QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Mô Hình Hoá Sự Làm Việc đồng Thời Giữa Phần Mong_phần Thân Công Trình

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: Mô Hình Hoá Sự Làm Việc đồng Thời Giữa Phần Mong_phần Thân Công Trình

    Nguyên văn bởi haikcvncc
    Các bước của bác tôi cho là chưa ổn. Bước 1 và 2 thì không có vấn đề gì, nhưng đến bước 3 khi bác kết nối hệ cọc - đài vào phần thân, nếu chỉ là đài dưới chân cột thì đơn giản thôi vì lúc ấy chân cột chỉ là 1 nút, nhưng nếu nó nằm dưới chân lõi hoặc 1 hệ lõi thì bác sẽ gặp vẫn đề về cơ cấu truyền lực lõi xuống đài. (tôi post lại cái mặt bằng để bác xem có đúng không, tôi biết bác không chuyên về tính các công trình dân dụng nên đã xóa đi, không định tranh luận nữa nhưng nay lại phải post lên,)
    Giọng điệu của bác tinh vi thật đấy, bác là kỹ sư trưởng mà như thế thì quân bác chắc khổ. Bác nghĩ chắc có mình bác không phải vẽ thôi sao, mà bác không phải vẽ thì bác hơn được người khác à, chán Nhà em chẳng phải chuyên gia cũng chẳng phải kỹ sư trưởng chiếc gì hết, nhường bác đi trước vậy
    Tôi chưa bào giờ nghĩ đồng nghiệp là quân của mình cả.
    Cái hệ lõi của chú không đến nỗi phức tạp như tôi nghĩ. Để khỏi mất thời gian chú trả tiền thì tôi làm, để khi chú em bị mất tiền thì lúc đó chú em mới chịu bỏ thời gian suy nghĩ . Lõi cứng (và vách cứng) chắc không phải là hệ tường để chịu tải trọng ngang trong nhà cao tầng chứ. Tôi không phải vẽ, nhưng tôi đâu nói tôi hơn gì người khác. Chỉ khổ một nỗi là có thời gian để mô phỏng những thứ linh tinh bên trên thôi. Chắc chú em hiểu về FEM? Nếu có thì chú em có thể giải quyết vấn đề về conectivity (cái này chắc là cơ cấu truyền lực như bác nghĩ) một cách đơn giản. Mà đây là diễn đàn Chú em nên hết sức bình tĩnh. Mà hình như tôi thấy chú là một moderator của diễn đàn thì phải nhỉ!!!!!!!!??????
    Chúc chú em luôn bình tĩnh trong mọi tình huống
    P/S : Tôi đã đọc mấy bài ở trên hình như chú em không phân biệt được sự khác nhau giữa phần tử shell (tấm, vỏ) với phần tử solid (khối). Nếu chú em đã học về FEM thì nên xem lại bài, còn nếu chú em chưa biết gì về FEM thì nên tìm mà đọc nhé. Có bài chú em nói phần tử solid không biến dang (nếu tôi nhớ không lầm) thì đúng thật là chú em phải tìm tài liệu mà đọc nhé (chắc là năm thứ 02 thì phải nhỉ)
    Nhớ là riêng chú em phải trả tiền cho cái việc mô phỏng cái lõi của chú em bên trên nhe.
    Last edited by nguyencongoanh; 27-04-2008, 12:40 PM.
    nc. oanh

    Safety begins with team work

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: Mô Hình Hoá Sự Làm Việc đồng Thời Giữa Phần Mong_phần Thân Công Trình

      Tôi đang làm PHD !
      Công ty của tôi (www.ssisoft.com) đang hoàn thiện phần mềm chia lưới phần tử tự động 3D (Các bác có thể vào website để xem phần mềm SSI2D nó mesh cái mái dốc). Vì tôi cũng dùng nó trong luận án nên phải xong trong tháng sau. Lúc đó bài toán đài cọc và cọc nhà cao tầng được giải quyết dễ dàng. Hiện nay tôi dùng SSI3D do tôi viết cho phân tích toàn bộ nhà cùng với móng nên phần mesh tôi làm cũng không vất vả lắm. Không biết SAP có hỗ trợ phần tử Solid lăng trụ 6 nút kiểu như 15 nút của 3D Foundation không các bác (tôi chưa dùng solid của SAP bao giờ nên k rõ lắm). Phần mesh 3D sắp phát hành kết hợp cả phần tử solid 8 nút và 6 nút được xuất ra text file nên có thể nhập vào từ các phần mềm khác.
      Gửi bác Hải: Hệ số K theo phương ngang có nhiều công thức. Ví dụ:
      Theo Vesic (thông dụng):
      Kh=(0.65Es/(1-v^2))*(Es*D^4/EI)^(1/12)
      EI: độ cứng của cọc
      Es: mô đun đàn hồi của đất
      v: hệ số poisson của đất
      D:đường kính của cọc

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: Mô Hình Hoá Sự Làm Việc đồng Thời Giữa Phần Mong_phần Thân Công Trình

        Tôi thấy chủ đề này hay đấy. Mong các bác ngừng chỉ trích nhau mà tập trung vào chuyên môn.
        Gửi các bác thêm công thức tính độ cứng nền theo phương đứng Randolph and Wroth (1978):
        Dọc thân cọc:
        Kv=G/(r*ln(r/rm))
        G: mô đun đàn hồi trượt của đất
        r: bán kính của cọc
        rm: khoảng cách từ tâm cọc đến điểm có ứng suất cắt có thể bỏ qua
        (where rm is the radial distance at which shear stresses in the soil become negligible)
        rm=2.5*L*ρ*(1-v)
        where
        L= pile embedment depth
        ρ = factor of vertical homogeneity of soil stiffness = G(at pile middepth)/G(at pile tip)
        v = Poisson’s ratio of the soil.

        (xin lỗi các bác tôi ngại dịch nên copy nguyên văn)

        Bàn luận: công thức tính rm khó dùng cho trường hợp đất nhiều lớp có đặc trưng đàn hồi khác nhau đáng kể. Tôi cũng đang nghiên cứu để đưa nó về công thức phụ thuộc vào đặc trưng của từng lớp đất.

        Nhân Kv với khoảng cách giữa 2 nút trên thân cọc là ra độ cứng lò xo

        Độ cứng lò xo tại mũi cọc (dùng công thức Boussinesq)
        Kvb=4Gr/(1-v^2)
        Last edited by hien nghiem; 27-04-2008, 01:13 PM.

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: Mô Hình Hoá Sự Làm Việc đồng Thời Giữa Phần Mong_phần Thân Công Trình

          Nguyên văn bởi hien nghiem
          Tôi đang làm PHD !
          Công ty của tôi (www.ssisoft.com) đang hoàn thiện phần mềm chia lưới phần tử tự động 3D (Các bác có thể vào website để xem phần mềm SSI2D nó mesh cái mái dốc). Vì tôi cũng dùng nó trong luận án nên phải xong trong tháng sau. Lúc đó bài toán đài cọc và cọc nhà cao tầng được giải quyết dễ dàng. Hiện nay tôi dùng SSI3D do tôi viết cho phân tích toàn bộ nhà cùng với móng nên phần mesh tôi làm cũng không vất vả lắm. Không biết SAP có hỗ trợ phần tử Solid lăng trụ 6 nút kiểu như 15 nút của 3D Foundation không các bác (tôi chưa dùng solid của SAP bao giờ nên k rõ lắm). Phần mesh 3D sắp phát hành kết hợp cả phần tử solid 8 nút và 6 nút được xuất ra text file nên có thể nhập vào từ các phần mềm khác.
          Gửi bác Hải: Hệ số K theo phương ngang có nhiều công thức. Ví dụ:
          Theo Vesic (thông dụng):
          Kh=(0.65Es/(1-v^2))*(Es*D^4/EI)^(1/12)
          EI: độ cứng của cọc
          Es: mô đun đàn hồi của đất
          v: hệ số poisson của đất
          D:đường kính của cọc
          Gởi anh Hien Nghiem: Sap2000 không hỗ trợ phần tử lăng trụ tam giác kiểu như 3D foundation của plaxis BV. Nó chỉ có mội một phần tử lập phương tám nút đơn giản (không phải bậc cao). Về đề tài anh đang làm không biết anh có mô tả bằng plastic spring hay không (nếu viết code cho spring support). Tôi thấy anh tích hợp cả 3D với phần tử solid chắc là anh mô phỏng cả nền bằng phần tử solid, vậy thì mô hình nền là gì vậy?
          Nếu anh dùng plastic spring (có giới hạn cho upper bound va lơwer bound) thì chắc là anh phải dùng thuật toắn lặp rồi (iteration).
          Lần đầu tiên có một software thương mại bằng phần tử hữu hạn do người việt nam viết nhỉ.
          NC. Oanh
          nc. oanh

          Safety begins with team work

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: Mô Hình Hoá Sự Làm Việc đồng Thời Giữa Phần Mong_phần Thân Công Trình

            To bác Hải: Bác cho tôi định nghĩa mô đun nén ngang được không?. Ở bên này tôi thấy có một số nghiên cứu về cọc chịu tải ngang có làm thí nghiệm pressuremeter test hoặc dilatometer test. Nhưng tôi không thấy công thức liên hệ giữa mô đun nén ngang và độ cứng lò xo.
            To bác Oanh:
            VN đã có CIC và Hài Hòa là các công ty phần mềm PTHH lâu đời rồi !
            Tôi chỉ là người sinh sau đẻ muộn thôi bác !
            Đề tài tôi chỉ sơ qua về plastic spring, còn chủ yếu là constitutive models cho phần tử solid. Các mô hình tôi quan tâm gồm: Mohr-Coulomb, Cap, Modified Cam-Clay, Hyperbolic, Ramberg-Osgood và Lade. Để phân tích một hệ cọc khoảng 15 ngàn nút (40 ngàn phương trình) phân tích phi tuyến thường mất 1 đến 2 ngày tùy theo loại đất nền và mô hình nền (nếu tuyến tính thì khoảng 1 tiếng). Tôi cũng đã so sánh với FLAC thì thấy FLAC còn chạy chậm hơn (So sánh với một anh bạn người Mexico có FLAC, tôi thì không có). Như vậy đối với nghiên cứu thì OK, nhưng với việc thiết kế thì hơi mất thời gian, nên chủ yếu dân thiết kế dùng mô hình lò xo thôi. Tôi không biết 3D-Foundation chạy có lâu không?
            Chú ý: khi dùng phần tử solid để mô hình hóa nền cần dùng phần tử bậc cao như tet 15 nút, hex 20 nút và dùng số điểm tích phân ít hơn thông thường (ví dụ phần tử 20 nút thường dùng 3x3x3 điểm tích phân, nhưng đối với địa kỹ thuật chỉ dùng 2x2x2 điểm tích phân).
            Last edited by hien nghiem; 28-04-2008, 12:34 PM.

            Ghi chú


            • #21
              Ðề: Mô Hình Hoá Sự Làm Việc đồng Thời Giữa Phần Mong_phần Thân Công Trình

              Nguyên văn bởi hien nghiem
              To bác Hải: Bác cho tôi định nghĩa mô đun nén ngang được không?. Ở bên này tôi thấy có một số nghiên cứu về cọc chịu tải ngang có làm thí nghiệm pressuremeter test hoặc dilatometer test. Nhưng tôi không thấy công thức liên hệ giữa mô đun nén ngang và độ cứng lò xo.
              Thấy các bác thảo luận vấn đề này hay quá! Cho em xía vào tí, các bác góp ý!

              Theo thí nghiệm PMT thì: Kf=12Em/(4/3*Bo/B*(2.65*Bo/B)^alpha+alpha) (theo tiêu chuẩn của Pháp F62-titreV, Bo>0.6m alpha phụ thuộc loại đất)

              Theo thí nghiệm DMT thì: có thể lấy tính theo PMT với Em=Ed*alpha (Ed từ thí nghiệm DMT)

              Các bác bàn tiếp ảnh hưởng của kết cấu (phần trên móng) khi mô hình hóa đồng thời: mô hình đất và kết cấu béton cốt thép (ứng xử thực tế), điều kiện thi công thực tế (quá trình chất tải lên móng->lún)? ảnh hưởng của lún không đều đến kết cấu? ->tính theo cách nào dễ chấp nhận hơn (tin cậy hơn)?

              Ghi chú


              • #22
                Ðề: Mô Hình Hoá Sự Làm Việc đồng Thời Giữa Phần Mong_phần Thân Công Trình

                Nguyên văn bởi hien nghiem
                To bác Hải: Bác cho tôi định nghĩa mô đun nén ngang được không?. Ở bên này tôi thấy có một số nghiên cứu về cọc chịu tải ngang có làm thí nghiệm pressuremeter test hoặc dilatometer test. Nhưng tôi không thấy công thức liên hệ giữa mô đun nén ngang và độ cứng lò xo.
                To bác Oanh:
                VN đã có CIC và Hài Hòa là các công ty phần mềm PTHH lâu đời rồi !
                Tôi chỉ là người sinh sau đẻ muộn thôi bác !
                Đề tài tôi chỉ sơ qua về plastic spring, còn chủ yếu là constitutive models cho phần tử solid. Các mô hình tôi quan tâm gồm: Mohr-Coulomb, Cap, Modified Cam-Clay, Hyperbolic, Ramberg-Osgood và Lade. Để phân tích một hệ cọc khoảng 15 ngàn nút (40 ngàn phương trình) phân tích phi tuyến thường mất 1 đến 2 ngày tùy theo loại đất nền và mô hình nền (nếu tuyến tính thì khoảng 1 tiếng). Tôi cũng đã so sánh với FLAC thì thấy FLAC còn chạy chậm hơn (So sánh với một anh bạn người Mexico có FLAC, tôi thì không có). Như vậy đối với nghiên cứu thì OK, nhưng với việc thiết kế thì hơi mất thời gian, nên chủ yếu dân thiết kế dùng mô hình lò xo thôi. Tôi không biết 3D-Foundation chạy có lâu không?
                Chú ý: khi dùng phần tử solid để mô hình hóa nền cần dùng phần tử bậc cao như tet 15 nút, hex 20 nút và dùng số điểm tích phân ít hơn thông thường (ví dụ phần tử 20 nút thường dùng 3x3x3 điểm tích phân, nhưng đối với địa kỹ thuật chỉ dùng 2x2x2 điểm tích phân).
                Bác làm cap model co dinh den anisotropy không vậy (hiện nay hay dùng CK0CU and CK0CD) vì MCC được phát triển dựa trên thí nghiệm CICU and CICD. Bác Hien Nghiem dang lam PhD ở trường nào vậy? Bác giải quyết phần tử tiếp xúc giữa cọc và đất như thế nào. Cóntitutive equation của bác phát triển dựa trên mô hình nào vậ? Bác có thể post cho bà con xem hình dáng của yield locus trong stress space khong?
                NC. Oanh
                To Chú Haikcvncc: Có một cộng thức này nữa nhưng cần phải so sánh với Eoed. để xác định giá trị alpha
                Eoed = EM/alpha (1)
                Kh = 2.1 [(Eoed)^(4/3)/[EI^(1/3)] đây là công thức do Schmitt (1995) áp dụng công thức của Ménard at el (1964). (2) có kể đến độ cứng của kết cấu với giả thiết a~(EI/Eoed)^1/3
                EI : độ cứng của kết cấu
                Công thức Ménard at el (1964)
                Kh = EM/[alpha*a/2 +0.13*(9a)^alpha] (3)
                a : khoảng cách từ mặt nền đến điểm tâm xoay của kết cấu
                alpha là hệ số phụ thuộc loại đất xác định theo (1)
                Last edited by nguyencongoanh; 28-04-2008, 01:58 PM.
                nc. oanh

                Safety begins with team work

                Ghi chú


                • #23
                  Ðề: Mô Hình Hoá Sự Làm Việc đồng Thời Giữa Phần Mong_phần Thân Công Trình

                  hien nghiem:
                  Đề tài tôi chỉ sơ qua về plastic spring, còn chủ yếu là constitutive models cho phần tử solid. Các mô hình tôi quan tâm gồm: Mohr-Coulomb, Cap, Modified Cam-Clay, Hyperbolic, Ramberg-Osgood và Lade. Để phân tích một hệ cọc khoảng 15 ngàn nút (40 ngàn phương trình) phân tích phi tuyến thường mất 1 đến 2 ngày tùy theo loại đất nền và mô hình nền (nếu tuyến tính thì khoảng 1 tiếng).
                  Đề tài các bác đang bàn hay thật đó, đặc biệt những vấn đề bác hien nghiem đã và đang giải quyết có tính ứng dụng cao. Bác hien nghiem cho tôi hỏi là bác có tiến hành mô hình và phân tích động (kể đến khối lượng và cản) của hệ "công trình-cọc-đất" không ạ?

                  Tôi cũng đang quan tâm đến việc mô hình cản (damping) của từng phần tử (PTHH) và của cả hệ.
                  Đinh Văn Nguyên, PhD, Assistant Professor,
                  Dept. of Civil and Environmental System Engg,
                  Konkuk University, Seoul, South Korea

                  Ghi chú


                  • #24
                    Ðề: Mô Hình Hoá Sự Làm Việc đồng Thời Giữa Phần Mong_phần Thân Công Trình

                    To bác Hải:
                    Cái bác mô tả chính là pressuremeter test rồi. Ngoài các công thức các bác khác đã đưa ra, tôi đang tìm thêm công thức khác cho bác tham khảo ở quyển của Kulhawy (tôi không nhớ để nó ở đâu).
                    Mỹ họ hiện đại thật đấy nhưng tôi thấy nhiều công trình họ cũng thí nghiệm đến SPT rồi thành phần hạt thôi. Anh bạn tôi làm bên Las Vegas cho một hạng mục của công trình vài tỉ USD cũng thấy chỉ đến thế (chắc tại đất của LAS tốt quá). Theo tôi biết, số lượng thí nghiệm nén tĩnh cọc chia cho số công trình của VN chắc nhiều nhất thế giới (cái này đáng tự hào).
                    To bác Oanh:
                    Tôi đang lam PHD tại University of Colorado at Denver (cũng không có tiếng tăm gì đâu) nhưng do được liên kết với University of Colorado at Boulder về đào tạo PHD (Đứng khoảng thứ 30 gì đó về Civil Engineeriing) nên cũng có chút thơm lây.
                    Cap model tôi dùng là cái cổ điển nhất, vẫn từ triaxial test mà ra thôi. Ý của bác anisotropy có phải là true triaxial test không? Nếu đúng thì chỉ có Lade model là từ thí nghiệm true triaxial test thôi (nhưng trong đó một số tham số của nó vẫn xác định từ triaxial test). Tiếp xúc cọc nền tôi dùng phần tử 3D Interface với 2 mô hình là Mohr-Coulomb và Hyperbolic.

                    Cap model

                    Lade model
                    To bác Nguyendv: Phần damping cho nền tôi cũng đang nghiên cứu, trước đây tôi vẫn dùng modal damping nhưng thấy nó không đúng bản chất nên đang xem xét lại. Các nghiên cứu về Soil-Structure Interaction dưới tác dụng của tải động đất chỉ nói đến Damping factor chứ không nói đến damping của nền, nếu phân tích động theo direct method thì buộc phải tìm damping của nền, tôi cũng đang đau đầu vì nó đấy, chắc phải làm thêm thí nghiệm về Cyclic Triaxial test. Cuối tuần này tôi phải báo cáo với giáo sư về cái damping ấy. Hy vọng có thêm thông tin chia sẻ cho bác.
                    Hiến
                    Last edited by hien nghiem; 29-04-2008, 12:26 AM.

                    Ghi chú


                    • #25
                      Ðề: Mô Hình Hoá Sự Làm Việc đồng Thời Giữa Phần Mong_phần Thân Công Trình

                      To bác Oanh:
                      Tôi đang lam PHD tại University of Colorado at Denver (cũng không có tiếng tăm gì đâu) nhưng do được liên kết với University of Colorado at Boulder về đào tạo PHD (Đứng khoảng thứ 30 gì đó về Civil Engineeriing) nên cũng có chút thơm lây.
                      Cap model tôi dùng là cái cổ điển nhất, vẫn từ triaxial test mà ra thôi. Ý của bác anisotropy có phải là true triaxial test không? Nếu đúng thì chỉ có Lade model là từ thí nghiệm true triaxial test thôi (nhưng trong đó một số tham số của nó vẫn xác định từ triaxial test). Tiếp xúc cọc nền tôi dùng phần tử 3D Interface với 2 mô hình là Mohr-Coulomb và Hyperbolic.

                      Cap model

                      Lade model
                      CK0TC(E)U (K0 consolidation undrained triaxial compression(extension), CK0TC(E)D(K0 consolidation drained triaxial compression(extension)), va CK0DSS(K0 consolidation direct simple shear). Dùng các thí nghiệm trên để thí nghiệm lộ trình ứng suất (stress path test ) như thực tế chịu tải của công trinh. Trường hợp nền tự nhiên được thí nghiệm ở giai đoặn K0-consolidation, rồi tùy vào điều kiện chịu tải của công trình mà thí nghiệm lộ trình ứng suất cho thích hợp. Ví dụ khi đỡ tải thì cần thiết thí nghiệm theo lộ trình unloading compression chẳng hạn.
                      nc. oanh

                      Safety begins with team work

                      Ghi chú


                      • #26
                        Ðề: Mô Hình Hoá Sự Làm Việc đồng Thời Giữa Phần Mong_phần Thân Công Trình

                        Lade model nó giải quyết được hết đấy bác.

                        Ghi chú


                        • #27
                          Ðề: Mô Hình Hoá Sự Làm Việc đồng Thời Giữa Phần Mong_phần Thân Công Trình

                          Nguyên văn bởi hien nghiem
                          Lade model nó giải quyết được hết đấy bác.
                          Ý tôi hỏi là mô hình của bác Hien Nghiem phát triển dựa trên mô hình nào? Và constitutive equation của mô hình là gì? Và hình dạng của yield loci trong không gian úng suất? Đền tài của bác là mô phỏng kết cấu bên trên và nền bên dưới bằng mô hình đất phải không? Hay bác dùng mô hình đất để calibrate cho cái spring support như tôi nói ở mấy bài phía trên (rồi sau đó phân tích kết cấu bằng một phần mềm chuyên về kết cấu ). Vì với plaxis 3D thì khí tích hợp phần tử kết cấu vào thì cũng chưa hoàn thiện (vì chỉ tập trung vào mô hình nền ). Nếu cái soft của bác làm được việc này thì hơi bị ok đó. Bác có thể post cái "your own constitutive equation" (nếu nó được phát triển từ các mô hình khác) lên cho bà con xem được không?
                          nc. oanh

                          Safety begins with team work

                          Ghi chú


                          • #28
                            Ðề: Mô Hình Hoá Sự Làm Việc đồng Thời Giữa Phần Mong_phần Thân Công Trình

                            Nguyên văn bởi nguyencongoanh
                            Ý tôi hỏi là mô hình của bác Hien Nghiem phát triển dựa trên mô hình nào? Và constitutive equation của mô hình là gì? Và hình dạng của yield loci trong không gian úng suất? Đền tài của bác là mô phỏng kết cấu bên trên và nền bên dưới bằng mô hình đất phải không? Hay bác dùng mô hình đất để calibrate cho cái spring support như tôi nói ở mấy bài phía trên (rồi sau đó phân tích kết cấu bằng một phần mềm chuyên về kết cấu ). Vì với plaxis 3D thì khí tích hợp phần tử kết cấu vào thì cũng chưa hoàn thiện (vì chỉ tập trung vào mô hình nền ). Nếu cái soft của bác làm được việc này thì hơi bị ok đó. Bác có thể post cái "your own constitutive equation" (nếu nó được phát triển từ các mô hình khác) lên cho bà con xem được không?
                            Tôi không phát triển mô hình nền mới mà chỉ sử dụng những mô hình đã sẵn có, vì đề tài của tôi chủ yếu tập trung vào Soil-Pile-Structure Interaction của nhà dưới tác dụng của động đất. Cái Soft của tôi được thiết kế giống như kết hợp của phần mềm kết cấu dạng như SAP, STAAD, MIDAS v.v và phần mềm phân tích nền như 3D-Foundation (tôi làm cả phần kết cấu lẫn phần nền hoàn thiện như các phần mềm thương mại kia, kể cả cọc tôi cũng mô hình hóa cả cốt thép và bê tông). Nếu sử dụng phần mềm kiểu này thì không cần nghiên cứu gì nhiều nhưng trong các Design Code thường dùng những công thức đơn giản hóa nên tôi đưa ra các công thức đơn giản để tính như công thức độ cứng tương đương của cọc trong nền không đồng nhất (đưa về plastic spring)v.v.
                            Bác có thể tham khảo mô hình LADE vì nó mô phỏng rất tốt các stress paths thường có trong thực tế, kể cả dilation, hardening, softerning v.v

                            Trở lại chủ đề, một vấn đề nữa của việc phân tích kết cấu làm việc đồng thời với nền móng là công trình dưới tác dụng của tải trọng động đất. Khi đó cọc chịu đồng thời tải trọng ngang và đứng trong đó thừa nhận là tải trọng đứng tác dụng trước (Tĩnh tải và hoạt tải). Trong ASCE7-05 hay IBC2006 có nói đến vấn đề chu kỳ dao động tăng và Base Shear giảm nhưng điều này hình như k được đề cập đến trong tiêu chuẩn thiết kế động đất của Việt Nam. Nếu bác nào quan tâm xin đọc qua một chút trong ASCE và IBC rồi trao đổi tiếp.
                            Last edited by hien nghiem; 01-05-2008, 02:42 PM.

                            Ghi chú


                            • #29
                              Ðề: Mô Hình Hoá Sự Làm Việc đồng Thời Giữa Phần Mong_phần Thân Công Trình

                              Nguyên văn bởi struct
                              Cho hỏi bác là phần tử mẫu cọc gồm thép và bê tông của bác có xét tới phi tuyến vật liệu bê tông khi chịu tải trọng không ạ (ví dụ như mô hình Spread Plasticity Model, Lobo,1994 để kể đến thay đổi ma trận độ cứng khi có tải trọng tác dụng. Ngoài ra bác có xét sự tương tác giữa phi tuyến vật liệu và hình học không (theo tôi thì cái này là lớn đối với cọc), thường các phần mềm hiện nay chỉ xét là cộng tác dụng thôi ?
                              Mong bác chỉ giáo ạ.
                              Tôi làm phi tuyến vật liệu cho cả bê tông và cốt thép nhưng k xét phi tuyến hình học.

                              Ghi chú


                              • #30
                                Ðề: Mô Hình Hoá Sự Làm Việc đồng Thời Giữa Phần Mong_phần Thân Công Trình

                                Nguyên văn bởi struct
                                Bác dùng mô hình nào? có xét đến không gian hay chỉ phẳng, ngoài ra bác có xét tới tương tác giữa M, N, Q không ạ?
                                Tôi dùng 3D, mô hình hóa nền và cọc bằng phần tử Solid. Bê tông cọc dùng Mohr-Coulomb, nền dùng Mohr-Coulomb, Modified Hyperbolic và Modified Ramberg-Osgood (hai mô hình cuối tôi cải tiến cho cyclic load dùng Yield function). Tất nhiên là có sự tương tác giữa các thành phần ứng suất. M, N, Q chỉ là kết quả từ ứng suất mà thôi.

                                Ghi chú

                                Working...
                                X