QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tính kết cấu bằng kiến thức lớp 7

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Ðề: Bàn về nguyên nhân bê tông nứt.

    Nguyên văn bởi arnold
    Hôm nọ lôi cuốn sách thiết kế mặt đường dành cho chương trình Cao học trường GT ra thấy có phần viết ý đại để thế này: Thép bị kéo ở trong bê tông gây ra lực kéo với bê tông bọc xung quanh, từ đó gây ra nứt bê tông. Các bác tnlinh và nc.oanh cho ý kiến tiếp nhé.
    Bạn cần chú ý xem điều kiện được nói đến là gì nhé. Ví dụ, như ở trao đổi trước, chỉ xét sự co ngót của bê tông.

    Còn vì thông tin bạn trích dẫn chưa đầy đủ nên chưa thể nói được. Chẳng hạn, cốt thép dự ứng lực nằm trong bê tông nó bị kéo đấy chứ. Lực kéo này truyền vào trogn bê tông làm cho bê tông bị nén..

    Trong tấm mặt đường, nếu chỉ xét tải trọng gây uốn thì khi tấm uốn sẽ làm cho cốt thép thớ dưới bị kéo, trong khi bê tông phần chịu kéo lại không được như phần chịu nén. Nghĩa là, trong khi cốt thép tiếp tục biến dạng thì bê tông chỉ có thể chịu được biến dạng hạn chế, mà giữa bê tông và cốt thép tồn tại một sự liên kết dính bám nhất định. Khi biến dạng này đủ lớn, vượt quá khả năng chịu đựng của bê tông sẽ xuất hiện nứt. Điều này không có gì đặc biệt vì cơ chế làm việc của cấu kiện bê tông cốt thép chịu uốn+kéo/nén là vậy. Tuy nhiên, hiểu được bản chất sự làm việc này sẽ dễ dàng tính được các thứ khác như bề rộng vết nứt, khoảng cách giữa các vết nứt của cấu kiện bê tông cốt thép...

    Ghi chú


    • Ðề: Bàn về nguyên nhân bê tông nứt.

      Nguyên văn bởi arnold
      Hôm nọ lôi cuốn sách thiết kế mặt đường dành cho chương trình Cao học trường GT ra thấy có phần viết ý đại để thế này: Thép bị kéo ở trong bê tông gây ra lực kéo với bê tông bọc xung quanh, từ đó gây ra nứt bê tông. Các bác tnlinh và nc.oanh cho ý kiến tiếp nhé.
      Cái này thì ai cũng phải công nhận là đúng, vấn đề ở chỗ là cái j gây kéo cho thép trước. Bác nói rõ hơn trong trường hợp nào được không ạ!

      Ghi chú


      • Ðề: Bàn về nguyên nhân bê tông nứt.

        Nguyên văn bởi tnlinh View Post
        Trong tấm mặt đường, nếu chỉ xét tải trọng gây uốn thì khi tấm uốn sẽ làm cho cốt thép thớ dưới bị kéo, trong khi bê tông phần chịu kéo lại không được như phần chịu nén. Nghĩa là, trong khi cốt thép tiếp tục biến dạng thì bê tông chỉ có thể chịu được biến dạng hạn chế, mà giữa bê tông và cốt thép tồn tại một sự liên kết dính bám nhất định. Khi biến dạng này đủ lớn, vượt quá khả năng chịu đựng của bê tông sẽ xuất hiện nứt. Điều này không có gì đặc biệt vì cơ chế làm việc của cấu kiện bê tông cốt thép chịu uốn+kéo/nén là vậy. Tuy nhiên, hiểu được bản chất sự làm việc này sẽ dễ dàng tính được các thứ khác như bề rộng vết nứt, khoảng cách giữa các vết nứt của cấu kiện bê tông cốt thép...
        Em đồng ý với bác là bê tông chịu biến dạng kéo hạn chế nên sẽ nứt trước trong trường hợp bác nêu, tuy nhiên trường hợp bác arnold đưa ra thì rõ ràng là thép bị kéo trước rồi mới gây ra nứt cho bê tông???
        em có suy nghĩ này (chỉ là suy đoán thôi ạ):
        - Khi đổ bê tông xong thì quá trình thủy hóa xi măng vẫn tiếp tục song song với quá trình mất nước trong bê tông. sự thủy hóa gây nhiệt sẽ làm thép giãn ra cùng với bê tông ( vì hệ số dãn dài của bê tông và thép là tương đối bằng nhau) nhưng trong bê tông còn xảy ra hiện tượng mất nước, xét ở mức vi mô sự mất nước này sẽ đẩy các phần tử bê tông sát lại nhau hơn. Phải chăng chính 2 hiện tượng trái ngược này sẽ gây nứt trong bê tông.
        vài ý kiến suy luận.

        Ghi chú


        • Ðề: Tính kết cấu bằng kiến thức lớp 7

          bài viết này làm em nhớ đến thằng em trai của em,nó mới lớp 10 đã sang phụ vẽ cad cho cậu của em rồi,hồi ấy em mới học năm thứ nhất còn chưa biết gì về cad cả về nhà thấy nó ngồi tí toáy vẽ vời mà mĩnh chả biết cái gì nghĩ cũng thấy xấu hổ thật
          HOÀNG SA TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM

          Ghi chú

          Working...
          X