QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Kinh nghiệm cọc ở Mỹ

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: Kinh nghiệm cọc ở Mỹ

    Va co mot dieu nay cac ban VN nen quan tam. Design/Build Projects o My chi co the xay ra khi nha nuoc that su can cong trinh duoc hoan tat som ma khong co kha nang giam sat. Va cac cong trinh design/build nay chi chiem chung tu 5% den 10% trong tong so du an ma thoi.
    KCT, MS PE - Tam nhân hành tất hữu ngã sư yên

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: Kinh nghiệm cọc ở Mỹ

      Cọc nhồi (drilled shafts, or bored piles) cho cầu Crosstown Expressway do URS thiết kế, tuy nhiên, khi thi công, mũi cọc tựa trên 1 hang ngầm (sinkhole, tiếng Việt còn gọi là hang Castơ), nên bị sụt.

      Ở Florida, tất cả các loại cọc, trừ cọc đóng, cần phải thiết kế chiều dài trước.

      NHẤN MẠNH: Nếu dùng Cọc Đóng ở Florida, 99% các công trình cầu, chiều dài không cần được định trước trong giai đoạn thiết kế (chỉ cần chỉ định trước chiều dài cọc thí nghiệm PDA). Chiều dài sẽ được xác định (authorized) sau khi thí nghiệm PDA trên cọc thí nghiệm. Như vậy, sẽ không ai phải tranh cãi là tại sao dùng phương pháp Schmertmann SPT thì tôi ước tính là cọc cần 30m, dùng alpha thì anh B lại ước tính là cọc cần dài 50m, dùng lamda thì anh C lại ước là chỉ cần 20m. Hơn nữa, địa chất thay đổi từ vị trí này đến vị trí khác.

      Còn chả bao giờ để mặc cho nhà thầu cả. Có inspector cơ mà. Có test piles sau khi nhà thầu thi công xong cơ mà
      Last edited by ngthai; 31-10-2006, 10:31 AM.

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: Kinh nghiệm cọc ở Mỹ

        Bác ngthai cho tôi hỏi trong quá trình thi công đóng loại cọc dài này có những sự cố gì xảy ra không vậy? như gãy cọc, bể đầu cọc , gãy dàn cẩu, nứt nẻ cọc.............. nhiều khi sự cố cũng phải học hỏi và cách sử lý ra sao vậy?
        Nghe nói ở Dung quất Vn cũng đóng cọc dài 55m cho cầu cảng bị sự cố nhiều lắm

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: Kinh nghiệm cọc ở Mỹ

          Dĩ nhiên là có sự cố. Tuy nhiên, sự cố ít xảy ra, vì sau khi thí nghiệm PDA, người kỹ sư PDA sẽ xem xét số liệu, phân tích, và sau khoảng 1 tuần thì gửi cho nhà thầu 1 lá thư (gọi là Driving Criteria Letter) chỉ rõ, cần phải đóng cọc ở mức strokes như thế nào để đạt được sức chịu tải mà không gặp sự cố.

          Sự cố thường gặp khi:
          1. Đóng qua lớp đất yếu; hoặc:
          2. Đóng vào tầng đá nghiêng, mũi cọc bị chạy nghiêng đi

          Cọc 55m mà đóng ở Florida thì thường phải có 1 mối nối. Với cọc 60x60, đoạn cọc tối đa cho phép ở Florida là 35m.

          Hiện nay Florida đang là bang tiên phong thử nghiệm công nghệ cọc Smartpile (pile with embedded data collector), bản quyền của Dr. McVay, giáo sư University of Florida. Thành công còn ở mức rất hạn chế vì còn phải fix some bugs, 1 vài năm tới nếu thành công thì sẽ dần cạnh tranh với thí nghiệm PDA. (nên nhớ là nghiên cứu về PDA mất vài chục năm mới trở nên "gần" hoàn hảo như ngày nay)

          Quảng cáo cho University of Florida tí: Civil Engineering dept của UF ranks #1 within Florida, #16 within public universities in US. Hiện nay có 3 người Việt học tại civil eng dept của UF

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: Kinh nghiệm cọc ở Mỹ

            - Cái món cọc-đất rắc rối quá bác ngthai nhỉ.
            - Bác hiện đang học ở UF tuyệt quá nhỉ, khoa XD của UF rất nổi tiếng phải không. Nơi có BSI viện phần mềm cầu rất hoành tráng chứ bác.
            Bác có bản Multi -Pier của BSI mới nhất úp lên cho anh em tham khảo với.
            - Ở Florida dự tính sức chịu tải trọng ngang của cọc như thế nào. có hay thí nghiệm không bác. ở Việt Nam thí nghiệm này ít thấy quá.
            Thanks.

            Ghi chú

            Working...
            X