QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Vấn đề Đà Kiềng khi tính Khung.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • tuyetanh
    replied
    Ðề: Vấn đề Đà Kiềng khi tính Khung.

    Nguyên văn bởi eng-hiep
    Uh , em cũng nghĩ như vậy
    Còn việc bỏ cái ĐK là do trong sách của thầy Võ Bá Tầm bảo thế
    Tôi thấy thầy Tầm có lý, các bác thử nghĩ xem đà kiềng phần lớn đặt trên nền đất hoặc trên tường bó nền.Nếu đất yếu thì có thể coi đà kiềng nó làm việc như dầm bình thường,ngược lại đất nền tốt thì nó lại làm việc giống như dầm trên nền đàn hồi.Trường hợp này tôi cũng đã thử chạy KQ ra khác hẳn khi coi Đk là dầm khung.
    Ngày xưa các bác bô lão khi chưa có phần mềm hỗ trợ tính thép cho đà kiềng thì coi là dầm liên tục để tính tay nhà xây ầm ầm có chết ai đâu.
    Bây giờ coi là dầm khung momen taị gối to tướng so với khi tính tay cho là dầm liên tục.
    Thế nên tôi nghĩ nếu đà kiềng đặt ở cote -0.05 so với nền cứ bỏ cái đà kiềng đi là tốt nhất chiều dài tính toán cột tăng lên thiên về an toàn, khi tính móng thì cộng thêm tải trọng tường xây trên đà kiềng để tính.

    Leave a comment:


  • eng-hiep
    replied
    Ðề: Vấn đề Đà Kiềng khi tính Khung.

    Nguyên văn bởi hdtung
    Theo tôi nghĩ : Sơ đồ tính phải bảo đảm phản ánh được sát với sự làm việc thực tế của công trình. Vì vậy cần phải lựa chọn sơ đồ tính cho hợp lý và kiểm tra các điều kiện về độ bền, độ cứng, độ ổn định...
    Chúng ta không nên quan niệm rằng bỏ cấu kiện này hoặc thêm cấu kiện kia sẽ làm cho công trình an toàn hơn. Do đó mới có khái niệm "lựa chọn sơ đồ tính".
    Uh , em cũng nghĩ như vậy
    Còn việc bỏ cái ĐK là do trong sách của thầy Võ Bá Tầm bảo thế

    Leave a comment:


  • hdtung
    replied
    Ðề: Vấn đề Đà Kiềng khi tính Khung.

    Nguyên văn bởi moc-hau
    To Ninhxd47 : Anh ơi vị trí của giằng móng có nhất thiết luôn bằng vị trí mặt ngàm không anh ?
    To eng-hiep :Theo mình thì giằng móng và đà kiềng là 1 chư nhỉ ?
    Tớ nghĩ cũng nên bỏ đà kiềng khi lập sơ đồ cho đơn giản vì nội lực trong cột có tăng (momen) nhưng không lớn lắm , còn nếu lớn thì có thể cho giằng chịu một ít như thế vẫn oan toàn .
    Không biết mình nghĩ thế có đúng không ? các anh chỉ bảo thêm nhé
    Thanks !
    Theo tôi nghĩ : Sơ đồ tính phải bảo đảm phản ánh được sát với sự làm việc thực tế của công trình. Vì vậy cần phải lựa chọn sơ đồ tính cho hợp lý và kiểm tra các điều kiện về độ bền, độ cứng, độ ổn định...
    Chúng ta không nên quan niệm rằng bỏ cấu kiện này hoặc thêm cấu kiện kia sẽ làm cho công trình an toàn hơn. Do đó mới có khái niệm "lựa chọn sơ đồ tính".

    Leave a comment:


  • moc-hau
    replied
    Ðề: Vấn đề Đà Kiềng khi tính Khung.

    To Ninhxd47 : Anh ơi vị trí của giằng móng có nhất thiết luôn bằng vị trí mặt ngàm không anh ?
    To eng-hiep :Theo mình thì giằng móng và đà kiềng là 1 chư nhỉ ?
    Tớ nghĩ cũng nên bỏ đà kiềng khi lập sơ đồ cho đơn giản vì nội lực trong cột có tăng (momen) nhưng không lớn lắm , còn nếu lớn thì có thể cho giằng chịu một ít như thế vẫn oan toàn .
    Không biết mình nghĩ thế có đúng không ? các anh chỉ bảo thêm nhé
    Thanks !

    Leave a comment:


  • gnatsum
    replied
    Ðề: Vấn đề Đà Kiềng khi tính Khung.

    Theo tôi nghĩ : tùy quan niệm sơ đồ tính thôi, không đưa vào đà kiềng thì khi thiết kế đà "kiềng" để đỡ tường thì vị trí nút cột - kiềng không có Moment (gối khớp)

    Leave a comment:


  • eng-hiep
    replied
    Ðề: Vấn đề Đà Kiềng khi tính Khung.

    Nguyên văn bởi ksminh
    thì khai báo thêm đà kiềng cho khung là hiển nhiên ; an toàn hơn hay không chưa chắc
    Sao laị chưa chắc nhỉ.Nêú bỏ Đà kiềng ra thì L cột sẽ daì hơn --> Nôị lực trong Cột sẽ lớn hơn là khi có đà kiềng --> An toàn hơn --> Tốn kém hơn

    Leave a comment:


  • eng-hiep
    replied
    Ðề: Vấn đề Đà Kiềng khi tính Khung.

    Vấn đề naỳ em nêu ra cũng đã lâu ruì mà còn được các đàn anh quan tâm
    Đà Kiềng và Giằng Móng là 2 khaí niệm khác nhau chứ anh NINH. Đà kiềng ở đây là caí để đỡ tường í
    Nêú bỏ ra thì thiên về an toàn hơn. Nhưng làm đúng vơí mô hình thực tế là tốt nhất.

    Leave a comment:


  • anhosg
    replied
    Ðề: Vấn đề Đà Kiềng khi tính Khung.

    Nguyên văn bởi ksminh
    tóm lại ; khai báo NGàm cho khung ; thì khai báo thêm đà kiềng cho khung là hiển nhiên
    vụ này không hiển nhiên đâu à !!! Ở đây có thể ý của nó đơn giản là thế này : Để cho cái móng làm việc như cái ngàm thì cần thiết phải đặt theo "cấu tạo" cho nó cái đà kiềng (giống như đặt thép cấu tạo vị thui)....
    Last edited by anhosg; 01-08-2007, 02:33 PM.

    Leave a comment:


  • ksminh
    replied
    Ðề: Vấn đề Đà Kiềng khi tính Khung.

    Nguyên văn bởi eng-hiep
    *Vừa rồi ,Em có nghe một GV (dạy Nền Móng) có ý kiến như thế này : “Sơ đồ Khung được thiết lập đầy đủ kể cả Đà kiềng .Vị trí ngàm của chân cột là vị trí dưới cổ cột trên bản móng với chiều sâu chôn cổ cột được giả định trước cho khung ,thường lấy = 2m”
    Thầy bảo rằng nếu Thầy hướng dẫn nào mà bảo bỏ Đà Kiềng để thiên về an toàn là không chấp nhận được . Vì nếu tính thiên về an toàn thì một người không cần học ĐH thì cũng dư sức làm .Em thấy trên forum có một số bác bảo là khi giải khung thì bỏ Đà Kiềng đi ?
    *Cho em hỏi thêm là : em thấy 1 số file khi giải khung KG thì có cầu thang , 1 số file thì không có cầu thang . Ta nên dùng mô hình nào đây ? Nếu không có cầu thang thì ta truyền tải trọng của cầu thang lên khung ntn?(Thông cảm vì em chưa học tới vấn đề này - chỉ mới học có BTI thôi)
    Xin các bác cho ý kiến đi ạ ?
    tôi có vài ý kiến góp ý sau:
    đà kiềng khác đà giằng ; thường đà kiềng đở tường bên trên ; còn đà giằng thì có thể giằng các cột lại với nhau và nằm sát đài móng ; đà giằng có thể chịu mômen lệch tâm với nhà xây chen. Với nhà có tầng hầm thì đà giằng là dầm đở sàn tầng hầm ; thường đài móng nằm sát tầng hầm ; vì thế đà giằng có thể khai báo trogn khung cùng với sàn tầng hầm góp phần phải lực tại NGÀm lớn hơn để tính móng cho chính xác ; còn nếu nhà không có tầng hầm ; thì đà giằng có nhiệm vụ như dầm kéo ; còn đà kiềng thường ở cốt tự nhiên sao cho đở tường; còn nền nhà có thể đắp cát ; nếu nền nhà làm bằng bê tông sàn ; thì đà kiềng cũng giống như dầm sàn bình thường thôi ;
    tóm lại ; khai báo NGàm cho khung ; thì khai báo thêm đà kiềng cho khung là hiển nhiên ; an toàn hơn hay không chưa chắc ; miễn sao mô hình càng gần với thực tế càng tốt ; còn đà giằng khai báo vào tại mức cao trình ngàm của cột chỉ có tác dụng làm cho phản lực tăng lên của ngàm.

    Leave a comment:


  • starian
    replied
    Ðề: Vấn đề Đà Kiềng khi tính Khung.

    -Tác dụng đà kiềng chủ yếu là giúp định hình khung và tạo hệ giằng liên kết các cột lại với nhau chứ ko gây nên những ngọai lực hay tác động khác lên hệ khung,nên khi tính người ta bỏ đà kiềng đi để tính cho an tòan.
    -Còn về cầu thang thì nên chuyển đổi về dạng lực phân bố đề khi thiết kế khung thì mình chất thêm tải vào chứ ko cần thiết vẽ kết cấu cầu thang vào sơ đồ khung.

    Leave a comment:


  • eng-hiep
    replied
    Ðề: Vấn đề Đà Kiềng khi tính Khung.

    *Cám ơn các bác đã trả lời cho em nhé.
    *Tại vì em thấy hầu hết các Đồ Án khung đều không có đà kiềng.Và một số bác trong diễn đàn cũng cho bỏ đà kiềng là đúng.
    *Ở đây có bác nào rành về Sàn DƯL không nhỉ (em đang nghiên cứu về nó)
    *To nguyency : Em muốn hỏi về khung KG anh ạ. Nên tạo mô hình cầu thang vào luôn hay là tính riêng ( Vì bây giờ đã có sự trợ giúp của máy tính , công trình làm việc thực tế thì vẫn tốt hơn. Vả lại nội lực Khung Phẳng > NL Khung KG )
    *To Songba : Cám ơn anh nhé. Em đang học môn Nền Móng nên các vấn đề anh nêu ra em không dám có ý kiến. Đúng vậy , Trong Sap thì tạo cầu thang cùng với khung KG thì hơi vất vả , nhưng đối với Etabs thì cái ấy là đồ bỏ anh ạ.

    Leave a comment:


  • Songba
    replied
    Ðề: Vấn đề Đà Kiềng khi tính Khung.

    - Thông thường trước khi chuyển từ mô hình làm việc thực tế của khung vào mô hình tính toán trên sap..., cần nguyên cứu kỹ về
    * kiến trúc: nhà bao nhiêu tầng,có tầng hầm hay ko? nhịp dầm....
    * Địa chất: đất loại gì, chiều sâu các lớp là bao nhiêu, có nước ngầm hay không ! nền đất đắp là bao nhiêu...
    - Giả định cột được ngàm ngang mặt đà kiềng khi đó chạy ra nội lực và tìm ra cặp nội lực nguy hiểm tại vị trí chân cột (Nmax,Mtu,Qmax),(Mmax,Ntu,Qmax)
    sau đó mới quyết định phương án móng. Tuỳ những vị trí cột có các cặp nội lực khác nhau nên móng cũng khác nhau
    Tuỳ theo địa chất ví dụ nếu công trình đặt trên nền đất san lấp, bùn lầy chiều sâu 15m thì nhất định là phương án móng cọc xiên qua lớp bùn đặt trên nền đất cứng , số lượng bao nhiêu cọc thì tuỳ theo nội lực tại chân cột, nếu là lớp đất tốt thì có thể là phương án móng đơn Khi đó lực Q(xô ngang do gió sinh ra) quyết định chiều sâu chôn móng
    nếu 2m mà chưa khử được lực Q thì chọn sâu hơn nữa
    -Còn lại đà kiềng sẽ như thế nào để khử được mômen khi đó ta sẽ chọn thêm một mô hình tính toán nữa là các hệ dầm giao nhau trên gối tựa để đảm bảo là tại vị trí chân cột được ngàm đúng như mô hình đã chọn ban đầu (Thực tế đà kiềng ngoài chịu tác động của mômen chân cột, tường xây trên đà kiềng, áp lực đất tác dụng ngược khi móng lún theo thời gian)
    - Sơ đồ khung bên trên : Nếu là khung phẳng chắc chắn là phải quy tải về khung kể cả cầu thang
    - nếu là khung không gian thì thêm phần cầu thang nữa ( Thực tế vẽ mô hình cầu thang không gian phức tạp do tầm nhìn trong sap khó bắt điểm và góc nhìn để thấy cầu thang trọn vẹn khó nên chọn cách quy tải trọng giống như trong khung phẳng vậy).
    Trên đây là một số kinh nghiệm thiết kế của tôi móng các bạn góp ý thêm.

    Leave a comment:


  • eng-hiep
    replied
    Ðề: Vấn đề Đà Kiềng khi tính Khung.

    Leave a comment:


  • eng-hiep
    started a topic Vấn đề Đà Kiềng khi tính Khung.

    Vấn đề Đà Kiềng khi tính Khung.

    *Vừa rồi ,Em có nghe một GV (dạy Nền Móng) có ý kiến như thế này : “Sơ đồ Khung được thiết lập đầy đủ kể cả Đà kiềng .Vị trí ngàm của chân cột là vị trí dưới cổ cột trên bản móng với chiều sâu chôn cổ cột được giả định trước cho khung ,thường lấy = 2m”
    Thầy bảo rằng nếu Thầy hướng dẫn nào mà bảo bỏ Đà Kiềng để thiên về an toàn là không chấp nhận được . Vì nếu tính thiên về an toàn thì một người không cần học ĐH thì cũng dư sức làm .Em thấy trên forum có một số bác bảo là khi giải khung thì bỏ Đà Kiềng đi ?
    *Cho em hỏi thêm là : em thấy 1 số file khi giải khung KG thì có cầu thang , 1 số file thì không có cầu thang . Ta nên dùng mô hình nào đây ? Nếu không có cầu thang thì ta truyền tải trọng của cầu thang lên khung ntn?(Thông cảm vì em chưa học tới vấn đề này - chỉ mới học có BTI thôi)
    Xin các bác cho ý kiến đi ạ ?
Working...
X