QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tiêu chuẩn thiết kế công trình chịu động đất

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tiêu chuẩn thiết kế công trình chịu động đất

    Tiêu chuẩn thiết kế công trình chịu động đất
    Attached Files

  • #2
    Ðề: Tiêu chuẩn thiết kế công trình chịu động đất

    Cám ơn bác Inspector đã cập nhật tiêu chuẩn.
    Last edited by trungnn_mpe2; 20-01-2007, 12:14 AM.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Tiêu chuẩn thiết kế công trình chịu động đất

      - Tiêu chuẩn Thiết kế Cầu 22TCn 272-05 được áp dụng chính thức theo Quyết định số 2026/QĐ-BGTVT ngày 20/06/2005. Theo QĐ này thì việc ra đời 22TCN 272-05 đã thay thế cho 22TCN 272-01 và 22TCN 18-79.

      - Tuy nhiên trong quá trình áp dụng vẫn còn nhiều băn khoăn, trong đó có phần Tải trọng động đất và tải trọng Va tầu thuyền. (dưới đây tôi muốn trao đổi về phần tải trọng động đất, phần tải trọng va xô tầu thuyền sẽ được nói sau)

      - Theo điều 3.10.4 của 22TCN 272-05, thì động đất được chia làm 3 vùng (1, 2, 3) ứng với Hệ số gia tốc tương ứng. Tuy nhiên những hệ số này là khá bảo thủ, khoảng biến đổi khá rộng và việc chọn 1 giá trị để tính toán là mang tính chủ quan và ảnh hưởng đến giá thành công trình.

      - Theo tài liệu giải thích kèm theo tiêu chuẩn 272-05: (nguyên bản kèm theo)

      Một phần công việc của Dự án ' Phát triển các Tiêu chuẩn cầu đường bộ' đã liên quan đến việc nghiên cứu so sánh các phương pháp thiết kế động đất nêu trong 22TCN-221-95 của Bộ GTVT Việt nam cũng như các quy định của Quy chuẩn Xây dựng Việt nam với phương pháp của AASHTO LRFD, ý kiến của GS Nguyễn đình Xuyên, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu đã được tham khảo kỹ. Sau đây là những kết luân đã được rút ra:



      · Phương pháp thiết kế động đất của 22TCN-221-95 là dựa trên Tiêu chuẩn của Liên xô cũ mà nội dung cơ bản là phương pháp lực giả tĩnh tương đương, có sử dụng bản đồ phân vùng động đất do Viện Vật lý địa cầu biên soạn trước đây với mức độ chính xác không cao do dùng các công cụ tính toán chưa hoàn hảo như bây giờ. Các bản đồ phân vùng động đất được in trong Quy chuẩn xây dựng Việt nam còn chưa phản ánh các kết quả nghiên cứu mới nhất



      · Bản đồ này không phản ánh trực tiếp đựợc bản chất những tham số vật lý của động đất như hệ số gia tốc mà chỉ đặt tên số quy ước cho các vùng động đất khác nhau. Các vùng lãnh thổ mà có cấp động đất chênh nhau 1 cấp thì đã chênh nhau 10 lần về cường độ động đất. Hơn nữa không thể nội suy tuyến tính cho những địa điểm xây dựng thuộc lân cận đương phân giới giữa 2 vùng cấp động đất khác nhau.



      · Bản đồ phân vùng động đất cũ không tính theo xác suất của sự kiện động đất thiết kế mà chỉ tính theo trận động đất cực đại, như vậy không thể hiện rõ được mức độ an toàn trong thiết kế ứng với tuổi thọ thiết kế của cầu đã chọn là 100 năm.



      · Bản Dự thảo mới đây của Tiêu chuẩn thiết kế động đất của Viện Khoa học và Công nghệ xây dựng thuộc Bộ Xây dựng đã được biên soạn dựa trên Tiêu chuẩn của Trung quốc và cũng dùng kiểu bản đồ phân vùng động đất như trên nhưng có độ chính xác cao hơn vì đã được Viện Vật lý địa cầu hiệu chỉnh năm 1998. Tuy nhiên bản đồ mới này vẫn không thể hiện được mối quan hệ trực tiếp với hệ số gia tốc động đất của các vùng trên toàn lảnh thổ Việt nam. Mặt khác nếu theo Tiêu chuẩn Trung-quốc thì không phù hợp phương pháp luận chung về thiết kế của AASHTO và không phù hợp với xu thế dự tính hoà nhập mạng lưới đường bộ liên quốc gia trong khối ASEAN.



      · Phương pháp luận của AASHTO về thiết kế chống động đất, như đã mô tả trong Tiêu chuẩn LRFD đại diện cho các kinh nghiệm thực tế tốt nhất hiện nay, phù hợp với rất nhiều bài học kinh nghiệm từ các trận động đất mới xảy ra gần đây ở California và các nơi khác.Vì vậy Phương pháp luận của AASHTO được chấp nhận trong Dự thảo này. Tuy nhiên bản đồ của AASHTO thể hiện các đường đồng mức của hệ số gia tốc động đất A của các vùng lãnh thổ Hoa kỳ nên tất nhiên không phù hợp điều kiện Việt nam. Một thảo luận với Viên Vật lý địa cầu Việt nam để chuẩn bị một bản đồ gia tốc động đất của Việt nam đang được tiến hành. Khi nào bản đồ này được hoàn thành thì sẽ đưa vào nội dung Dự thảo Tiêu chuẩn mới này



      Để áp dụng tạm thời phương pháp thiết kế động đất nói trên trong khi chưa lập xong bản đồ mới thể hiện đồng mức hệ số gia tốc động đất thì tạm dùng cách suy diễn từ bản đồ phân vùng động đất theo cấp động đất đã có hiện nay ( xem Bảng 2) để có được trị số của hệ số gia tốc động đất trong vùng . Xin lưu ý rằng các trị số của A trong Bảng 2 này là khá bảo thủ. Khi một bản đồ chi tiết và chính xác hơn được Viện Vật lý địa cầu Việt nam hoàn thành thì các trị số của A có thể nhỏ hơn

      - Theo TCXDVN 375-2006: "Thiết kế công trình chịu động đất", quyết định số 28/2006/QĐ-BXD ngày 11/09/2006 thì hệ số gia tốc nền A được chi tiết cho từng khu vực (huyện)của toàn bộ lãnh thổ Việt nam thông qua Bản đồ gia tốc nền. Theo bản đồ này thì ứng với các cấp động đất (theo MSK 64) có các giá trị A tương ứng, điều đặc biệt là các giá trị này nhỏ hơn nhiều so với Cấp động đất và vùng trong 22TCN 272-05.


      Em là dân Cầu đường, không biết TCXDVN 375-2006 có áp dụng được không? Để thống nhất trong tính toán thiết kế cũng như tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy trình hiện hành, thiết nghĩ việc chọn hệ số gia tốc A là một việc hết sức quan trọng. Xin ý kiến của mọi người trên diễn đàn về vấn đề này ?
      Help each other to develop!
      Sharing + Cooperation = Development!

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Tiêu chuẩn thiết kế công trình chịu động đất

        Nguyên văn bởi be533

        Em là dân Cầu đường, không biết TCXDVN 375-2006 có áp dụng được không? Để thống nhất trong tính toán thiết kế cũng như tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy trình hiện hành, thiết nghĩ việc chọn hệ số gia tốc A là một việc hết sức quan trọng. Xin ý kiến của mọi người trên diễn đàn về vấn đề này ?
        Tại sao bạn lại sợ không áp dụng được nhĩ, tôi đã thử tính một ví dụ đối với nhà 03 tầng thấy kết quả tải trọng ngang tính được cũng tương đối lớn chứ không bé đâu. Tôi sẽ rà soát lại, khi nào xong sẽ đưa lên để trao đổi

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Tiêu chuẩn thiết kế công trình chịu động đất

          thank nhieu

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Tiêu chuẩn thiết kế công trình chịu động đất

            Nguyên văn bởi inspector View Post
            Tiêu chuẩn thiết kế công trình chịu động đất
            cảm ơn bác nhiều.

            Ghi chú

            Working...
            X