QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Móng chân vịt - những vấn đề thắc mắc

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Móng chân vịt - những vấn đề thắc mắc


    Chào các bác, em có vấn đề sau mong các bác giúp đỡ. Em có tham khảo một số tài liệu về nền móng công trình, đem so sánh với thực tế thì thấy khác nhau. Cụ thể, theo các tài liệu : móng chân vịt (một dạng móng lệch tâm) được thiết kế dạng chữ nhật, với cạnh dài nằm theo phương chịu lực chính. Nhưng theo thực tế, ví dụ : 1 ngôi nhà có kích thước 5m x 16m, chịu lực chính theo phương cạnh ngắn 5m, giả sử móng đơn chân vịt có kích thước là 1.2m x 1.6m thì sẽ được bố trí cạnh ngắn 1.2m theo phương cạnh ngắn ngôi nhà 5m, còn cạnh dài 1.6m thì lại theo phương 16m.
    Vậy theo các bác thì điều nào đúng? Khi đó giằng móng sẽ được bố trí ngay trên mặt móng hay là ngay dưới chân tường (cao trình -0.05m)? Xin các bác chỉ giáo. Chân thành cảm ơn.

  • #2
    Ðề: Móng chân vịt - những vấn đề thắc mắc

    Nguyên văn bởi h_engineer
    ví dụ : 1 ngôi nhà có kích thước 5m x 16m, chịu lực chính theo phương cạnh ngắn 5m, giả sử móng đơn chân vịt có kích thước là 1.2m x 1.6m thì sẽ được bố trí cạnh ngắn 1.2m theo phương cạnh ngắn ngôi nhà 5m, còn cạnh dài 1.6m thì lại theo phương 16m
    Việc cạnh dài hợac cạnh ngắn móng xoay theo phương nào Bác tự tìm hiểu lấy nhưng có 1 tác giả ví von rằng móng nhà đặt theo kiểu chân vịt hay kiểu chân người. Và kết luận rằng theo kiểu chân vịt là đúng.
    Về móng chân vịt có những quan niệm vui sau: Từ khi học ở nhà trường thì vẽ và tình toắn móng chân vịt như móng lệch tâm và ra thực tế ở khu vực Miền Trung mọi người đều làm như vậy cho các công trình lớn, thế là Vào Nam làm việc thiết kế và vẽ đúng như vậy thì bị Bác vì thiếu cái CỘT CHỐNG LẬTcho móng (Chỉ là cột dừng dưới đáy đà kiềng) và sau khi tìm hiểu thì hầu hết các hồ sơ trong Nam đều có cái cột này.Nếu ngồi nghĩ kỹ lại cũng có cái hợp lý cũng có cái vô lý.Nhưng sau này quen thành ra chuyển sang hẳn có cái cột chống lật để cho đỡ rắc rối , thế là phải vẽ thêm chi tiết cái cổ cột đó và 1 cài đà giằng móng nữa................ (Xem hình vẽ)
    Thế Bác nào có ý kiến quan niệm về cái cột chống lật này khổng?
    Attached Files
    Last edited by co1972nguyen; 26-03-2007, 01:54 PM.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Móng chân vịt - những vấn đề thắc mắc

      Hình như trong SG đa số thiết kế giằng móng ( đà kiềng???) nằm sát với cốt 0.00??!!! Với móng chân vịt, nếu để giằng móng lên trên thì cột chưa chắc chịu nổi cái mômen lệch tâm do cột gây ra tại nút cột-giằng móng. Do đó, sinh ra cột chống lật như hình vẽ (nếu giằng nằm dưới thì chả cần). Tính móng chân vịt cần chú ý mômen này tính cho giằng chịu cái cột đó chỉ là phụ nếu giằng yếu quá thì vẫn died!!, cách tính thì tùy mọi người miễn sao tính theo cách cho kết quả tin cậy là được.
      KSKC->hung huc...hung huc...

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Móng chân vịt - những vấn đề thắc mắc

        Vậy nhờ co1972nguyen gửi dùm cho file bản vẽ để em nghiên cứu. Cảm ơn bác nhiều. Cột chống lật bố trí giữa móng chứ không phải ở cánh móng sao? Thép móng theo phương cạnh ngắn vẫn là thép chịu lực phải không (đặt dưới) các bác?

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Móng chân vịt - những vấn đề thắc mắc

          Nguyên văn bởi h_engineer
          Vậy nhờ co1972nguyen gửi dùm cho file bản vẽ để em nghiên cứu. Cảm ơn bác nhiều. Cột chống lật bố trí giữa móng chứ không phải ở cánh móng sao? Thép móng theo phương cạnh ngắn vẫn là thép chịu lực phải không (đặt dưới) các bác?
          Đúng vậy, Cột chống lật bố trí ở cánh móng còn cái bản vẽ này là cho trường hợp cụ thể (tôi lấy các CT cũ ra ráp vào minh họa có thể không khớp?) còn cấu tạo và đặt thép như móng bình thường. Thật sự trong 1CT dạng móng này xuất hiện rất ít chì vài cấu kiện (giáp ranh nhà xung quanh) để tôi tìm lại có bản vẽ đấy đủ MB, CT móng gửi cho Bác.
          Thế Bác có bị bắt làm cái cột chống lật này không? Theo tôi cái cột chống lật và đà móng này chỉ là cấu tạo nếu tính toắn đấy đủ theo sách vở thì thép rất to nhìn thấy rất vô lý............
          Attached Files
          Last edited by co1972nguyen; 28-03-2007, 09:33 AM.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Móng chân vịt - những vấn đề thắc mắc

            Bac ơi, tôi thấy nếy công trình của bác chịu Mômen lớn thì người ta sẽ phải bố trí 2 giằng móng, một cái ở cùng cao trình với dài móng và một cái ở bên trên mặt đất, giữa 2 cái này là tường gạch xây chen
            Dầm móng phía dưới thường là lớn hơn,
            Dầm móng phía trên nhỏ hơn, thường kết hợp làm lớp cắt thấm cho tường (vì thế nó phải cao hơn mặt đất), vừa là dầm để dỡ tường.
            2 dầm móng như vậy sẽ có mô men kháng uốn cao hơn 1 dầm có S tiết diện bằng tổng 2 tiết diện kia.
            Nếu công trình có tải nhỏ thì chỉ cần1 giằng là đủ

            Còn về mặt kết cấu thì bố trí cạnh dài míng theo phương ngắn của nhà là có lợi nhất nhưng cũng phải tùy thuộc cả vào kết cấu bể nước ,bể phốt phía dưới nữa

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Móng chân vịt - những vấn đề thắc mắc

              Nguyên văn bởi co1972nguyen
              thực tế ở khu vực Miền Trung mọi người đều làm như vậy cho các công trình lớn, thế là Vào Nam làm việc thiết kế và vẽ đúng như vậy thì bị Bác vì thiếu cái CỘT CHỐNG LẬTcho móng (Chỉ là cột dừng dưới đáy đà kiềng) và sau khi tìm hiểu thì hầu hết các hồ sơ trong Nam đều có cái cột này.Nếu ngồi nghĩ kỹ lại cũng có cái hợp lý cũng có cái vô lý.Nhưng sau này quen thành ra chuyển sang hẳn có cái cột chống lật để cho đỡ rắc rối , thế là phải vẽ thêm chi tiết cái cổ cột đó và 1 cài đà giằng móng nữa................ (Xem hình vẽ)
              Thế Bác nào có ý kiến quan niệm về cái cột chống lật này khổng?
              Việc có cột chống lật hay không còn tùy thuộc vào cách bố trí thép, Nếu neo thép móng vào sàn và dầm thì không cần đến giằng móng và cột chống lật. Xem sơ đồ

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Móng chân vịt - những vấn đề thắc mắc

                Van đề của các bác nói mình đã hỏi thầy Lê Anh Hoàng roi.Nó đúng là vấn đề em cũng đang rất quan tâm và chỉ làm trên SAP thôi chứ trên thực tế cũng ko biet nó làm việc ra sao nhưng các công trình mình và sếp mình thiết kế (dĩ nhiên là nhà dân dụng thôi) đều ko có sự cố gì.Và thầy Hoàng nói nó ko có sự cố ko có nghĩa là mình đúng mà là do mình tính an toàn quá nên chưa có sự cố đó thôi.Và phương án đề xuất của thầy là dùng giằng móng(liên kết móng chân vịt với móng kế bên phía trong gần nó).Còn phương pháp dùng cột chống lệch tâm thì do mình ko biết giá trị lực cắt tại vị trí giao nhau giữa cột và đà kiềng là bao nhiêu nên thầy bảo đó là điểm bất hợp lý.Anh em nào muốn hiểu rõ vấn đề hơn thì mua quyển NỀN Móng của thầy LÊ ANH HOàng trong đó có nhiều cái hay lắm nhất là hệ số nền dùng nó mình nhập vào SAP tính móng luôn.

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Móng chân vịt - những vấn đề thắc mắc

                  Dùng cột để chống lật cũng là 1 phương pháp tốt Nhưng phải lập sơ đồ tính toán để tìm nội lực tại nút giao của dầm móng với cột chống lật. Thực tế thì mặt dù tính toán theo các điều kiện kiểm tra không thoả nhưng cho tới nay vẫn chưa thấy xảy ra sự cố gì.
                  Last edited by phuthanhtamxd98; 20-08-2007, 10:48 AM.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Móng chân vịt - những vấn đề thắc mắc

                    Chào Các Bác ,mình là thành viên mới bàn về móng chân vịt cũng có 1 số thắc mắc sau có su huynh giải thích dùm nhé:
                    Móng chân vịt có sử dụng đà giằng thì tại vị trí mép đà giằng với mép móng giải ra chỉ xuất hiện momnet âm mà o thấy moment dương,vậy thép chịu lực là thép bên trên hay bên dưới vậy,vì nếu cắt riêng móng đó tính ngàm tại chân côt thì lại là moment dương.Có ai giải thích dùm mình nhé.
                    HuyBao: 0908190674 - Lytrunghoakss@yahoo.com

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Móng chân vịt - những vấn đề thắc mắc

                      Nguyên văn bởi nguyency
                      Theo mình nghĩ nếu gọi đúng tên thì đây là cột chống uốn. Hay còn gọi là cột chống mô men kháng đài móng, có phải không các bác
                      theo tớ thì cái cột này có tác dụng làm lực phân bố dưới đáy móng đều hơn---tăng ổn định nền. Còn chống làm gẫy cổ cột. Còn cốt thép các bác tự suy luận
                      "Imagination is more important than knowledge" ALBERT EINSTEIN

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Móng chân vịt - những vấn đề thắc mắc

                        Mình nghĩ móng chân vịt Có cái cột chống lật truyền lên dầm móng tại cốt +0.00 chẳng qua là giải pháp kết cấu chống lật tiện thi công hơn so với dầm chống lật đặt ở đáy móng. Sắt bố trí trong đó dự trên cơ sở tính toán nội lực để tính ( để kỹ hơn ta dùng pp dầm trên nền đàn hồi để phân tích lực). Tuy nhiên, mình thấy một số "chân vịt" của các công trình do các đại gia Kc thiết kế không có dầm chống lật gì cả mà vẫn không sao. Liệu có cái gì ẩn bên trong vấn đề này mà chúng ta chưa tìm thấy????

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Móng chân vịt - những vấn đề thắc mắc

                          Theo mình học thì móng chân vịt chịu lực tốt hơn móng chân người. nhưng nếu đối với nhà lô phố thì dùng móng chân người sẽ hợp lý cho việc bố trí bể tự hoại, giếng rút trong nhà.
                          Ngoài phương án xử lý cột chống uốn mình còn có thể xử lý bằng cách bố trí cấu tạo thêm 02 thanh (hay 03 thanh tùy theo nội lực tửng móng) từ cánh móng nghiêng 01 góc 45 độ vào cổ móng. Mục đích để tăng độ cứng của đế móng và thỏa điều kiện chống lật của móng.
                          Xin chào và hẹn gặp lại bang.

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Móng chân vịt - những vấn đề thắc mắc

                            Sao không làm móng băng nhỉ.Nếu lệch tâm lớn,mômen lớn thì làm móng băng đi.

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Móng chân vịt - những vấn đề thắc mắc

                              Đây cũng là vấn đề mình đang thắc mắc đây; Mặc dù đã thiết kế một vài công trình kiểu này (đến nay vân... chưa sập !) nhưng thấy hơi hồi hộp và... xấu hổ;
                              Một số vấn đề mình còn thắc mắc, nhờ các bác giúp đỡ:
                              - Xác định biểu đồ ứng suất của đất dưới đáy móng, liên quan đến khả năng chịu tải của nền; Nếu tính theo mô hình "móng mềm" thì xác định độ cứng của móng như thế nào? (có kể đến độ cứng của cổ móng); Theo mình biết, ứng suất dưới đáy móng không đổi dấu vì tính chất "dẽo" của đất, nếu nền là đá thì không có hiện tượng này;
                              - Ảnh hưởng của mô-men lệch tâm lên cột (hoặc cổ móng nếu giằng móng đủ cứng) do phản lực lệch tâm của móng gây ra;
                              Nếu dùng các biện pháp để ứng suất dưới đáy móng phân bố tương đối đều thì vấn đề nó trở nên tương đối đơn giản nhưng hơi tiếc hầu bao (nếu là nhà của mình !)
                              Vì tinh thần của của diễn đàn, nếu có điều kiện các bác có am hiểu rộng, sâu vấn đề này có thể giúp anh em mình với, cám ơn nhiều lắm ! Mục đích là giúp anh em trên diễn đàn hiểu sâu một tí về "lý thuyết cơ học nền móng và kết cấu công trình";

                              Ghi chú

                              Working...
                              X