QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tính toán SCT của cọc theo TC Nhật Bản

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Ðề: Tính toán SCT của cọc theo TC Nhật Bản

    Tôi là tvien mới, mong được chỉ giáo. Tôi thấy ở VN mình tính sức chịu tải mũi cọc rất ít, đó là do địa chất hay do trình độ nhà thầu thổi rửa không tốt phần mũi cọc để lại lớp bùn, nên sct mũi kém, thiết kế phải trừ hao giúp họ. Tôi thấy bên Nhật họ thường tính ra tỉ lệ sct mũi cũng xấp xỉ sct thân cọc. Bên cạnh đó, tôi thấy đa phần họ dùng loại mở rộng mũi (theo như mấy ông kĩ sư bên bển nới là tiết kiệm chi phí khoảng 20% so với cọc thẳng). Tôi cũng có cho họ xem địa chất 1 công trình ở ta dùng cọc khoan nhồi thông thường, họ bảo vẫn có thể áp dụng ngon lành. Vậy không biết VN mình đã áp dụng chưa nhỉ? Tôi là dân amateur thôi, không rành, mong các anh chỉ giáo

    Ghi chú


    • #32
      Ðề: Tính toán SCT của cọc theo TC Nhật Bản

      Nguyên văn bởi ngthai View Post
      SPT:
      Tôi nhớ không rõ ở VN người ta thí nghiệm SPT thế nào, hình như là đóng 30cm thôi, số nhát búa của 15cm đầu gọi là N1, 15cm tiếp gọi là N2. NSPT là tổng của N1 và N2.

      Còn ở Mỹ, người ta đóng 45cm. 15cm đầu gọi là N0, 15cm tiếp-N1, 15cm tiếp-N2. Tổng của N1 và N2 là NSPT.
      Nhiều công ty ở Mỹ còn cẩn thận hơn, đóng 60cm. 15cm đầu-N0, tiếp N1, tiếp N2, 15cm cuối là N3. Tổng N1 & N2 vẫn là NSPT.

      Tóm lại, ở đâu thì ở, N vẫn là N của 30 cm. Nhưng tại sao lại phải đóng 45cm hay 60cm?
      Vì: 15cm đầu, đất bị xáo động (disturbed) do khoan (hoặc SPT trước), vì vậy N0 không có nghĩa lý gì.

      Thế còn 15cm cuối?
      Vì: nếu N3 thay đổi đột ngột so với N2, người ta biết là có sự thay đổi về lớp đất ở chỗ này.

      Ở Mỹ, SPT thường làm như sau:
      1a. Đóng 60cm (chỉ tính N1+N2, bỏ qua N0, N3)
      1b. Lấy mẫu lên
      2a. Tương tự bước 1a (từ 60cm-120cm), cũng chỉ tính N1+N2
      2b. Lấy mẫu lên
      3. Khoan từ 0 xuống 120cm
      4a. 4b: Tương tự bước 1, nhưng ở độ sâu 120cm-180cm
      5a, 5b: Tương tự bước 1, nhưng ở độ sâu 180cm-240cm
      6. Khoan lại, tiếp đến 240cm
      7a, 7b: Tương tự bước 1, nhưng ở độ sâu 240cm-300cm

      Như vậy, từ 0 đến 300cm, người ta lấy mẫu liên tục (như trên thì có 5 mẫu --- 1 mẫu cho mỗi 0.6m) (Chú ý, có khoan (có thể bằng khoan guồng xoắn) chứ không phải cứ hùng hục đóng SPT suốt)
      Từ 3m trở xuống, thì chỉ lấy 1 mẫu mỗi 1.5m (trong đoạn 1.5m này thì khoan 0.9m, còn đóng SPT 0.6m)

      Ở nước ta, tn SPT thì cẩu thả hơn, có khi 3m (tệ hơn, có khi 5-10m) mới lấy 1 mẫu SPT, xong thì vẫn bịa kết quả NSPT mỗi 1.5m một.

      Gửi bác HuyCDC: Chưa đến 6 tháng nhé đã viết bài rồi nhé.
      không bác ơi việt nam minh cũng đóng 15cm đầu không tính mà tính 30 cm sau

      Ghi chú


      • #33
        Ðề: Tính toán SCT của cọc theo TC Nhật Bản

        Nguyên văn bởi ngthai View Post
        SPT:
        Tôi nhớ không rõ ở VN người ta thí nghiệm SPT thế nào, hình như là đóng 30cm thôi, số nhát búa của 15cm đầu gọi là N1, 15cm tiếp gọi là N2. NSPT là tổng của N1 và N2.

        Còn ở Mỹ, người ta đóng 45cm. 15cm đầu gọi là N0, 15cm tiếp-N1, 15cm tiếp-N2. Tổng của N1 và N2 là NSPT.
        Nhiều công ty ở Mỹ còn cẩn thận hơn, đóng 60cm. 15cm đầu-N0, tiếp N1, tiếp N2, 15cm cuối là N3. Tổng N1 & N2 vẫn là NSPT.

        Tóm lại, ở đâu thì ở, N vẫn là N của 30 cm. Nhưng tại sao lại phải đóng 45cm hay 60cm?
        Vì: 15cm đầu, đất bị xáo động (disturbed) do khoan (hoặc SPT trước), vì vậy N0 không có nghĩa lý gì.

        Thế còn 15cm cuối?
        Vì: nếu N3 thay đổi đột ngột so với N2, người ta biết là có sự thay đổi về lớp đất ở chỗ này.

        Ở Mỹ, SPT thường làm như sau:
        1a. Đóng 60cm (chỉ tính N1+N2, bỏ qua N0, N3)
        1b. Lấy mẫu lên
        2a. Tương tự bước 1a (từ 60cm-120cm), cũng chỉ tính N1+N2
        2b. Lấy mẫu lên
        3. Khoan từ 0 xuống 120cm
        4a. 4b: Tương tự bước 1, nhưng ở độ sâu 120cm-180cm
        5a, 5b: Tương tự bước 1, nhưng ở độ sâu 180cm-240cm
        6. Khoan lại, tiếp đến 240cm
        7a, 7b: Tương tự bước 1, nhưng ở độ sâu 240cm-300cm

        Như vậy, từ 0 đến 300cm, người ta lấy mẫu liên tục (như trên thì có 5 mẫu --- 1 mẫu cho mỗi 0.6m) (Chú ý, có khoan (có thể bằng khoan guồng xoắn) chứ không phải cứ hùng hục đóng SPT suốt)
        Từ 3m trở xuống, thì chỉ lấy 1 mẫu mỗi 1.5m (trong đoạn 1.5m này thì khoan 0.9m, còn đóng SPT 0.6m)

        Ở nước ta, tn SPT thì cẩu thả hơn, có khi 3m (tệ hơn, có khi 5-10m) mới lấy 1 mẫu SPT, xong thì vẫn bịa kết quả NSPT mỗi 1.5m một.

        Gửi bác HuyCDC: Chưa đến 6 tháng nhé đã viết bài rồi nhé.
        Việt Nam mình thí nghiệm SPT 45cm, 15cm đầu không tính đến do đất xáo động, N=N1+N2 của 30cm sau cùng. Còn thí nghiệm SPT 5-10 mét 1 điểm thì bác đừng vội trách khảo sát nhé. Có lẻ 1 ngày nào bác đọc được 1 QĐ phê duyệt đề cương của 1 vài Chủ đầu tư (em đã từng làm theo yêu cầu của 1 cđt là 1 Ban QLDA của tỉnh đó bác ạ) là thí nghiệm spt 5 met 1 điểm để giảm chi phí khảo sát. Mà làm đến đâu thì báo cáo đến đó, số liệu này các ks thiết kế không chịu đòi phải 2m/1 điểm kia. Các bác ạ, cuối cùng CĐT bảo bổ sung vào để hoàn tất thủ tục thanh toán cho đúng luật. Hết biết.

        Ghi chú

        Working...
        X