"Các bác mới tham gia nên đọc và tìm hiểu trước các vấn đề mà mình quan tâm trong các chuyên mục đã có. Tránh mở các topic trùng nhau, những vấn đề đã được trả lời rồi người ta cũng ngại trả lời lại nhiều lần. Còn về vấn đề tính toán tải động đất theo 375-2006 tôi khuyên các bác nên quên cách tính theo phương pháp tĩnh lực ngang đi (nếu tính cũng chỉ để so sánh xem so với cách tính cũ thế nào thôi). Vì tính theo phổ thiết kế vốn là phương pháp tổng quát. Nếu muốn tính theo tĩnh lực ngang thì chúng ta phải kiểm tra công trình thỏa mãn một số điều kiện của tiêu chuẩn mới được áp dụng. Trong khi đó với sự hỗ trợ của các PM tính kết cấu thì các bác chỉ cần lập ra đến đường cong phổ thiết kế rồi nhập trực tiếp vào chương trình nó sẽ tự động tính ra tải trọng động đất (tất nhiên là các biện pháp cấu tạo phải phù hợp với phổ được xây dựng).
Các bác nào còn quan tâm đến 375-2006 thì sang thớt của em Ninh lập nhé, chúng ta sẽ trao đổi trong 1 thớt thôi."
Có điều gì không phải xin lỗi bác. Em đã xem và tìm hiều về chuyên mục này rồi , nhưng vẫn chưa tìm được câu trả lời ưng ý, do đó muốn các bác tham gia góp ý để chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về các cách tính toán đã trình bày trong tiêu chuẩ này.
Trong các PM máy tính đều đã giải quyết được hầu hết các bài toán mà chúng ta quan tâm. Tất nhiên là cả bài toán động đất theo nhiều phương pháp thông dụng mà các KSXD đang dùng. Nhưng em đọc tiêu chuẩn vẫn chưa hiểu được rõ cái lý thuyết về cách tính động đất theo phương pháp phổ. Trong phầm mềm thì đầu vào cho việc tính toán theo phương pháp phổ chỉ có gia tốc nền + thời gian , còn trong tiêu chuẩn thì có thêm rất nhiều thông số cần đưa vào để tính toán như: Hệ số nền, Hệ số ứng sử q... Em nghĩ rằng mình nên hiểu rõ hơn vể lý thuyết rồi áp dụng phần mềm thì sẽ hiệu quả hơn. Nếu bác có tài liệu nào viết về tính toán động đất theo phương pháp phổ thì post lên và cho em và các bạn kết cấu cùng tìm hiểu với...
Bây giờ đọc lại kĩ mới thấy chú Ninh nhà ta gà quá. Ko bít cậu đọc sách tham khảo này nọ thế nào nhưng cái quan trọng nhất thì sai. Về đọc lại sách Thép 1 hoặc BT2 đi nhé. Ở phần nói về tải trọng Gió và động đất. Nếu nhớ ko nhầm thì do công trình cao tầng có khối lượng nên sẽ có dao động ( Nên nhớ lúc tính dao động của công trình thì chưa có tải trọng ngang mà công trình vẫn dao động ). Dạng dao động của công trình rất phức tạp nên nó mới chia ra làm nhiều " Dao động cơ bản " chính là các Mode. Chia càng nhiều thì càng chính xác. Ko bít có đúng ko nhưng tôi đoán là nếu chia ra càng nhiều mode thì cứ thử căn bình phương tần số các mode dao động cùng chiều ( Ux, Uy, hay xoắn ) có thế sẽ bằng chính tần số nếu mà chỉ cho ra 3 dạng dao động đầu tiên( Bác nào có thời gian thử làm rồi cho em bít kết quả xem em đoán có đúng ko chứ bây giờ bảo em chạy lại thì ngại lắm , cái máy nhà em mà chạy chắc mất cả tiếng mất ).
Ninh bảo Mode ko phải là các dao động cơ bản( Nếu ko phải là dạng dao động cơ bản thì nó là kí gì ).
Còn về mấy cái phương pháp gì gì đó thì tui chịu thế nên miễn bàn. CHỉ bít đọc thôi còn cái gì bít thì cũng lôi tý kiến thức ra bàn luận để mọi người chỉ bảo thêm
Bây giờ đọc lại kĩ mới thấy chú Ninh nhà ta gà quá. Ko bít cậu đọc sách tham khảo này nọ thế nào nhưng cái quan trọng nhất thì sai. Về đọc lại sách Thép 1 hoặc BT2 đi nhé. Ở phần nói về tải trọng Gió và động đất. Nếu nhớ ko nhầm thì do công trình cao tầng có khối lượng nên sẽ có dao động ( Nên nhớ lúc tính dao động của công trình thì chưa có tải trọng ngang mà công trình vẫn dao động ). Dạng dao động của công trình rất phức tạp nên nó mới chia ra làm nhiều " Dao động cơ bản " chính là các Mode. Chia càng nhiều thì càng chính xác. Ko bít có đúng ko nhưng tôi đoán là nếu chia ra càng nhiều mode thì cứ thử căn bình phương tần số các mode dao động cùng chiều ( Ux, Uy, hay xoắn ) có thế sẽ bằng chính tần số nếu mà chỉ cho ra 3 dạng dao động đầu tiên( Bác nào có thời gian thử làm rồi cho em bít kết quả xem em đoán có đúng ko chứ bây giờ bảo em chạy lại thì ngại lắm , cái máy nhà em mà chạy chắc mất cả tiếng mất ).
Ninh bảo Mode ko phải là các dao động cơ bản( Nếu ko phải là dạng dao động cơ bản thì nó là kí gì ).
Còn về mấy cái phương pháp gì gì đó thì tui chịu thế nên miễn bàn. CHỉ bít đọc thôi còn cái gì bít thì cũng lôi tý kiến thức ra bàn luận để mọi người chỉ bảo thêm
Hic . Ninh mà gà thì Thành nhận làm con j . Nhắc lại lần nữa: ko fải tất cả các mode đều là dạng dao động cơ bản.
Thế Ninh về lôi sách Thép 2 ra đọc. Chính xác là trang 157 SGK. Ở phần nói về " Gía trị tiêu chuẩn thành phận động ". Xem xong thì nói lại cho tớ bít nhé. Còn nếu mà Ninh nói sách sai thì tớ bó tay.Đây là chương 3 do PGS. TS Nguyễn Quang Viên viết. Nếu mà đúng là tớ sai thật thì về phải hỏi lại thầy Viên việc này mới được. Hơn nữa nói cái gì cũng phải có chứng cớ. Khẳng định thế mà ko nói gì thì bố ai mà bít được.
Tiêu chuẩn bản thân nó chỉ là tài liệu áp dụng, không phải là SGK nên không giải thích nhiều. Chú muốn tìm hiểu thì đọc thêm các tài liệu tiếng Việt của thầy Bích, thầy Ninh và các tài liệu nước ngoài khác (rất dễ tìm, tốt nhất ra cổng trường XD hay ra Hoa Lư mà hỏi nếu ở HN). Các thông số trong tiêu chuẩn đưa ra cũng chỉ nhằm giúp KS thiết kế xây dựng được phổ gia tốc thiết kế phù hợp với điều kiện và nền đất ở VN. Sau khi xây dựng được phổ gia tốc thiết kế thì việc còn lại là nhập cho đúng các thông số vào phần mềm là xong. Chứ phổ xây dựng được rồi mà còn phải tính theo phương pháp tĩnh lực ngang làm gì nữa.
............................................................................................
Cám ơn anh đã góp ý! Vì chưa có điều kiện tìm đọc tài liệu đó được, nên kiến thức của em về vấn đề này còn rất lơ mơ, mong các đồng nghiệp tham gia giúp đỡ. Nhân tiện đây cho em hỏi bác Hải cùng các bác ai có phổ gia tốc thiết kế phù hợp với điều kiện và nền đất việt nam(được số hóa rồi thì càng tốt) thì chỉ hoạc post lên cho em tham khảo với.
Cám ơn cả nhà rất nhiều...
Chúc mọi điều tốt lành...
Các bác mới tham gia nên đọc và tìm hiểu trước các vấn đề mà mình quan tâm trong các chuyên mục đã có. Tránh mở các topic trùng nhau, những vấn đề đã được trả lời rồi người ta cũng ngại trả lời lại nhiều lần.Các bác nào còn quan tâm đến 375-2006 thì sang thớt của em Ninh lập nhé, chúng ta sẽ trao đổi trong 1 thớt thôi.
Theo tôi cũng như vậy nhưng tôi thấy các Bác Mod quản lý diễn đàn nên đưa đường dẫn của topic cũ đã có để đưa anh em về quỹ đạo đã có tập trung thảo luận sâu hơn....... hình như Ban quản trị chưa sâu sát lắm nên có nhiều topic trùng lặp
Các công thức 3.13;3.14;3.15;3.16 trong tiêu chuẩn chính là các công thức để xây dựng phổ thiết kế theo phương ngang. Sau khi xác định được các thông số ag; S; Tb, Tc; Td; q thì cho các giá trị của T (chu kỳ dao động cơ bản của hệ tuyến tính 1 bậc tự do như con lắc đơn vậy) các giá trị lần lượt chạy từ 0.1s đến 10s (muốn biết T gồm những giá trị nào thì mở ngay phổ theo EC8 trong etabs là có ngay) sẽ có các giá trị khác nhau của Sd đó chính là phổ đã được số hóa. Nhập các giá trị này vào trong etabs là ok.
Hình như cái gì nữa hả bác, đúng là như thế chứ còn gì nữa
Em là thành viên mới nên cũng sơ xuất không xem kỹ trước khi vào mục nào. Nhưng bây giời xem lại thì mới thấy có nhiều mục quá. em định chuyển sang mục của ninh47x thì lại thấy mục của kata. Thôi anh thông cảm tạm thời em vẫn cứ trao đổi trong mục này đã.
Em đã làm như anh, cũng tìm được một biểu đồ của Sd. Nhưng đến bước tiếp theo là nhập vào máy thì em tìm mãi không biết là nhập vào chỗ nào. Anh có thể chỉ cho em đường dẫn đến đó được không ạ?
Các bác cho em hỏi về Công thức xác định Phổ Phản ứng đàn hồi trong TCXD 375-2006 : các CT em thấy đều là lớn hơn hoặc bằng ( không rõ ràng - để áp dụng cho CT nào ) . Ví dụ : Một nền đất có các thông số như sau : Tb=0.2 ; Tc=0.6 ; Td=2 (s)
Khi tính với chu kỳ T = 0.6 s ( tức là = Tc ) thì em phải áp dụng CT nào đây :
Theo TC : 0 <= T <= Tb : S = ........... (1)
Tb <= T <= Tc : S =……… (2)
Tc <= T <= Td : S =………. (3)
Em phải áp dụng CT (2) hay là (3).
Khi tính với T = Tb thì ta áp dụng CT (1) hay (2)
Mong các bác giúp đỡ
Ghi chú