QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tại sao bị thât thoắt, tham nhũng

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tại sao bị thât thoắt, tham nhũng

    "Trách nhiệm thuộc về ai? " Chưa rõ!

    Trong ĐTXDCB, hậu quả của thất thoát lớn nhất trong tất cả các khâu, chiếm tới 60%-70%. Tôi nghĩ để chấn chỉnh, khắc phục được thực trạng tệ hại này thì phải làm rõ được trách nhiệm ở từng khâu, từng cấp một thì mới rõ được. Làm được như thế mới đáp ứng yếu cầu QH mong muốn, cử tri mong đợi.

    Báo cáo của chính phủ cũng tương đối tốt nhưng nhiều khâu, nhiều nội dung, "trách nhiệm thuộc về ai" vẫn còn chưa rõ. Một số ĐBQH còn chưa thoả mãn với báo cáo vì điều này.

    ĐB Tạ Hữu Thanh, Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương Đảng

    " Theo thôi những KS tk chúng ta chi là nhưng nhà "cửu vạn thôi" chỗ nào có việc làm là phải nhảy vào cho nên nếu hiện nay chung chi 30% nhưng nếu tăng lên 40-50% thi cũng phải chịu thôi vẫn phải chấp nhận vì nếu không thì sẵn sàng có "cửu vạn" khác nhảy vào. Các cụ nhà mình đã bảo rồi: " Trâu nào thì cũng phải kéo cày". Tôi có ý kiến rằng nếu muốn chống chung chi A&B thì tăng chi phí cho A thật nhiều và giảm chi phí cho B để khi đó 30% hay 50% chi cho A chỉ còn con số rất bế để không tồn tại trong đầu của A những con số 30% hay 50% nữa."

    Supervisor

  • #2
    Hạn chế thất thoát

    theo tôi để hận chế thất thoát trong xây dựng thi nhà nước không nên rót tiền trực tiếp cho các công trình nữa.mà nên giao cho các đơn vị tư nhân tự đầu tư ,quản lí va thu lợi nhuận,giông như việc xây dựng chung cư chẳng hạn

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Tại sao bị thât thoắt, tham nhũng

      Lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng
      Chủ yếu là nguyên nhân con người

      Trần Ngọc Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Tổng hội Xây dựng VN

      Nói về nguyên nhân chủ yếu của lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng, nhiều nhà quản lý thường đổ lỗi là do "cơ chế, chính sách liên quan đến đầu tư xây dựng chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ; do sự bất cập giữa thể chế nhà nước với quy luật của thị trường và xã hội; do thể chế tổ chức và quản lý doanh nghiệp chưa theo kịp các cải cách về luật lệ và chính sách kinh tế...". Điều đó cần phải được nhìn nhận lại.

      Có đúng là tình trạng lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản thời gian qua do nguyên nhân chủ yếu là do cơ chế, chính sách hay không? Chúng ta hãy quay lại thời kỳ bao cấp cách đây hơn chục năm, lúc ấy làm gì có đầy đủ các văn bản pháp luật như bây giờ. Các công trình xây dựng từ ngân sách nhà nước, nếu để xảy ra lãng phí vài khối bêtông, vài tấc gỗ, công nhân lấy vài "cặp ***g" ximăng, vài thanh sắt, đã bị lên án, bị kỷ luật rất nặng chứ đâu có chuyện thất thoát, lãng phí lớn và nghiêm trọng như hiện nay. Phải chăng nếu những người có chức, có quyền trong quản lý đầu tư xây dựng có tâm trong sáng, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, không tiêu cực, tham nhũng chắc chắn sẽ không xảy ra lãng phí, tiêu cực nghiêm trọng như những năm vừa qua.

      Những lãng phí phổ biến
      Có thể lấy nhiều ví dụ rất cụ thể hiện tượng lãng phí thất thoát chủ yếu, trực tiếp do con người vi phạm các quy định của các văn bản pháp luật gây nên: Đó là:

      - Chỉ tính riêng các dự án vốn ngân sách nhà nước do Trung ương quản lý thiếu thủ tục đầu tư (theo các quy định của Chính phủ): Năm 2001 có 357 dự án, năm 2002 có 598 dự án, năm 2003 có 366 dự án, năm 2004 có 377 dự án. Nhiều dự án khởi công chỉ có quyết định đầu tư, chưa có quyết định phê duyệt thiết kế và tổng dự toán.

      - Kết quả thanh tra các dự án công trình do Thanh tra Nhà nước tiến hành năm 2002 tại 17 công trình, sai phạm về tài chính là 870 tỉ đồng, chiếm 13,6% tổng số vốn đầu tư được thanh tra. Năm 2003 đã phát hiện nhiều sai phạm về kinh tế do làm trái các quy định nhà nước... Tổng sai phạm về kinh tế và lãng phí của 14 dự án là 1.253,3 tỉ đồng, chiếm 19,1% số vốn được thanh tra.

      - Công tác đấu thầu, chỉ định thầu vi phạm các quy định hiện hành. Hạ giá thầu thấp không có căn cứ để trúng thầu hoặc trúng thầu với giá rất thấp nhưng vẫn làm được, chứng tỏ khâu lập thiết kế dự toán không đúng; Hiện tượng thông thầu, tiêu cực, tham nhũng để chọn nhà thầu sai dẫn đến những hiện tượng rất nghiêm trọng như vụ Thuỷ cung Thăng Long, một số vụ của Tổng Công ty Dầu khí...

      - Công tác quản lý chất lượng kém, vi phạm các quy định tiêu chuẩn quản lý chất lượng dẫn đến các hiệu quả công trình phá đi làm lại, tuổi thọ công trình giảm, gây lãng phí, thất thoát lớn.

      - Nhiều công trình không có vốn, chưa ghi vốn trong kế hoạch vẫn được thi công..

      - Nhiều dự án do không làm tốt công tác điều tra, khảo sát các báo cáo tiền khả thi báo cáo, khả thi sơ sài, không chính xác, công tác thẩm định yếu kém, chiều theo ý người quyết định đầu tư, dẫn đến lãng phí, hiệu quả đầu tư thấp: Chợ không có người họp, cảng không có tàu cập bến hoặc công suất sử dụng thấp, nhà máy không có nguyên liệu phải sản xuất cầm chừng hoặc phải di dời...

      Nguyên nhân trực tiếp, chủ yếu là do con người
      Với những dẫn chứng như trên, trong Hội thảo "Chống thất thoát trong đầu tư xây dựng nhìn từ nhiều phía" do Tổng hội Xây dựng Việt Nam chủ trì, phối hợp với Hiệp hội Nhà thầu, Hiệp hội Tư vấn tổ chức, đã thống nhất nhận định nguyên nhân thiếu, chưa đồng bộ về văn bản pháp luật về cơ chế chỉ là nguyên nhân khách quan, dễ bị lợi dụng nhưng không phải là nguyên nhân trực tiếp, chủ yếu dẫn đến lãng phí thất thoát trong đầu tư xây dựng. Nguyên nhân về con người có chức, có quyền liên quan đến dự án đầu tư xây dựng là nguyên nhân trực tiếp, chủ yếu của sự lãng phí thất thoát trong đầu tư xây dựng. Điều đó thể hiện ở:

      - Tinh thần trách nhiệm yếu kém của người lãnh đạo, của công chức, của các chủ thể thị trường: Đối với người lãnh đạo, đó là bệnh chạy theo hình thức, bệnh cục bộ địa phương, bệnh quan liêu mệnh lệnh, coi thường pháp luật; Đối với công chức, đó là bệnh xu nịnh cấp trên, là thói quen xin-cho, hạch sách, thiếu ý thức trách nhiệm; Đối với chủ thể thị trường, đó là bệnh coi thường trách nhiệm đối với hợp đồng kinh tế, lẩn lách pháp luật, chạy theo lợi nhuận không chính đáng.

      - Con người bị sa sút đạo đức thể hiện dưới dạng đòi hối lộ, đưa đút lót, thông đồng móc ngoặc, gian lận...

      - Năng lực yếu kém của con người trong các khâu của quá trình đầu tư.

      Từ những nhận định như vậy, chúng tôi thấy rằng cần tập trung các giải pháp vào yếu tố con người có chức, có quyền, có nhiệm vụ trong các giai đoạn của đầu tư xây dựng cơ bản. Đó là các biện pháp giáo dục, đào tạo, quản lý, giám sát, xử lý nghiêm các vụ vi phạm quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, bổ sung các chế tài xử phạt, xử tội đối với các vi phạm pháp luật về đầu tư xây dựng, lập lại kỷ cương, chấn chỉnh quản lý, nhằm chống lãng phí, thất thoát có hiệu quả, như lời Thủ tướng Phan Văn Khải đã phát biểu tại kỳ họp Quốc hội thứ VI, khoá XI vừa qua.

      ============
      Gốc của lãng phí là tham nhũng

      Tất cả những chuyện lãng phí đã được nói đến đây đó, nhưng dường như lại chưa được nói đến với đầy đủ trách nhiệm của những cơ quan có trách nhiệm.

      Lãng phí và tham nhũng là hai anh em song sinh, hai kẻ đồng hành, hai tên đồng loã. Nếu không vì những thứ có thể "ăn ra" trong đấu thầu, trong thi công, trong giám sát, trong nghiệm thu, trong giải phóng mặt bằng..., thì không có những nhà máy đầu tư sai, những trụ sở xây dựng vượt cấp... Với nhiều công trình lãng phí, dễ thấy tham ô là động lực.

      Nhưng nếu truy nguyên, dễ thấy tất cả những dạng thức sai trái ấy đều có cùng một mẹ. Cái "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" là từ cơ chế quản lý "tập thể lãnh đạo" mà coi nhẹ "cá nhân phụ trách". Tất cả dẫn đến khó "vạch mặt chỉ tên" người chịu trách nhiệm - "khó" vì không muốn, không cần và không thể.

      Trị "lãng phí" phải trị bằng pháp luật nghiêm minh, không thể chỉ bằng "toà án lương tâm" với những "rút kinh nghiệm", những phê bình- tự phê bình. Đòi hỏi phải giải quyết triệt để ở tầm gốc gác như thế là đòi hỏi tất yếu trong cuộc đấu tranh này.
      Lê Xuân Mậu (Q. Ba Đình, Hà Nội)

      Theo báo Lao động:http://www.laodong.com.vn/new/kinhte/index.html
      ThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam (CDC). Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Tại sao bị thât thoắt, tham nhũng

        Tại sao bị thất thoát - tham nhũng. Tại sao có việc rút ruột công trình.

        Rút ruột công trình - cần xử lí gốc từ Ban quản lý

        Tôi là một kỹ sư xây dựng. Tôi đã đọc tất cả các bài báo viết về vụ công trình A2 - Kim Giang - Hạ Đình. Tôi đồng ý với ý kiến là phải xử lý thật nghiêm các cán bộ có sai phạm. Tuy nhiên, tôi thấy đó mới là xử lý phần ngọn của vấn đề. Phần gốc của vấn đề là Ban quản lý dự án.

        Nghị định 52 của Bộ xây dựng đã qui định rõ Ban quản lý dự án phải chịu trách nhiệm toàn bộ về chất lượng công trình, điều này buộc các Ban quản lý dự án phải chọn lựa các nhà thầu và các nhà tư vấn có đủ uy tín và trách nhiệm để tham gia thi công công trình. Tuy nhiên, trên thực tế việc lựa chọn các nhà thầu được thực hiện như thế nào? Không phải nhà thầu có hồ sơ tốt nhất luôn được chọn mà là nhà thầu có hồ sơ trung bình nhưng có quan hệ tốt hơn hay nói cách khác là phần trăm "lại quả" nhiều hơn.

        Việc "lại quả" trong xây dựng là điều đã được nói đến từ lâu và ngay cả những kỹ sư mới ra trường cũng biết điều đó, nhưng lại không rõ ràng, vì không có bằng chứng cụ thể. Người trực tiếp làm việc đó là các nhà thầu. Họ không dám nói ra vì sợ mất việc và mất mối quan hệ.

        "Lại quả" ảnh hưởng đến các nhà thầu xây lắp như thế nào? Đơn giá xây dựng vốn đã thấp, việc này sẽ làm cho phần lợi nhuận từ gói thầu giảm bớt và thậm chí là lỗ nếu thi công đúng tiêu chuẩn. Có một thực tế nữa là hiện nay rất nhiều, nếu không muốn nói là hầu hết các công ty sau khi trừ phần lợi nhuận của doanh nghiệp, đều giao gói thầu cho các đội thi công tự lo liệu, trên danh nghĩa là dưới sự giám sát của công ty. Việc các đội tìm cách này hay cách khác để bù vào phần phải ''xén'' cho Ban quản lý là điều dễ hiểu.

        Còn các nhà thầu tư vấn thì sao? Thường gói thầu tư vấn giám sát có giá trị rất nhỏ so với tổng giá trị công trình, khoảng 1-3%, giá trị công trình càng lớn thì phần trăm càng nhỏ, nhưng để vào được gói thầu này các đơn vị tư vấn thường phải chi từ 25-30% giá trị của gói thầu cho Ban quản lý. Hậu quả của việc này là lương của cán bộ tư vấn giám sát giảm đáng kể, họ sẽ nghĩ đến chuyện kiếm thêm thu nhập bằng cách khác.

        Hiện nay, ngay cả những công ty tư vấn nước ngoài hay liên doanh cũng vẫn phải tuân theo cái luật bất thành văn này. Mặc dù họ có cách quản lý hiệu quả hơn và đội ngũ cán bộ giỏi hơn, nhưng họ buộc phải giao hơn một công trình cho một cán bộ để đảm bảo lương bổng cho cán bộ của họ. Việc này dù muốn hay không sẽ ảnh hưởng tới chất lượng giám sát.

        Ngoài ra, còn một nhà thầu quan trọng nữa cũng chịu ảnh hưởng bởi cái "luật lại quả" là đơn vị thí nghiệm cọc. Hiện nay, các đơn vị này phải lại quả cho Ban quản lý từ 30-40% giá trị gói thầu để được vào thí nghiệm. Mặc dù họ không bớt xén gì được từ công trình, nhưng chất lượng của dịch vụ chắc chắn sẽ bị giảm sút.

        Theo tôi, việc rà soát lại các Ban quản lý dự án là điều hết sức cần thiết. Đây là một cơ hội tốt để rà soát và xử lý điểm một vài Ban quản lý nếu có sai phạm để chấn chỉnh hoạt động quản lý xây dựng. Bên cạnh đó, chúng ta nên khuyến khích sự phản hồi của các nhà thầu vì họ là người trong cuộc. Nếu họ không lên tiếng thì cái vòng luẩn quẩn xuất phát từ các Ban quản lý sẽ vẫn tiếp tục tồn tại.

        Nguyễn Việt Hùng

        Nguồn http://www.thanhnien.com.vn/TinTuc/B...005/3/9/44379/

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Tại sao bị thât thoắt, tham nhũng

          Dự thảo Luật thực hành tiết kiệm và chống lãng phí đã được soạn thảo và trình Quốc hội thẩm tra sơ bộ. Vậy dự luật điều chỉnh những hành vi lãng phí nào? Liệu nó có ngăn chặn được nạn lãng phí hiện nay? Ông Ngô Hữu Lợi, Vụ pháp chế, Bộ Tài chính, Tổ phó Tổ soạn thảo dự luật đã trao đổi chung quanh vấn đề trên

          Sử dụng quá định mức là lãng phí

          * Những hành vi nào sẽ bị quy là lãng phí, thưa ông?

          - Dự luật giải thích lãng phí là làm tốn kém, hao tổn tiền, tài sản, lao động và tài nguyên thiên nhiên. Đối với việc quản lý, sử dụng tiền, tài sản Nhà nước, lao động trong khu vực Nhà nước và tài nguyên thiên nhiên ở những lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành việc sử dụng vượt quá định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng chỉ đạt mục tiêu đã định hoặc sử dụng đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng không đạt mục tiêu đã định.

          * Lãng phí đến mức nào thì kỷ luật và mức nào thì truy cứu trách nhiệm hình sự?

          - Đây là dự luật khung nên không thể quy định lãng phí đến mức nào thì bị xử lý. Tuy nhiên, đi theo luật này sẽ có ba nghị định để cụ thể hóa, một là nghị định quy định chi tiết thi hành luật, hai là nghị định về xử phạt, ba là nghị định về trách nhiệm của người đứng đầu. Vấn đề là không phải trong lĩnh vực nào cũng có định mức, mà định mức, tiêu chuẩn, chế độ là thước đo để đánh giá thực hành tiết kiệm, nếu muốn kết luận lãng phí hay không cũng phải dựa vào định mức.

          Hơn nữa, dự luật còn hướng đến cả khu vực dân cư, mà khu vực này thì không có định mức, nên khái niệm đó đã được mở rộng ra. Trong dự luật, tất cả các hành vi vi phạm thì đều quy định rất rõ trách nhiệm cá nhân, đến người đứng đầu hoặc người liên đới, để tránh các quy định chung chung về trách nhiệm của tổ chức như trước đây.

          Đi xe quá định mức có thể bị xử lý hình sự

          * Một cán bộ cấp trưởng phòng cho biết hiện ông ta có hàng chục chiếc cặp da còn mới nhưng không dùng đến, vì nhiều lần đi họp được phát cặp da. Như vậy có phải là lãng phí?

          - Trong thực tế diễn ra rất nhiều hình thức lãng phí khác nhau, nhưng dự luật chỉ tập trung vào những lĩnh vực, những nhóm hành vi lãng phí đang diễn ra “nóng bỏng”.

          * Vậy dự luật chú trọng điều chỉnh những nhóm hành vi lãng phí nào?

          - Khi tiến hành xây dựng dự luật, chúng tôi lấy “cái lõi” là khu vực Nhà nước, trong khu vực Nhà nước thì trọng tâm là chống lãng phí trong quản lý sử dụng ngân sách Nhà nước, và trong đầu tư xây dựng các dự án có sử dụng tiền, tài sản Nhà nước. So với Pháp lệnh thực hành tiết kiệm và chống lãng phí, dự luật còn “mở rộng” ở vấn đề chống lãng phí trong quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động trong khu vực Nhà nước. Hay như với pháp lệnh thì chỉ quy định tiết kiệm trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên bằng một điều rất nhỏ, nay dự luật có cả một chương về tiết kiệm trong quản lý sử dụng tài nguyên thiên nhiên...

          Đối với khu vực dân cư chủ yếu là các quy định mang tính khuyến khích. Ngoài những chuyện tiết kiệm trong tiêu dùng hàng ngày, dự luật có những quy định rõ ràng về đầu tư các dự án xây dựng trong dân cư phải theo đúng quy hoạch sử dụng đất, để tránh tình trạng nhà xây trong khu quy hoạch lại phải đập đi, vừa tốn kinh phí giải phóng mặt bằng của Nhà nước lại vừa tốn cho người dân.

          * Nhiều cơ quan Nhà nước được cấp trụ sở nhưng không sử dụng hết mà lại cho thuê, sự lãng phí đó được dự luật điều chỉnh thế nào?

          - Dự luật đã dành hẳn một chương về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước và nhà công vụ. Theo đó, trụ sở làm việc không được sử dụng sai mục đích hoặc không sử dụng thì phải bị thu hồi; Mọi khoản thu phát sinh do việc sử dụng trụ sở làm việc không đúng mục đích phải được thu hồi và nộp vào ngân sách Nhà nước. Ngoài ra, người được giao nhà công vụ phải quản lý, sử dụng đúng mục đích, chế độ và phải trả lại Nhà nước khi thôi trách nhiệm công vụ.

          * Được biết, đã có 55 địa phương, 40 bộ ngành mua ô-tô vượt số lượng và giá quy định, dự luật giải quyết những vấn đề tương tự ra sao?

          - Dự luật nghiêm cấm việc mua sắm, trang thiết bị phương tiện đi lại sai đối tượng, vượt quá định mức, tiêu chuẩn, chế độ. Đặc biệt, hàng năm các bộ, ngành và địa phương phải rà soát, kiểm tra các phương tiện đi lại của các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý của mình để xây dựng kế hoạch mua sắm, trang bị mới phương tiện đi lại hoặc thực hiện điều chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu.

          Việc thay thế phương tiện đi lại cũng phải đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ và chỉ được thực hiện khi phương tiện đi lại đã hết khấu hao hoặc được cơ quan chức năng giám định xác nhận xe không còn sử dụng được, để tránh trường hợp phương tiện còn tốt nhưng có đối tượng vẫn muốn thay xe mới.

          * Nhưng thông thường người sử dụng xe không trực tiếp mua mà do văn phòng mua. Như vậy làm sao xử lý?

          - Người quyết định mua sắm, trang bị phương tiện đi lại và những người có liên quan, nếu đi xe quá định mức, gây lãng phí thì phải bồi thường và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Dự luật sẽ đặt ra vấn đề thí điểm lập các doanh nghiệp công ích quản lý và phục vụ xe công.

          * Thế còn việc dùng điện thoại vượt quá định mức, mua máy vượt giá quy định… thì xử lý ra sao?

          - Dự luật nghiêm cấm sử dụng điện thoại công vào việc riêng.

          Đầu tư sai: Cả thủ trưởng và tham mưu đều bị trách nhiệm

          * Đầu tư xây dựng cơ bản là lĩnh vực bị lãng phí nhiều nhất, thể hiện ở quy hoạch kém, đầu tư dàn trải, thất thoát. Dự luật điều chỉnh vấn đề này thế nào, thưa ông?

          - Về đầu tư xây dựng cơ bản, chủ yếu dự luật điều chỉnh các dự án có sử dụng tiền, tài sản Nhà nước: Từ khâu lập, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch, và danh mục các dự toán đầu tư, đến thẩm định phê duyệt, khảo sát, thiết kế, thẩm định phê duyệt tổng dự án, dự toán công trình… Nếu lập quy hoạch gây lãng phí thì những người quyết định dự án và các cá nhân liên quan sẽ bị xử lý, vì trong lập quy hoạch thì có rất nhiều bộ phận tham mưu.

          * Nếu để xảy ra lãng phí trong đơn vị, người đứng đầu sẽ bị xử lý ra sao?

          - Người đứng đầu cơ quan, tổ chức không những phải xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cơ quan tổ chức của mình, mà phải có trách nhiệm cả trong lĩnh vực mình quản lý, thí dụ ông giám đốc sở tài chính thì không chỉ lo việc tiết kiệm trong văn phòng sở mà cả lĩnh vực tài chính do ông ấy quản lý.

          * Xin cảm ơn ông.


          Tiền phong
          http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?to...&article=26893
          ThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam (CDC). Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com

          Ghi chú

          Working...
          X