉ áp dụng cho công trình tư nhân và nhỏ thôi chứ.
      Chứ công trình lớn thì chắc vẫn phải thiết kế đầy đủ, chứ cứ mặc anh thi công thì cũng lắm rủi ro.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Kinh nghiệm cọc ở Mỹ

        Đúng là kiểu ông thiết kế ngồi viết recommendation xong rồi để ông thi công múa tay trong bị thường chỉ áp dụng cho các công trình vừa và nhỏ. Các công trình lớn (giao thông, cơ sở hạ tầng...) ở Mỹ hiện nay thường làm theo kiểu design/build. Nếu làm theo kiểu này thì ngay từ đầu, thằng thi công và thằng thiết kế đã phải team với nhau để đi đấu thầu. Nếu trúng thì cả 2 sẽ nhảy vào làm. Thằng thiết kế vẽ hôm nay thì thằng thi công làm ngày mai. Làm kiểu này cực kỳ hiệu quả (việc chạy băng băng), tránh được nhiều lãng phí và rủi ro. Nguyên nhân chính bởi bên thiết kế và thi công bây giờ là người một nhà (lời hưởng, lỗ chịu) thành thử bất cứ lúc nào thích cũng có thể ngồi với nhau. Ngoài hiện trường có gì khác thường lập tức thiết kế sẽ phải có điểu chỉnh ngay tắp lự để phù hợp với thực tế. Cái khó khi làm kiểu này là hai thằng thiết kế thi công phải môn đăng hộ đối hoặc phải hợp cạ với nhau một chút. Một thằng giỏi hơn thằng kia là dăm bữa nữa tháng sẽ đường ai nấy đi ngay. Cường độ làm việc kiều trong các dự án design/build cũng khá choáng váng. Tuy nhiên đối với cánh trẻ, làm design/build lên tay nghề hơi bị nhanh.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Kinh nghiệm cọc ở Mỹ

          Nguyên văn bởi ngthai
          Tuy nhiên, tôi không biết ở Việt nam có cho phép bản vẽ thiết kế mà không cho biết trước chiều dài cọc không. Ở Florida, 95% cọc là không có mối nối, đoạn cọc dài nhất mà tôi gặp là 35m. Mối nối (cho 5% trường hợp còn lại) thường chỉ xảy ra khi yêu cầu cọc phải dài hơn 35m. Mối nối thường là SURELOCK, rất bền vững.......... thằng thiết kế chả thiết kế gì cả, chỉ kiểm tra ổn định tổng thể, còn thằng thi công phải thiết kế & thi công để đạt được những yêu cầu mà tư vấn đặt ra. Ví dụ tường MSE thì thằng thi công phải "thiết kế" chiều dài của geogrid/ geotextiles....
          Cách làm thiết kế chỉ đưa ra thông số kỹ thuật chính còn nhà thầu đưa ra giải pháp công nghệ thi công không chỉ ở Mỹ mà còn ở hầu hết các nước Châu Âu và ở các cty lớn của nu7óc ngoài thi công các dự án ở VN cũng làm vậy (Cầu Mỹ Thuận, KS Sheraton............) kiểu này thì mới kích thích nhà thầu ứng dụng công nghệ mới vào thi công và phần lợi đó họ sẽ được hưởng miễn phương án đạt đủ htông số thiết kế đưa ra. Chúng ta cũng không nên nghĩ Cả thế giới này đều THAM NHŨNG (Bắt tay nhận thầu, bán kèo, bán thầu......) như ở VN vì họ có hệ thống pháp luật nghiêm minh có vậy phương pháp này đã làm phổ biến ở các nước tiên tiến
          Bác ngthai có thể cho biết cọc đóng dài >35m mà không có mối nối thì thi công kiểu như thế nào? Cấu tạo ra sao? vận chuyển ra sao? Tôi cũng nghe nói nhiều mà thực tế chưa thấy Bác có hình ảnh thì Load lên xem với

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Kinh nghiệm cọc ở Mỹ

            Này thế vai trò của giám sát thì thế nào nhỉ?
            À cho tôi hỏi cái, chưa thiết kế kĩ thuật thì giựa vào cái gì mà đấu thầu nhỉ.
            Đấu thầu mà mỗi anh môt kiểu thì biết thế nào mà lần nhỉ.
            Đề nghị các bạn nõi rõ hộ cái.
            Còn cái vụ cọc dài >35 mét, bạn không tin lắm. Nếu thế thì thép chịu uốn lại nhiều hơn thép chịu lực à. Đề nghị bạn nói rõ luôn vấn đề này.
            Last edited by dinhnghia; 08-09-2006, 12:22 AM.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Kinh nghiệm cọc ở Mỹ

              Nguyên văn bởi dinhnghia
              Còn cái vụ cọc dài >35 mét, bạn không tin lắm. Nếu thế thì thép chịu uốn lại nhiều hơn thép chịu lực à. Đề nghị bạn nói rõ luôn vấn đề này.
              <=35 m chứ tôi có nói > 35 m đâu
              Thép chịu uốn nhiều hơn chịu lực thì đã sao nhỉ ? ! ? Quan trọng là chất lượng cọc, chứ 1 tý thép thì đã ăn thua gì.
              Gửi ketcau.com vài ảnh cọc 60x60. Lưu ý là cọc flat cả 2 đầu, đầu nào làm mũi cũng được. Cọc ứng suất trước.
              Sẽ gửi tiếp nữa
              Attached Files

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Kinh nghiệm cọc ở Mỹ

                Trong hình 3 là xe chở cọc đến công trường. Thông thường 1 xe chỉ chở được 1 cọc.

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Kinh nghiệm cọc ở Mỹ

                  Hiện tai ở Việt Nam công ty tôi cũng làm với đối tác Nhật, thông thường chủ đầu tư đưa ra quy mô ( đôi khi có kiến trúc) rồi họ yêu cầu mình đưa ra công nghệ thi công và tổng giá, chúng tôi gọi đây là kiểu thiết kế lumxum ( không biết đúng không nhưng thấy họ cũng noi vậy).
                  Tuy nhiên các công trình này không thấy thẩm định, không biết bên ấy cái gì sẽ tương tự như thẩm định ở Việt Nam.
                  Tôi thấy nhiều người nói là ở phương Tây có các hiệp hội nhà nghề, các tổ chức này sẽ tổ chức và đưa ra tiêu chuẩn chứ không phải nhà nước? không biết như thế có đúng không? Và ai sẽ đảm bảo thiết kế là đúng đắn và khi có sự cố thì thế nào? Tôi nghĩ chắc không thể giao toằn bộ cho nhà thầu được.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Kinh nghiệm cọc ở Mỹ

                    Tôi chưa từng nói là giao hoàn toằn cho nhà thầu. Tôi nói là "kiểm chứng bằng thí nghiệm trên những cọc mà tư vấn nghĩ rằng xấu nhất". Như vậy phải có inspector thì mới có records để xem những cọc nào cần làm thí nghiệm chứ.
                    Ở Mỹ k0 có thẩm định, chỉ có thiết kế, thi công & inspector thôi. Ở 1 số công trình thiết kế & inspector là 1.

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Kinh nghiệm cọc ở Mỹ

                      1 xe chỉ chở được 1 cọc vì 1 cọc đã nặng hơn 30 tấn rồi

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Kinh nghiệm cọc ở Mỹ

                        Nguyên văn bởi ngthai
                        Trong hình 3 là xe chở cọc đến công trường. Thông thường 1 xe chỉ chở được 1 cọc.
                        Mới thấy công tác chở cọc và cẫu cọc còb dàn ép cọc này như thế nào Bác có ảnh cho xem luôn với............. đúng là Mỹ thiệt cái gì cũng lớn và dài..................... Có gì hay về công nghệ Bác thông tin cho biết để học hỏi

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Kinh nghiệm cọc ở Mỹ

                          Hị hị! Đúng là tư bản có khác. Không cần lăn tăn tới khoản tiền, đúng thật chất lượng mới là quan trọng.
                          Đây là bãi đúc à, bạn chụp giúp mọi người mấy hình về bệ đúc đi. Bạn có ảnh chụp lúc đóng cọc xuống không, cho mọi người xem với, đóng xuống bằng gì vậy.
                          Bạn có bản vẽ thiết kế của cọc này không vậy, à mỗi cọc này chị được bao nhiêu tấn vậy.
                          Cám ơn bạn đã đóng góp những thông tin quý báu cho mọi người.

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Kinh nghiệm cọc ở Mỹ

                            Búa thường dùng là Diesel, phổ biến nhất là Delmag hoặc APE D30 đến D42, ICE60 đến ICE120. Búa diesel ưu điểm là nhà thầu dễ bảo dưỡng và tự sửa được nếu có gì hỏng hóc, tuy nhiên nhược điểm là búa nhẹ. Đóng ngon nhất là búa hydraulic vì búa rất nặng.
                            Trong ảnh 3 là búa diesel
                            Attached Files

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Kinh nghiệm cọc ở Mỹ

                              Nguyên văn bởi dinhnghia
                              Hị hị! Đúng là làm ăn kiểu Mĩ.
                              Tự do thoải mái hết cỡ, miễn là sản phẩm đạt yêu cầu.
                              He he
                              Nhưng mà hình như họ cũng chỉ áp dụng cho công trình tư nhân và nhỏ thôi chứ.
                              Chứ công trình lớn thì chắc vẫn phải thiết kế đầy đủ, chứ cứ mặc anh thi công thì cũng lắm rủi ro.
                              Khong tu do nhu bac nghi dau. Truong hop bac Thai noi khong phai la truong hop pho bien o My dau.

                              O My, dung la nhu bac nao da noi, ky su dia chat se gioi thieu loai mong coc nao (friction piles, end bearing piles, drilled shaft...) nen dung trong mot cong trinh. Day la mot trong buoc quan trong nhat va duong nhien cac bac nay cung an mot mo tien roi. Khong biet bac Thai co nghe den khong, cach day vai nam o Florida, cong ty URS da thiet ke cho mot cong trinh cau nao do ma minh khong nho, la dung coc nhoi.... Den khi thi cong, bom be tong xuong ma sao thay cu bien mat hoai (vao mach nuoc ngam cac bac a) The la phai den bu bao nhieu chuc trieu, ca ca mot tang cung cong ty vao mot sang thu hai tu nhien bi trong tron (bi duoi tat cac bac a). Van phong co co den vai tram nhan vien day.

                              Ky su thiet ke se dua tren gioi thieu va du lieu cua ky su dia chat ma tinh ra chieu dai cua coc. Neu tinh khong ra thi co the bao tui dia chat "gioi thieu" lai, co nghia la tui dia chat phai quyet dinh loai mong coc (phai ghi ro trong geotechnical report). Va dung la ky su thiet ke phai quyet dinh chieu dai cua coc. Trong khi thi cong, luc nao cung co pile test va neu nhu co dieu gi khac thuong thi ky su thiet ke van la nguoi quyet dinh se thay doi chieu dai nhu the nao. Bo phan thi cong va giam sat cong trinh chi co trach nhiem bao cao lai voi ky so thiet ke thoi. Neu trong truong hop nao do, nha thau muon thay doi mot so chi tiet de hop ly voi ho hon, ho phai dua bang chung la da duoc tinh toan va kiem tra boi ky su chuyen nghiep (professional engineer), va duong nhien phai duoc ben phia thiet ke chap nhan (approved).

                              Design/Build thi khac hon mot chut. Cong ty thi cong la boss cua bon thiet ke, ben thiet ke tinh toan lam sao cho thuan loi ben phia thi cong nhung ma chu cung phai nghe loi to thay me luon.

                              Bac Thai co the giai thich tung buoc mot tu luc bat dau nghien cuu mot cong trinh nao doPreliminary Engineering Study / Structural Type Study cho den khi buoc vao design Structual Layout for Design / Semi Final Submission / 90% Submission / Final (100%) Submission roi sau khi dau thau thi shop drawing review / Post Design... de cac bac o VN hieu ro hon... Dung la khong don gian nhu cac bac nghi dau.
                              KCT, MS PE - Tam nhân hành tất hữu ngã sư yên

                              Ghi chú

                              Working...
                              X