QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tính toán SCT của cọc theo TC Nhật Bản

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tính toán SCT của cọc theo TC Nhật Bản

    Lâu nay chúng ta thường sử dụng công thức của tiêu chuẩn Nhật Bản để tính SCT theo SPT như sau:
    Qu = 1/3[α*Na*Fp + (0.2*Ns*Ls + C*Lc)*U]
    Có ý kiến cho rằng hệ số 0.2 phải thay bằng 1/3 tức là 0.33
    Còn công thức trên chỉ áp dụng khi mũi cọc nằm ở đất rời. Nếu mũi cọc nằm trong đất dính thì phải thay α*Na bằng số 6*Cu.
    Bà con ai có bộ TC gốc của Nhật Bản xin kiểm tra giúp công thức trên. Nếu đúng thì nguy hiểm quá, trước đến nay toàn tính sai à???
    NHẤT NGHỆ TINH NHẤT THÂN VINH

  • #2
    Tôi đã tính SCT của cọc theo công thức Nhật Bản và công thức của Mayerhof nhưng kết quả khác nhau rất nhiều. Trong tiêu chuẩn của Việt Nam thì không ghi rõ đơn vị của hai công thức này, nên tôi cho rằng sự khác nhau chủ yếu do đơn vị. Ở công thức của Nhật Bản thì SCT của cọc được tính theo đơn vị của C (lực dính), còn trong công thức Mayerhof thì toàn hệ số K, chỉ số SPT và diện tích thì biết đơn vị của nó là gì???
    Công ty Cổ phần kỹ thuật công trình- Thương mại C.N.C.C
    Email : cncc.jsc@gmail.com

    Ghi chú


    • #3
      Mayerhof thì chỉ dùng cho đất rời nên không thích hợp lắm và kết quả ra thường rất nhỏ.
      Bác huycdc và các bác xin lưu tâm đến vấn đề em hỏi một chút nhé!!!
      NHẤT NGHỆ TINH NHẤT THÂN VINH

      Ghi chú


      • #4
        Nguyên văn bởi PMXD
        Tôi đã tính SCT của cọc theo công thức Nhật Bản và công thức của Mayerhof nhưng kết quả khác nhau rất nhiều. Trong tiêu chuẩn của Việt Nam thì không ghi rõ đơn vị của hai công thức này, nên tôi cho rằng sự khác nhau chủ yếu do đơn vị. Ở công thức của Nhật Bản thì SCT của cọc được tính theo đơn vị của C (lực dính), còn trong công thức Mayerhof thì toàn hệ số K, chỉ số SPT và diện tích thì biết đơn vị của nó là gì???

        Thường thì công thức của Meyerhof có đơn vị la kN/m^(-2) (hoặc kN nếu đã nhân với diện tích). Nếu bác muôn chắc chắn thì gõ lại công thức được viết trong tiêu chuẩn ra rồi tôi kiểm tra lại cho.

        to haivnkcc : tôi không chắc chắn lắm, nên vừa ngó lại thì thấy công thức Meyerhof vẫn có thể dùng cho đất sét với các hệ số thích hợp đấy chứ nhỉ ?
        Last edited by phu_ho; 16-11-2004, 04:21 PM.
        Does engineering need science?

        Ghi chú


        • #5
          Trước đây tôi có bản phô tô trích tiêu chuẩn Nhật (tiếng Anh) về tính sức chịu tải của cọc, nay tìm mãi chưa ra nên chưa trả lời chú Hải được.
          Tôi thấy tính SCT theo TC Nhật bản theo phụ lục của TCXD226:1999 (trang 15) hoặc công thức ở phụ lục TCXD205:1998 (trang 439, tập3) là được đấy, ý kiến của Hải về việc thay hệ số 0,2 thành 0,33 thì không hiểu lấy ở đâu ra hoặc ý kiến của ai . Theo tôi thì các hệ số trong công thức ta phải giữ nguyên, còn ta có thể điều chỉnh bẳngcác hệ số an toàn . Mỗi người tính sẽ cho một kết quả vì hộ lấy hệ số an toàn (FS) khác nhau, biên của nó rất rộng, chẳng hạn từ 2 đến 4.
          Chỉ có điều hệ số an toàn (1/3) quy định hơi cứng nhắc vì nó chung cho cả mũi cọc và ma sát . Trong thực tế (theo nhiều cách tính khác nữa) ta nên tách hệ số ma sát riêng phần cho yếu tố mũi và yếu tố ma sát bên, chẳng hạn FS cho mũi cọc là 3 thì FS cho ma sát chỉ từ 2 đến 2,5 thôi (có thể là phù hợp với điều kiện nền đất Việt Nam hơn). Các hệ số an toàn này gần sát với các kết quả thí nghiệm nén tĩnh hơn .

          Điều tôi muốn mọi người tranh luận thêm lại là Công thức số 12, trang 301 (Tuyển tập TCXD tập 4) của TCXD195:1997 (dành riêng cho cọc nhồi)

          Trích nguyên gốc:
          "Sức chịu tải CHO PHÉP của cọc Qa (tấn) trong nền đất dính và đất rời tính theo công thức:
          Qa = 1,5Ntb*Ap + (0,15*Nc*Lc + 0,43*Ns*Ls)*U - Wp
          Trong đó:
          N ...........
          Ntb (trong TC la N có dấu ngang ở trên đỉnh) là chỉ số xuyên TCTB của đất trong khoảng 1 d DƯỚI mũi cọc và 4d DƯỚI mũi cọc.......
          ......

          Nếu tuân thủ đúng công thức này mà tính thì ra kết quả cực kỳ buồn cười và không chấp nhận được .
          Trong câu giải thích thì Ntb chẳng hiểu được là 1D hay 4D ở TRÊN mũi cọc chỗ nào vì cả hai đều ghi là dưới
          Mọi người tính thử xem, sau đó chúng ta thảo luận tiếp !

          Ngoài ra tôi muuốn nói thêm về công thức Meyerhof (1976). Khá ít sách hoặc tài liệu nói về công thức này. Theo bản "Foundation Engineering Manual" xuaats bản lần thứ 2 (1985) của Hội địa kỹ thuật Canada trang 283 thì công thức tính SCT TỚI HẠN trong ĐẤT RỜI này là:

          R = m *N * At + n*Ntb*D*As

          Hệ số an toàn theo bản gốc này TỐI THIỂU là 4.

          Trang 439 của TCXD205:1998 cũng nêu công thức này, nhưng lại ghi là công thức năm 1956 (chứ không phải 1976), không biết năm 1956 ông Meyerhof đã trở thành Nhà địa kỹ thuật chưa (chắc là do công tác in ấn
          nhầm).
          Các hệ số trong công thức thì giống công thức gốc . Riêng hệ số an toàn thì đã được điều chỉnh từ (4) xuống thành (từ 2,5 đến 3). Qua các tính toán và so sánh với TN nén tĩnh, tôi thấy hệ số an toàn được điều chỉnh nhỏ như vậy là phù hợp với VN. Nếu giữ hệ số an toàn bằng 4 thì tính ra SCT rất nhỏ, chanưg hạn cọc D1200 đưa vào cuội sỏi chỉ có sức chịu tải khoảng 400 tấn, chắc không ai lấy như thế ...

          Mong mọi người sẽ tiếp tục thảo luận !
          Last edited by ketcaucdc; 17-11-2004, 11:20 AM.
          ThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam (CDC). Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com

          Ghi chú


          • #6
            "Tôi thấy tính SCT theo TC Nhật bản theo phụ lục của TCXD226:1999 (trang 15) hoặc công thức ở phụ lục TCXD205:1998 (trang 439, tập3) là được đấy, ý kiến của Hải về việc thay hệ số 0,2 thành 0,33 thì không hiểu lấy ở đâu ra hoặc ý kiến của ai . Theo tôi thì các hệ số trong công thức ta phải giữ nguyên, còn ta có thể điều chỉnh bẳngcác hệ số an toàn . Mỗi người tính sẽ cho một kết quả vì hộ lấy hệ số an toàn (FS) khác nhau, biên của nó rất rộng, chẳng hạn từ 2 đến 4.
            Chỉ có điều hệ số an toàn (1/3) quy định hơi cứng nhắc vì nó chung cho cả mũi cọc và ma sát . Trong thực tế (theo nhiều cách tính khác nữa) ta nên tách hệ số ma sát riêng phần cho yếu tố mũi và yếu tố ma sát bên, chẳng hạn FS cho mũi cọc là 3 thì FS cho ma sát chỉ từ 2 đến 2,5 thôi (có thể là phù hợp với điều kiện nền đất Việt Nam hơn). Các hệ số an toàn này gần sát với các kết quả thí nghiệm nén tĩnh hơn ".
            Những điều bác nói em cũng nghĩ tới, nhưng ý kiến trên là của PGS.TS Nguyễn Văn Dũng bộ môn cơ đất - Nền móng trường DHXD mới ác chứ. Vì vậy mới thấy rất băn khoăn.

            "Nếu tuân thủ đúng công thức này mà tính thì ra kết quả cực kỳ buồn cười và không chấp nhận được .
            Trong câu giải thích thì Ntb chẳng hiểu được là 1D hay 4D ở TRÊN mũi cọc chỗ nào vì cả hai đều ghi là dưới
            Mọi người tính thử xem, sau đó chúng ta thảo luận tiếp !"

            Cái việc xác định Ntb này em thấy nó chẳng có chút chính xác nào cả(vì chẳng biết xác định thế nào). Mà ngay cả CT meyerhof cũng ít sử dụng. Hơn nữa hình như các giá trị Nspt không phải là N30 đâu mà là N50 hay 60 gì đó?
            NHẤT NGHỆ TINH NHẤT THÂN VINH

            Ghi chú


            • #7
              Nguyên văn bởi haikcvncc
              "Tôi thấy tính SCT theo TC Nhật bản theo phụ lục........
              ...
              Cái việc xác định Ntb này em thấy nó chẳng có chút chính xác nào cả(vì chẳng biết xác định thế nào). Mà ngay cả CT meyerhof cũng ít sử dụng. Hơn nữa hình như các giá trị Nspt không phải là N30 đâu mà là N50 hay 60 gì đó?
              Theo anh nghĩ thì Huycdc viết là tương đối đúng, Anh cũng đang thắc mắc là không biết em lấy thông tin POST lên mạng ở chỗ nào?, Hiện nay công thức trên của Nhật bản là có thể áp dụng để tính toán cho cả đất dính được.
              Hiện nay để tính toán SCT của cọc nhất là cọc khoan nhồi thì anh cũng đang áp dụng công thức trên. Nhưng có một thực tế là khi thiết kế sức chịu tải của cọc đơn mà hệ số FS=3 thì quá cứng nhắc. Ví dụ khi tính cọc D1200 nếu để Fs=3 thì để đạt SCT của cọc 650 tấn là không thể , nên anh toàn phải điều chỉnh lại hệ số này cho mềm hơn tuỳ thuộc vào địa chất công trình mà lựa chọn Fs trong khoảng 2->3. Tuy nhiên kết lại vẫn là phải thí nghiệm nén tĩnh rồi mới quyết định được nên em cũng đừng lo lắng quá mà bạc tóc.
              Hiện nay anh có một điều muốn nói là nhiều khi thẩm định nhà cao tầng có sử dụng cọc khoan nhồi , anh em thiết kế tính toán SCT của cọc đơn vẫn đưa giá trị N30=100 và công thức trên để tính dẫn đến giá trị SCT của cọc tăng vọt lên, Nhưng thực tế N30 ở đây theo tiêu chuẩn qui phạm chỉ được lấy tối đa N= 60. Mọi người nên lưu ý đến điều này.

              Ghi chú


              • #8
                Đương nhiên là công thức của nhật bản tính được cho cả đất dính có ai cãi điều đó đâu. Nhưng vấn đề thắc mắc ở đây là liệu ý kiến trên có đúng không thôi. Bởi vì chúng ta hiện nay vẫn chỉ đang áp dụng cái ngọn (TCVN nêu ra) mà chưa biết cái gốc (tiêu chuẩn Nhật Bản) thực chất nó ra làm sao? Vì vậy biết đâu trong chuyện này còn có những điều mà chúng ta chưa biết. Hơn nữa hiện nay PGS.TS Nguyễn Văn Dũng cũng là 1 trong những người tham gia vào biên soạn bộ TC về nền móng sửa đổi nên thật ra tôi cũng rất băn khoăn. Vì vậy nếu bác huycdc tìm được tài liệu về TC Nhật Bản thì tốt quá.
                NHẤT NGHỆ TINH NHẤT THÂN VINH

                Ghi chú


                • #9
                  Thông thường khi chuyển dịch thành TCVN, các bác có điều chỉnh đôi chút từ TC gốc cho phù hợp với điều kiện VN.
                  Hải cũng không phải lo vì sau khi tính còn có thí nghiệm nén tĩnh mà
                  Tất cả các tính táon chỉ là "dự báo"
                  ThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam (CDC). Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com

                  Ghi chú


                  • #10
                    Nguyên văn bởi huycdc

                    Trang 439 của TCXD205:1998 cũng nêu công thức này, nhưng lại ghi là công thức năm 1956 (chứ không phải 1976), không biết năm 1956 ông Meyerhof đã trở thành Nhà địa kỹ thuật chưa (chắc là do công tác in ấn nhầm).
                    Đúng là công thức Meyerhof được đưa ra năm 1956 đấy bác Huy ạ. Để ref là năm 1976 cũng đúng vì năm 1976 thì ông này có viết một bài review về vấn đề này (The eleventh Terzaghi lecture). Mà cái ông Meyerhof này là kỹ sư từ năm 1938 cơ

                    Mà em thấy trong công thức này người ta dùng (N1)60 đấy chứ các bác ?
                    Does engineering need science?

                    Ghi chú


                    • #11
                      Nguyên văn bởi phu_ho
                      Đúng là công thức Meyerhof được đưa ra năm 1956 đấy bác Huy ạ. Để ref là năm 1976 cũng đúng vì năm 1976 thì ông này có viết một bài review về vấn đề này (The eleventh Terzaghi lecture). Mà cái ông Meyerhof này là kỹ sư từ năm 1938 cơ

                      Mà em thấy trong công thức này người ta dùng (N1)60 đấy chứ các bác ?
                      Đúng rồi, tôi cũng thấy thầy tôi nói thế. giá trị N60 này được hiệu chỉnh từ N30 có xét đến rất nhiều các yếu tố tác động(trong đó có cả yếu tố thiết bị) Việt Nam mình rất khó có thể thực hiện được
                      Đương nhiên như bác huy nói, câu"...căn cứ vào kết quả nén tĩnh" thì bao giờ cũng là "bảo bối" của các nhà TK rồi. Nhưng gần đây luật mới yêu cầu có bước thiết kế cơ sở và phải bảo vệ trên sở XD mới chán. bọn họ lý luận phải chốt số lượng cọc này nọ cãi mãi cũng không xong. Chuối ở chỗ mình tính theo SPT ra 130T bọn nó nhất định đòi phải lấy số liệu trên làm sức chịu tải. Đúng là trời cao phận thấp chí khí uất
                      NHẤT NGHỆ TINH NHẤT THÂN VINH

                      Ghi chú


                      • #12
                        Mình có tài liệu năm 1956, ông Meyerhof có đưa ra công thức tính sức chịu tải nhưng dùng cho móng nông
                        qa = 12000 N*Kd )(B<1,2 m)
                        qa=8000 N.Kd ((B+0,3)/B)^2 cho B>=1,2

                        Ngoài ra, khi tính toán sức chịu tải theo SPT theo một số tài liệu khác còn cần phải hiệu chỉnh N30 ->Ncor. Các công thức của ta chưa thấy ai hiệu chỉnh nhỉ !!!
                        ThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam (CDC). Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com

                        Ghi chú


                        • #13
                          Tôi thấy KCS 43 nói đúng đấy. Chỉ cần dầm kê dụng cụ đo lún chịu tác động bên ngoằi như : ông nào không biết vào xem ngồi lên, hoặc thợ đo nửa đêm buồn ngủ đá vào hoặc dầm lún theo cọc là kết quả đo sai số đến km ngay. Nói chung SCT của cọc ở VN đều lấy theo kinh nghiệm. Ví dụ cọc 1200 ở CT Hanoi Tơwer do nc ngoằi thiết kế lấy bằng 700 tấn, ta chỉ lấy 600-650 tấn thôi vì trình độ và chất lượng thi công của ta hết sức "đa dạng". Còn công thức Qa = 1,5Ntb*Ap + (0,15*Nc*Lc + 0,43*Ns*Ls)*U - Wp. tôi nhớ có lần anh Huycdc có nói là hệ số 15 chứ không phải 1,5 và Qu chứ không phải Qa thì có lý hơn. Trong TCVN một loặt công thức tính SCT của cọc đều không có thứ nguyên mà đến 10 năm nay chẳng thấy chỉnh sửa bổ sung gì. Các công trình thì vẫn mọc lên như nấm, VN ta tài thật. Nhân đây có ai có kinh nghiệm gì về tính SCT cọc khoan nhồi mở rộng mũi thì chia sẻ cho anh em với. Không hiểu độ tin cậy của lại cọc này có cao không nhỉ và cách giám sát kiểm tra bằng cách nào?

                          Ghi chú


                          • #14
                            Công thức tính SCT theo TC Nhật bản (AIJ) - 1988 "xịn", (gõ tiếng Anh nguyên gốc):

                            For Bored Pile
                            1. End-bearing capacity.

                            In the case of sand or cobble soil:
                            Rp = alpha*15*Ntb*Ap (t)
                            Notations:
                            alpha: reduction factor
                            In the absence of pile load test alpha to be 0,5
                            Ntb: Average of S.P.T. value of pile (from 1d beanesth the bed level to 4d over the bed level)
                            If N value exceeds 60., N shall be 60; If Ntb value exceeds 50, Ntb shall be 50.
                            Ap: cross sectional area of pile tip (m2).

                            In the case of clay soil, Rp = 6*Cu*Ap.

                            - Positive skin friction
                            In the case of clay soil:
                            Rf = 6*Cu*Ap

                            2. Positive skin friction:
                            clay soil: Rf = (1/2)*qu*Lc*phi
                            sand soil: Rf = (1/3)*Nf*Ls*phi

                            ................ còn nữa.


                            Công thức tính toán ở trên chưa có hệ số an toàn. Đó là Pult....
                            ...................................

                            (www.ketcau.com xin cảm ơn TS. Phạm Khắc Hiên - Vụ phó vụ khảo sát - thiết kế - Bộ Xây Dựng đã cung cấp tài liệu AIJ gốc)
                            Tôi sẽ tìm cách scan tài liệu lên để giới thiệu với bà con .
                            ThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam (CDC). Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com

                            Ghi chú


                            • #15
                              Theo quy định thì Người thí nghiệm họ chỉ đưa ra kết quả thí nghiệm theo quy trình quy định trong TCXD (thường thì được thông qua thiết kế), đọc kết quả và diễn dịch kết quả như thế nào là quyền của mấy bác thiết kế . các bác thí nghiệm nhiều khi là kỹ sư địa chất, họ mà phán nhỡ không đúng "ý đồ thiết kế" lắm kkhi cũng rối tung rối mù, nên theo tôi để thiết kế đọc va diễn dịch là hay hơn .
                              Việc diễn dịch kết qủa cũng có lắm chuyện phải bàn, mỗi KS kết cấu làm một kiểu ....
                              Tuy nhiên, chúng ta có thể dựa vào phụ lục E của TCXD269:2002.
                              Last edited by ketcaucdc; 18-11-2004, 02:57 PM.
                              ThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam (CDC). Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com

                              Ghi chú

                              casino siteleri bahis siteleri
                              erotik film izle Rus escort gaziantep rus escort
                              deneme bonusu veren siteler deneme bonusu deneme bonusu veren siteler
                              bahis siteleri
                              bahisnow giri? casinoslot sultanbet giri? grandpashabet giri?
                              hd sex video
                              Mobilbahis
                              antalya escort bayan
                              gaziantep escort
                              betpas gncel link
                              gaziantep escort
                              bonus veren siteler
                              pinbahis pinbahis dizitune.com
                              bostanci escort pendik escort
                              ?stanbul Escort
                              Car Fuck XXX ????? ???????? ?????? ? ???? ????? sexo gay gratis xxxx
                              betbonusking.com deneme bonusu
                              deneme bonusu veren siteler deneme bonusu veren siteler bonus veren siteler
                              gvenilir casino siteleri
                              Kacak iddaa Siteleri
                              mraniye escort sancaktepe escort
                              quixproc.com
                              Working...
                              X