QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Mô hình hóa kết cấu, Khó hay dễ?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Nguyên văn bởi vnp
    vnp chen vào trả lời trước phuho đây, vụ tìm tần số dao động riêng tại từng "trạng thái" như phuho nói không phải là tưởng tượng mà đúng là có nhu cầu tính như vậy thật. Các "trạng thái" mà phuho nói có thể xác định tương ứng với khi tìm load steps phù hợp cho bài toán.
    To vnp, phu ho:

    Các bác làm ơn nói RÕ THÊM một chút về nhu cầu cần xác định cái "tần số dao động riêng tại từng trạng thái" đó là để tính toán cái gì và tính như thế nào? Phương pháp đó có áp dụng được cho việc phân tích động phi tuyến (nonlinear dynamic analysis) dưới tác dụng của sóng động đất không? Tôi hỏi không có ý gì khác là để học hỏi thêm vì không ai có thể dám nói là biết hết mọi thứ được, ngay cả chỉ trong phạm vi lĩnh vực nghiên cứu hẹp? Thanks!
    E-mail: dinh@eri.u-tokyo.ac.jp or thuatvandinh@yahoo.com

    Ghi chú


    • #32
      Nguyên văn bởi phu_ho
      thực ra nó cũng không đến nỗi kinh khiếp thế đâu các bác ạ Nôm na về mặt toán học thì thế này: các bác cũng biết là nếu dùng phương pháp tích phân trực tiếp theo kiểu implicit thì mỗi bước thời gian các bác lại phải xác định lại ma trận độ cứng rồi nghịch đảo nó một lần. Bình thường thì các bác lại Cholesky hay là Gauss phải không ạ. Tuy nhiên đôi khi cái thao tác này lại lâu hơn việc dùng phương pháp lặp để xác định dăm chú giá trị riêng đầu tiên xong rồi chéo hóa cái ma trận ấy. Tức là người ta dùng nó vì nó đơn giản hơn chứ không phải vì nó phức tạp hơn đâu
      Hoá ra việc xác định "tần số dao động riêng ở từng trạng thái" CHỈ là để phục vụ cho vấn đề sử lý tốc độ tính toán của máy tính? Các giá trị riêng đó là biến đổi theo thời gian? và chúng có được dùng để xác định cái ma trận damping C trong phương trình dao động của hệ kết cấu? (tất nhiên ma trận C sẽ được xác định phụ thuộc vào ma trận độ cứng mà biến đổi theo thời gian...) Như vậy trong trường hợp phân tích động cho kết cấu chịu tải trọng sóng động đất thì nếu ta chia thành khoảng 5000 khoảng thời gian thì ta cũng sẽ có khoảng 5000 bộ các giá trị riêng tương ứng? Nếu các giá trị "tần số dao động riêng ở từng trạng thái" đó được sử dụng thì hệ số damping ratio tương ứng được lấy như thế nào?

      Nguyên văn bởi phu_ho
      Bác làm thế này tức là bác đã coi kết cấu của bác là tuyến tình rồi bác Thuật à

      Còn ví dụ bây giờ bác phải tình một cái dầm làm việc trong trang thái dẻo chẳng hạn, thì theo bác nếu không dùng tích phân trực tiếp như em "tưởng tượng" ra thì bác định dùng phương pháp nào ạ ? (tất nhiên thiếu gì phương pháp phải không ạ, nhưng mà em cho rằng cái lũ này lại còn lằng nhằng hơn
      Phu ho suy luận như vậy cũng ok thôi!! vì thực tế damping của từng cấu kiện kết cấu sẽ thay đổi trong quá trình chịu tài trọng như tôi đã đề cập ở trên (Chẳng hạn đối với kết cấu BTCT ở trạng thái nứt thì damping ratio vào khoảng 0.03 nhưng ở trạng thái chuẩn bị chảy dẻo thì vào khoảng 0.1). Nhưng việc xác định chính xác giá trị damping này trong từng giai đoạn làm việc của kết cấu (đặc biệt trong giai đoạn kết cấu bị chảy dẻo) và sử dụng nó tương ứng với các giá trị "dao động riêng ở từng trạng thái" như thế nào trong tính toán là khá phức tạp??? (về vấn đề xác định này anh em đang đợi bài từ bác HNTuạnP!) Nên hiện nay trong thực hành tính toán để đơn giản hoá thì cách tính đó được áp dụng cho cả kết cấu tuyến tính và phi tuyến: tức là hệ số damping thường được lấy không đổi cho toàn hệ và trong các giai đoạn làm việc! Như vậy phần năng lượng hấp thụ còn lại đối với kết cấu chảy dẻo sẽ được giả thiết bao gồm ở trong mô hình hysteresis của từng cấu kiện! Trong phân tích cầu treo hệ số damping cũng thường được lấy bằng 0.03 cho toàn bộ hệ kết cấu, bao gồm cả cáp (bác nào đã từng làm rồi thì confirm lại cái hệ số này hộ nhé). Không biết là tôi đã trả lời được chưa
      E-mail: dinh@eri.u-tokyo.ac.jp or thuatvandinh@yahoo.com

      Ghi chú


      • #33
        Nguyên văn bởi HNTuanJP
        to Thuatdv: Ông Thuật ơi cám ơn đã đính chính vụ damping ratio. Nhiều cao thủ về động học thế này sao không họp lại viết cuốn structural dynamic cho ra hồn bằng tiếng Việt để anh em ở nhà biết với. Cái vụ damping vừa hỏi thằng chịu trách nhiệm rồi nó hữa sẽ cho biết cả phương pháp lẫn số liệu.
        Có lẽ mọi người cũng chỉ bàn loạn sơ sơ cho "rôm rả" nhà cửa thôi vì đều thuộc lĩnh vực structural engineering mà Mà các bác có biết ở VN mình đã có những cuốn sách nào về vấn đề structural dynamics chưa? Tôi còn nhớ cách đây khoảng hơn chục năm có đọc qua cuốn động lực học công trình của thầy Trình và một số tác giả khác, nhưng thấy khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành hiện nay có lẽ còn khá xa! Không biết bây giờ đã có thêm những cuốn nào khác nữa? Chuyên ngành nghiên cứu của tôi cũng liên quan tới vấn đề này (nhưng đi sâu về nhà cửa) nên nếu có bác nào mà có cùng lĩnh vực rộng mà hợp tác được với nhau thì tốt quá, tôi luôn luôn sẵn sàng, các bác có thể liên hệ với tôi qua địa chỉ E-mail: dinh@eri.u-tokyo.ac.jp hay thuatvandinh@yahoo.com!!!
        Last edited by Thuatdv; 13-12-2004, 01:03 PM.
        E-mail: dinh@eri.u-tokyo.ac.jp or thuatvandinh@yahoo.com

        Ghi chú


        • #34
          Bác Thuật ơi, cái em viết đấy chỉ là ví dụ minh họa cho việc tần số dao động riêng được xác định lại ở từng thời điểm như thế nào thôi. Còn về mặt vật lý thì đối với một kết cấu phi tuyến, thì tần số dao động riêng tất nhiên nó thay đổi, còn xác định nó để làm gì thì cũng hệt như trong trường hợp tuyến tính thôi, ví dụ như khi bác muốn xem xem khi nào có cộng hưởng chẳng hạn, etc.
          Does engineering need science?

          Ghi chú


          • #35
            Về vấn đề tính toán dao động cho hệ phi tuyến (hình học và vật liệu) thì hiện nay nói chung cũng đã có nhiều phương pháp được đề xuất? nhưng có lẽ vẫn còn nhiều cái cần phải nghiên cứu thêm....
            Hôm nọ qua thư của thầy Ngữ mới biết Phu ho đang ở Switzerland và cũng làm về động đất nhưng cho nền đất? Thỉnh thoảng có tin gì hay hay ở bên đó thì cho anh em biết với nhé, chứ làm gì mà "ẩn mình" kinh quá!!! Mà cái nickname Phu ho có nghĩa là "Phù hộ" à? nói thật khi viết tên đó tôi cứ nghĩ như vậy không biết có đúng không
            E-mail: dinh@eri.u-tokyo.ac.jp or thuatvandinh@yahoo.com

            Ghi chú


            • #36
              To Thuatdv: Em cũng quan tâm đến sách vở về structural engineering mấy năm nay nhưng về dynamic thì chưa thấy cuốn nào cơ bản cả. Mấy năm học đại học chả được các thầy nói cho tí nào về dynamic, thành ra tuy là đứa cũng gọi là chăm ngoan ở ĐH mà nghe các bác thảo luận em chả hiểu mô tê gì .
              Vì gần đây ở mình mới có nhà cao tầng, có công trình biển lớn, cầu lớn nên ta mới quan tâm nhiều đến động lực học công trình. Thành thử ngay trong các trường ĐH các thầy cũng chỉ mới tiếp cận bước đầu (trong nghành cầu của em thì đúng là em chưa thấy chuyên gia nào cả). Thế hệ U35 xuất thân từ ĐHXD, em biết có nhiều người nghiên cứu về dynamic, cũng có người là GV nhưng phải chăng chưa đến lúc các bác ấy gây được ảnh hưởng. Đàn em vẫn bơ vơ không nơi nương tựa. Riêng ở đây em đã thấy có 2 TS (Thuatdv và Phu_ho) và bác HNTuanJP (em đoán là NCS). Em nghĩ các bác thử phân công nhau viết một cuốn fundamental về dynamic analysis xem. Việc đó thực sự có ý nghĩa với SV trong nước đấy. Em xin góp sức phần xuất bản (nếu các bác có ý định) và phổ biến cho SV.
              GMA
              Last edited by GMA; 17-12-2004, 07:41 PM.

              Ghi chú


              • #37
                Nickname

                to Thuatdv: Ông Thuật ơi cái nick đó mà gọi là "Phù hộ" không xây dựng tý nào cả. Tôi đoán phải là "Phụ hồ" mới xây dựng chứ. Có phải không chủ nickname ơi.

                Về chuyện viết một cuốn structural dynamic bằng tiếng Việt tôi sẵn sàng anh em cứ ra nghị quyết.
                to GMA : Nếu có "cảm tình" với dynamic thì đây là một số cuốn hay bạn nên xem
                1. Clough,Penzien : Dynamics of Structures
                2. Chopra : Dynamics of Structures: Theory and Applications to Earthquake Engineering
                3. Mario Paz :Structural Dynamics: Theory and Computation

                Have a good day
                HNTuanJP
                3 fundametal questions of mankind:
                Where we are from? Why we exist? What is our ultimate aim?

                Ghi chú


                • #38
                  Nguyên văn bởi GMA
                  To Thuatdv: Em cũng quan tâm đến sách vở về structural engineering mấy năm nay nhưng về dynamic thì chưa thấy cuốn nào cơ bản cả. Mấy năm học đại học chả được các thầy nói cho tí nào về dynamic, thành ra tuy là đứa cũng gọi là chăm ngoan ở ĐH mà nghe các bác thảo luận em chả hiểu mô tê gì .
                  Tôi nghĩ ở mình cũng có nhiều thầy "lão thành" nghiên cứu về vấn đề này rồi, nhưng có lẽ các thầy chỉ quan tâm đến những vấn đề advanced thôi, gồm toàn những công thức giun rế!!! chứ còn mấy thứ anh bàn loạn ở trên thì trên thế giới người ta đã "bịa" ra cách đây hàng nửa thế kỷ rồi

                  Nguyên văn bởi GMA
                  Vì gần đây ở mình mới có nhà cao tầng, có công trình biển lớn, cầu lớn nên ta mới quan tâm nhiều đến động lực học công trình. Thành thử ngay trong các trường ĐH các thầy cũng chỉ mới tiếp cận bước đầu (trong nghành cầu của em thì đúng là em chưa thấy chuyên gia nào cả). Thế hệ U35 xuất thân từ ĐHXD, em biết có nhiều người nghiên cứu về dynamic, cũng có người là GV nhưng phải chăng chưa đến lúc các bác ấy gây được ảnh hưởng. Đàn em vẫn bơ vơ không nơi nương tựa....
                  GMA-Đầu Khắc Cường
                  Em nói như thế này các thầy mà nghe thấy sẽ tự ái đấy!!!
                  Có lẽ các thầy còn phải bận tâm đến những việc khác "thiết thực" hơn nhiều, vì nhu cầu nghiên cứu về dynamics cho những kết cấu phi tuyến, đặc biệt là xét đến chảy dẻo của vật liệu không phải là vấn đề "cấp bách" lắm ở ta!!! Ở ta thì động đất rất ít và nhỏ, có lẽ đến thế hệ con cháu chúng ta cũng chưa chắc đã phải "gánh chịu" huống hồ là thế hệ của các thầy hiện nay!!!
                  Còn về chuyện viết sách báo thì nếu tôi có biết cái gì, hay nghĩ ra cái gì thì cũng cố gắng "phục vụ" cho mọi người thôi, và chắc chắn là sẽ nhớ đến GMA để giúp phần xuất bản và phổ biến sách

                  Nguyên văn bởi HNTuanJP
                  to Thuatdv: Ông Thuật ơi cái nick đó mà gọi là "Phù hộ" không xây dựng tý nào cả. Tôi đoán phải là "Phụ hồ" mới xây dựng chứ. Có phải không chủ nickname ơi.
                  Tên bác Tuấn đoán nghe có lý ra phết, nói thật là em đọc cũng phải phì cười Nhưng khả năng là tên "Phù hộ" cũng có bởi vì nhìn chung dân xd mình cũng hay mê tín cầu khấn "phù hộ độ trì" để chúng quả nhớn mà!!! Không biết Phu ho biến đi đâu mất rồi nhỉ????
                  E-mail: dinh@eri.u-tokyo.ac.jp or thuatvandinh@yahoo.com

                  Ghi chú


                  • #39
                    Vầng đúng là phụ hồ chứ không phải là phù hộ gì đâu bác Thuật ạ

                    Về việc viết sách thì báo cáo chú GMA là cũng hay nhưng không dễ lắm đâu nhất là những thứ fundamental như chú nói. Bình thường những quyển sách fundamental là thành quả của một quá trình giảng dạy và nghiên cứu dài của người viết (đầu tiên người ta viết giáo trình, rồi trong quá trình dạy học người ta chỉnh sửa dần dần). Anh em làm PhD xong vài năm mà viết được sách fundamental hay thì hơi khó (chép thì được ).

                    Trong lúc chờ đợi thì chú đọc mấy cái quyến của của bác HNtuanJP ghi kia kìa. Đọc xong là cũng ổn phết rồi đây Mà như anh biết thì ở VN cũng có nhiều thày làm dynamics (không đến nỗi ở "mức tiếp cận ban đầu" như chú nói đâu), vậy mà bây giờ vẫn chưa có ngoài quyển của thày Trình et al vẫn chưa có quyển nào viết về vấn đề này à ?
                    Does engineering need science?

                    Ghi chú


                    • #40
                      Về vấn đề động lực học, theo vnp thì bên công trình biển mạnh hơn xây dựng dân dụng nhiều, tuy ít thấy họ đề cập đến tải động đất mà thường nghiên cứu về sóng và gió. GMA nếu quan tâm có thể tìm thêm theo hướng này. Nếu vnp nhớ không nhầm thì thầy Hùng bên Viện CTB, DHXD có xuất bản một cuốn về động lực học công trình biển năm 1998.

                      Một số trung tâm nghiên cứu động đất và động lực học công trình biển đã tập trung vào active control system. Hôm nọ mình có gặp một postdoc của Kyoto Uni. thấy họ đang làm về mảng này cho cong trình XDDD, anh ấy cũng nói là về gió thì còn tàm tạm chứ về động đất thì còn nhiều khó khăn lắm, không biết bên Tokyo thế nào? Còn nghiên cứu về active control của công trình biển thì cả Nhật và Na Uy đều rất mạnh vói một số công ty thương mại do các GS của trường đại học lãnh đạo. Các bạn thích nghiên cứu về động học có thể tìm hiểu hot topics về Very Large Floating Structures, họ mới làm nhiều thí nghiệm về control đối với công trình nổi chịu tải trọng động khá lí thú. Vài dòng thông tin để chia sẻ với các bạn.

                      Ghi chú


                      • #41
                        Lâu lắm không nhìn thấy những thứ công trình biển nhớ quá nên hỏi thăm tý bạn bạn vnp: thế Very Large Floating Structures hiện vẫn đang là hot topic cơ à ? active control trong VLFS họ làm thế nào vậy ?

                        Về động đất trong CTB ít được quan tâm hơn theo tôi cũng hợp lý thôi, vì đời sông CTB chỉ khoảng 10,20 năm nên xác suất bị đông đất to cũng ít hơn, với lại mấy chỗ biển sâu sâu không có nhiều động đất lắm thì phải.
                        Does engineering need science?

                        Ghi chú


                        • #42
                          Midas/Civil day ne. Dung pm nay thi tinh la OK nhut

                          Cac ban noi nhieu den cau day vang quạ Minh chi quen lam may cai "co lai hi" kiem chut chao ve nha nuoi gia dinh thoi. Con neu can thiet ve cau day vang, cac ban nen vao trang http://www.scanscot.com
                          o do co nhieu thu lạm Con neu can thi minh cung cap cho Midas/Civil V6.3.3 chuyen lam cau day vang do. Hoi chi tinh bang tay chi hco mẹt va lai no cung duoc hiep hoi cau cua My chung nhan la OK so 1 do.
                          Thanks!

                          Ghi chú


                          • #43
                            Nguyên văn bởi phu_ho
                            Lâu lắm không nhìn thấy những thứ công trình biển nhớ quá nên hỏi thăm tý bạn bạn vnp: thế Very Large Floating Structures hiện vẫn đang là hot topic cơ à ? active control trong VLFS họ làm thế nào vậy ?
                            He he, bạn phu ho hỏi sát sườn ha, quả tình là cái thí nghiệm mô hình lớn thì đã qua được vài năm rồi nhưng các đề tài phân nhánh khá nhiều (theo giới hạn mình biết).
                            Còn cụ tỉ active control họ làm thế nào thì mình không biết vì mình không làm về offshore. Có điều thấy cậu bạn đang làm về mảng này với Prof. Jorensen, Nortek, cho xem mấy cái video thấy cũng hay hay nên góp chuyện với các bạn cho vui.

                            Ghi chú


                            • #44
                              Cám ơn các sư phụ đã có ý hướng đạo cho em. Các bác dạy em nhá. Vấn đề đầu tiên cho em hỏi là:
                              1. Model là gì? "Chồng" model là như thế nào?
                              2. Nonlinear static pushover analysis là gì thế ạ?
                              3. Những khác biệt về dynamic analysis trong địa kỹ thuật và trong kết cấu là gì?
                              Hay nói chung các bác cho em một bài cơ bản về Dynamic nhá.

                              To HNTuanJP và Thuatdv: Các anh cho em hỏi phát âm từ "móng sâu" (giếng chìm, cọc) trong tiếng Nhật là gì thế ạ?. Cái gì gọi là "công nghệ mới" trong thi công móng giếng chìm cầu Bãi Cháy?. Em hỏi thế vì gần đây em được biết nhiều điều bất hợp lý trong TK của cầu BC (tháp, móng, thi công KC nhip,...). Anh Thuật kể một chút về cái TN hầm gió cầu BC được không ạ?

                              Em cám ơn. GMA

                              Ghi chú


                              • #45
                                Nguyên văn bởi GMA
                                Cám ơn các sư phụ đã có ý hướng đạo cho em. Các bác dạy em nhá. Vấn đề đầu tiên cho em hỏi là:
                                1. Model là gì? "Chồng" model là như thế nào?
                                Chắc GMA định hỏi đến modal và modal superposition (chồng "mốt") phải không ?

                                2. Nonlinear static pushover analysis là gì thế ạ?
                                Chịu

                                3. Những khác biệt về dynamic analysis trong địa kỹ thuật và trong kết cấu là gì?
                                Hay nói chung các bác cho em một bài cơ bản về Dynamic nhá.

                                Em cám ơn. GMA
                                Qua thực tôi không thấy nhiều khác biệt lắm. Có chăng là trong các bài toán kết cấu (structural dynamics) người ta thường qui hệ thống về hệ rời rạc (discrete system) còn trong các vấn đề về địa kỹ thuật thì ta có hệ liên tục. Cũng giống như trong trường hợp static thôi.
                                Does engineering need science?

                                Ghi chú

                                casino siteleri bahis siteleri
                                erotik film izle Rus escort gaziantep rus escort
                                deneme bonusu veren siteler deneme bonusu deneme bonusu veren siteler
                                bahis siteleri
                                bahisnow giri? casinoslot sultanbet giri? grandpashabet giri?
                                hd sex video
                                Mobilbahis
                                antalya escort bayan
                                gaziantep escort
                                betpas gncel link
                                gaziantep escort
                                bonus veren siteler
                                pinbahis pinbahis dizitune.com
                                bostanci escort pendik escort
                                ?stanbul Escort
                                Car Fuck XXX ????? ???????? ?????? ? ???? ????? sexo gay gratis xxxx
                                betbonusking.com deneme bonusu
                                deneme bonusu veren siteler deneme bonusu veren siteler bonus veren siteler
                                gvenilir casino siteleri
                                Kacak iddaa Siteleri
                                mraniye escort sancaktepe escort
                                quixproc.com
                                Working...
                                X