QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu phím "Piano"

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu phím "Piano"

    Đập tràn ngưỡng răng cưa (labyrinth weir)
    kiểu “phím piano” (PK- piano keys).
    F. LEMPÉRIÈRE (Pháp)
    Tác giả là một trong những chuyên gia hàng đầu về kỹ thuật thuỷ lợi - thuỷ điện của Pháp. Ông đã tham gia thiết kế hơn 20 đập lớn trên thế giới tại các lưu vực sông Rhône (Pháp), Rhin (Đức), Nile (Ai Cập), Zambesi (Nam Phi),…từng là Phó Chủ tịch Uỷ ban Công nghệ của ICOLD (Hội Đập lớn Thế giới). Năm 1989, ông là người có sáng kiến về tràn “cầu chì” và được Giải thưởng của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp năm 1997. Hiện ông đang chủ trì nhóm “Hydrocoop” gồm các chuyên gia quốc tế hàng đầu về công trình thuỷ để nghiên cứu và phổ biến nhứng sáng kiến, tư vấn kỹ thuật trên toàn thế giới với tinh thần không vì lợi nhuận (non profit making organization). Ông F. Lampérière đã nhiều lần sang thăm Việt Nam. Trong lần sang Việt Nam năm 2005, ông đã có các buổi thuyết trình tại Công ty Tư vấn XD Thuỷ lợi 1 (HEC1), Trường Đại học Thuỷ lợi, Viện Khoa học Thuỷ lợi,… về đập tràn ngưỡng “răng cưa” kiểu “phím piano”. Một vài nơi ở Việt Nam ứng dụng loại đập tràn này đã cho hiệu quả cao về kinh tế, kỹ thuật và quản lý.
    BBT tóm lược, biên dịch nội dung chính bài thuyết trình đó và xin giới thiệu với bạn đọc.


    Ảnh bên: Ông F. Lampérière (ngồi hàng ghế đầu, áo trắng) và Chủ tịch VNCOLD tại Hội thảo « Thuỷ lợi & Năng lượng tái tạo tại châu Á » (Bangkok, 11/2006).
    
    Ngưỡng “răng cưa” ở đập tràn được coi như gồm 2 kiểu:
    1. Ngưỡng “răng cưa” kiểu truyền thống (traditional labyrinth weir).

    Hình 1. Chú thích: Flow: dòng tràn; inlet: ô đón nước; outlet: ô thoát nước.

    Lâu nay, đập tràn có ngwỡng răng cưa theo truyền thống đã được áp dụng thành công tại rất nhiều nơi trên thế giới. Ngưỡng tràn gồm những tường bê tông cốt thép thẳng đứng, tương đối mỏng, được đặt trên sàn phẳng theo dạng răng cưa hình thang (h.1). Tỷ số N=L/W thường bằng 4 (L là chiều dài ngưỡng theo tuyến răng cưa và W là bề rộng khoang tràn) cho lưu lượng xả tràn lớn gấp đôi so với ngưỡng tràn thông thường kiểu Creager (ta quen gọi là kiểu “Ôfixêrốp” theo các sách Nga - BBT). Nhược điểm của kiểu ngưỡng tràn này là muốn tăng lưu lượng tràn thì phải tăng chiều cao tường. và cần diện tích rộng cho sàn phẳng, khó bố trí trên đỉnh đập trọng lực.
    2. Ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano” (PK- piano keys). Kiểu ngưỡng tràn này được nghiên cứu và thí nghiệm khoảng 5 năm gần đây. Lần đầu tiên được áp dụng tại đập thuỷ điện ở tây nam nước Pháp. Nhiều đập đang được thiết kế. Giải pháp này có ưu điểm chính: không yêu cầu mặt bằng rộng mà hiệu quả tràn lại cao hơn kiểu truyền thống. Tuỳ điều kiện ở từng nơi, có thể chọn 1 trong 2 loại (h.2):
    • Loại A (PKA): máng tràn (thường đối xứng) ở cả 2 phía thượng và hạ lưu.
    • Loại B (PKB): máng tràn chỉ ở phía thượng lưu nhưng dài hơn.

    Hình 2. Chú thích: Section: mặt cắt; inlet: ô đón nước;
    P.K.Weir: đập tràn ngưỡng “phím piano”; type A (B): loại A (B).

    Tuy máng cũng được tạo nên bởi những tường bê tông cốt thép nhưng nghiêng mái. Tuyến ngưỡng tràn dạng răng cưa chữ nhật. N = L/W nên được chọn vào khoảng 4÷6. Khi dùng PKA, ô đón nước (inlet cell) có bề rộng lớn hơn ô thoát nước (outlet cell) khoảng 20%. Máng có độ dốc 2:1÷3:2. Dưới đây (h.3) là mặt cắt điển hình PKA với e=(8/11)H, L/W=6.

    Hình 3. Chú thích: Cross section in outlet cell: mặt cắt ngang chỗ ô thoát nước;
    Plan view: mặt bằng.

    Đồ thị (h.4) cho thấy tỷ lưu Q (lưu lượng trên 1m bề rộng khoang tràn) tăng gấp 3 lần so với đập tràn kiểu Creager.


    Hình 4.
    Đồ thị so sánh khả năng xả của đập tràn kiểu Creager và kiểu PKA với H=4m.
    Chú thích: P.K.Weir: đập tràn ngưỡng “phím piano”; Creager Weir: đập tràn kiểu Creager;
    Saving in head of water: tiết kiệm đầu nước;
    Increase in specific flow: tăng tỷ lưu.

    Q của PKA khoảng 4h√H (đơn vị m3/(sec. m)), trong đó h (đầu nước), H(chiều cao lớn nhất của tường) được tính bằng m.

    Khi dùng PKB, Q còn lớn hơn 10% nữa và như vậy, sẽ rất hiệu quả nếu thay thế ngưỡng kiểu cổ Creager (h.5).



    Hình 5.
    Thay thế ngưỡng tràn kiểu Creager bằng ngưỡng tràn kiểu PKA với H=4m.
    Chú thích: PKW: đập tràn ngưỡng “phím piano”;
    Creager wear: lớp bọc ngưỡng kiểu Creager; Area to be removed: vùng bị loại bỏ;
    Before (After) lowering: trước (sau) khi hạ thấp đỉnh đập.


    Thí nghiệm thuỷ lực PKW Thi công PKW


    Thi công PKW
    Attached Files

  • #2
    Ðề: Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu phím "Piano"

    Em vừa đọc được bài này trong website cuarhooij đập lớn Việt nam và muốn trao đổi thêm với anh em. Ai có ý kiến hay tài liệu gì về loại tràn này thì trao đổi nhé

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu phím "Piano"

      Chán thật, không bác nào quan tâm đến đan Piano nhỉ. Thôi thì cứ OOphi xê rôp cho nó giản dị

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu phím "Piano"

        Nguyên văn bởi MrNguyen
        Chán thật, không bác nào quan tâm đến đan Piano nhỉ. Thôi thì cứ OOphi xê rôp cho nó giản dị
        Bài báo này nặng về quảng cáo quá. Mặt cắt theo Creager là loại rất thuận rồi, muốn tăng hệ số lưu lượng thì chỉ có cách tăng độ chân không thôi. Cái đập dích dắc này chả khác mấy so với đập tràn thành mỏng và không ai làm cho đập cột nước cao cả (nước tè vào ngay chân đập).

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu phím "Piano"

          Khác nhiều chứ anh. Nhờ dích dắc mà tăng được diện tràn. Có thể tăng hệ số lưu lượng gấp 3 lần.
          Khi hệ số lưu lượng tăng cao, ta có thể thiết kế nó như một loại đập tràn tự do (tiết kiệm cửa van & vận hành đơn giản, an toàn).

          Sao cột nước cao thì quỹ đạo của dòng chảy lại vào ngay chân đập hả anh ? Mình có thể thiết kế phần nối tiếp như đập Creager mà, thiết kế mũi phun xa.
          Mong anh em cho ý kiến thêm. Vì em định áp dụng nó cho đồ án tốt nghiệp
          Attached Files
          Last edited by MrNguyen; 12-04-2007, 09:34 AM.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu phím "Piano"

            Nguyên văn bởi MrNguyen
            Khác nhiều chứ anh. Nhờ dích dắc mà tăng được diện tràn. Có thể tăng hệ số lưu lượng gấp 3 lần.
            Khi hệ số lưu lượng tăng cao, ta có thể thiết kế nó như một loại đập tràn tự do (tiết kiệm cửa van & vận hành đơn giản, an toàn).

            Sao cột nước cao thì quỹ đạo của dòng chảy lại vào ngay chân đập hả anh ? Mình có thể thiết kế phần nối tiếp như đập Creager mà, thiết kế mũi phun xa.
            Mong anh em cho ý kiến thêm. Vì em định áp dụng nó cho đồ án tốt nghiệp
            Em nên xem lại, hệ số lưu lượng không thể tăng được, mà là diện tràn tăng, dẫn đến khả năng xả của nó tăng. Hệ số lưu lượng tính cho một đơn vị chiều dài (theo trục đường nước chảy, chứ không phải theo chiều rộng ngang quy đổi) vẫn thế thôi (chắc m <=0.385 theo hệ số đập tràn thành mỏng, vì điều kiện chảy bất lợi hơn).
            Về mặt kết cấu đập tràn kiểu này chỉ có thể đứng riêng, chứ không bố trí lên đỉnh một đập khác được, ví dụ như đập bê tông trọng lực. Em thử bố trí nối tiếp cái đập tràn dích dắc của em với dốc nước có một độ dốc đều xem. Khi đó việc chuyển tiếp từ tràn sang dốc thì có thánh mới biết là nó dạng gì, các sóng xung như thế nào. Anh đã xem một số đập tràn kiểu dích dắc, và hầu hết chúng đều tiêu năng kiểu nước rơi tự do sau chân đập. Với đập cao khoảng 5 - 10 m chắc không có vấn đề gì lớn, vì có thể làm chân đập nhô về hạ lưu để lót nền, hoặc bản đáy kênh xả bằng bê tông. Em xem tỷ lệ giữa người và đập trong các ảnh thì sẽ thấy rõ. Trong ảnh của em cũng thấy rõ là nước rơi thẳng xuống bản đáy dốc nước.
            Tuy nhiên với đập cao thì nó việc bố trí rất phức tạp về kết cấu. Việc bố trí được cửa van khống chế bên trên cũng vậy. Ví dụ nếu em bố trí một van sửa chữa phía trước (khe phai), và một van vận hành phía sau, vậy thì tuyến đặt van cũng bị dích dắc. Chưa kể chi phí làm cốp pha ngược đổ bê tông là sẽ đắt hơn khi dựng cốp pha thẳng.
            Quan điểm thiết kế của anh là càng đơn giản càng tốt. Việc sử dụng đập này chỉ nên áp dụng khi cột nước thấp, nằm trên nền đá, và khi cần tăng khả năng xả. Với công trình cột nước cao thì trừ phi có đột phá nào về kĩ thuật thuyết phục hơn, thì các giải pháp truyền thống vẫn đáng tin cậy hơn.
            Với việc làm đồ án tốt nghiệp thì nó là tốt đấy. Nếu có điều kiện thì em thử nghiên cứu mô hình thủy lực về khả năng xả loại đập này khi chảy ngập. Theo anh biết thì vừa mới có nghiên cứu hệ số ngập cho đập dích dắc bình thường, còn với loại đập của em chắc không có đâu. Nếu em làm được điều này thì có khả năng đăng báo quốc tế được.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu phím &quot;Piano&quot;

              Rất cám ơn những ý kiến của anh. Đúng là nó còn rất nhiều vấn đề.
              - Tỷ lưu lượng của tràn tự do kiểu Creager = m*sqrt(2g)*h^1.5 = 2.17 h^1.5 ( lấy với m= 0.49).
              - Tỷ lưu lượng quy đổi theo chiều rộng diện tràn, đã được các phòng thí nghiệm tại 5 nước nghiên cứu kiểm chứng trên nhiều mô hình thu nhỏ khác nhau. Trong đó đã thí nghiệm tại Đại Học BK TPHCM.
              q =4*h*sqrt(H)
              Trong đó : h là cột nước so với ngưỡng tràn
              H là độ cao của toàn bộ phần ngưỡng K.P.W
              Nếu chọn thiết kế với H =4, thì q= 8*h.
              Một số công trình trên thế giới ứng dụng loại tràn này nhưng đều là tràn tự do ko cửa van. Vì đúng như anh nói, việc bố trí của van hết sức phức tạp.
              Em đã tính toán điều tiết lũ với tỷ lưu lượng như trên, kết quả là mặt nước trong hồ vẫn lên rất cao. Và vấn đề quỹ đạo dòng chảy sau ngưỡng tràn cũng không có tài liệu, vì thế không thể thiết kệ bộ phận nối tiếp.
              Em quyết định bỏ phương án này và quay về với tràn Creager có cửa van, mặc dù đã mất tương đối nhiều thời gian cho phương án này.
              P/s: Đồ án của em là thủy điện Hương Điền ( Cổ Bi) cột nước cỡ 50 m.

              Ghi chú

              Working...
              X