QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tính toán SCT của cọc theo TC Nhật Bản

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Bác Huy ơi thế N trong TCVN nó có đơn vị là gì thế ạ ?
    Does engineering need science?

    Ghi chú


    • #17
      N30 hay Nvalue làm gì có đơn vị, đó là Tổng số nhát búa để đóng đầu xuyên nặng 63,5+-1 kG rơi tự do 76+-2,5 cm đi được 30 cm trong đất thôi.
      Thí nghiệm thì khá "thô thiển" vậy nhưng từ số nhát búa này có thể diễn dịch được khối thứ như E, Phi, Sức chịu tải của nền (dùng móng nông)...
      ThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam (CDC). Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com

      Ghi chú


      • #18
        Nguyên văn bởi huycdc
        N30 hay Nvalue làm gì có đơn vị, đó là Tổng số nhát búa để đóng đầu xuyên nặng 63,5+-1 kG rơi tự do 76+-2,5 cm đi được 30 cm trong đất thôi.
        Thí nghiệm thì khá "thô thiển" vậy nhưng từ số nhát búa này có thể diễn dịch được khối thứ như E, Phi, Sức chịu tải của nền (dùng móng nông)...
        Ơ thế là có đơn vị rồi còn gì em hỏi thế vì không biết nó có giống bọn Mỹ nó dùng đơn vị blows/feet không thôi. Hóa ra cũng giống nhau cả. Thanx bác Huy.

        Mà trong TCVN số 30 trong ký hiệu N30 là chỉ đến khoảng cách 30cm ạ ? Thế ở trên kia bác haikcvncc nói đến N60 có nghĩa là gì vậy ??? Bình thường trong các tài liệu nước ngoài thì N60 = SPT N-value (blows/30cm) normalized to 60% energy efficiency. Bác giải thích hộ em với, ký hiệu mỗi nơi một khác lằng nhằng quá đi mất

        Nguyên văn bởi haikcvncc
        Đúng rồi, tôi cũng thấy thầy tôi nói thế. giá trị N60 này được hiệu chỉnh từ N30 có xét đến rất nhiều các yếu tố tác động(trong đó có cả yếu tố thiết bị) Việt Nam mình rất khó có thể thực hiện được
        Does engineering need science?

        Ghi chú


        • #19
          Nguyên văn bởi huycdc
          Công thức tính SCT theo TC Nhật bản (AIJ) - 1988 "xịn", (gõ tiếng Anh nguyên gốc):

          For Bored Pile
          1. End-bearing capacity.

          In the case of sand or cobble soil:
          Rp = alpha*15*Ntb*Ap (t)
          Notations:
          alpha: reduction factor
          In the absence of pile load test alpha to be 0,5
          Ntb: Average of S.P.T. value of pile (from 1d beanesth the bed level to 4d over the bed level)
          If N value exceeds 60., N shall be 60; If Ntb value exceeds 50, Ntb shall be 50.
          Ap: cross sectional area of pile tip (m2).

          In the case of clay soil, Rp = 6*Cu*Ap.

          - Positive skin friction
          In the case of clay soil:
          Rf = 6*Cu*Ap

          2. Positive skin friction:
          clay soil: Rf = (1/2)*qu*Lc*phi
          sand soil: Rf = (1/3)*Nf*Ls*phi

          ................ còn nữa.


          Công thức tính toán ở trên chưa có hệ số an toàn. Đó là Pult....
          ...................................

          (www.ketcau.com xin cảm ơn TS. Phạm Khắc Hiên - Vụ phó vụ khảo sát - thiết kế - Bộ Xây Dựng đã cung cấp tài liệu AIJ gốc)
          Tôi sẽ tìm cách scan tài liệu lên để giới thiệu với bà con .
          Bác huycdc thấy không? thầy Dũng nói có cơ sở đấy chứ. Bác có sang chỗ chú Hiên bên vụ khảo sát thử trao đổi về vấn đề này xem thế nào nhé.
          NHẤT NGHỆ TINH NHẤT THÂN VINH

          Ghi chú


          • #20
            Nguyên văn bởi kcs_43
            60% energy efficiency cụm từ này mình có thể hiểu là 60% năng lượng hữu ích được không. Bởi vì nếu thực tế bạn đã từng đi xem khoan thí nghiệm trọn bộ 1 hố khoan bạn mới thấy là việc thả quả rơi không như lý thuyết anh em mình vẫn thường dùng khi đó ta chỉ nên lấy 60% kết quả thí nghiệm có được. Nguyên nhân mà ta trừ đi có thể nêu ra một vài yếu tố như: thành ống dẫn của quả rơi gỉ gây ma sát nhiều giảm năng lượng quả rơi trên đường vận chuyển xuống, ngạnh kẹp của cần kéo không nhả ra khi kéo hết quả nặng lên hết hành trình đi kết quả là khối lượng rơi sẽ là 63,5+-1 kG + trọng lượng của cần kẹp, do trong quá trình thí nghiệm các ống khoan lỏng ra gây mất năng lượng trong quá trình quả rơi tác dụng xuống đất, do ống khoan bị cong, do ống xuyên SPT bị móp đầu không còn như thủa ban đầu,... và còn nhiều nguyên nhân nữa.
            Đúng là như thế, nhưng chú ý không phải lúc nào energy efficiency cũng bằng 60%. Đơn giản là người ta coi quy trình SPT có energy efficiency = 60% là giá trị tham khảo, nên với các quy trình có energy efficiency khác thì phải có một hệ số hiệu chỉnh thôi. Thế nên gọi là normalized value.
            Does engineering need science?

            Ghi chú


            • #21
              N30 (hay N60) được hiểu theo nghĩa: là số lượng nhát búa cần để xuyên mũi xuyên đi 30cm ứng với mức năng lượng hữu hiệu tại mũi xuyên là 30% (hay 60%) của năng lượng được gây nên do sự rơi của búa thí nghiệm (quả tạ).
              Ở một số nước Châu Âu và khu vự Bắc Mỹ, mức năng lượng hữu hiệu trong thí nghiệm SPT thường là 60%. Vì vậy nếu công thức tính sức chịu tải được viết cho N60 thì có thể sử dụng ngay kết quả thí nghiệm SPT mà hầu như ko cần hiệu chỉnh nữa. (ko biết có đúng không nhỉ !? ).
              Ở Việt Nam, do nhiều nguyên nhân khác nhau (như tình trạng kỹ thuật của thiết bị, trình độ hay nhận thức chủ quan của người thực hiện thí nghiệm) nên mức năng lượng hữu hiệu của thí nghiệm SPT thường chỉ đạt ở mức 30%~40%. Do đó cần phài hiệu chình kết quả thí nghiệm khi dùng nó vào thiết kế.
              Vì thí nghiệm đất và nền móng là ngành khoa học thực nghiệm nên có nhiều quan điểm khác nhau và do vậy có nhiều công thức hiệu chỉnh khác nhau. Việc sử dụng công thức nào tùy thuộc vào các bác theo trường phái nào và nếu theo nhiều phái cùng một lúc tì coi chừng...tẩu hỏa nhập má đó.

              Ghi chú


              • #22
                Sức chịu tải của cọc theo SPT

                Điều tôi muốn mọi người tranh luận thêm lại là Công thức số 12, trang 301 (Tuyển tập TCXD tập 4) của TCXD195:1997 (dành riêng cho cọc nhồi)

                Trích nguyên gốc:
                "Sức chịu tải CHO PHÉP của cọc Qa (tấn) trong nền đất dính và đất rời tính theo công thức:
                Qa = 1,5Ntb*Ap + (0,15*Nc*Lc + 0,43*Ns*Ls)*U - Wp

                Công thức này sai nó phải là:

                Qa = 15Ntb*Ap + (0,15*Nc*Lc + 0,43*Ns*Ls)*U - Wp
                Trích dự thảo " các vấn đề tồn tại về tiêu chuẩn VN"
                Các đồng chí dùng công thức này mà tính toán chuẩn đấy

                Ghi chú


                • #23
                  Anh Huy ơi có thể post phần TC Nhật mà anh được chú Hiên cung cấp để anh em đỡ mông lung không.
                  96 ĐỊNH CÔNG, PHƯƠNG LIỆT, THANH XUÂN
                  TEL: 9763564-FAX: 9745233
                  @: ACE@FPT.VN

                  Ghi chú


                  • #24
                    Công thức của Vip289 viết phải là Pu (Ultmate - Tới hạn) chứ không phải Pa (allowable - cho phép).
                    ThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam (CDC). Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com

                    Ghi chú


                    • #25
                      Qa = 15Ntb*Ap + (0,15*Nc*Lc + 0,43*Ns*Ls)*U - Wp
                      Công thức của Vip289 viết phải là Pu (Ultmate - Tới hạn) chứ không phải Pa (allowable - cho phép).

                      Theo tôi nếu đã sửa phải là: Qa = (15Ntb*Ap + (0,15*Nc*Lc + 0,43*Ns*Ls)*U)/fs-Wp. fs là hệ số an tòan thì mới logic

                      Ghi chú


                      • #26
                        đ/c Nakatomi Viết thế cũng được, nhưng nên tách Hệ số an toàn cho phần ma sát (FSS) riêng va phần mũi (FSP) riêng. (Thông thường lấy FSS = 2,0 đến 2,5; FSP lấy bằng 3)
                        ThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam (CDC). Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com

                        Ghi chú


                        • #27
                          Hôm nay em mới nghiền ngẫm đọc hết cuốn Móng Cọc - Phân tích & TK của GS Vũ Công Ngữ - Nguyễn Thái thấy cuốn đấy có hầu hết những trả lời cho các tranh luận ở trên. Trừ tranh luận về Nhật bản. Sách này trả thấy đề cập gì đến Nhật cả. Chắc các tác giả này không thạo về Nhật lắm. Tuy nhiên, thấy sách rất hay và bổ ích.

                          Ghi chú


                          • #28
                            Em xin có một số ý kiến với các bác:
                            - Em cũng nhất trí với công thức theo TCVN 195/97 là :
                            Qu = (15Ntb*Ap + (0,15*Nc*Lc + 0,43*Ns*Ls)*U)-Wp hay theo như bác Nakatomi nói là đưa Fs vào vế trước (chắc để tránh hệ số an toàn cho anh Wp mà thực ra thì cũng chẳng được mấy vì Wp thường chỉ khoảng 30-40 Tấn). Hệ số alpha = 15 tính ra phù hợp với nén tĩnh hơn và cũng có phần giống với công thức của Nhật bản (theo TCVN205-98).
                            - Nếu dùng công thức Nhật Bản nên thay 0.2 = 0.33 em thấy cũng hợp lý hơn, tính ra khá sát với công thức trên.
                            - To TuananhCDC “Ví dụ khi tính cọc D1200 nếu để Fs=3 thì để đạt SCT của cọc 650 tấn là không thể , nên anh toàn phải điều chỉnh lại hệ số này cho mềm hơn tuỳ thuộc vào địa chất công trình mà lựa chọn Fs trong khoảng 2->3” : Bác tính thế nào ấy chứ nếu áp dụng công thức ở trên (với alpha = 15) nếu cọc nhồi ngàm vào cuội sỏi 2m, sâu khoảng >40m thì Qa =650 có gì mà không được ??
                            - Về vấn đề Chỉ số N¬spt , nếu em không nhầm thì hình như chỉ bằng tổng số nhát búa của 2 lần cuối thôi chứ ? (tức số nhát búa để đi được 20cm cuối), bác nào hay đi thí nghiệm kiểm chứng lại hộ cái.
                            - Các bác xem thế nào vào cho em ít ý kiến bên Topic của em “ HỎi về giải pháp hạ cọc nhồi D1200” bên mục Lựa chọn PA Móng cái. Chờ mãi dài cả cổ Ở đây
                            (À mà bác HaikcVNCC có phải đang học lớp ChXD2003 không nhỉ?)

                            Ghi chú


                            • #29
                              Ðề: Tính toán SCT của cọc theo TC Nhật Bản

                              SPT:
                              Tôi nhớ không rõ ở VN người ta thí nghiệm SPT thế nào, hình như là đóng 30cm thôi, số nhát búa của 15cm đầu gọi là N1, 15cm tiếp gọi là N2. NSPT là tổng của N1 và N2.

                              Còn ở Mỹ, người ta đóng 45cm. 15cm đầu gọi là N0, 15cm tiếp-N1, 15cm tiếp-N2. Tổng của N1 và N2 là NSPT.
                              Nhiều công ty ở Mỹ còn cẩn thận hơn, đóng 60cm. 15cm đầu-N0, tiếp N1, tiếp N2, 15cm cuối là N3. Tổng N1 & N2 vẫn là NSPT.

                              Tóm lại, ở đâu thì ở, N vẫn là N của 30 cm. Nhưng tại sao lại phải đóng 45cm hay 60cm?
                              Vì: 15cm đầu, đất bị xáo động (disturbed) do khoan (hoặc SPT trước), vì vậy N0 không có nghĩa lý gì.

                              Thế còn 15cm cuối?
                              Vì: nếu N3 thay đổi đột ngột so với N2, người ta biết là có sự thay đổi về lớp đất ở chỗ này.

                              Ở Mỹ, SPT thường làm như sau:
                              1a. Đóng 60cm (chỉ tính N1+N2, bỏ qua N0, N3)
                              1b. Lấy mẫu lên
                              2a. Tương tự bước 1a (từ 60cm-120cm), cũng chỉ tính N1+N2
                              2b. Lấy mẫu lên
                              3. Khoan từ 0 xuống 120cm
                              4a. 4b: Tương tự bước 1, nhưng ở độ sâu 120cm-180cm
                              5a, 5b: Tương tự bước 1, nhưng ở độ sâu 180cm-240cm
                              6. Khoan lại, tiếp đến 240cm
                              7a, 7b: Tương tự bước 1, nhưng ở độ sâu 240cm-300cm

                              Như vậy, từ 0 đến 300cm, người ta lấy mẫu liên tục (như trên thì có 5 mẫu --- 1 mẫu cho mỗi 0.6m) (Chú ý, có khoan (có thể bằng khoan guồng xoắn) chứ không phải cứ hùng hục đóng SPT suốt)
                              Từ 3m trở xuống, thì chỉ lấy 1 mẫu mỗi 1.5m (trong đoạn 1.5m này thì khoan 0.9m, còn đóng SPT 0.6m)

                              Ở nước ta, tn SPT thì cẩu thả hơn, có khi 3m (tệ hơn, có khi 5-10m) mới lấy 1 mẫu SPT, xong thì vẫn bịa kết quả NSPT mỗi 1.5m một.

                              Gửi bác HuyCDC: Chưa đến 6 tháng nhé đã viết bài rồi nhé.

                              Ghi chú


                              • #30
                                Ðề: Tính toán SCT của cọc theo TC Nhật Bản

                                Rất cảm ơn chú Thái đã tham gia và post bài để anh em cùng trao đổi học tập (tưởng chú mải mê với Plaxis quên mất anh em ở đây rồi). Hy vọng khi tham gia www.ketcau.com chú và các đ/c khác đang học tập làm việc ở nước ngoài sẽ thấy ấm lòng hơn và đỡ nhớ quê hương hơn, nhất là những ngày tết này ! Anh em ở nhà không có điều kiện đi du học cũng thông qua các chú mà học hỏi thêm được nhiều điều bổ ích.
                                Nhân dịp năm mới chúc Thái cũng như các anh em kết cấu khác đang học tập sinh sống ở nước ngoài, anh em kết cấu sư trong nước một năm mới Mạnh khỏe, tràn đầy hạnh phúc, đạt được nhiêu thành tích cao trong học tập và công tác, đặc biệt là tham gia thảo luận và post thật nhiều bài cho www.ketcau.com!
                                Chiều cuối năm (27 tết)
                                Phạm Như Huy
                                !
                                ThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam (CDC). Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com

                                Ghi chú

                                casino siteleri bahis siteleri
                                erotik film izle Rus escort gaziantep rus escort
                                deneme bonusu veren siteler deneme bonusu deneme bonusu veren siteler
                                bahis siteleri
                                bahisnow giri? casinoslot sultanbet giri? grandpashabet giri?
                                hd sex video
                                Mobilbahis
                                antalya escort bayan
                                gaziantep escort
                                betpas gncel link
                                gaziantep escort
                                bonus veren siteler
                                pinbahis pinbahis dizitune.com
                                bostanci escort pendik escort
                                ?stanbul Escort
                                Car Fuck XXX ????? ???????? ?????? ? ???? ????? sexo gay gratis xxxx
                                betbonusking.com deneme bonusu
                                deneme bonusu veren siteler deneme bonusu veren siteler bonus veren siteler
                                gvenilir casino siteleri
                                Kacak iddaa Siteleri
                                mraniye escort sancaktepe escort
                                quixproc.com
                                Working...
                                X