Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tải trọng kiểm tra cường độ nền đất!

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tải trọng kiểm tra cường độ nền đất!

    Em hiểu thế này:

    01- Dùng tải trọng Tính Toán kiểm tra cường độ nền đất.

    02- Dùng tải trọng Tiêu Chuẩn để tính lún.


    01, 02 đều đúng có phải không ạ?

  • #2
    Ðề: Tải trọng kiểm tra cường độ nền đất!

    Nguyên văn bởi nguyenthehungsan
    Em hiểu thế này:

    01- Dùng tải trọng Tính Toán kiểm tra cường độ nền đất.

    02- Dùng tải trọng Tiêu Chuẩn để tính lún.


    01, 02 đều đúng có phải không ạ?
    1. Bạn nói cường độ đất nền, tui hiểu đây là Rtc trong các công thức tính toán của cơ học đất. Nếu vậy đây là công thức phục vụ cho việc kiểm tra điều kiện để tính biến dạng của đất nền . Trong lý thuyết tính biến dạng của nền (lún), người ta dựa trên cơ sở là lý thuyết đàn hồi . Rtc là giới hạn của đất nền mà công thức lý thuyết đàn hồi còn đúng khi tính biến dạng. Do vậy tải trọng để kiểm tra với Rtc là tải trọng tiêu chuẩn .
    2. Mục 02 bạn nói đúng.
    Bạn tham khảo nhé.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Tải trọng kiểm tra cường độ nền đất!

      Nguyên văn bởi pmdc
      1. Bạn nói cường độ đất nền, tui hiểu đây là Rtc trong các công thức tính toán của cơ học đất. Nếu vậy đây là công thức phục vụ cho việc kiểm tra điều kiện để tính biến dạng của đất nền . Trong lý thuyết tính biến dạng của nền (lún), người ta dựa trên cơ sở là lý thuyết đàn hồi . Rtc là giới hạn của đất nền mà công thức lý thuyết đàn hồi còn đúng khi tính biến dạng. Do vậy tải trọng để kiểm tra với Rtc là tải trọng tiêu chuẩn .
      Cái này bác nên xem lại, Rtc k phải là giới hạn của đất nền mà công thức lý thuyết đàn hồi còn đúng. Tải trọng kiểm tra Rtc vẫn là tải trọng tính toán.
      Last edited by hien nghiem; 07-10-2006, 03:00 AM.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Tải trọng kiểm tra cường độ nền đất!

        Nguyên văn bởi nguyenthehungsan
        Em hiểu thế này:

        01- Dùng tải trọng Tính Toán kiểm tra cường độ nền đất.

        02- Dùng tải trọng Tiêu Chuẩn để tính lún.


        01, 02 đều đúng có phải không ạ?
        OK!

        Có thể xác định sức chịu tải của nền theo 2 cách:

        1) Dựa vào sự phát triển của vùng biến dạng dẻo
        Theo cách này, dùng lý thuyết đàn hồi kết hợp điều kiện cân bằng giới hạn Mohr-Coloumb để tính tải trọng giới hạn tuyến tính (PghI=Po) là quá thiên an toàn. Vì vậy, các bô lão Nga mới đề xuất cái gọi là P1/4 tức là sức chịu tải của đất nền lấy bằng giá trị tải trọng gây ra trong nền 1 vùng biến dạng dẻo lớn đến mức đạt độ sâu z=1/4B (B= chiều rộng móng). Có thể chọn SCT=P1/4.

        2) Dựa vào tải trọng giới hạn
        Theo cách này, xác định tải trọng giới hạn Pgh gây phá hoại nền hoàn toàn (PghII). Sức chịu tải SCT=Pgh/Fs (Fs=2-3).
        Theo trường phái này có các cụ như Terzaghi, Evdokimov.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Tải trọng kiểm tra cường độ nền đất!

          Nguyên văn bởi nguyenthehungsan
          Em hiểu thế này:

          01- Dùng tải trọng Tính Toán kiểm tra cường độ nền đất.

          02- Dùng tải trọng Tiêu Chuẩn để tính lún.


          01, 02 đều đúng có phải không ạ?
          Mục 02 thì đúng rồi, còn mục 01 thì phải xem lại. Theo em biết thì khi tính toán móng về phương diện đất nền do tính phức tạp của nó nên trên thế giới bây giờ nhiều nước vẫn chấp nhận cách tính theo một hệ số an toàn duy nhất. Việt Nam hình như trong tiêu chuẩn qui định tính theo TTGH thì phải nhưng thực tế thì vẫn dùng hệ số an toàn duy nhất, tức là dùng tải trọng tiêu chuẩn để tính sau đó gộp tất cả các yếu tố không xác định được bằng một hệ số an toàn duy nhất to đùng Fs = 2->3,. Việc dùng tải trọng tính toán để kiểm tra cường độ nền đất, tức là tính theo TTGH bắt buộc phải có nhiều thí nghiệm để xác định các hệ số mà Việt Nam không đủ điều kiện để làm.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Tải trọng kiểm tra cường độ nền đất!

            Công thức Terzaghi mà em post trong ảnh dưới đây thì h này nên hiểu thế nào ạ? Chính là độ sâu tính từ đáy móng trở lên mặt đất ạ?
            Attached Files
            Last edited by nguyenthehungsan; 07-10-2006, 09:49 AM.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Tải trọng kiểm tra cường độ nền đất!

              Nguyên văn bởi nguyenthehungsan
              Em hiểu thế này:

              01- Dùng tải trọng Tính Toán kiểm tra cường độ nền đất.

              02- Dùng tải trọng Tiêu Chuẩn để tính lún.


              01, 02 đều đúng có phải không ạ?
              Thực ra về 2 câu hỏi trên đã có nhiều người hỏi rồi. Nay em hỏi lại thêm để trưng cầu ý kiến của các bác về vấn đề này bây giờ là như thế nào, nhất là câu hỏi 01! Ý kiến của mỗi người mỗi khác! Có 4 bạn trả lời mà đã theo 2 quan điểm riêng rồi, tỷ số cho câu 01 là 02 / 02

              À! Các pác trả lời giúp em câu hỏi trên tẹo!
              Em đang làm nốt phần Cường độ + Tính lún cho cái bảng tính móng theo phụ lục A mà em post hôm nọ ý mà!

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Tải trọng kiểm tra cường độ nền đất!

                Nguyên văn bởi nguyenthehungsan
                Thực ra về 2 câu hỏi trên đã có nhiều người hỏi rồi. Nay em hỏi lại thêm để trưng cầu ý kiến của các bác về vấn đề này bây giờ là như thế nào, nhất là câu hỏi 01! Ý kiến của mỗi người mỗi khác! Có 4 bạn trả lời mà đã theo 2 quan điểm riêng rồi, tỷ số cho câu 01 là 02 / 02

                À! Các pác trả lời giúp em câu hỏi trên tẹo!
                Em đang làm nốt phần Cường độ + Tính lún cho cái bảng tính móng theo phụ lục A mà em post hôm nọ ý mà!
                Tui nghĩ vấn đề này bạn Toyoura trả lời tương đối rõ:
                1 Nếu bạn kiểm tra đất nền theo công thức Rtc=(m1.m2/ktc)x(Aby+Bhy+Dc) là theo điều kiện biến dạng giới hạn. Bạn phải kiểm tra với tải trọng tiêu chuẩn.
                2. Nếu theo Tarzaghi (như công thức bạn nêu) tính tóan đất nền dựa theo sức chịu tải giới hạn. Bạn phải kiểm tra với tải trọng tính toán.

                Nguyên văn bởi nguyenthehungsan
                Công thức Terzaghi mà em post trong ảnh dưới đây thì h này nên hiểu thế nào ạ? Chính là độ sâu tính từ đáy móng trở lên mặt đất ạ?
                H (theo tui) nên hiểu là chiều cao từ đáy móng (đáy móng khối qui ước - móng cọc) đến cao trình đất tự nhiên (nếu đất đắp hay gạt bớt trong TC 205 có nói đến cách xác định h) Vì ta đang kiểm tra sức chịu tải của nền hiện hữu.

                Công thức tính toán sức chịu tải của cọc theo PL A , tui chưa dùng thử nhưng có 02 vấn đề không biết bạn có quan tâm không :
                1. Không thấy bạn xét đến vấn đề ma sát âm (khi bên hông cọc có lớp đất yếu) như yêu cầu của mục 3.10 của TC205.
                2. Trọng lượng bản thân cọc khi tính sức chịu tải?
                Vài dòng trao đổi cùng bạn

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Tải trọng kiểm tra cường độ nền đất!

                  Nguyên văn bởi nguyenthehungsan
                  Em hiểu thế này:

                  01- Dùng tải trọng Tính Toán kiểm tra cường độ nền đất.

                  02- Dùng tải trọng Tiêu Chuẩn để tính lún.


                  01, 02 đều đúng có phải không ạ?
                  Sao lai co the lam lan giua gia tri tc voi tt duoc:
                  - Thiet ke, tinh toan lien quan toi nen: dung gia tri tieu chuan.
                  - Thiet ke, tinh toan lien quan toi mong: dung gia tri tinh toan.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Tải trọng kiểm tra cường độ nền đất!

                    Nguyên văn bởi pmdc View Post
                    Nếu bạn kiểm tra đất nền theo công thức Rtc=(m1.m2/ktc)x(Aby+Bhy+Dc)
                    Xin hỏi các bác:
                    + Khi lấy các chỉ tiêu cơ lý: fi, c của đất có cần ngâm mẫu bảo hòa nước để tính Rtc không (vì thực tế công trình có lúc bị ngập nước do lũ lụt.
                    + dung trọng riêng của đất có nên lấy bằng dung trọng tự nhiên hay lấy dung trọng đẩy nổi.!!!
                    + Cái móng cọc: Khi xác định sức chịu tải của cọc lấy theo sức chịu tải đất nền (PVL > Pđn) thì tải trọng truyền lên cọc khi kiểm tra là tải tiêu chuẩn hay tải tính toán.
                    Rất mong quý anh chỉ giúp và chỉ các điều này quy định ở tiêu chuẩn nào?

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Tải trọng kiểm tra cường độ nền đất!

                      Các bác quan tâm đến câu hỏi của em với!!!

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Tải trọng kiểm tra cường độ nền đất!

                        Xin hỏi các bác:
                        + Khi lấy các chỉ tiêu cơ lý: fi, c của đất có cần ngâm mẫu bảo hòa nước để tính Rtc không (vì thực tế công trình có lúc bị ngập nước do lũ lụt.
                        + dung trọng riêng của đất có nên lấy bằng dung trọng tự nhiên hay lấy dung trọng đẩy nổi.!!!
                        + Cái móng cọc: Khi xác định sức chịu tải của cọc lấy theo sức chịu tải đất nền (PVL > Pđn) thì tải trọng truyền lên cọc khi kiểm tra là tải tiêu chuẩn hay tải tính toán.
                        Rất mong quý anh chỉ giúp và chỉ các điều này quy định ở tiêu chuẩn nào?
                        Sao không thấy ai quan tâm cả, buồn quá!

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Tải trọng kiểm tra cường độ nền đất!

                          Nguyên văn bởi CongCuong View Post
                          Xin hỏi các bác:
                          + Khi lấy các chỉ tiêu cơ lý: fi, c của đất có cần ngâm mẫu bảo hòa nước để tính Rtc không (vì thực tế công trình có lúc bị ngập nước do lũ lụt.
                          + dung trọng riêng của đất có nên lấy bằng dung trọng tự nhiên hay lấy dung trọng đẩy nổi.!!!
                          + Cái móng cọc: Khi xác định sức chịu tải của cọc lấy theo sức chịu tải đất nền (PVL > Pđn) thì tải trọng truyền lên cọc khi kiểm tra là tải tiêu chuẩn hay tải tính toán.
                          Rất mong quý anh chỉ giúp và chỉ các điều này quy định ở tiêu chuẩn nào?
                          Sao không thấy ai quan tâm cả, buồn quá!
                          - Có thể làm bão hòa mẫu đất thí nghiệm sao cho giống với điều kiện làm việc thực của đất dưới công trình. Tùy theo loại đất mà thời gian làm bão hòa mẫu đất khác nhau, từ vài phút cho đến vài ngày.
                          - Tùy theo mục đích tính toán mà lấy dung trọng tự nhiên, bão hòa, hoặc đẩy nổi.
                          - Xác định SCT cọc thì lấy giá trị tải trọng tính toán.

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Tải trọng kiểm tra cường độ nền đất!

                            Nguyên văn bởi dungquat2007 View Post
                            - Có thể làm bão hòa mẫu đất thí nghiệm sao cho giống với điều kiện làm việc thực của đất dưới công trình. Tùy theo loại đất mà thời gian làm bão hòa mẫu đất khác nhau, từ vài phút cho đến vài ngày.
                            - Tùy theo mục đích tính toán mà lấy dung trọng tự nhiên, bão hòa, hoặc đẩy nổi.
                            - Xác định SCT cọc thì lấy giá trị tải trọng tính toán.
                            Bác phân tích giúp kỹ hơn được không:
                            1. Việc thí nghiệm mẫu bão hòa là cần thiết hay chưa cần thiết. Ví dụ nếu bác lập nhiệm vụ khảo sát địa chất cho 1 công trình, lâu nay bác có yêu cầu thí nghiệm mẫu ở trạng thái bão hòa hay chỉ cần ở trạng thái tự nhiên.
                            2. Khi tính cường độ nền đất cho thiết kế nhà (trong vùng có lũ) thì có xét đến không, xét như thế nào, tiêu chuẩn nào của VN có lưu ý đến vấn đề này.
                            3. Bác lý giải giúp tại sao xác định SCT cọc thì lấy giá trị tải trọng tính toán mà không lấy tải trọng tiêu chuẩn (theo lý thuyết trạng thái giới hạn). Nghe một số bác nói theo BS thì lấy tải tiêu chuẩn.

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Tải trọng kiểm tra cường độ nền đất!

                              Nguyên văn bởi CongCuong View Post
                              Bác phân tích giúp kỹ hơn được không:
                              1. Việc thí nghiệm mẫu bão hòa là cần thiết hay chưa cần thiết. Ví dụ nếu bác lập nhiệm vụ khảo sát địa chất cho 1 công trình, lâu nay bác có yêu cầu thí nghiệm mẫu ở trạng thái bão hòa hay chỉ cần ở trạng thái tự nhiên.
                              2. Khi tính cường độ nền đất cho thiết kế nhà (trong vùng có lũ) thì có xét đến không, xét như thế nào, tiêu chuẩn nào của VN có lưu ý đến vấn đề này.
                              3. Bác lý giải giúp tại sao xác định SCT cọc thì lấy giá trị tải trọng tính toán mà không lấy tải trọng tiêu chuẩn (theo lý thuyết trạng thái giới hạn). Nghe một số bác nói theo BS thì lấy tải tiêu chuẩn.
                              1. Việc xác định cường độ đất nền (thí nghiệm cắt phẳng): để có kết quả tin cậy nhất thì cần tiến hành thí nghiệm mẫu sao cho gần giống với điều kiện làm việc của đất dưới công trình nhất. Tức là nếu nền đất tự nhiên bão hòa thì cũng phải làm bão hòa mẫu thí nghiệm.
                              Tuy nhiên, để xác định độ ẩm thì nếu đã lấy được mẫu nguyên dạng, thí nghiệm mẫu nguyên dạng chứ không làm bão hòa mẫu rồi mới thí nghiệm đâu nhé .
                              2. Khi tính cường độ nền đất cho thiết kế nhà (trong vùng có lũ): Có thể xét đến nếu như khi xét đến yếu tố này làm công trình nguy hiểm hơn. Nhiều công trình vùng đồi núi của VN bị trượt lở do không tính hết các yếu tố bất thường trên.
                              3. Khi tính toán cường độ, ổn định (TTGH1 - SCT cọc thuộc trạng thái này) thì tính với tải trọng tính toán để tránh những sai lệch của giá trị tải trọng tiêu chuẩn. TCXD 205:1998 "Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế" có nói vấn đề này.

                              Ghi chú

                              casino siteleri bahis siteleri
                              erotik film izle Rus escort gaziantep rus escort
                              deneme bonusu veren siteler deneme bonusu deneme bonusu veren siteler
                              bahis siteleri
                              bahisnow giri? casinoslot sultanbet giri? grandpashabet giri?
                              hd sex video
                              Mobilbahis
                              antalya escort bayan
                              gaziantep escort
                              betpas gncel link
                              gaziantep escort
                              bonus veren siteler
                              pinbahis pinbahis dizitune.com
                              bostanci escort pendik escort
                              ?stanbul Escort
                              Car Fuck XXX ????? ???????? ?????? ? ???? ????? sexo gay gratis xxxx
                              betbonusking.com deneme bonusu
                              deneme bonusu veren siteler deneme bonusu veren siteler bonus veren siteler
                              gvenilir casino siteleri
                              Kacak iddaa Siteleri
                              mraniye escort sancaktepe escort
                              quixproc.com
                              Working...
                              X