Đập tràn ngưỡng răng cưa (labyrinth weir)
kiểu “phím piano” (PK- piano keys).
F. LEMPÉRIÈRE (Pháp)
Tác giả là một trong những chuyên gia hàng đầu về kỹ thuật thuỷ lợi - thuỷ điện của Pháp. Ông đã tham gia thiết kế hơn 20 đập lớn trên thế giới tại các lưu vực sông Rhône (Pháp), Rhin (Đức), Nile (Ai Cập), Zambesi (Nam Phi),…từng là Phó Chủ tịch Uỷ ban Công nghệ của ICOLD (Hội Đập lớn Thế giới). Năm 1989, ông là người có sáng kiến về tràn “cầu chì” và được Giải thưởng của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp năm 1997. Hiện ông đang chủ trì nhóm “Hydrocoop” gồm các chuyên gia quốc tế hàng đầu về công trình thuỷ để nghiên cứu và phổ biến nhứng sáng kiến, tư vấn kỹ thuật trên toàn thế giới với tinh thần không vì lợi nhuận (non profit making organization). Ông F. Lampérière đã nhiều lần sang thăm Việt Nam. Trong lần sang Việt Nam năm 2005, ông đã có các buổi thuyết trình tại Công ty Tư vấn XD Thuỷ lợi 1 (HEC1), Trường Đại học Thuỷ lợi, Viện Khoa học Thuỷ lợi,… về đập tràn ngưỡng “răng cưa” kiểu “phím piano”. Một vài nơi ở Việt Nam ứng dụng loại đập tràn này đã cho hiệu quả cao về kinh tế, kỹ thuật và quản lý.
BBT tóm lược, biên dịch nội dung chính bài thuyết trình đó và xin giới thiệu với bạn đọc.
Ảnh bên: Ông F. Lampérière (ngồi hàng ghế đầu, áo trắng) và Chủ tịch VNCOLD tại Hội thảo « Thuỷ lợi & Năng lượng tái tạo tại châu Á » (Bangkok, 11/2006).
Ngưỡng “răng cưa” ở đập tràn được coi như gồm 2 kiểu:
1. Ngưỡng “răng cưa” kiểu truyền thống (traditional labyrinth weir).
Hình 1. Chú thích: Flow: dòng tràn; inlet: ô đón nước; outlet: ô thoát nước.
Lâu nay, đập tràn có ngwỡng răng cưa theo truyền thống đã được áp dụng thành công tại rất nhiều nơi trên thế giới. Ngưỡng tràn gồm những tường bê tông cốt thép thẳng đứng, tương đối mỏng, được đặt trên sàn phẳng theo dạng răng cưa hình thang (h.1). Tỷ số N=L/W thường bằng 4 (L là chiều dài ngưỡng theo tuyến răng cưa và W là bề rộng khoang tràn) cho lưu lượng xả tràn lớn gấp đôi so với ngưỡng tràn thông thường kiểu Creager (ta quen gọi là kiểu “Ôfixêrốp” theo các sách Nga - BBT). Nhược điểm của kiểu ngưỡng tràn này là muốn tăng lưu lượng tràn thì phải tăng chiều cao tường. và cần diện tích rộng cho sàn phẳng, khó bố trí trên đỉnh đập trọng lực.
2. Ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano” (PK- piano keys). Kiểu ngưỡng tràn này được nghiên cứu và thí nghiệm khoảng 5 năm gần đây. Lần đầu tiên được áp dụng tại đập thuỷ điện ở tây nam nước Pháp. Nhiều đập đang được thiết kế. Giải pháp này có ưu điểm chính: không yêu cầu mặt bằng rộng mà hiệu quả tràn lại cao hơn kiểu truyền thống. Tuỳ điều kiện ở từng nơi, có thể chọn 1 trong 2 loại (h.2):
• Loại A (PKA): máng tràn (thường đối xứng) ở cả 2 phía thượng và hạ lưu.
• Loại B (PKB): máng tràn chỉ ở phía thượng lưu nhưng dài hơn.
Hình 2. Chú thích: Section: mặt cắt; inlet: ô đón nước;
P.K.Weir: đập tràn ngưỡng “phím piano”; type A (B): loại A (B).
Tuy máng cũng được tạo nên bởi những tường bê tông cốt thép nhưng nghiêng mái. Tuyến ngưỡng tràn dạng răng cưa chữ nhật. N = L/W nên được chọn vào khoảng 4÷6. Khi dùng PKA, ô đón nước (inlet cell) có bề rộng lớn hơn ô thoát nước (outlet cell) khoảng 20%. Máng có độ dốc 2:1÷3:2. Dưới đây (h.3) là mặt cắt điển hình PKA với e=(8/11)H, L/W=6.
Hình 3. Chú thích: Cross section in outlet cell: mặt cắt ngang chỗ ô thoát nước;
Plan view: mặt bằng.
Đồ thị (h.4) cho thấy tỷ lưu Q (lưu lượng trên 1m bề rộng khoang tràn) tăng gấp 3 lần so với đập tràn kiểu Creager.
Hình 4.
Đồ thị so sánh khả năng xả của đập tràn kiểu Creager và kiểu PKA với H=4m.
Chú thích: P.K.Weir: đập tràn ngưỡng “phím piano”; Creager Weir: đập tràn kiểu Creager;
Saving in head of water: tiết kiệm đầu nước;
Increase in specific flow: tăng tỷ lưu.
Q của PKA khoảng 4h√H (đơn vị m3/(sec. m)), trong đó h (đầu nước), H(chiều cao lớn nhất của tường) được tính bằng m.
Khi dùng PKB, Q còn lớn hơn 10% nữa và như vậy, sẽ rất hiệu quả nếu thay thế ngưỡng kiểu cổ Creager (h.5).
Hình 5.
Thay thế ngưỡng tràn kiểu Creager bằng ngưỡng tràn kiểu PKA với H=4m.
Chú thích: PKW: đập tràn ngưỡng “phím piano”;
Creager wear: lớp bọc ngưỡng kiểu Creager; Area to be removed: vùng bị loại bỏ;
Before (After) lowering: trước (sau) khi hạ thấp đỉnh đập.
Thí nghiệm thuỷ lực PKW Thi công PKW
Thi công PKW
kiểu “phím piano” (PK- piano keys).
F. LEMPÉRIÈRE (Pháp)
Tác giả là một trong những chuyên gia hàng đầu về kỹ thuật thuỷ lợi - thuỷ điện của Pháp. Ông đã tham gia thiết kế hơn 20 đập lớn trên thế giới tại các lưu vực sông Rhône (Pháp), Rhin (Đức), Nile (Ai Cập), Zambesi (Nam Phi),…từng là Phó Chủ tịch Uỷ ban Công nghệ của ICOLD (Hội Đập lớn Thế giới). Năm 1989, ông là người có sáng kiến về tràn “cầu chì” và được Giải thưởng của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp năm 1997. Hiện ông đang chủ trì nhóm “Hydrocoop” gồm các chuyên gia quốc tế hàng đầu về công trình thuỷ để nghiên cứu và phổ biến nhứng sáng kiến, tư vấn kỹ thuật trên toàn thế giới với tinh thần không vì lợi nhuận (non profit making organization). Ông F. Lampérière đã nhiều lần sang thăm Việt Nam. Trong lần sang Việt Nam năm 2005, ông đã có các buổi thuyết trình tại Công ty Tư vấn XD Thuỷ lợi 1 (HEC1), Trường Đại học Thuỷ lợi, Viện Khoa học Thuỷ lợi,… về đập tràn ngưỡng “răng cưa” kiểu “phím piano”. Một vài nơi ở Việt Nam ứng dụng loại đập tràn này đã cho hiệu quả cao về kinh tế, kỹ thuật và quản lý.
BBT tóm lược, biên dịch nội dung chính bài thuyết trình đó và xin giới thiệu với bạn đọc.
Ảnh bên: Ông F. Lampérière (ngồi hàng ghế đầu, áo trắng) và Chủ tịch VNCOLD tại Hội thảo « Thuỷ lợi & Năng lượng tái tạo tại châu Á » (Bangkok, 11/2006).
Ngưỡng “răng cưa” ở đập tràn được coi như gồm 2 kiểu:
1. Ngưỡng “răng cưa” kiểu truyền thống (traditional labyrinth weir).
Hình 1. Chú thích: Flow: dòng tràn; inlet: ô đón nước; outlet: ô thoát nước.
Lâu nay, đập tràn có ngwỡng răng cưa theo truyền thống đã được áp dụng thành công tại rất nhiều nơi trên thế giới. Ngưỡng tràn gồm những tường bê tông cốt thép thẳng đứng, tương đối mỏng, được đặt trên sàn phẳng theo dạng răng cưa hình thang (h.1). Tỷ số N=L/W thường bằng 4 (L là chiều dài ngưỡng theo tuyến răng cưa và W là bề rộng khoang tràn) cho lưu lượng xả tràn lớn gấp đôi so với ngưỡng tràn thông thường kiểu Creager (ta quen gọi là kiểu “Ôfixêrốp” theo các sách Nga - BBT). Nhược điểm của kiểu ngưỡng tràn này là muốn tăng lưu lượng tràn thì phải tăng chiều cao tường. và cần diện tích rộng cho sàn phẳng, khó bố trí trên đỉnh đập trọng lực.
2. Ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano” (PK- piano keys). Kiểu ngưỡng tràn này được nghiên cứu và thí nghiệm khoảng 5 năm gần đây. Lần đầu tiên được áp dụng tại đập thuỷ điện ở tây nam nước Pháp. Nhiều đập đang được thiết kế. Giải pháp này có ưu điểm chính: không yêu cầu mặt bằng rộng mà hiệu quả tràn lại cao hơn kiểu truyền thống. Tuỳ điều kiện ở từng nơi, có thể chọn 1 trong 2 loại (h.2):
• Loại A (PKA): máng tràn (thường đối xứng) ở cả 2 phía thượng và hạ lưu.
• Loại B (PKB): máng tràn chỉ ở phía thượng lưu nhưng dài hơn.
Hình 2. Chú thích: Section: mặt cắt; inlet: ô đón nước;
P.K.Weir: đập tràn ngưỡng “phím piano”; type A (B): loại A (B).
Tuy máng cũng được tạo nên bởi những tường bê tông cốt thép nhưng nghiêng mái. Tuyến ngưỡng tràn dạng răng cưa chữ nhật. N = L/W nên được chọn vào khoảng 4÷6. Khi dùng PKA, ô đón nước (inlet cell) có bề rộng lớn hơn ô thoát nước (outlet cell) khoảng 20%. Máng có độ dốc 2:1÷3:2. Dưới đây (h.3) là mặt cắt điển hình PKA với e=(8/11)H, L/W=6.
Hình 3. Chú thích: Cross section in outlet cell: mặt cắt ngang chỗ ô thoát nước;
Plan view: mặt bằng.
Đồ thị (h.4) cho thấy tỷ lưu Q (lưu lượng trên 1m bề rộng khoang tràn) tăng gấp 3 lần so với đập tràn kiểu Creager.
Hình 4.
Đồ thị so sánh khả năng xả của đập tràn kiểu Creager và kiểu PKA với H=4m.
Chú thích: P.K.Weir: đập tràn ngưỡng “phím piano”; Creager Weir: đập tràn kiểu Creager;
Saving in head of water: tiết kiệm đầu nước;
Increase in specific flow: tăng tỷ lưu.
Q của PKA khoảng 4h√H (đơn vị m3/(sec. m)), trong đó h (đầu nước), H(chiều cao lớn nhất của tường) được tính bằng m.
Khi dùng PKB, Q còn lớn hơn 10% nữa và như vậy, sẽ rất hiệu quả nếu thay thế ngưỡng kiểu cổ Creager (h.5).
Hình 5.
Thay thế ngưỡng tràn kiểu Creager bằng ngưỡng tràn kiểu PKA với H=4m.
Chú thích: PKW: đập tràn ngưỡng “phím piano”;
Creager wear: lớp bọc ngưỡng kiểu Creager; Area to be removed: vùng bị loại bỏ;
Before (After) lowering: trước (sau) khi hạ thấp đỉnh đập.
Thí nghiệm thuỷ lực PKW Thi công PKW
Thi công PKW
Ghi chú