QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cho hỏi về hệ số phân bố ngang

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cho hỏi về hệ số phân bố ngang

    Em đang học môn Công trình giao thông có bài tập tìm hệ số phân bố ngang tải trọng, mọi người có thể giải thích rõ hơn và cách tính cái hệ số này kô, ở lớp thầy cô nói nhưng bọn em vẫn còn mù mờ và khó hiểu, rất mong nhận được sự hỗ trợ của mọi người. Ah, mọi người nhanh nhanh lên nhé, em sắp phải thi kết thúc phần cầu rồi.

  • #2
    Ðề: Cho hỏi về hệ số phân bố ngang

    he so phan bo ngang chang qua do la dang phan bo tai trong tren cau xuong cho tung dam rieng biet,khi thiet ke cau co nghieu dam thi ta tach cac dam nay ra va tinh toan,khi do minh phai dua cac he so pha bo ngang vao de tinh toan cho hop ly ve mat chiu luc,con kho tinh cho ca cau thi khong dua vao,minh nghi la the thoi

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Cho hỏi về hệ số phân bố ngang

      Mô hình tính toán cầu là mô hình không gian, nhưng để đơn giản tính toán người ta qui về mô hình 1 chiều bằng hệ số phân phối ngang. Thay vì tính cả cầu mình chỉ tính cho 1 dầm chủ, hoạt tải tác dụng lên dầm chủ sẽ bằng hoạt tải tác dụng lên cả cầu nhân với hệ số phân phối ngang. Tùy tính chất của kết cấu cầu mà hệ số phân phối ngang được tính theo các phương pháp khác nhau. Thông thường Q tại gối dùng pp đòn bẩy, còn nội lực khác tính theo pp nén lệch tâm hoặc gối đàn hồi. Như vậy mọi dầm chủ được thiết kế với nội lực bao M, Q lớn nhất trong mọi trường hợp, tuy nhiên chúng không đồng thời xảy ra --> lãng phí --> nhưng ưu điểm là tính toán đơn giản, thi công cũng đơn giản ( mọi dầm đều như nhau --> không lắp nhầm )

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Cho hỏi về hệ số phân bố ngang

        Chao anh
        Tôi nghĩ là trong sách Cầu BTCT tập 1 đã viết rất đầy đủ. Thêm nữa trong sách "Các ví dụ tinh cầu dâm I, T, Super-T theo Tiêu chuẩn mới 22TCN 272-05 " cũng đã có cả bài tính mẫu. Anh thử tìm đọc xem sao. Đay là kiến thức rất cơ bản của KS Cầu đường, Nếu bí quá không có sách thì liên hệ để tôi gửi file về HSPBN cho anh
        Chúc thành công
        GS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
        ĐT: 0913 555 194

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Cho hỏi về hệ số phân bố ngang

          Nguyên văn bởi nguyenviettrung
          Chao anh
          Tôi nghĩ là trong sách Cầu BTCT tập 1 đã viết rất đầy đủ. Thêm nữa trong sách "Các ví dụ tinh cầu dâm I, T, Super-T theo Tiêu chuẩn mới 22TCN 272-05 " cũng đã có cả bài tính mẫu. Anh thử tìm đọc xem sao. Đay là kiến thức rất cơ bản của KS Cầu đường, Nếu bí quá không có sách thì liên hệ để tôi gửi file về HSPBN cho anh
          Chúc thành công
          Chào thầy, em xin cám ơn thầy về những lời góp ý của thầy, em cũng đã đi tìm những cuốn sách viết về cầu, nhưng chỗ của em đã không còn 1 cuốn nào có nội dung em cần. Mặt khác em học XD DD&CN, nên kiến thức về cầu đường em kô rõ lắm. Mong thầy có thể gửi cho em file về HSPBN, nhất là cách tính HSPBN theo phương pháp đòn bẩy, phương pháp nén lệch tâm, vì hiện giờ em vẫn còn chưa rõ lắm về những phần này. Mail của em là dcvtn3437@yahoo.com. Em xin cám ơn thầy, chúc thầy luôn mạnh khoẻ và thành công trong công viêc.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Cho hỏi về hệ số phân bố ngang

            Liên he coi nhung ban hoc cau duong va muon cuon cau BTCT,cau thep cua Polivanop

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Cho hỏi về hệ số phân bố ngang

              Chao anh
              Toi ban di cong tac, trong but nho chi co file nay, anh doc tam vay nhe, neu co gi chua ro, cu hoi lai
              Attached Files
              GS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
              ĐT: 0913 555 194

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Cho hỏi về hệ số phân bố ngang

                Hệ số phân bố ngang (còn gọi là hệ số phân phối tải trọng 0 có thể hiểu nôm na thế này : kết cấu nhịp cầu có n dầm chủ (hay dàn, vòm, khung), trên mặt cầu có m làn xe chạy tự do tùy ý. Khi đấy 1 dầm phải chịu i làn xe. i là hệ số phân bố ngang đấy. Tất nhiên khi thiết kế ta phải tìm i lớn nhất để thiết kế thì mới an toàn.

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Cho hỏi về hệ số phân bố ngang

                  Em cũng hiểu 1 chút rồi, nhưng vẫn còn lấn cấn nhiều vấn đề : cách xếp xe tên cầu như thế nào? như thế nào cách xếp gây nguy hiểm nhất? cách tính theo phương pháp đòn bẩy? phương pháp nén lệch tâm?
                  Xin cám ơn sự giúp đỡ của mọi người.
                  ví dụ: mọi người tính thử xem hộ em
                  Last edited by dcv107; 09-10-2006, 01:38 AM.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Cho hỏi về hệ số phân bố ngang

                    Nguyên văn bởi nguyenviettrung
                    Chao anh
                    Toi ban di cong tac, trong but nho chi co file nay, anh doc tam vay nhe, neu co gi chua ro, cu hoi lai
                    Thưa thầy, thầy sử dụng bảng mã loại nào mà sao em load về kô thể đọc được gì cả, em sử dụng Vietkey 2000.

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Cho hỏi về hệ số phân bố ngang

                      Tooi chi quen dung fon cua abc, tuc la TCVN3, fon .VnTime la chinh
                      Anh thu lai xem nhe
                      GS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
                      ĐT: 0913 555 194

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Cho hỏi về hệ số phân bố ngang

                        Nguyên văn bởi nguyenviettrung
                        Tooi chi quen dung fon cua abc, tuc la TCVN3, fon .VnTime la chinh
                        Anh thu lai xem nhe
                        Em đã đọc được rồi, cám ơn thầy nhiều lắm, chúc thầy sức khoẻ và công tác tốt, chào thầy.

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Cho hỏi về hệ số phân bố ngang

                          Nguyên văn bởi nguyenviettrung
                          Tooi chi quen dung fon cua abc, tuc la TCVN3, fon .VnTime la chinh
                          Anh thu lai xem nhe
                          em đã tải chương file thầy về đọc rồi hay lắm! nhưng em van chưa hiểu rõ. em học bên dân dụng nên cầu đường không rành lắm. em cũng đang học công trình giao thông là môn cuối cùng rồi (đã rớt 2 lần rồi hic hic) qua môn này nữa là tốt nghiêp. nay thầy có thể gởi cho em file các ví dụ tính toán trong cầu btct thép được không vậy? chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe thầy!!!
                          Vượt Qua Bản Thân - Tuy Hơi Khó - Nhưng Cố Rồi Sẽ Thành Công!

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Cho hỏi về hệ số phân bố ngang

                            Cho em góp thêm chút xíu ý kiến về phần này là cách tính hệ số phân bố ngang trong qui trình mới (272-05)khác so với qui trình 79.Về cách tính thì những cuốn ví dụ tính toán của thầy trung và cuốn cầu BT cốt thép trên đường ôtô của thầy Tâm rất rõ ràng và chi tiết.
                            Last edited by langtuphieubat; 18-10-2006, 05:26 PM.

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Cho hỏi về hệ số phân bố ngang

                              Nó đơn giản là như vậy bạn nè:
                              giả sử 1 cầu có 6 dầm, bây giờ 1 xe 30T đậu trên cầu. Thế thì cầu do có bản mặt và dầm ngang nên tạo ra 1 sự kiên kết toàn khối. Có nghĩa là nếu xe đang đứng ở dầm số 1 đến 3 thì ko chỉ 3 dầm đó chịu lực ko, mà ngay cả dầm số 4,5,6 cũng chịu nữa. Vấn đề ở đây là từng dầm chịu bao nhiêu % của 30T đó. đó chính là hệ số phân bố ngang. Giả sử bạn tính ra hspbn của dầm 1 la 0,3; dầm 2 là 0,25... đến dầm số 6. Có nghĩa là khi xếp tải tối đa thì dầm 1 chỉ chịu có 0.3x30=10T thôi, các dầm còn lại "chia phần". Vậy là tổng các hspbn của các dầm cộng lại sẽ phải luôn luôn = 1 .
                              Bạn đã hiểu rồi chứ?
                              Từ đó bạn sẽ hiểu là càng làm giảm được hspbn thì càng tốt, có nghĩa là mặc dù xếp tải tối đa cỡ nào kô biết mà các dầm đều "chia lữa" (share) cùng nhau, càng đều nhau thì càng tốt. Từ đó sẽ đòi hỏi bạn sẽ tự hiểu là để làm được như vậy thì phải bố trí dầm ngang và bmc càng cứng thì hspbn sẽ "càng nhỏ lại đều nhau".
                              Bạn cũng nên lưu ý là "cái" hspbn của bạn tính chỉ là hspbn LÝ THUYẾT, còn thực tế cái cầu đó ở ngoài kia nó làm việc như thế nào thì lại khác bạn ạ. Thông thường thì 2 cái hspbn này kô giống nhau đâu.
                              Vài lời góp ý của mình.
                              Last edited by civilbd; 09-11-2006, 02:25 PM.

                              Ghi chú

                              Working...
                              X