Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cách chống thấm nào hiệu quả nhất?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cách chống thấm nào hiệu quả nhất?

    Hic nhà em khi trời mưa nó bị thấm quá chừng luôn thấm đến nổi phần thạch cao ở trên trần sụp xuống làm thủng một lỗ, thêm nữa các trần thạch cao nó bị đóng rêu, mốc quá chừng, hai bên vách nhà cũng bi thấm , mặc dù hồi đó hai bên vách đều đã co sơn lớp chống thấm rùi nhưng cuối cùng cũng vẫn bị thấm,ngay cả các phòng phía trong cũng bị thấm
    Xin hỏi các anh có phương pháp nào chống thấm hiệu quả ko xin chỉ cho em để em về sửa lại nhà

  • #2
    Ðề: Cách chống thấm nào hiệu quả nhất?

    cho em hoi 1 chút ! ngoài thực tế có ai chọn giải pháp chống nóng bằng cách quyét sơn phủ lên trên bề mặt trần sau đó bơm nước tạo 1 lớp nước phía trên trần ! lượng nước ấy sẽ hấp thụ nhiệt từ 7h sáng đến tầm 4h chiều thì xả toàn bộ lượng nước ấy đi ko à ! mong các bác giải đáp dùm em.......... em cám ơn
    Hoàng Đức Anh -Vinacon ...giun

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Cách chống thấm nào hiệu quả nhất?

      anh huycdc oi
      cho em hỏi tý
      em dang thiết kế một hạng mục có 3 đơn nguyên nằm sat nhau
      ở dưới có một tầng hầm anh cho em hỏi cách chống thấm tốt nhất giửa 3 cột sát nhau của 3 đơn nguyên đó như thế nào?
      có bác nào biết thì hướng dẫn cho em biết với
      giúp em với nhé em cảm ơn nhiều
      phuongbackc@yahoo.com
      Last edited by bacnghean; 08-11-2006, 08:50 AM.
      cuộc sống là biển cả ai không bơi sẻ chìm

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Cách chống thấm nào hiệu quả nhất?

        Nhà bị thấm có nhiều nguyên nhân, như cách mà bạn miêu tả thì nhà bạn bị thấm từ 2 vị trí chính, đó là cổ trần và từ trên mái. Muốn chống thấm hiệu quả thì phải hiểu được nguyên nhân gây thấm: mái nhà có kích thước lớn, không được chống nóng, chống thấm, nhà bị lún, kết cấu mái không đảm bảo chịu lực nên dẫn đến hiện tượng nứt mái...
        Do bạn không nói rõ về kích thước mái, kết cấu mái, cũng như tình trạng các nhà xung quanh... nên khó có thể biết được nguyên nhân gây nứt mái dẫn đến hiện tượng thấm của nhà bạn.
        Nếu các vết nứt của nhà bạn thuộc vào các vết nứt đã ổn định, không còn chịu các biến dạng của lún, dao động... thì bạn chỉ cần trát lại các vị trí nứt là hết thấm. Còn với các vết nứt thuộc dạng không ổn định, thì bạn nên tìm đến các chuyên gia chống thấm để có thể được sự giúp đỡ cụ thể hơn. Việc sử dụng các vật liệu chống thấm để sửa chữa các khu vực bị thấm mà không hiểu nguyên nhân cũng giống như ta dùng thuốc kháng sinh khi cơ thể ta bị ốm, đúng thuốc thì bệnh khỏi, không đúng thì tiền mất tật mang.
        Cách lợp mái tôn như anh HuyCDC chỉ không phải là phù hợp, vì nếu như vậy các nhà ở VN đã hết thấm. Không phải nhà nào cũng lợp được mái tôn do chiều cao nhà bị khống chế, kiến trúc và kết cấu không đảm bảo... Đặc điểm khí hậu ở VN là khi mưa thường hay có gió, nên mặc dù có mái tôn nhưng nước mưa vẫn có thể hắt vào mái nhà bạn và dẫn đến thấm mái xuống các phòng bên dưới.
        Bạn nên tìm đến các chuyên gia trong lĩnh vực chống thấm. Mình biết 1 địa chỉ mà bạn có thể đến là Viện KHCN Xây dựng ở Nghĩa Tân - HN để nhờ sự trợ giúp tư vấn cho việc sửa chữa chống thấm mái nhà bạn.
        Chúc bạn sớm có lại căn phòng đẹp.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Cách chống thấm nào hiệu quả nhất?

          Nguyên văn bởi ambition541986
          cho em hoi 1 chút ! ngoài thực tế có ai chọn giải pháp chống nóng bằng cách quyét sơn phủ lên trên bề mặt trần sau đó bơm nước tạo 1 lớp nước phía trên trần ! lượng nước ấy sẽ hấp thụ nhiệt từ 7h sáng đến tầm 4h chiều thì xả toàn bộ lượng nước ấy đi ko à ! mong các bác giải đáp dùm em.......... em cám ơn
          Tớ nghĩ là hiện nay có loại sơn vừa chống thấm, chống nóng cũng khá ổn, khi quét lên bề mặt bê tông sàn mái loại sơn này vừa chống thấm, vằ chống nóng bởi giảm được từ 10-15 độ. Chứ chọn giải pháp sơn lên rồi bơm nước như vậy thì không ổn lắm! vừa tốn điện, hao mòn máy bơm..mất công lắm lắm!
          Chào bạn nhé !

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Cách chống thấm nào hiệu quả nhất?

            Bạn xài indoseal của VN mới được bộ chấp thuận cho một số công trìng xem sao. Tính chất nó tương tự RADCON#7 nhưng giá thơm hơn nhiều đó. Thân chào

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Cách chống thấm nào hiệu quả nhất?

              Chào solidsnake,

              thật khó để đưa ra giảm pháp chống thấm khi chưa khảo sát hiện trạng nhà của bạn.
              Nếu bạn ở TP HCM thì vui lòng liên hệ: Mr An - 0938356889

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Cách chống thấm nào hiệu quả nhất?

                Lợp lên trên 1 mát tole như anh Huy nói là giải pháp tối ưu đối với nhà phố VN, các phương pháp khác chỉ khắc phục được 1 thời gian ngắn mà chi phí cũng tốn kém

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Cách chống thấm nào hiệu quả nhất?

                  Về lý thuyết, trong một ngôi nhà, hầu như chỗ nào cũng có thể bị thấm vì tác động của môi trường. Một chút nước đọng trên mái, mối nối của đinh vít lợp mái tôn, khe nút giữa khuôn cửa và tường... Khi đã có một lỗ nhỏ rò rỉ, thì chống thấm bắt đầu là một "hành trình gian nan".

                  Đa số vật liệu xây dựng và hoàn thiện (bê tông, gạch ốp lát, ngói...) đều có những lỗ nhỏ li ti trên bề mặt và những khe nứt do chịu tác động của môi trường và quá trình thi công, sử dụng. Từ những "lỗ kim" ấy, dưới sự thay đổi của thời tiết sẽ có thể là khởi đầu của tình trạng thấm dột sau này. Vì vậy, cần lưu ý thêm một vài quan niệm trong sử dụng và thiết kế từ lúc định hình ý tưởng cơ bản của ngôi nhà.

                  - Các bề mặt tường tiếp xúc với hướng khí hậu khắc nghiệt nên dùng biện pháp che chắn, giảm bức xạ như tạo mảng cây xanh leo có kết hợp vòi phun nước giúp cho bề mặt tường không bị co ngót đột ngột do thay đổi nhiệt độ.

                  - Cần lưu ý mái bằng thực chất là một mái dốc có độ dốc nhỏ chứ không phẳng ngang như... mặt bàn. Do đó phải tính toán phân thủy hợp lý với các khoảng đánh dốc không quá dài, bố trí nhiều rãnh và lỗ thu nước. Hạn chế các chướng ngại vật làm cản hướng thoát nước trên mái như cột trang trí, bồn hoa... Nhiều "khổ chủ" đã đúc kết rằng nếu đã làm mái bằng thì phải thường xuyên sử dụng mái bằng ấy, ví dụ như làm chỗ tập thể dục, trồng cây cảnh... Nếu không, thà lợp mái ngói hoặc tôn lên trên mái bằng còn hơn để trống, vừa đỡ phải chống thấm, vừa có thể chống nóng, giảm bụi.

                  - Trong xử lý chống thấm, có khoảng 50% liên quan đến đường ống cấp thoát nước. Chất lượng ống, quy cách thi công, xử lý mối nối... đều có thể sai sót gây thấm khó lường. Thậm chí, đường ống thoát nước ngưng tụ của máy lạnh dù chỉ là một đoạn ống D21 nhỏ xíu mà không tính toán từ đầu cũng gây thấm tường hoặc sàn rất khó chịu.

                  Hãy quan sát ngôi nhà truyền thống của cha ông thuở trước với bộ mái dốc đưa ra xa so với mặt nhà nên hầu như không phải chống thấm (chỉ chống dột khi vật liệu lợp mái như lá hoặc ngói bị hư mục cục bộ chỗ nào đó). Nhiều nhà biệt thự hiện nay ưa dùng là cách không làm seno chạy quanh mái nữa mà bố trí mái ngói thoát nước trực tiếp xa xung quanh sân vườn kiểu "giọt tranh hàng hiên" truyền thống. Tất nhiên, cách thoát nước này phải tính toán để không đưa nước sang nhà bên cạnh hoặc nước tạt theo gió vào nhà.

                  Chuyện chống thấm cơ bản phải dựa trên sự phối hợp đồng bộ và căn cơ ngay từ đầu giữa các phần thiết kế, lựa chọn chủng loại vật liệu, kỹ thuật thi công, quá trình sử dụng và bảo trì, bảo dưỡng công trình.Một số không gian tiếp xúc nước thường xuyên như hồ (bể) chứa nước, hồ bơi, sàn vệ sinh, máy giặt, hồn hoa, sân thượng không có mái che, ban công... chắc chắn khả năng bị thấm sẽ cao hơn những khu vực khác trong nhà. Thấm từ trên xuống là chuyện ai cũng biết, nhưng lại còn có cả thấm ngược từ dưới nền nhà lên do tính toán chống thấm chân tường không tốt. Rồi thấm vách tầng hầm, thấm ngang bên hông do giữa hai nhà có khe hở, thấm do lỗ giàn giáo xây xong rút đi...

                  Thấm đôi khi cũng rất oái ăm khi ta thấy dưới trần loang lổ, nhưng lên sàn trên chẳng tìm ra đầu mối. Thấm chỗ này nhưng phải chống chỗ kia, hoặc thấm chỉ một chỗ mà phải chống toàn bộ là chuyện thường hay gặp. Và quan trọng hơn, chống thấm phải tính từ lúc thiết kế, từ lúc làm phần thô chứ không phải chờ đến lúc bị thấm mới lo đi chống.

                  Một công đôi ba lợi

                  Hiệu quả của giải pháp chống thấm - nếu cân nhắc từ đầu - sẽ đồng thời đem lại tác dụng nhiều mặt: chống thấm dột, chống nóng, chống ồn và cả chống lún nứt. Việc đúc sàn mái hai lớp, kê tấm đan có khoảng đệm khí ở giữa, lợp mái dốc để "đậy" mái bằng, dùng sàn thép hoặc gỗ làm mặt kê bên trên... đều giảm thiểu được tác dụng của mưa nắng trực tiếp, tức là kiêm luôn chống nóng và chống nứt kết cấu mái. Đối với tường ngoài, nếu có thể, nên xây tường dày hai lớp, có lớp cách nhiệt ở giữa cũng là kết hợp giảm nóng. Nên dùng gạch xây đúng tiêu chuẩn. Chất lượng, chủng loại, xuất xứ của gạch xây cũng rất quan trọng để tránh tường bị xuống cấp nhanh. Tại các mối nối hoặc liên kết giữa tường và cửa phải đảm bảo cấu tạo có gờ hoặc chỉ viền bảo vệ.

                  Đối với phần công trình ngầm thì giải pháp "ăn chắc mặc bền" luôn tỏ ra hiệu quả hơn cả. Hiện nay đang phổ biến cách xây một hồ chứa ngầm bằng gạch thẻ, ngâm nước xi măng và tô trát kỹ, sau đó đặt bồn chứa nước vào bên trong, trên mặt đậy nắp đan bê tông có chốt mở và bơm hút để bảo dưỡng súc rửa định kỳ. Cách làm này là để tránh thấm đúng hơn là chống thấm. Tất nhiên, cách này tốn kém nhưng bù lại, an toàn và vệ sinh hơn nhiều, lại không choán diện tích. Trường hợp nhà xây trên nền đất yếu thì nền tầng một nên đổ bê tông chất lượng cao để vừa chống thấm ngược hoặc thấm xung quanh do nước ngầm, vừa chống được việc lún sụp nên khi nhà bên cạnh thi công hoặc xe chạy bên ngoài gây chấn động.
                  Ngựa Non Tập Chạy
                  Đường Phẳng Hay Biết Mấy

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Cách chống thấm nào hiệu quả nhất?

                    Hic nhà em khi trời mưa nó bị thấm quá chừng luôn thấm đến nổi phần thạch cao ở trên trần sụp xuống làm thủng một lỗ, thêm nữa các trần thạch cao nó bị đóng rêu, mốc quá chừng, hai bên vách nhà cũng bi thấm , mặc dù hồi đó hai bên vách đều đã co sơn lớp chống thấm rùi nhưng cuối cùng cũng vẫn bị thấm,ngay cả các phòng phía trong cũng bị thấm
                    Xin hỏi các anh có phương pháp nào chống thấm hiệu quả ko xin chỉ cho em để em về sửa lại nhà [QUOTE=David Giang]
                    Bác Giang nói rất đúng !!
                    Nếu như lời bạn nói nhà bạn bị thấm trần theo mình :* bạn đục lớp vữa sàn trên trần và xử lí bằng INDOSEAL(Việt Nam) cho nhẹ kinh tế.* còn hai bên tường bạn cho cạo lớp sơn cũ và sơn lại bằng SI-REX03 ( Công nghệ Đức SX Úc). Theo tài liệu mình có thì Indoseal đã xài cho một số công trình được 5 năm rất tốt về chống thấm. Còn SI-REX03 thì theo hãng KLASS Coating cam kết bảo hành 20 năm theo điều kiện khi hậu VN. Dưới đây là bảng so sánh giữa Si-rex03 với epoxy và polyurethanes :
                    Thân chào!!
                    Attached Files

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Cách chống thấm nào hiệu quả nhất?

                      Thân chào bác David Giang.
                      Bài viết chống thấm của bác thật hay.
                      Tuy nhiên muốn tham khảo thêm ở bác về sê nô và sàn mái bê tông khi chịu nhiệt. Khi thiết kế sàn mái không có mái che, không có lớp chống nóng thì với các ô sàn kích thước trung bình 3x4 m ( sàn được các dầm chia thành các ô nhỏ 3*4 là kích thước phổ biến ở nhà dân) thì chiều dày sàn và sắt thép thế nào là hợp lý. Nếu khai báo trong sap thì tải nhiệt này khai thế nào.
                      Tương tự với sê nô, nếu không cắt khe nhiệt thì nên bố trí sắt thép thế nào thì sẽ an toằn.
                      Khi kết cấu không nứt, thì vấn đề chống thấm trở thành vấn đề phụ.
                      Mong bác giúp đở. Thanks
                      Về hồ nước trên mái mà bác gì đó đã nêu. Tôi đã thử và sau năm năm thì thấm vì sàn nứt. Nên nếu sử dụng biện pháp này tôi nghỉ là được và thuận lợi ( buổi chiều tháo nước, đêm là có diện tích để sinh hoặt) nhưng giải pháp kết cấu phải chắc chắn mới lâu dài. ( đay là biện pháp rẻ tiền nhất).

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Cách chống thấm nào hiệu quả nhất?

                        Nguyên văn bởi bacnghean
                        anh huycdc oi
                        cho em hỏi tý
                        em dang thiết kế một hạng mục có 3 đơn nguyên nằm sat nhau
                        ở dưới có một tầng hầm anh cho em hỏi cách chống thấm tốt nhất giửa 3 cột sát nhau của 3 đơn nguyên đó như thế nào?
                        có bác nào biết thì hướng dẫn cho em biết với
                        giúp em với nhé em cảm ơn nhiều
                        phuongbackc@yahoo.com
                        Ở chỗ đó người ta thường đặt các roong cao su!
                        Đó là nơi anh sẽ đưa em đi cùng
                        Không nỗi sợ hãi, không nỗi nghi ngờ...

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Cách chống thấm nào hiệu quả nhất?

                          Nguyên văn bởi betameo
                          Thân chào bác David Giang.
                          Bài viết chống thấm của bác thật hay.
                          Tuy nhiên muốn tham khảo thêm ở bác về sê nô và sàn mái bê tông khi chịu nhiệt. Khi thiết kế sàn mái không có mái che, không có lớp chống nóng thì với các ô sàn kích thước trung bình 3x4 m ( sàn được các dầm chia thành các ô nhỏ 3*4 là kích thước phổ biến ở nhà dân) thì chiều dày sàn và sắt thép thế nào là hợp lý. Nếu khai báo trong sap thì tải nhiệt này khai thế nào.
                          Tương tự với sê nô, nếu không cắt khe nhiệt thì nên bố trí sắt thép thế nào thì sẽ an toằn.
                          Khi kết cấu không nứt, thì vấn đề chống thấm trở thành vấn đề phụ.
                          Mong bác giúp đở. Thanks
                          Về hồ nước trên mái mà bác gì đó đã nêu. Tôi đã thử và sau năm năm thì thấm vì sàn nứt. Nên nếu sử dụng biện pháp này tôi nghỉ là được và thuận lợi ( buổi chiều tháo nước, đêm là có diện tích để sinh hoặt) nhưng giải pháp kết cấu phải chắc chắn mới lâu dài. ( đay là biện pháp rẻ tiền nhất).
                          Trong vấn đề của bạn mình có một số lời khuyên sau :
                          -Khi bạn khai báo cho việc gán tải nhiệt thì bạn vào loadcase /other /chọn tải trong Sap 9.0
                          +Cấu tạo cốt thép cho bản sàn:
                          -Khi đường kính cốt thép khá lớn (từ 6mm trở lên )có thể đạt riêng biệt ,lưới trên đặt đối xứng bề rộng 0,5l.trong các lưới cốt chịu lực cần đặt ra bên ngoài ,còn cốt vuông góc với cốt chịu lực là cốt cấu tạo đặt bên trong.tạo mép biên nếu có đúc giằng tường cần uốn hoặc đặt lưới ở bên trên.
                          Trường hợp dùng lưới buộc khi chiều dày bản dưới 8cm có thể đặt cốt ở phía dưới là những thanh thẳng kéo dài qua các nhịp.ở trên gối dùng các thanh cốt mũ đặt úp xuống chạm đến bề mặt sàn.đối với nhịp biên và gối thứ 2 cần nhiều thép hơn cần đặt riêng.
                          Khi chiều dày bản từ 8cm trở lên nên dùng các thanh uốn đặt xen kẽ góc uốn lấy bằng 30độ ,khi chiều dày bản từ 10cm trở xuống điểm uốn cách mép gối l/6 ,mút cốt thép cách mép &.l (&=1/4 khi p<=3g ;&=1/3 khi p>3.g).đường kính cốt chịu lực khoảng 6-10mm còn khoảng cách giữa chúng 7-20cm. Chiều dày bản sàn Hb>=1/50.l1 thường chọn từ 5-14 cm phụ thuộc vào kích thứơc bản và tải trọng tác dụng lên dầm.
                          +Thiết kế tấm panen.
                          -Tấm đặc.chiều dày tấm h=8-15cm có thể làm tấm một lớp hoạc tấm hai lớp.tmấ này dùng khi nhịp bé.ưu điểm sản xuất nhanh ,liên kết đơn giản ,chiều cao sàn thấp ,khuyết điển tốn bê tông ,cách âm kém.
                          -Panen lỗ : khoét bỏ phần bê tông ở giữa để lại phần cánh trên cánh dưới và các sừơn ,nhịp 2,5-4,5m bề rộng 45-60cm (loại một lỗ ),90-120cm (loại 2 lỗ ) bề dày cánh 2-3cm ,bề dày sườn 2,5-5cm.
                          -Panen sườn :có hai sườn dọc và các sườn ngang bố trí cách nhau 1,5-2,5cm ,để tăng độ cứng cũng như độ ổn định của sườn dọc ,sườn ngang co kích thước bé hơn sườn dọc.chiều dày cánh 50-60mm khi sườn phía dưới và 30-35 mm khi sườn phía trên.bề rộng panen 40-80cm.
                          +Tính toán tấm panen :tình uốn tống thể ,uốn cục bộ ,kiểm tra độ võng ,bề rộng khe nứt.
                          +Khi tình toán cho seno bạn bố trí thép theo 2 phương khả năng an toàn là khá cao.cái này mình sẽ cho bạn hình vẽ và cách thức tính riêng vì rất nhiều người có các quan điểm khác nhau.nói không có lý giải thì khó hiểu lắm.
                          Ngựa Non Tập Chạy
                          Đường Phẳng Hay Biết Mấy

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Cách chống thấm nào hiệu quả nhất?

                            Nguyên văn bởi David Giang
                            Trong vấn đề của bạn mình có một số lời khuyên sau :

                            +Khi tình toán cho seno bạn bố trí thép theo 2 phương khả năng an toàn là khá cao.cái này mình sẽ cho bạn hình vẽ và cách thức tính riêng vì rất nhiều người có các quan điểm khác nhau.nói không có lý giải thì khó hiểu lắm.
                            Cám ơn bạn
                            Bạn có thể nói nhiều hơn kinh nghiệm của bạn về sê nô?
                            Thân

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Cách chống thấm nào hiệu quả nhất?

                              Độ chống thấm của vữa và bê tông hạt nhỏ

                              Nguyễn Thúc Tuyên
                              Nguyễn Tiến Trung
                              Nguyễn Thanh Sang



                              --------------------------------------------------------------------------------


                              Độ chống thấm của vữa ít được quan tâm, các tiêu chuẩn Việt Nam về vữa [1, 2] cũng không đề cập đến độ chống thấm trong phần yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử. Trong thực tế vữa thường chịu áp lực nước lớn như bê tông, nhưng lớp vữa lại thường mỏng (1-3cm), nên nhiều khi chỉ một áp lực nước không lớn cũng làm nước thấm qua lớp vữa. Trong nhiều trường hợp vữa cũng có yêu cầu chống thấm và chống ẩm để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và mỹ quan của công trình, như vữa trát mặt ngoài tường, vữa trát bể nước, đặc biệt đối với bể nước ngầm, vữa trát mặt ngoài kết cấu bê tông ở trong nước hoặc dưới đất, tiếp xúc với nước ngầm để chống thấm, chống ăn mòn bê tông và bê tông cốt thép. Bê tông hạt nhỏ (không có cốt liệu lớn) có thể coi là loại vữa dùng cho kết cấu xi măng lưới thép với lớp bảo vệ có chiều dầy rất nhỏ (khoảng 5mm) hoặc các kết cấu thành mỏng khác, có yêu cầu chống thấm cao khi tiếp xúc với môi trường nước; nếu không nước sẽ thấm qua lớp bảo vệ mỏng để tiếp cận với cốt thép hoặc sợi thép gây ăn mòn rất nguy hiểm.
                              Theo tài liệu của Trung Quốc [3], phân ra hai loại vữa theo khả năng chống thấm như sau:
                              - Vữa không chống thấm nước có độ chống thấm nhỏ hơn 2 atm;
                              - Vữa chống thấm có độ chống thấm nước bằng và lớn hơn 2atm.
                              Giống như bê tông, độ chống thấm của vữa cũng được biểu thị bằng áp lực tối đa để nước thấm qua mẫu vữa dầy 2cm. Cách phân loại này cũng được đưa vào các tài liệu [4, 5, 6].
                              Giống như đối với bê tông chống thấm của vữa cũng phụ thuộc vào thành phần vữa và các tính chất của nguyên vật liệu sản xuất vữa.
                              Theo tài liệu [6] khi thí nghiệm độ chống thấm nước của vữa, lúc đầu cho mẫu chịu áp lực nước 0,5atm, sau 1 giờ tăng lên đến 1atm, sau 2 giờ tăng lên 1,5atm, sau 3 giờ tăng lên 2atm, rồi giữ nguyên áp lực đó trong 24 giờ nữa. Nếu nước không thấm qua mẫu, thì coi vữa đó là vữa chống thấm.
                              Theo cách phân loại và phương pháp thí nghiệm như vậy, năm 1964 trường Đại học Thủy lợi đã có một nghiên cứu nhỏ, xác định thành phần của vữa thủy công chống thấm dùng ba loại cát khác nhau: cát Việt Trì, cát Đông Triều và cát Chi Nê. Ba loại cát đó thuộc loại cát trung bình và cát tốt được dùng phổ biến vào thời gian đó. Kết quả nghiên cứu này được trình bày trong ba bài báo được đăng trong tập san Thủy lợi năm 1964. Trong thực tế ở nước ta khi đó và cho đến hiện nay không có máy thí nghiệm thấm vữa chuyên dụng, chúng tôi phải thí nghiệm thấm vữa trên máy thí nghiệm thấm bê tông. Đúc mẫu thấm bê tông chỉ cao 20cm, có lỗ rỗng thông suốt và mở rộng ở một đầu với gờ cao 2cm, ở đó sẽ lắp mẫu vữa dày 2cm sau khi đã bảo dưỡng ẩm đủ 28 ngày. Khe giữa thành mẫu và gờ được chít kín bằng parafin hoặc bitum để nước không thấm qua. Phương pháp thí nghiệm thấm vữa này đã được một số nơi áp dụng để xác định độ chống thấm của vữa, cũng như để đánh giá tác dụng chống thấm của một số phụ gia đối với vữa.
                              Trong tài liệu của Nga [7] nêu lên một phương pháp khác xác định độ chống thấm thực tế của vữa và bê tông hạt nhỏ. Cách thí nghiệm này được trình bày như dưới đây. Đúc một nhóm mẫu gồm 6 mẫu vữa có kích thước 10x10cm dầy 1-4cm hoặc 15x15cm dầy 3-8cm hoặc 20x20cm dầy 5-12cm bằng nguyên vật liệu được dùng trong công trình thực tế. Chiều dầy của mẫu cũng lấy bằng chiều dầy thực tế của lớp vữa hoặc bê tông hạt nhỏ. Mẫu được thí nghiệm ở các tuổi 7, 28 ngày hoặc dài ngày hơn. Khi thí nghiệm tăng ngay áp lực nước đến giá trị cho trước chỉ trong 1-5 phút và giữ áp lực đó trong một thời gian quy định, phụ thuộc vào chiều dầy của mẫu như trong bảng 1.
                              Quan sát và ghi tình trạng thấm nước của mẫu sau 1, 2, 3, 6, 12, 24 và 72 giờ tính từ lúc bắt đầu thí nghiệm.
                              Vữa được coi là chịu được phép thử thấm, khi không có mẫu nào có hiện tượng nước thấm qua trong thời gian thử. Dấu hiệu nước thấm qua mẫu là sự xuất hiện giọt nước hoặc vết ướt trên mặt mẫu.
                              Phương pháp thí nghiệm độ chống thấm này đã được đưa vào tiêu chuẩn ngành thủy lợi [8] Tài liệu [7] cũng nêu lên một chỉ tiêu khác để biểu thị độ chống thấm của vữa và bê tông hạt nhỏ được gọi là “độ chống thấm thực tế tính toán (HB.f)”. Để tính được HBf phải tính giá trị của áp lực khống chế (Pf). Pf được tính theo công thức:
                              Pf = kf ´ Pp
                              Trong đó: Pp là áp lực nước tác động lên vữa; kf là hệ số tính đến đặc điểm sử dụng của lớp phủ hoặc kết cấu công trình bằng vữa hoặc bê tông hạt nhỏ, được cho trong bảng 2. Có thể hiểu là chính Pf là áp lực cho trước khi thí nghiệm mẫu vữa như đã nêu ở trên.
                              Giá trị của;
                              Trong đó a là chiều dầy của lớp phủ hoặc kết cấu bê tông hạt nhỏ, tính bằng cm; còn Pp và pf tính bằng KG/cm2.
                              Theo tài liệu [9] để nâng cao độ chống thấm của vữa có thể dùng các loại phụ gia: canxinitrat, canxi nitrit-nitrat, natri aluminat nhũ tương bitum, nhũ tương polime chất clorua canxi, alumino clorua… Hai loại sau cùng chỉ dùng trong trường hợp không có cốt thép, vì ioncl- sinh ra gây ăn mòn thép. Các phụ gia tăng dẻo, đặc biệt là phụ gia siêu dẻo thế hệ hai (Naptalen focmaldehit sunfonat và Melamin focmaldehit sunfonat), siêu dẻo thế hệ ba (polycacboxilat…) cũng có tác dụng tăng độ chống thấm do cơ chế giảm nước trộn. Phụ gia khoáng hoạt tính nghiền mịn, đặc biệt các phụ gia khoáng có độ mịn cao và siêu mịn như tro trấu, metacaolanh, silicafum cũng nâng cao độ chống thấm do cơ chế nhét kẽ làm được chắc thềm cấu trúc của vữa và tương tác với vôi trong vữa để tạo ra hydro canxi silicat bền vững.
                              Phụ gia Benit (gốc bentonit) cũng tăng độ chống thấm của vữa do cơ chế nở thể tích, làm cho vữa đặc chắc hơn [10].
                              Độ chống thấm của vữa có liên quan đến vấn đề ăn mòn của bản thân lớp vữa và vật liệu bên trong được vữa bảo vệ. Việc đưa ra được thành phần vữa (bê tông hạt nhỏ) hợp lý và áp dụng các biện pháp cần thiết, trong đó có việc sử dụng các loại phụ gia thích hợp sẽ nâng cao được khả năng chống thấm của vữa và góp phần nâng cao độ bền của công trình.
                              Từ nay tiêu chuẩn ngành không còn nữa. Trong TCVN mới về vữa cũng nên đưa chỉ tiêu độ chống thấm vào phần yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.
                              Tài liệu tham khảo
                              1. TCVN 4314:1986 vữa xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật;
                              2. TCVN 3121: 2003 vữa xây dựng - Phương pháp thử;
                              3. Vữa thủy công, hướng dẫn sử dụng - nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa 1960;
                              4. Giáo trình vât liệu xây dựng trường Đại học Thủy Lợi - NXB Nông thôn 1964;
                              5. Giáo trình vật liệu xây dựng Trường Đại học Thủy Lợi, NXB Nông nghiệp 1980;
                              6. Vật liệu xây dựng, NXB Giáo dục 1993;
                              7. A. Ptrekhốp… Spravotruhic po bêtônam i rastvoram, buđivennhic, Kiep 1973
                              8. 14 TCN 80-2001 vữa thủy công - yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử 1973
                              9. A.P. Trêkhốp… Spravotrnhic po bêtônam i rasvonam, buđivennhic, Kiep 1979
                              10. Viện Khoa học Thủy lợi - Hướng dẫn sử dụng các phụ gia chống thấm BENIT trong thi công bê tông thủy công 1993.
                              Ngựa Non Tập Chạy
                              Đường Phẳng Hay Biết Mấy

                              Ghi chú

                              casino siteleri bahis siteleri
                              erotik film izle Rus escort gaziantep rus escort
                              deneme bonusu veren siteler deneme bonusu deneme bonusu veren siteler
                              bahis siteleri
                              bahisnow giri? casinoslot sultanbet giri? grandpashabet giri?
                              hd sex video
                              Mobilbahis
                              antalya escort bayan
                              gaziantep escort
                              betpas gncel link
                              gaziantep escort
                              bonus veren siteler
                              pinbahis pinbahis dizitune.com
                              bostanci escort pendik escort
                              ?stanbul Escort
                              Car Fuck XXX ????? ???????? ?????? ? ???? ????? sexo gay gratis xxxx
                              betbonusking.com deneme bonusu
                              deneme bonusu veren siteler deneme bonusu veren siteler bonus veren siteler
                              gvenilir casino siteleri
                              Kacak iddaa Siteleri
                              mraniye escort sancaktepe escort
                              quixproc.com
                              Working...
                              X