QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cải tạo nâng tầng!

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cải tạo nâng tầng!

    Tôi vừa nhận thiết kế cải tạo nâng tầng một công trình (trụ sở làm việc) từ 3 tầng lên 7 tầng!
    Thiết kế cũ dùng móng cọc ép 25x25 sâu 6m vào lớp cát bụi, sức chịu tải lấy được 13.7 tấn, cột dùng tiết diện 25x40cm. Bê tông mác 200.
    Để lên được 7 tầng chắc chắn phải gia cố thêm cột và móng! Bác nào có kinh nghiệm về vấn đề này xin được chỉ giáo! Xin cảm ơn và hậu tạ!!!

  • #2
    Ðề: Cải tạo nâng tầng!

    Nguyên văn bởi kết cấu sư
    Tôi vừa nhận thiết kế cải tạo nâng tầng một công trình (trụ sở làm việc) từ 3 tầng lên 7 tầng!
    Thiết kế cũ dùng móng cọc ép 25x25 sâu 6m vào lớp cát bụi, sức chịu tải lấy được 13.7 tấn, cột dùng tiết diện 25x40cm. Bê tông mác 200.
    Để lên được 7 tầng chắc chắn phải gia cố thêm cột và móng! Bác nào có kinh nghiệm về vấn đề này xin được chỉ giáo! Xin cảm ơn và hậu tạ!!!
    Bạn có thể post lên mặt bằng móng cột hiện trạng và phản lực của kết cấu nâng tầng không? Mình cũng có chút kinh nghiệm về vấn đề này nên cũng có thể trao đổi cùng bạn được.

    Mác Bt & thép bạn có thể xác định được, tuy nhiên sức chịu tải của cọc là 13.7 tấn không hiểu bạn xác định bằng cách nào? Theo mình bạn nên ép 01 cọc có chiều dài 6m (như thiết kế cũ) sau đó thử tải tĩnh hoặc PDA nếu có thể được. Còn không thể thử tải bạn tính gần đúng bằng cách lấy phản lực chân cột của kc hhữu / số cọc và lấy giá trị lớn nhất.

    Bạn Huycdc ở trên đề nghị phương án làm hệ cột & móng mới(là cách mà nhiều ks thiết kế chọn làm) nhưng có 01 nhược điểm không đánh giá được tác động của hệ kết cấu mới vào hệ cũ (tại vị trí cột mới và đà sàn cũ có kết dính với nhau) do tải trọng gió, do lún hệ kết cấu mới... đó là chưa kể móng mới vướng móng cũ (có thể) cột mới làm ảnh hưởng không gian kiến trúc...

    Mình đề nghị bạn sử dụng cách gia cố mở rộng hệ móng cột cũ trên cơ sở hệ kết cấu mới & cũ cùng làm việc... tuy nhiên bạn phải lưu ý bố trí hệ giằng móng đủ cứng để cho các cọc mới & cũ cùng làm việc.

    Phần cọc làm thêm theo mình không nên sử dụng cọc nhồi đường kính nhỏ vì không có tiêu chuẩn thi công & nghiệm thu. Cọc chỉ chịu tải 13.7 tấn mà sữ dụng cọc 250x250 là quá lãng phí. Nếu điều kiện thử tải cho phép bạn có thể sử dụng cọc nhỏ hơn, nếu không bạn phải sử dụng cọc 250. Hiện nay ở ngoài (Vùng Sài Gòn) có cọc thi công dạng ép neo có thể ép được lực ép lên đến 30tấn với DK chiều cao thông thủy để thi công >=3.5m.
    Vài dòng trao đổi cùng bạn

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Cải tạo nâng tầng!

      Mặt bằng móng của nó đây!

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Cải tạo nâng tầng!

        Nguyên văn bởi huycdc
        Trước hết, bạn nên kiểm tính lại kết cấu nhà cũ từ móng đến mái. làm một lần như thẩm tra thiết kế - phần kết cấu. Đồng thời cần thuê một đơn vị kiểm định (như CONINCO, IBST ...) kiểm định lại phần kết cấu xem còn chịu lực đuợc bao nhiêu phần trăm, bê tông gọi là mác 200 có đạt được 200 không ...

        Tùy theo đó mà đề ra cách xử lý. Theo tôi có mấy cách:

        1. Đập đi thiết kế lại, tuy nhiên cách này chủ đầu tư sẽ gặp khó vì thường là lập dự án cải tạo dễ thông qua các cấp có thẩm quyền hơn là dự án ĐTXD đập đi xây mới. Gọi là cải tạo nâng tầng thôi chứ tính ra tiền có khi dự án cải tạo nâng tầng còn tốn nhiều hơn dự án đập đi xây mới.

        2. Với các thông số như bạn nêu thì chắc chắc không thể chất thêm đến 4 tầng tải trọng lên cái nhà 3 tầng cũ được nữa, bạn có thể gia cố cột và "bó cột" để mở rộng tiết diện như bạn nói. Theo tôi nên sử dụng các giải pháp sàn nhẹ, tường 3D, kết cấu thép nhẹ ... để giảm tối đa tải trọng. Việc bổ sung cọc thì bạn có thể dùng móng cọc nhồi tiết diện nhỏ (máy nhỏ có thể rúc vào trong tầng 1 để thi công khoan cọc bổ sung ...). tuy nhiên, cách này, việc tính toán sự làm việc đồng thời giữa kết cấu nhà cũ, nhà mới, móng cũ, móng mới sẽ hơi bị khó.

        3. Một cách khác là bạn có thể làm 1 nhà mới trùm lên nhà cũ, bổ sung cột mới ra ngoài hoặc vào trong.
        ....
        Cuối cùng là khuyên bạn nên thận trọng trong công việc thiết kế, giám sát chặt chẽ trong quá trình thi công, cần bố trí các thiết bị quan trắc ... Thông thường thì nâng một - hai tầng là đã quá lắm rồi, đây nâng đến 4 tầng trên cơ sở 3 tầng thì thực sự quá đáng. Bên Thái Lan mấy năm trước chỉ có thêm có cái bể nước mà sập cả cái nhà chung cư cũ đấy. Vừa rồi bên Hàn Quốc cũng bị sập nhà chung cư cũ vì nâng tầng.
        Cảm ơn bác đã có ý kiến! Những lời cảnh báo của bác làm tôi thấy "chùn tay" khi thiết kế "con" này!
        Tôi có mấy ý như sau:
        1. Bác bảo đập đi xây lại tôi nghĩ cũng khó được chủ đầu tư chấp nhận! Vì nó quá tốn kém! Nhưng tôi sẽ cố gắng phân tích để chủ đầu tư theo phương án này! Nếu được thì quá tuyệt vời! Thiết kế phí tăng mà mình lại yên tâm ngủ kỹ!
        2.Tôi đã chạy kiểm tra lại kết cấu cũ đồng thời kiểm tra lại sức chịu tải của cọc theo tài liệu địa chất cũ! Nói chung là OK(làm bài toán thẩm tra). Bác có nói đến giả pháp bó cột? Bác có thể nói biện pháp kỹ thuật này cụ thể hơn được không? Khi "bó" xong thì cột mới làm việc thế nào?
        Còn việc ép thêm cọc mở rộng móng thì phần móng mới liên kết với đài cọc cũ như thế nào cũng là vấn đền nan giải bác có cách nào ổn thoả không?
        3. Làm nhà cũ trùm lên nhà mới liệu có khả thi không vì mình rất khó tránh khỏi vị trí đài cọc cũ-->vẫn phải gia cố đài cũ!
        Mong tiếp tục được cùng bác trao đổi! Thanks!

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Cải tạo nâng tầng!

          Nguyên văn bởi pmdc
          Bạn có thể post lên mặt bằng móng cột hiện trạng và phản lực của kết cấu nâng tầng không? Mình cũng có chút kinh nghiệm về vấn đề này nên cũng có thể trao đổi cùng bạn được.

          Mác Bt & thép bạn có thể xác định được, tuy nhiên sức chịu tải của cọc là 13.7 tấn không hiểu bạn xác định bằng cách nào? Theo mình bạn nên ép 01 cọc có chiều dài 6m (như thiết kế cũ) sau đó thử tải tĩnh hoặc PDA nếu có thể được. Còn không thể thử tải bạn tính gần đúng bằng cách lấy phản lực chân cột của kc hhữu / số cọc và lấy giá trị lớn nhất.

          Bạn Huycdc ở trên đề nghị phương án làm hệ cột & móng mới(là cách mà nhiều ks thiết kế chọn làm) nhưng có 01 nhược điểm không đánh giá được tác động của hệ kết cấu mới vào hệ cũ (tại vị trí cột mới và đà sàn cũ có kết dính với nhau) do tải trọng gió, do lún hệ kết cấu mới... đó là chưa kể móng mới vướng móng cũ (có thể) cột mới làm ảnh hưởng không gian kiến trúc...

          Mình đề nghị bạn sử dụng cách gia cố mở rộng hệ móng cột cũ trên cơ sở hệ kết cấu mới & cũ cùng làm việc... tuy nhiên bạn phải lưu ý bố trí hệ giằng móng đủ cứng để cho các cọc mới & cũ cùng làm việc.

          Phần cọc làm thêm theo mình không nên sử dụng cọc nhồi đường kính nhỏ vì không có tiêu chuẩn thi công & nghiệm thu. Cọc chỉ chịu tải 13.7 tấn mà sữ dụng cọc 250x250 là quá lãng phí. Nếu điều kiện thử tải cho phép bạn có thể sử dụng cọc nhỏ hơn, nếu không bạn phải sử dụng cọc 250. Hiện nay ở ngoài (Vùng Sài Gòn) có cọc thi công dạng ép neo có thể ép được lực ép lên đến 30tấn với DK chiều cao thông thủy để thi công >=3.5m.
          Vài dòng trao đổi cùng bạn
          Sức chịu tải 13.7 tấn là lấy theo thiết kế cũ bác ạ! Khi làm mới mình sẽ yêu khảo sát địa chất lại( khảo sát cũ làm từ năm 2001 sơ sài lắm). Và đúng như bác nói mình phải ép 1 cọc thử xác đinh SCT bằng nén tĩnh! Nhưng vướng công trình cũ liệu mình có thực hiện được việc này không nhỉi?
          Bác có đề nghị sử dụng biện pháp gia cố móng cũ...nhưng cụ thể nó là thế nào? Vì với công trình mới kết cấu móng cũng như cột mở rộng thêm rất nhiều. Cụ thể như sau:
          1. Bác có cách nào ép được cọc sát móng cũ mà không gây ảnh hưởng đến kết cấu hiện trạng không?
          2. Đài móng cũ dày 800mm, thép phi 14a150 2 lớp. Kết cấu mới tôi dự kiến đài phải dày 1.2m. Như vậy là bài toán đăt ra là làm sao mình có thể làm tăng chiều dày đài móng và bổ sung cốt thép được?
          3. Cột cũ tiết diện 25x40cm cho toàn bộ nhà. Tôi dự kiến cột mới (cột giữa) phải 60x60cm mới đảm bảo chịu lực! Như vậy mình phải gia cố rất nhiều? Liệu cách "bó" cột có hiệu quả không? Bó thép rồi mình đổ bê tông như thế nào? Phần thép neo xuống móng như thế nào cho hiệu quả?
          4. Bê tông cho công trình đang là mác 200. Khi làm mới tôi nghĩ phải tăng mác lên 250? Có "ổn" không nhỉ?
          Mong được cùng bác tiếp tục trao đổi! Thanks!

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Cải tạo nâng tầng!

            Nguyên văn bởi kết cấu sư
            Sức chịu tải 13.7 tấn là lấy theo thiết kế cũ bác ạ! Khi làm mới mình sẽ yêu khảo sát địa chất lại( khảo sát cũ làm từ năm 2001 sơ sài lắm). Và đúng như bác nói mình phải ép 1 cọc thử xác đinh SCT bằng nén tĩnh! Nhưng vướng công trình cũ liệu mình có thực hiện được việc này không nhỉi?
            Bác có đề nghị sử dụng biện pháp gia cố móng cũ...nhưng cụ thể nó là thế nào? Vì với công trình mới kết cấu móng cũng như cột mở rộng thêm rất nhiều. Cụ thể như sau:
            1. Bác có cách nào ép được cọc sát móng cũ mà không gây ảnh hưởng đến kết cấu hiện trạng không?
            2. Đài móng cũ dày 800mm, thép phi 14a150 2 lớp. Kết cấu mới tôi dự kiến đài phải dày 1.2m. Như vậy là bài toán đăt ra là làm sao mình có thể làm tăng chiều dày đài móng và bổ sung cốt thép được?
            3. Cột cũ tiết diện 25x40cm cho toàn bộ nhà. Tôi dự kiến cột mới (cột giữa) phải 60x60cm mới đảm bảo chịu lực! Như vậy mình phải gia cố rất nhiều? Liệu cách "bó" cột có hiệu quả không? Bó thép rồi mình đổ bê tông như thế nào? Phần thép neo xuống móng như thế nào cho hiệu quả?
            4. Bê tông cho công trình đang là mác 200. Khi làm mới tôi nghĩ phải tăng mác lên 250? Có "ổn" không nhỉ?
            Mong được cùng bác tiếp tục trao đổi! Thanks!
            Sức chịu tải của cọc phải kiểm tra lại bạn à. Trong điều kiện không thể TN thử tĩnh cọc , bạn có thể thử PDA (thử biến dạng lớn , kết quả cũng rất tin cậy) từ đó bạn mới đưa ra được các biện pháp gia cố phù hợp.(bạn có thể thử cọc bên ngoài công trình)
            Sau khi có kết quả thử tải bạn kiểm tra xem có cần gia cố móng hay không? Nếu cần, bạn phải xem tiếp vấn đề thi công có khả thi không? Vd khoảng thông thủy >=3.5m (mình có thể đào bớt đi) ở SG có các đơn vị có thể thi công ép neo (có 02 cọc neo làm đối trọng để ép cọc, nếu công trình bạn ở SG& phụ cận thì Ok còn những nơi khác tui không biết)
            Giả sử như có thể ép cọc thêm , cũng tùy theo số lượng nhiều hay ít mà bạn chọn móng băng hay đơn trên nền cọc. Với mặt bằng nêu trên, tui đề nghị bạn hướng mở rộng đài cọc.
            1. Cọc ép neo có thể thi công sát công trình cũ từ mép tường nhà bên đến tim cọc khoảng 400mm.
            2. Thiết kế gia cố móng cũng như thiết kế mới (tui không bàn đến tính toán và kiểm tra sức chịu tải của cọc - chỉ bàn đến gia cố móng) bạn phải tính móng thoả cả M&Q

            a. Tính móng cho M&Q do phản lực cọc: Bạn nâng chiều cao đài cọc cho đến khi thép móng hiện hữu d14a150 chịu đủ M và chiều cao đủ chịu Q, bằng không bạn bố trí thêm đà giằng.

            b. Sắt cho phần móng mới có thể đục BT lòi thép cũ hàn với sắt cho phần móng mở rộng & sắt móng cũ. Hoặc có thể khoan BT dùng phụ gia lkết BT&thép để neo thép vào BT cũ(chẳng hạn như SIKADUR 731)

            c. Bê tông mới & cũ sử dụng phụ gia liên kết (SIKADUR 732)

            3. Theo mặt bằng cột, các cột góc bạn chỉ gia cố 02 mặt, cột biên & giữa gia cố 03 mặt (mặt ngoài & hành lang không gia cố được). Cột từ 250x400 lên thành 600x600, khoảng hở giữa mặt cột & cốppha là 17~20cm thi công BT được. Còn phần cột sát sàn, bạn đục sàn đổ BT từ tên xuống.
            Mình cũng biết một cách bó cột (không biết có phải cách bạn Huycdc nói không?) Dùng bản sợi carbon cường độ cao, bề rộng 15cm quấn xung quanh cột BT có sử dụng chất kết dính (chẳng hạn là SIKADUR 731) cách này tăng đáng kể sức chịu lực của cột nhưng rất mệt mỏi khi thẩm tra & thẩm định cũng như thi công & nghiệm thu.
            4. Bê tông phần gia cố mở rộng bạn nên sử dụng cùng mác với BT cũ (vì mác cao hơn BT cũ có thể bị phá hủy trước, bạn có thể lấy hệ số điều kiện làm việc: 0.8; 0.9...) , phần làm mới có thể sử dụng BT mác cao hơn.
            Vai dong trao đổi cùng bạn

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Cải tạo nâng tầng!

              Nếu coi mặt bằng móng hiện trạng như vậy tui nói thẳng với Bác lên thêm 10 tầng nữa cũng không sao cả tức 12 tầng (chấp bác kiểm tra luôn) không biết cái cột, đà hiện hữu kiểm tra xem chịu nổi hay không có mà thôi , thông thường khi cải tại nhà tăng tiết diện cột, đà sẽ dùng thép hình tổ hợp với cột BTCT cũ thành cột rồi đổ BT mới sẽ chắc chắn hơn là đục BT cũ hàn thêm thép để mở rộng tiết diện
              Bác chú ý có cái nhà ỡ Long AN sụp bã chè do kỹ sư Tèo thiết kế hy vọng Bác là kỹ sư thực thụ............................ Chúc Bác thành công

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Cải tạo nâng tầng!

                Nguyên văn bởi co1972nguyen
                Nếu coi mặt bằng móng hiện trạng như vậy tui nói thẳng với Bác lên thêm 10 tầng nữa cũng không sao cả tức 12 tầng (chấp bác kiểm tra luôn) không biết cái cột, đà hiện hữu kiểm tra xem chịu nổi hay không có mà thôi , thông thường khi cải tại nhà tăng tiết diện cột, đà sẽ dùng thép hình tổ hợp với cột BTCT cũ thành cột rồi đổ BT mới sẽ chắc chắn hơn là đục BT cũ hàn thêm thép để mở rộng tiết diện
                Bác chú ý có cái nhà ỡ Long AN sụp bã chè do kỹ sư Tèo thiết kế hy vọng Bác là kỹ sư thực thụ............................ Chúc Bác thành công
                Bạn có chứng minh được điều mình nói không??? 03 điều sau:
                1. Móng này chịu lực thêm 10 tầng nữa?
                2. Liên kết sắt hình vào kết cấu cũ? (cột, đà...) có bản vẽ càng tốt..
                3. Dùng thép hình tốt hơn đục BT cũ hàn thêm sắt?
                Mình chờ câu trả lời của bạn. Thân mến

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Cải tạo nâng tầng!

                  Nguyên văn bởi co1972nguyen
                  Nếu coi mặt bằng móng hiện trạng như vậy tui nói thẳng với Bác lên thêm 10 tầng nữa cũng không sao cả tức 12 tầng (chấp bác kiểm tra luôn)....

                  Bác này nói cứ y như mấy ông thầy cúng bắt bệnh ấy nhỉ? Bác vui quá ,, ặc ặc

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Cải tạo nâng tầng!

                    Nguyên văn bởi pmdc
                    Bạn có chứng minh được điều mình nói không??? 03 điều sau:
                    1. Móng này chịu lực thêm 10 tầng nữa?
                    2. Liên kết sắt hình vào kết cấu cũ? (cột, đà...) có bản vẽ càng tốt..
                    3. Dùng thép hình tốt hơn đục BT cũ hàn thêm sắt?
                    Mình chờ câu trả lời của bạn. Thân mến
                    Sao các Bác ít vận động quá vậy?
                    1.Tui nói rằng cọc 250x250 cắm vào lớp đất cát mà các Bác cho sức chịu tải là 13,7T là quá ít bét ra cũng phải 20T (kinh ghiệm của tui nha) tất nhiên bài toán này thử kinh nghiệm lâu năm của anh em thôi chứ đem mớ lý thuyết suông vào thì ăn cám , mà cột giữa có 4x6=25cọc mà 20x20T=400T, cột biên 11x20T=220T cho một cột thử hỏi cái nhà cao 12 tầng có đẻ ra được cái tải trọng 400T và 220T không hở các Bác?????????????? còn không bét ra lấy 25x13.7T=342.5T và 11x13.7=105.7T thử hỏi cái nhà 7 tầng mà N bằng chừng đó tui không biết chất cái gì lên đó cho đủ................
                    2.Còn Bác muốn biết gia cố đà , cột bằng thép hình thì mua sách về đọc có cuốn nói về gia cố, sửa chữa nhà nói đầy đủ
                    3.Tôi nói chỉ chú ý đến đà, cột vì sẽ không đủ cho công trình mới còn như thế nào phải tính chứ
                    Thế các Bác có ý kiến gì nữa không??????????????????????? sao lại bốc thuốc.............. bốc đúng bệnh đấy chứ..................

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Cải tạo nâng tầng!

                      Nguyên văn bởi co1972nguyen
                      Sao các Bác ít vận động quá vậy?
                      1.Tui nói rằng cọc 250x250 cắm vào lớp đất cát mà các Bác cho sức chịu tải là 13,7T là quá ít bét ra cũng phải 20T (kinh ghiệm của tui nha) tất nhiên bài toán này thử kinh nghiệm lâu năm của anh em thôi chứ đem mớ lý thuyết suông vào thì ăn cám , mà cột giữa có 4x6=25cọc mà 20x20T=400T, cột biên 11x20T=220T cho một cột thử hỏi cái nhà cao 12 tầng có đẻ ra được cái tải trọng 400T và 220T không hở các Bác?????????????? còn không bét ra lấy 25x13.7T=342.5T và 11x13.7=105.7T thử hỏi cái nhà 7 tầng mà N bằng chừng đó tui không biết chất cái gì lên đó cho đủ................
                      Tui tính cho bạn thấy :
                      1. Không cần tính tải trọng gió, chỉ tính sơ bộ tải trọng lấy như nhà phố 01 tấn / 1m2 (tĩnh tải + hoại tải nhà cao tầng sẽ cao hơn do đà cột lớn hơn). Kiểm tra cho móng trục 3-BC , diện tích truyền tải: (15m-6.45m) x(7.6m/2+5.4m/2) = 56 m2 x 12 tầng x 1tấn/m2 = 672 (tấn) lớn hơn nhiều so với tải trọng 400 (tấn) đấy chứ.
                      Nguyên văn bởi co1972nguyen
                      2.Còn Bác muốn biết gia cố đà , cột bằng thép hình thì mua sách về đọc có cuốn nói về gia cố, sửa chữa nhà nói đầy đủ
                      Bạn trả lời luôn đi , cơ chế truyền lực từ cột đà hiện hữu sang thép hình là gì, truyền thông qua liên kết gì? Cuốn sách bạn nói tên là gì? có bán ở hiệu sách nào? nếu có tui sẽ tìm khắp các hiệu sách tại Sài Gòn , thậm chí nếu chỉ có ở Hà Nội, tui cũng sẵn sàng ra ngoài đó mua.
                      Còn vấn đề ốp thép hình tốt hơn đục BT cũ hàn nối thép thì sao?

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Cải tạo nâng tầng!

                        Nguyên văn bởi co1972nguyen
                        Nếu coi mặt bằng móng hiện trạng như vậy tui nói thẳng với Bác lên thêm 10 tầng nữa cũng không sao cả tức 12 tầng (chấp bác kiểm tra luôn) không biết cái cột, đà hiện hữu kiểm tra xem chịu nổi hay không có mà thôi , thông thường khi cải tại nhà tăng tiết diện cột, đà sẽ dùng thép hình tổ hợp với cột BTCT cũ thành cột rồi đổ BT mới sẽ chắc chắn hơn là đục BT cũ hàn thêm thép để mở rộng tiết diện
                        Bác chú ý có cái nhà ỡ Long AN sụp bã chè do kỹ sư Tèo thiết kế hy vọng Bác là kỹ sư thực thụ............................ Chúc Bác thành công
                        Bác "phán" thế này thì chết tôi! Hix!!!Chỉ nâng lên 7 tầng mà tôi đã toát mồ hôi phải cầu cứu các bác trên diễn đàn rồi đó!
                        Đúng như bác HaiVNCC nói! Món này phải có kinh nghiệm mới xơi được! Không cẩn thận bóc lịch như chơi!

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Cải tạo nâng tầng!

                          Hôm nay mấy anh em tôi xuống công trình khảo sat các bác ạ! Công trình này ở TP Thái Bình! Mới có mấy năm (hoàn thành 2002) mà công trình xuống cấp ghê quá! Gạch lát thì bong tróc, tường thì nứt (nứt ngang-khá dài), dầm thì nứt 1 số chỗ (nứt ngang),...Và không có thép chờ cột! Chủ đầu tư thì không đồng ý phương án phá đi làm mới!
                          @pmdc: Tổng hợp ý kiến của bác và các bác khác tôi đưa ra giải pháp như thế này:
                          -Điều kiện thi công và TN ở TB nói chung là còn nhiều hạn chế! Dùng PP biến dạng lớn(PDA) hay nhỏ(PIT) được thực hiện bởi các đơn vị chuyên ngành chưa chắc ở TB đã có sẵn! Chắc phải thuê trên HN về thôi, mà làm TN mỗi 1 cọc ép! ( phức tạp quá bác nhỉ)!Ok coi như vấn đề này giải quyết xong!
                          -Cọc ép dùng PP neo đối trọng(công trình) bác ạ! Ở TB các đơn vị thi công dạng này sẵn lắm! Cho nên việc ép thêm cọc mới bên cạnh các cọc cũ là khả thi!
                          -Chiều dày đài cọc có thể tăng thêm được, vì mình đang còn lớp tôn nền 450mm!
                          - Hàn thép đài móng mới vào thép đài móng cũ, (hoặc đục BT để lk thép mới vào đài móng cũ) sau đó đổ BT
                          - Tăng cường tiết diện cột như bác nói là khả thi! Sẽ hàn đai mới vào đai cột cũ rồi đặt thép dọc cho cột! Khoan dầm để luồn thép qua-bị 1 số thanh qua dầm ( dầm 650mm khoan cũng "mệt" ra trò đây!)
                          - Trong suốt quá trình thi công phải có hệ thống chống đỡ hợp lý!
                          - Bố trí hệ thống quan trắc trong suốt quá trình thi công
                          - Cố gắng sử dụng hệ kết cấu nhẹ, tường nhẹ, mái thép,...
                          Mong tiếp tục được cùng các bác trao đổi!

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Cải tạo nâng tầng!

                            Bác nào có bản vẽ hay tài liệu về vấn đề này share cho tôi với nhé! Thanks!

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Cải tạo nâng tầng!

                              Nguyên văn bởi kết cấu sư
                              Bác nào có bản vẽ hay tài liệu về vấn đề này share cho tôi với nhé! Thanks!
                              Bạn tìm đọc cuốn :"sửa chữa và gia cố công trình xây dựng" tác giả Nguyễn Xuân Bích, trong đó có nêu nhiều phương án gia cố móng, cột, đà sàn...
                              Có lẽ bạn nhầm: PIT thử biến dạng nhỏ chỉ nhằm xác định khuyết tật (tính đồng nhất) của cọc, không xác định được sức chịu tải của cọc.
                              Trao đổi thêm: thép trên cạnh cột bạn có thể bố trí khoảng cách không đều nhau như vậy có thể né được đà sàn.
                              Chúc bạn có phương án tốt cho công trình của mình.

                              Ghi chú

                              Working...
                              X