Vấn đề này thật ra không phải là một vấn đề mới mẻ. Có lẽ nó đã được đề cập đến từ rất lâu và cũng có nhiều công trình nghiên cứu về nó. Ngặt một nỗi việc áp dụng vào thực tế thế nào, và đã có bao nhiêu công trình tính toán theo sơ đồ khung - móng - nền làm việc đồng thời. Hơn nữa kết quả tính toán của nó so với việc tính toán truyền thống có gì khác cũng là một câu hỏi tương đối khó.
Tôi nêu ra ý tưởng này không muốn nó chỉ dừng lại ở mức lý thuyết. Mà muốn tất cả mọi người, cả những người đi trước có kinh nghiệm, những người đang nghiên cứu về vấn đề này và những người chưa quan tâm đến vấn đề này chúng ta cùng nhau bắt tay vào xây dựng một mô hình, một đường lối chung cho dạng sơ đồ tổng thể này để có thể dùng nó như một phương thức thiết kế tiếp theo cách tính toán truyền thống như chúng ta đang thực hiện.
Theo hình dung của tôi thì hiện nay đa số các kỹ sư thiết kế tính toán nhà cao tầng theo các trình tự sau :
- Thiết kế hệ khung bên trên bằng sơ đồ ngàm tại chân cột, vách. tính toán ra nội lực các cấu kiện và đặt thép theo nội lực đó.
- Thiết kế kết móng theo nội lực chân cột tìm được và tài liệu địa chất có trong tay.
Thế nhưng vấn đề đặt ra là nếu chân cột không phải là ngàm cứng mà có chuyển vị cùng với móng và theo biến dạng của nền đất thì liệu nội lực của khung bên trên có còn đúng như khi tính toán theo sơ đồ chân cột bị ngàm cứng hay không và khi có giằng móng theo 2 phương thì móng bị lún có còn như khi chúng ta tính toán theo sơ đồ lún của móng đơn hay không?
Chủ đề này tôi muốn để ngỏ để chúng ta cùng nhau thảo luận và xem xét. sau đó sẽ dùng sơ đồ và đường lối mà chúng ta xây dựng được để tính toán thiết kế công trình cụ thể(bước đầu có lẽ là công trình từ 9 đến 12 tầng). Rất mong ý kiến phản hồi từ các member gần xa.
Kính!
Tôi nêu ra ý tưởng này không muốn nó chỉ dừng lại ở mức lý thuyết. Mà muốn tất cả mọi người, cả những người đi trước có kinh nghiệm, những người đang nghiên cứu về vấn đề này và những người chưa quan tâm đến vấn đề này chúng ta cùng nhau bắt tay vào xây dựng một mô hình, một đường lối chung cho dạng sơ đồ tổng thể này để có thể dùng nó như một phương thức thiết kế tiếp theo cách tính toán truyền thống như chúng ta đang thực hiện.
Theo hình dung của tôi thì hiện nay đa số các kỹ sư thiết kế tính toán nhà cao tầng theo các trình tự sau :
- Thiết kế hệ khung bên trên bằng sơ đồ ngàm tại chân cột, vách. tính toán ra nội lực các cấu kiện và đặt thép theo nội lực đó.
- Thiết kế kết móng theo nội lực chân cột tìm được và tài liệu địa chất có trong tay.
Thế nhưng vấn đề đặt ra là nếu chân cột không phải là ngàm cứng mà có chuyển vị cùng với móng và theo biến dạng của nền đất thì liệu nội lực của khung bên trên có còn đúng như khi tính toán theo sơ đồ chân cột bị ngàm cứng hay không và khi có giằng móng theo 2 phương thì móng bị lún có còn như khi chúng ta tính toán theo sơ đồ lún của móng đơn hay không?
Chủ đề này tôi muốn để ngỏ để chúng ta cùng nhau thảo luận và xem xét. sau đó sẽ dùng sơ đồ và đường lối mà chúng ta xây dựng được để tính toán thiết kế công trình cụ thể(bước đầu có lẽ là công trình từ 9 đến 12 tầng). Rất mong ý kiến phản hồi từ các member gần xa.
Kính!
Ghi chú