QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cải tạo nâng tầng!

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: Cải tạo nâng tầng!

    Nguyên văn bởi pmdc
    Bạn tìm đọc cuốn :"sửa chữa và gia cố công trình xây dựng" tác giả Nguyễn Xuân Bích, trong đó có nêu nhiều phương án gia cố móng, cột, đà sàn...
    Có lẽ bạn nhầm: PIT thử biến dạng nhỏ chỉ nhằm xác định khuyết tật (tính đồng nhất) của cọc, không xác định được sức chịu tải của cọc.
    Trao đổi thêm: thép trên cạnh cột bạn có thể bố trí khoảng cách không đều nhau như vậy có thể né được đà sàn.
    Chúc bạn có phương án tốt cho công trình của mình.
    Thank bác!
    Trong quá trình thiết kế và thi công có vấn đề gì vướng mắc lại mong được cùng bác tiếp tục trao đổi!

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: Cải tạo nâng tầng!

      Nguyên văn bởi pmdc
      Bạn tìm đọc cuốn :"sửa chữa và gia cố công trình xây dựng" tác giả Nguyễn Xuân Bích, trong đó có nêu nhiều phương án gia cố móng, cột, đà sàn...
      đÚNG CUỐN NÀY đó co bìa sách màu nâu xám tui đọc cuốn này cách đây 8 năm rồi thời còn sinh viên nói đủ các kiểu gia cố kể cả căng cáp rất hay và có cả công thức tính toán

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: Cải tạo nâng tầng!

        Tui tính cho bạn thấy :
        1. Không cần tính tải trọng gió, chỉ tính sơ bộ tải trọng lấy như nhà phố 01 tấn / 1m2 (tĩnh tải + hoại tải nhà cao tầng sẽ cao hơn do đà cột lớn hơn). Kiểm tra cho móng trục 3-BC , diện tích truyền tải: (15m-6.45m) x(7.6m/2+5.4m/2) = 56 m2 x 12 tầng x 1tấn/m2 = 672 (tấn) lớn hơn nhiều so với tải trọng 400 (tấn) đấy chứ.

        Bạn co1972nguyen có lý giải gì về tính sơ bô trên không?

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: Cải tạo nâng tầng!

          Nguyên văn bởi nguyenson
          Tui tính cho bạn thấy :
          1. Không cần tính tải trọng gió, chỉ tính sơ bộ tải trọng lấy như nhà phố 01 tấn / 1m2 (tĩnh tải + hoại tải nhà cao tầng sẽ cao hơn do đà cột lớn hơn). Kiểm tra cho móng trục 3-BC , diện tích truyền tải: (15m-6.45m) x(7.6m/2+5.4m/2) = 56 m2 x 12 tầng x 1tấn/m2 = 672 (tấn) lớn hơn nhiều so với tải trọng 400 (tấn) đấy chứ.
          Bạn co1972nguyen có lý giải gì về tính sơ bô trên không?
          Câu trả lời phải là Bác kếtcấusư người chủ topic này chứ sao lại là tôi
          Không bết Bác kếtcấusư khi làm thực tế có giống như vậy không Bác ta sẽ kết luận cho anh em biết
          Mà tôi cùng hỏi các Bác là Bác kếtcấusư lấy Ptk=13,7T như vậy sức chịu tải thực tế của cọc là 13,7x2=27,4 vậy ta có nên xem xét lại tăng lên giảm xuống cho phù hợp không hay cứng nhắc lấy theo Ptk cũ
          Vì sao Bác ta không đề suất phương án thuê Cẩm Lũy di dời nhà cũ đi xây mới nhà 7 tầng vừa được nhà mới vừa anh em không tranh cãi nhau

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: Cải tạo nâng tầng!

            Đấy Bác XuânThủy kết luận rồi đó Bác ấy nói rất thâm thuý đó nha
            ha ha đúng là bậc tiền bối chỉ có dân kinh nghiệm với nhau thì mới hiểu ý nhau

            Ghi chú


            • #21
              Ðề: Cải tạo nâng tầng!

              Nguyên văn bởi XUAN THUY
              Cái top này hay quá. Theo tui, có một số giải pháp sau, xếp theo thứ tự ưu tiên cho chủ đầu tư chọn (không chỉ riêng kết cấu):

              1) Bán nhà này đi, mua miếng đất khác xây mới (cách này rẻ nhất và đẹp nhất).

              2) Không gian bên cạnh có trống hay không, nếu còn trống tương đối thì phần mới và cũ xen nhau, phần cũ chỉ nâng thêm khoảng 3-4 tầng

              (tùy SCT kiểm tra lại của cọc, vì có khi SCT đã gần bằng với theo SCT vật liệu rồi, nếu chỉ Ptk=13.7t, thì chắc là thiết kế ban đầu lấy thiên an toàn quá).
              - Gia cố cột bằng thép góc để giảm uốn dọc là chủ yếu. Việc gia cố bằng thép tròn tăng KNCL không đáng kể mà lại làm cột to ra nhiều. Đặc biệt việc khoan xuyên cột để neo đai là biệt pháp không thực tế, vì cột có thể bị vỡ bất kỳ lúc nào, cho dù có chống thì chỉ là chống sập tạm thời, cột đã bị phá hoại vĩnh viễn).
              - Biện pháp gia cố mở rộng đài cọc để tăng SCT tạm thời chưa xét đến, vì với MB cọc như vậy, việc gia cố tăng SCT cột quan trọng hơn.

              3) Nâng 7 tầng hoặc hơn. Nên bố trí lại kiến trúc tầng dưới, tức hy sinh một không gian nào đó để làm cột mới hoặc vách cứng (xuyên sàn) để đỡ phần nâng tầng. Phần chiều cao cột/vách vượt các tầng cũ được giằng tại các MB sàn cũ để tăng cứng.
              Cảm ơn bác đã tham gia! Tôi có mấy ý kiến trả lời bác như sau:
              1) Bán đi mua mảnh đất khác xây mới! Chắc bác nói đùa cho vui thôi! Chứ bọn tôi vừa đề cập đến vấn đề đập đi xây lại chủ đầu tư đã kêu oai oái rồi!
              2)Cái này mình nâng thêm 4 tầng từ 3 tầng nhà cũ bác ạ! Như tôi đã nói báo cáo khảo sát này từ năm 2001, họ khoan sâu có 15m vào lớp bùn!Trong báo cáo KSDC không hề có 1 chỉ tiêu cơ lý hay SPT nào! Thế mà họ vẫn TK được! Tài thật! Họ hạ cọc sâu 6m vào lớp cát bụi chặt! Cho nên tôi nghi SCT cọc lấy 13.7 T cũng là hợp lý!(Bốc thuốc nên thiên về an toàn mà ) Có điều khi bắt tay vao TKKT tôi sẽ yêu cầu khoan khảo sát bổ sung!
              Bác có nhắc đến việc gia cố cột bằng thép góc! Bác có thể nói cụ thể hơn được không? Việc liên kết của thép gia cố cột với dầm, sàn cũ cũng là vấn đề nan giải đấy bác nhi? Việc tính toán cột liên hợp bê tông thép hình cũng khá phức tạp!
              Gia cố bằng thép tròn cột có to ra thật nhưng đành "hi sinh" 2 tầng đầu thôi!
              Tôi nghĩ chỉ cần đục qua lớp baỏ vệ cột cho lòi thép đai cũ ra rồi hàn đai mới vào là OK chứ nhi? Có cần phải khoan đâu bác?
              3) Đúng như bác nói! Kiến trúc mới họ cũng bố trí thang máy vào khu 3-4-C-D . Nhưng liên kết nhà cũ vào hệ lõi này cũng là vấn đề mà mình sẽ còn tiếp tục bàn nữa!
              Mong nhận được góp ý của bác!

              Ghi chú


              • #22
                Ðề: Cải tạo nâng tầng!

                Nguyên văn bởi XUAN THUY
                (tùy SCT kiểm tra lại của cọc, vì có khi SCT đã gần bằng với theo SCT vật liệu rồi, nếu chỉ Ptk=13.7t, thì chắc là thiết kế ban đầu lấy thiên an toàn quá).
                Bạn KetCauSu nó nền là cát bụi, cọc sâu 6m, SCT cọc theo đất nền (tạm tính) Pdn = [(1.5+2.5+2.9) x (0.25x4) x2m +140t/m2 x0.625m2 ]/1.4 = 16 tấn, cát chặt tăng thêm 20% = 19tấn. Trọng lượng cọc = 1tấn, trọng lượng đài cọc /01cọc = 0.8m x0.8m x1.2m x2.5tấn/m3 x1.1 = 2.12 tấn. Vậy tối đa cọc nhận thêm tải 16 tấn/cọc

                Nguyên văn bởi XUAN THUY
                - Gia cố cột bằng thép góc để giảm uốn dọc là chủ yếu. Việc gia cố bằng thép tròn tăng KNCL không đáng kể mà lại làm cột to ra nhiều. Đặc biệt việc khoan xuyên cột để neo đai là biệt pháp không thực tế, vì cột có thể bị vỡ bất kỳ lúc nào, cho dù có chống thì chỉ là chống sập tạm thời, cột đã bị phá hoại vĩnh viễn).
                Nếu các bạn ở SG có thể ra 228-232 Trần Hưng Đạo công trình gia cố nâng tầng từ 04 tầng lền 08 tầng làm VP, cột đà đều mở rộng theo như cách tui trình bày.
                Nguyên văn bởi XUAN THUY
                - Biện pháp gia cố mở rộng đài cọc để tăng SCT tạm thời chưa xét đến, vì với MB cọc như vậy, việc gia cố tăng SCT cột quan trọng hơn.
                Nếu cái nào thiếu thì gia cố cái đó, làm sao lại có chuyện cái nào quan trọng hơn.

                Nguyên văn bởi XUAN THUY
                3) Nâng 7 tầng hoặc hơn. Nên bố trí lại kiến trúc tầng dưới, tức hy sinh một không gian nào đó để làm cột mới hoặc vách cứng (xuyên sàn) để đỡ phần nâng tầng. Phần chiều cao cột/vách vượt các tầng cũ được giằng tại các MB sàn cũ để tăng cứng.
                KHông hiểu XuanThuy nói giằng trên hay dưới sàn tầng. Nếu trên - không phải, nếu dưới vướng hệ đà cũ thì làm sao?
                Hy vọng đựơc trao đổi tiếp.

                Ghi chú


                • #23
                  Ðề: Cải tạo nâng tầng!

                  Việc mở rộng tiết diện cột, đà bằng thép hình sẽ đơn giản hơn là dùng thep tròn thưòng , tiết diện nhỏ hơn, độ cứng lớn hơn, khoảng cách các chi tiết rộng dễ đổ bê tông................ nếu bí qúa Bác vác cây thép I200 ốp vào cột BT hàn vài cây thép V50x50 vào đai, thép chủ cột BTCTcũ thì sao nhỉ quá chắc chắn , còn đà Bác dùng V65x65 các thang ngang V50x50 ốp vào vào đai, thép chủ đà BTCTcũ, rồi đổ BT đá mi mác cao nhớ phải quét keo Expoxy tạo liên kết BT cũ và mới
                  Còn móng nếu sợ Bác làm thêm mấy cái đà sườn móng rồi đổ toàn bộ BT thành móng bè chắc cú mèo nếu cần đóng thêm cừ tràm bổ sung khu vực không có cọc BTCT nếu đất yếu

                  Ghi chú


                  • #24
                    Ðề: Cải tạo nâng tầng!

                    Nguyên văn bởi XUAN THUY
                    3) việc gia cố thép hình (L) là ốp chặt vào cột, hàn thanh ngang làm đai. Nếu gia cố bằng thép tròn thì cũng là làm đai mới, không cần khoan đục neo vào đai cũ, vì chẳng giải quyết được việc gì đáng kể.
                    Vấn đề là ở chỗ nếu gia cường bằng thép tròn thì bác phải cho cột to ra bao nhiêu, bác thi công như thế nào để bê tông mới có khả năng chịu nén tốt, chỉ có thể là bê tông phun ? Công việc này không dễ và tốn tiền đấy. Trong khi thép góc bó vào cột thì giải quyết được vấn đề chịu lực (xem cột sắt là cột rỗng chịu nén, nếu bạn không có cách tính nào hay hơn), lại có khả năng giảm uốn dọc cho cột bê tông bên trong. Liên kết cột sắt vào dầm xử lý bằng bản mã, trong khi nếu là cột thép tròn thì.. bất khả thi). Khả năng chịu lực của cột bê tông (ở trong) tăng lên là do giảm uốn dọc.
                    Tui cũng nhìn thấy 01 hồ sơ thiết kế gia cố cột kiểu này, nhưng tui thấy không thuyết phục lắm.
                    1. Chỉ có thể gia cố các cột ở giữa, cột biên mặt ngoài không lkết được hoặc khó.
                    2. Sức chịu tải cột tăng lên là bao nhiêu?
                    3. Phân phối lực vào cột ốp là bao nhiêu %? Làm sao ktra và xác định?
                    4. Phần cột lớn hơn đà sắt ốp liên kết vào đâu?

                    Việc thi công thêm BT cột không khó lắm, có 01 cạnh cốppha (cố định chắc chắn 03 cạnh còn lại) để hơi nghiêng ra bên ngoài, bạn đổ BT đến đâu xiết chống tăng vào đến đó

                    Liên kết sắt vào đà cũng vậy, không khó, có thể khoan, đục, hàn, bản mã...

                    (Với bạn KetCauSu tui không nói cách nào là tốt hơn, chỉ nói những nhận định của tui để bạn tham khảo)

                    Ghi chú


                    • #25
                      Ðề: Cải tạo nâng tầng!

                      Nguyên văn bởi co1972nguyen
                      Việc mở rộng tiết diện cột, đà bằng thép hình sẽ đơn giản hơn là dùng thep tròn thưòng , tiết diện nhỏ hơn, độ cứng lớn hơn, khoảng cách các chi tiết rộng dễ đổ bê tông................ nếu bí qúa Bác vác cây thép I200 ốp vào cột BT hàn vài cây thép V50x50 vào đai, thép chủ cột BTCTcũ thì sao nhỉ quá chắc chắn , còn đà Bác dùng V65x65 các thang ngang V50x50 ốp vào vào đai, thép chủ đà BTCTcũ, rồi đổ BT đá mi mác cao nhớ phải quét keo Expoxy tạo liên kết BT cũ và mới
                      Còn móng nếu sợ Bác làm thêm mấy cái đà sườn móng rồi đổ toàn bộ BT thành móng bè chắc cú mèo nếu cần đóng thêm cừ tràm bổ sung khu vực không có cọc BTCT nếu đất yếu
                      Bạn này chắc làm nghề "Thầy Phán"

                      Ghi chú


                      • #26
                        Ðề: Cải tạo nâng tầng!

                        Cảm ơn các bác đã cho ý kiến! Đây quả là vấn đề không đơn giản! Nó đòi hỏi trình độ chuyên môn và kinh nghiệm cao của người thiết kế cũng như thi công! Tôi sẽ tìm tài liệu để nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này! Khi nào TK xong post lên cho các bác xem chơi!

                        Ghi chú


                        • #27
                          Ðề: Cải tạo nâng tầng!

                          Em da lam qua cai nay. P. a gia co bang thep hinh em da tham khao duoc cua SEP + tài liệu gia cố của tg nguyễn xuân bích. Mong được các anh em chỉ giáo thêm.
                          Cột td 600x600, dầm tiết diện 300x700
                          Attached Files

                          Ghi chú


                          • #28
                            Ðề: Cải tạo nâng tầng!

                            Dùng FRP để gia cố các công trình cũ là đúng kiểu rồi nhưng thiết kế thi công mà dùng luận văn tiến sĩ thì e là không nên

                            Nhà cao tầng thì chưa nhưng mà cầu, nhà ga thì mình đã làm rồi. Việc tính toán, thi công sợi carbon phụ thuộc nhiều vào sản phẩm sử dụng. Thông thường, các nhà sản xuất như Silka, Freyssinet, VSL... phải cung cấp tài liệu hướng dẫn tính toán, bố trí, thi công... kèm với sản phẩm bán ra. Các tài liệu này thường đã được kiểm định bằng nhiều thí nghiệm, nhiều công trình thực tế, bởi thế khi tính, kỹ sư nên làm theo.

                            Ví dụ bạn toan1 có thể tham khảo tài liệu, chương trình tính, vài hình ảnh thi công của sản phẩm TFC, Freyssinet.

                            Có một điểm cần chú ý là không phải ai cũng thi công sợi carbon được, ví dụ bọn mình dùng sản phẩm của freyssinet thì freyssinet sẽ cử một équipe đến để thi công luôn chứ nhà thầu chính không tự làm được. Bởi thế bạn toan1 phải cân nhắc xem công nhân của mình có đủ trình độ thi công không ? hoặc là khi mua thì nên hỏi nhà cung cấp là có kèm dịc vụ thi công luôn không ?

                            t@l.

                            Nguyên văn bởi toan1
                            Hiện tôi đang có tài liệu của Thụy Điển về thiết kế cái món này có thể giúp ích cho anh. Đây là luận văn tiến sĩ, nguyên văn là "Carbon fibre reinforced polymers for strengthening of structural elements".

                            Ghi chú


                            • #29
                              Ðề: Cải tạo nâng tầng!

                              Không biết bác Kết Cấu Sư đã làm xong cái này chưa.Pót lên cho anh em tham khao với

                              Ghi chú

                              Working...
                              X