QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Bố trí cọc đóng xiên đối với cầu chéo

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Bố trí cọc đóng xiên đối với cầu chéo

    Các anh chị có nhiều kinh nghiệm thiết kế và thi công cầu cho em hỏi:
    Em đang thiết kế 1 cây cầu chéo, tim tuyến và tim cầu tạo góc giao 45 độ . Địa chất công trình yếu nên em thiết kế hệ móng cọc đóng (35x35)cm. Bố trí 3 hàng cọc. 2 hàng trước xiên để chịu lực ngang. Vấn đề ở đây là hướng xiên của 2 hàng cọc xiên này. Em có tham khảo một số nơi, người thì nói cọc xiên theo hướng tim tuyến ( hướng xiên cọc tạo với thân mố góc 45 độ), người lại nói phải thiết kế cọc xiên có hướng xiên vuông góc với thân mố). Vì vậy em tạo chủ đề mới này, mong các anh chị bớt chút thời gian trao đổi để : thứ nhất là em có thể hoàn thành thiết kế của mình 1 cách đúng đắn; thứ hai là anh em mình cũng có thêm tý ty kiến thức trong công tác thiết kế các công trình cầu.

  • #2
    Ðề: Bố trí cọc đóng xiên đối với cầu chéo

    Nguyên văn bởi LanAnh
    Các anh chị có nhiều kinh nghiệm thiết kế và thi công cầu cho em hỏi:
    Em đang thiết kế 1 cây cầu chéo, tim tuyến và tim cầu tạo góc giao 45 độ . Địa chất công trình yếu nên em thiết kế hệ móng cọc đóng (35x35)cm. Bố trí 3 hàng cọc. 2 hàng trước xiên để chịu lực ngang. Vấn đề ở đây là hướng xiên của 2 hàng cọc xiên này. Em có tham khảo một số nơi, người thì nói cọc xiên theo hướng tim tuyến ( hướng xiên cọc tạo với thân mố góc 45 độ), người lại nói phải thiết kế cọc xiên có hướng xiên vuông góc với thân mố). Vì vậy em tạo chủ đề mới này, mong các anh chị bớt chút thời gian trao đổi để : thứ nhất là em có thể hoàn thành thiết kế của mình 1 cách đúng đắn; thứ hai là anh em mình cũng có thêm tý ty kiến thức trong công tác thiết kế các công trình cầu.
    cọc xiên ở đây để chịu tải trọng nằm ngang. Tải trọng nằm ngang ở mố gồm những gì nhỉ :
    - chủ yếu là áp lực đất sau mố, kể cả phần gia tăng do xe trên đường đầu cầu (LS) (vuông góc mố)
    - hãm xe trên cầu (nhỏ)
    Cứ theo đó mà luận thì nên đóng xiên theo phương vuông góc mố. tuy nhiêu nếu đóng xiên theo phương tim cầu thì cũng có tác dụng chịu tải trọng ngang.
    Cầu mà chéo 45o thì bố trí cốt thép mệt mỏi lắm nhỉ.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Bố trí cọc đóng xiên đối với cầu chéo

      Có 2 trường phái:
      - TP 1: theo kiểu cổ điển từ sách Nga, dùng cọc xiên khi muốn tăng hả năng chịu lực nàm ngang, ví dụ từ sau mố cầu
      - TP 2: các KS theo các sách tiếng Anh: chỉ dung cọc thẳng đứng cho trường hợp Móng trên nền yếu vì tránh hiện tượng gẫy cọc. Nếu anh làm móng trên nền yếu, xin phep khuyên anh chỉ dùng cọc thẳng đứng, tránh được hậu họa
      GS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
      ĐT: 0913 555 194

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Bố trí cọc đóng xiên đối với cầu chéo

        Nguyên văn bởi nguyenviettrung
        Có 2 trường phái:
        - TP 1: theo kiểu cổ điển từ sách Nga, dùng cọc xiên khi muốn tăng hả năng chịu lực nàm ngang, ví dụ từ sau mố cầu
        - TP 2: các KS theo các sách tiếng Anh: chỉ dung cọc thẳng đứng cho trường hợp Móng trên nền yếu vì tránh hiện tượng gẫy cọc. Nếu anh làm móng trên nền yếu, xin phep khuyên anh chỉ dùng cọc thẳng đứng, tránh được hậu họa
        Xin thày giải thích thêm nguyên nhân gãy cọc xiên trên nền đất yếu (trong khi đóng hay tron quá trình sử dụng)

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Bố trí cọc đóng xiên đối với cầu chéo

          Có thể gãy cọc xiên trong cả lúc đóng và lúc chịu lực skhai thác do lún nhiều của nền đất yếu. Nếu nhất thiết phải dùng cọc đóng xiên trong đất yếu thì nên có xử lý bằng CC,BT cho cố kết trước.
          GS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
          ĐT: 0913 555 194

          Ghi chú

          Working...
          X