@madini
Ở thiết kế của Zamil,Peb,Bmb đều có thêm một đặt điểm nữa là CHỈ DÙNG 1 THANH V để chống, một số vị trí bản BỤNG quá cao thì bố trí 2 thanh V. Khoảng lớn của bản bụng bao nhiêu để bố trí 2 thanh giằng này thì đều chưa có qui định cụ thể ở một tiêu chuẩn nào cả, mà tùy thuộc vào quan điềm và kinh nghiệm của KS Thiết Kế kết hợp với kinh nghiệm thi công của từng công ty.
Trong thép tiền chế (chú ý, không gọi là theo "kiểu Zamil" vì không đúng) hay có cụm từ "practical design" để giải thích cho những trường hợp này
Thiencivil82
Quy định về bracing cho cột, dầm được đề cập trong AISC-1999, Chapter C. Họ làm theo Tiêu chuẩn và có cơ sở chứ không đơn giản là theo kinh nghiệm và quan điểm thiết kế.
Còn từ "practical design" là muốn nói đến tính tiết kiệm trong thực tế của các thiết kế đối với quá trình mua sắm, chế tạo và thi công. Điều này là yêu cầu bắt buộc với các nhà thầu EPC.
Mình cũng đọc khá nhiều sách tiêu chuẩn Mỹ khá nhiều.Từ MBMA/ IBC/AISC/ASCE... cho đến AISC modul chuyên đề "Code of Standard practise for Steel building and Bridges"
nhưng thật sự vẫn tìm không ra qui định về ĐỘ CAO DẦM BỤNG CỦA KÈO là bao nhiêu để qui định khi nào thì sử dụng 2 thanh V giằng cánh dưới, Khi nào chỉ cần sử dụng 1 giằng V . Và mình cũng hỏi nhiều tay thiết kế ở nhũng cty thép tiền chế, bạn bè bên tư vấn mà cũng k tìm được câu trả lời.(nếu dùng tất cả 2 thanh V để giằng, ở vị trí tất cả các xà gồ thì không có đáng nói, nhưng dùng 1 thanh và cho chỉ cho một số vị trí nhất định=> Tiết kiệm chi phí).
Theo bạn thì có tiêu chuẩn này ở AISC. Bạn chuyên về AISC, bạn post trích dẫn tiêu chuẩn này cho Anh Em trên diễn đàn KC tham khảo nhé
Note: Chapter C của AISC có đề mục là "STABILITY ANALYSIS AND DESIGN' : phần 3a,3b,3c cũng không thấy qui định này
Cám ơn chia sẻ của bạn
Chúc sức khỏe,
Thân
Bạn định tìm qui định trực tiếp về độ cao dầm bụng ư? . Nếu AISC mà qui định trực tiếp như thế thì nó không còn tiêu chuẩn mang tính quốc tế nữa.
AISC qui định các công thức tính toán thôi, để các kỹ sư áp dụng cho các loại tiết diện, các loại thép khác nhau, ở phạm vi trong và ngoài nước Mỹ.
Trong AISC-RLFD-1999, các công thức C3.1-C3.14 (trang 19-23) có qui định về độ bền và độ cứng của cho Lateral bracing, Torsional bracing cho cột, dầm và cả purlins/ girts. Từ các công thức này, từ vật liệu mà nhà thầu dùng, section mà họ lựa chọn sẽ tính toán được tiết diện và số lượng bracing cần thiết cho dầm cột có độ bền tương ứng.
Để không phải mất công tính tiết diện và số lượng của thanh giằng cho từng tiết diện, các công đã tự đề ra convention cho riêng mình.
Đấy là logic của việc bố trí giằng ngang và giằng chống xoắn, Tôi không còn bản mềm của AISC-1999 nên không post lên đây, nhưng bạn có thể search trên mạng.
Note: Nếu bạn chạy chương trình nhiều rồi thì cũng dễ dàng nhận thấy có những tiết diện cho thêm giằng vào thì cũng vẫn ra hệ số an toàn như khi chưa có giằng, nên việc bố trí 1, 2 hoặc không có giằng V sẽ phải phụ thuộc vào bài toán cụ thể.
xin chào cả nhà. đệ đang chuẩn bị làm ct nhà thép tiền chế cho nhận.đệ đang tiềm xưởng gia công thép sư huynh nào có tư vần giúp đệ với. giá gia công 1kg sắt là bao nhiêu?nếu có cho đệ xin sdt nha.cám ơn các sư huynh rất nhiều.chúc cả nhà vui. a đệ ở sài gòn.
Ghi chú