QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Mô Hình Hoá Sự Làm Việc đồng Thời Giữa Phần Mong_phần Thân Công Trình

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Mô Hình Hoá Sự Làm Việc đồng Thời Giữa Phần Mong_phần Thân Công Trình

    Mình được biết có một số người sử dụng phương pháp này!
    HỌ tính toán mô hình bình thường với chân cột là ngàm ,sau khi có tải trọng truyền lên từng cột sẽ tính toán ra tải trọng truyền lên từng cọc (đối với công trình sử dụng móng cọc)
    Khi đã có tải trọng truyền lên từng cọc thì họ tính toán các hệ số nền và độ cứng k của gối tựa đàn hồi,từ đó lại mô hình hoá lại trong chương trình ETAP với đài cọc là bản shell có chiều dày bằng đài cọc,còn dưới đó là các gối tựa đàn hồi là các cọc đã được mô hình hoá thành gối tựa đàn hồi với độ cứng đã tính ở trên và chạy lại để kiểm tra lại tải trọng truyền lên cọc và tính thép cho đaì cọc
    Mình thấy đây cũng là một phương pháp hay ,nhưng mình hơi thắc mắc là ban đầu thì tính toán bình thường,sau đó mới từ cái tải trọng truyền lên cọc mà tính đwocj để tính toán ra được hệ số nền ,độ cứng đàn hồi của gối tựa để mô hình lại và kiểm tra.Nếu như đã không tin tưởng kết quả mình đã dùng để truyền lên cọc ,thì rõ ràng hệ số độ cứng đàn hồi mà tính được cũng không đáng được tin cậy.Như vậy có phải là trở thành thừa không?
    vả lại những cái hệ số của nền đất cũng đã không lường hết được rồi,thì có kiểm tra thế cũng vẫn chưa giải quyết ổn thoả vấn đề làm việc đồng thời giữa phần móng và phần thân !một vấn đề mà đã có nhiều nghiên cứu xong vẫn chưa được công bố rộng rãi cho các ksxd áp dụng,trước nay vẫn tính toán độc lập giưã hai phần công trình!
    Rất mong được sự bàn luận của các bạn.!!
    Songphaoxd

  • #2
    Ðề: Mô Hình Hoá Sự Làm Việc đồng Thời Giữa Phần Mong_phần Thân Công Trình

    Mình đồng ý với ý kiến của câu.Mình nghĩ để mô hình hóa sự làm việc đồng thời giữa phần móng và phần thân thì phải có phần mềm tính toán kết cấu (Etabs, Sap) đưa được các yếu tố địa kỹ thuật vào (Như Plaxis Foundation 3D..) sau đó mô tả cả cọc vào hệ kết cấu. Mình thấy trong thuyết minh của nước ngoài người ta làm được điều đó nhưng chưa biết dùng phần mềm nào. Một cách khác mà mình được biết là tính độ cứng cọc thông qua sức chịu tải của cọc và độ lún mà không cần phân phối. Cách này có vẻ an toàn vì ra được độ cứng lớn hơn. Mong được mọi người đóng góp ý kiến

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Mô Hình Hoá Sự Làm Việc đồng Thời Giữa Phần Mong_phần Thân Công Trình

      Nguyên văn bởi haikcvncc
      Cái hệ số k của cọc ban đầu mới chỉ mang tính chất "dự kiến". Với cọc khoan nhồi thì sau khi có kết quả nén tĩnh TVTK nên tính lại một lần nữa để kiểm chứng. Các bác sử dụng càng nhiều phần mềm để tính k càng dễ sai. Lý do đơn giản là sử dụng các phần mềm chuyên dụng như Plaxis 2d, 3d thì các parameters của đất đưa vào càng phức tạp và khả năng sai số lại càng cao. Trong điều kiện kỹ thuật ở VN đừng hi vọng dùng Plaxis để tính ra k của cọc. Thêm một lý do nữa, khi mô tả đài dạng phần tử thick plate thì sẽ xảy ra trường hợp các cọc ngay dưới chân cột, lõi cứng thường chịu tải lớn hơn các cọc ở xa, điều này "chưa đúng" với lý thuyết cổ điển là hàng cọc biên chịu tải nhiều hơn hàng cọc giữa (khi coi đài là tuyệt đối cứng). Tuy nhiên tôi đã tính thử trường hợp cho đài dày lên 4 hay 5m thì hiện tượng này vẫn xảy ra. Có nhiều ý kiến cho rằng mô tả đài dạng phần tử solid thì chính xác hơn, nhưng bản thân tôi vẫn chưa có thời gian nghiên cứu vấn đề này bởi mô tả phần từ solid rất mất thời gian. Các bác có điều kiện nghiên cứu thêm xem sao.
      Bác chứng minh hộ tôi việc sử dụng càng nhiều phần mềm để tính k càng dễ sai?
      Đội cứng đàn hồi của cọc-đất phụ thuộc vào Young's Modulus (E) và Poisson's Ratio (p) của đất và của cọc. Của cọc thì dễ tính, còn của đất thì hiện nay các kết quả thí nghiệm đất tại VN không cho 2 đặc trưng trên nên bó tay.
      Đối với đài cọc và cọc, dùng phần tử solid cho kết quả tính như cổ điển, tải trọng truyền xuống cọc biên nhiều hơn cọc giữa.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Mô Hình Hoá Sự Làm Việc đồng Thời Giữa Phần Mong_phần Thân Công Trình

        Nguyên văn bởi hien nghiem
        Bác chứng minh hộ tôi việc sử dụng càng nhiều phần mềm để tính k càng dễ sai?
        Đội cứng đàn hồi của cọc-đất phụ thuộc vào Young's Modulus (E) và Poisson's Ratio (p) của đất và của cọc. Của cọc thì dễ tính, còn của đất thì hiện nay các kết quả thí nghiệm đất tại VN không cho 2 đặc trưng trên nên bó tay.
        Đối với đài cọc và cọc, dùng phần tử solid cho kết quả tính như cổ điển, tải trọng truyền xuống cọc biên nhiều hơn cọc giữa.
        Toi dong y voi bac Hien Nghiem. "việc sử dụng càng nhiều phần mềm để tính k càng dễ sai?" la viec dung phan mem khong dung. Thong so mo hinh dua vao khong dung. Bac Hai gi do noi sau khi thiet ke thu tai co roi thiet ke lai mot lan nua de tinh k. Dieu nay hau nhu rat hiem tru khi co su co trong thiet ke. Vi khi coc dat den do sau thiet ke, thu tai thi van ton tai bien dang deo cua nen nen ban cung chi co the dua vao day de uoc luong mot gia tri tuong duong k (thong so dan hoi) cho he coc va nen. Neu ban co day du thi nghiem thi co the xac dinh thong qua viec mo phong nen va coc lam viec đong thoi de xac dinh k. Tuy nhien cung co nhieu thi nghiem cho dat co ket thuong, co ket truoc va cat da co duoc duong khong gia tri cua k (da duoc ap dung cho cac cong trinh lon). He so poisson cua ne dat co the duoc xac dinh tu gia tri Su (cat canh FVT hay xuyen tinh Piezocone test.....No lien quan den he so ap luc dat trang thai nghi (Earth pressure at rest). Neu ban Hai gi do muon thi toi gui mot file tinh dai coc co ke phan tu solid de ban nghien cưu. Cung khong qua phuc tap.
        Con mot van de nua : Neu truong hop chiu tai ngang thi sao? Hien nay theo toi biet thi o Vietnam hau nhu rat it cong trinh thu tai ngang (khong muon noi la khong co) vay thi lam sao ban tinh duoc k thong qua thu tai? Lai dung nhung ket qua nghien cưu phai khong? (Nhung ket qua nay khong chi thu rieng cho coc don ma cho ca dai coc nua).
        Phan mem tinh toan tat nhien ke den do cung cua ca he va dieu nay anh huong den ket qua tinh (so voi ket qua trong giao trinh - don gian hoa rat nhieu). Khong nhat thiet 02 ket qua nay phai tuong dong.
        Than chao moi nguoi
        nc. oanh

        Safety begins with team work

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Mô Hình Hoá Sự Làm Việc đồng Thời Giữa Phần Mong_phần Thân Công Trình

          Nguyên văn bởi Ken
          Mình đồng ý với ý kiến của câu.Mình nghĩ để mô hình hóa sự làm việc đồng thời giữa phần móng và phần thân thì phải có phần mềm tính toán kết cấu (Etabs, Sap) đưa được các yếu tố địa kỹ thuật vào (Như Plaxis Foundation 3D..) sau đó mô tả cả cọc vào hệ kết cấu. Mình thấy trong thuyết minh của nước ngoài người ta làm được điều đó nhưng chưa biết dùng phần mềm nào. Một cách khác mà mình được biết là tính độ cứng cọc thông qua sức chịu tải của cọc và độ lún mà không cần phân phối. Cách này có vẻ an toàn vì ra được độ cứng lớn hơn. Mong được mọi người đóng góp ý kiến
          Ban dau nguoi ta phan tich coc va nen bang mot phan mem (dia ki thuat) goi la calibation analysis de xac dinh do cung tuong duong khi chiu tai tren mo hinh don gian hoa la Sap2000(hay bat cu mot phan mem phan tich ket cau nao khac). Khi co duong gia tri best fit thi dung gia tri nay de phan tich ket cau. Tat nhien trong giai doan calibaration nguoi ta phai so sanh trang thai ung suat va bien dang cua nen. Ben cho toi da co lam viec nay (Dung FEM de xac dinh chuyen vi cua coc roi lay gia tri chuyen vi nay de phan tich ket cau). Nhan day toi goi mot bang bieu tinh thong so nen dat de phan tich bang phan tu hưu han cho ban xem (Chu khong nhu mot so nguoi nhan dinh: voi ki thuat hien nay o Vietnam thi khong the lam duoc)
          Than chao tat ca anh em trong dien dan
          Attached Files
          nc. oanh

          Safety begins with team work

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Mô Hình Hoá Sự Làm Việc đồng Thời Giữa Phần Mong_phần Thân Công Trình

            Đài cọc có biến dạng chứ, ý tôi ở đây là mô hình bằng solid element là tốt nhất. Đài cọc tôi đang xét k có kích thước lớn như của bác. Nếu mà nó lớn như của bác thì lại khác, nó phụ thuộc cả vào sự phân bố tải trọng trên đài.

            Luận án của tôi đang làm về cái này mà: Cọc và đài cọc chịu tải trọng tĩnh động theo phương đứng, ngang xoắn. Cuối năm nay bảo vệ xong đăng vài bài báo rồi mới đưa kết quả lên đây được.
            Phần mềm tôi dùng là SSI3D. Bác vào đây xem qua mấy cái đơn giản tôi làm: www.ssisoft.com
            Last edited by hien nghiem; 25-04-2008, 02:49 PM.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Mô Hình Hoá Sự Làm Việc đồng Thời Giữa Phần Mong_phần Thân Công Trình

              Nguyên văn bởi haikcvncc

              Tôi không bảo phần mềm sai mà tôi nói các thông số của đất do người dùng đưa vào khó mà chính xác được bởi điều kiện khảo sát địa chất ở VN chưa đủ để đáp ứng được, như thế thì cái k tính ra không phải là càng dễ sai à???. Còn việc dùng phần tử Solid thì đài cọc có biến dạng nữa đâu mà chẳng đúng với lý thuyết cổ điển. Nhưng nếu mặt bằng móng nó khoảng 30x30m mà chỉ dày có 2.5m chẳng hạn thì chắc chắn đài phải có biến dạng chứ???
              To nguyencongoanh : Bác gửi cho tôi tham khảo để mở rộng tầm hiểu biết cái mô hình phần tử móng solid của bác nhé. Nói xuông thôi không được đâu
              Mà bác cho tôi hỏi cái : để ra được một cái bảng chi tiết như trên + mô hình hoá toàn bộ hệ móng bằng mô hình solid các bác mất khoảng bao nhiều thời gian ạ.
              Bác có ở VN không mà viết bài toàn không dấu vậy. Bác cố gắng thả đủ dấu đọc cho đỡ mỏi mắt nhé
              Tôi ở Việt nam (chưa đi nước ngoài bao giờ), tôi gởi cho chu em xem từ từ ma nghiên cứu nếu có gì chưa hiểu thì anh co thể giải thích. Cái bảng đó không mất nhiều thời gian như chú em nghĩ đâu. Toi gửi chú em file Sap2000 cho một công trình có thực. Còn một công trình nữa là cảng SPCT (Saigon Premier Container Terminal) to hơn gấp mấy mươi lần cái nay lận. Sau khi có nội lực chú em có thể dùng interaction diagram để kiểm toán cọc theo nén uốn hai phương.
              NC. Oanh
              TOA Corporation
              Saigon Premier Container Terminal
              Attached Files
              nc. oanh

              Safety begins with team work

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Mô Hình Hoá Sự Làm Việc đồng Thời Giữa Phần Mong_phần Thân Công Trình

                Bác giải thích giúp tôi mấy điểm tôi chưa rõ ở mô hình bác post với:
                1-Phần mô hình của bác không thấy đất đâu cả hay bác chỉ mô hình phần nổi của hệ cọc (tính từ mặt đất trở lên)
                2-Điều kiện biên chân cọc là khớp cố định? nếu đây chỉ là phần nổi của hệ cọc thì với những cọc xiên, điều kiện biên này không chuẩn lắm.

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Mô Hình Hoá Sự Làm Việc đồng Thời Giữa Phần Mong_phần Thân Công Trình

                  Bác Hải dạo này cũng hay nóng cái đầu nhỉ !

                  Trở lại chủ đề, nếu bác chỉ phân tích tuyến tính tĩnh hoặc động thì vấn đề mô hình hóa này không có gì khó cả, bác dùng phần tử solid cho toàn bộ móng. Cái khó là ở chỗ khả năng của phần mềm. Như SAP hoặc Etab không cho phép tự động mesh phần tử solid, bác vẽ phần tử rồi copy cũng được nhưng tốn thời gian, thêm nữa khi số nút lớn nó sẽ chạy mất vài ngày nếu máy tính của bác k đủ mạnh.

                  Một giải pháp khác là đơn giản hóa mô hình phần tử hữu hạn để giảm số bậc tự do là mô hình nền bằng lò xo theo phương đứng (t-z curve), theo phương ngang (p-y curve). Mô hình này không xét được sự tương tác giữa các cọc trong nhóm nên các đặc trưng của lò xo nền phải nhân với hệ số tương tác. Do vậy cọc có thể chia thành nhiều đoạn, các nút trên cọc được gán gối tựa đàn hồi.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Mô Hình Hoá Sự Làm Việc đồng Thời Giữa Phần Mong_phần Thân Công Trình

                    Các bác lại cãi nhau rồi, em muốn học hỏi một chút mà toàn chỉ thấy các bác cười cợt nhau thôi... chán! Em thấy có một phần mềm mô hình được sự làm việc đồng thời giữa móng và thân công trình; đó là Robot Millennium. Đầu tiên phải dùng Revit Structure dựng mô hình sau đó xuất qua Robot Millennium để phân tích nội lưc. Em cũng không biết nhiều về phần mềm này, bác nào đã từng làm rồi thì viết bài cho thế hệ đi sau như bọn em học hỏi!
                    Đó là nơi anh sẽ đưa em đi cùng
                    Không nỗi sợ hãi, không nỗi nghi ngờ...

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Mô Hình Hoá Sự Làm Việc đồng Thời Giữa Phần Mong_phần Thân Công Trình

                      Nguyên văn bởi hien nghiem
                      Bác giải thích giúp tôi mấy điểm tôi chưa rõ ở mô hình bác post với:
                      1-Phần mô hình của bác không thấy đất đâu cả hay bác chỉ mô hình phần nổi của hệ cọc (tính từ mặt đất trở lên)
                      2-Điều kiện biên chân cọc là khớp cố định? nếu đây chỉ là phần nổi của hệ cọc thì với những cọc xiên, điều kiện biên này không chuẩn lắm.
                      Bác Hien Nghiem có thể dơwnload file dữ liệu về xem thử. Tôi mô hình đất nền bằng các lò xo có độ cứng k theo như chủ đề đang bàn luận ở đây. Vì tất cả các springs hiện nay đang ở chế độ off nên bác không thấy. Vì nền cọc là đất cuội sỏi cứng nên tôi mô hình là các gối tựa (không có chuyển vị đứng _ thực tế là có khi thử tải lại hệ này ). Công trình này đã đưa vào sử dụng.
                      To Chu hai : Nếu chú muốn mo hình hóa 100 hay 1000 đài như thế này thì cũng không có gì phức tạp lắm đâu. Cách đây 5 năm tôi cũng đã thiết kế một công trình nho nhỏ (khong 14 tầng thôi) bằng việc phân tích kết cấu bên trên và nền, móng làm việc đồng thời rồi (nền cũng là các lò xo _ spring constant). Công trình này hiện đã được đưa vào sử dụng. Không bị sự cố gì. Cái bảng bên trên là tôi làm để calibration cọc trước khi đưa vào Sap 2000 (nói chung cái bảng đó không phải ai cũng hiểu đâu)
                      To bac Hien Nghiem : Mô hình hóa phần tử solid trong Sap 2000 cũng đơn giản bằng lệnh extrude shell to solid element thôi. Bac co thể kiểm tra.
                      nc. oanh

                      Safety begins with team work

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Mô Hình Hoá Sự Làm Việc đồng Thời Giữa Phần Mong_phần Thân Công Trình

                        Nguyên văn bởi hien nghiem
                        Bác Hải dạo này cũng hay nóng cái đầu nhỉ !

                        Trở lại chủ đề, nếu bác chỉ phân tích tuyến tính tĩnh hoặc động thì vấn đề mô hình hóa này không có gì khó cả, bác dùng phần tử solid cho toàn bộ móng. Cái khó là ở chỗ khả năng của phần mềm. Như SAP hoặc Etab không cho phép tự động mesh phần tử solid, bác vẽ phần tử rồi copy cũng được nhưng tốn thời gian, thêm nữa khi số nút lớn nó sẽ chạy mất vài ngày nếu máy tính của bác k đủ mạnh.

                        Một giải pháp khác là đơn giản hóa mô hình phần tử hữu hạn để giảm số bậc tự do là mô hình nền bằng lò xo theo phương đứng (t-z curve), theo phương ngang (p-y curve). Mô hình này không xét được sự tương tác giữa các cọc trong nhóm nên các đặc trưng của lò xo nền phải nhân với hệ số tương tác. Do vậy cọc có thể chia thành nhiều đoạn, các nút trên cọc được gán gối tựa đàn hồi.
                        Tôi gởi bác hình vẽ lại có thể hiện các spring supports cho cai thứ nhất và cái đang được thi công.
                        Thân chào.
                        Attached Files
                        nc. oanh

                        Safety begins with team work

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Mô Hình Hoá Sự Làm Việc đồng Thời Giữa Phần Mong_phần Thân Công Trình

                          Nguyên văn bởi hien nghiem
                          Bác Hải dạo này cũng hay nóng cái đầu nhỉ !

                          Trở lại chủ đề, nếu bác chỉ phân tích tuyến tính tĩnh hoặc động thì vấn đề mô hình hóa này không có gì khó cả, bác dùng phần tử solid cho toàn bộ móng. Cái khó là ở chỗ khả năng của phần mềm. Như SAP hoặc Etab không cho phép tự động mesh phần tử solid, bác vẽ phần tử rồi copy cũng được nhưng tốn thời gian, thêm nữa khi số nút lớn nó sẽ chạy mất vài ngày nếu máy tính của bác k đủ mạnh.

                          Một giải pháp khác là đơn giản hóa mô hình phần tử hữu hạn để giảm số bậc tự do là mô hình nền bằng lò xo theo phương đứng (t-z curve), theo phương ngang (p-y curve). Mô hình này không xét được sự tương tác giữa các cọc trong nhóm nên các đặc trưng của lò xo nền phải nhân với hệ số tương tác. Do vậy cọc có thể chia thành nhiều đoạn, các nút trên cọc được gán gối tựa đàn hồi.
                          Tôi gởi bác hình vẽ lại có thể hiện các spring supports cho cai thứ nhất và cái đang được thi công. Cái thứ 02 được mo phỏng bằng StaadPro2006 (Do tư vấn yêu cầu)
                          Thân chào.
                          Attached Files
                          Last edited by nguyencongoanh; 26-04-2008, 03:17 PM.
                          nc. oanh

                          Safety begins with team work

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Mô Hình Hoá Sự Làm Việc đồng Thời Giữa Phần Mong_phần Thân Công Trình

                            Nguyên văn bởi hien nghiem
                            Bác Hải dạo này cũng hay nóng cái đầu nhỉ !

                            Trở lại chủ đề, nếu bác chỉ phân tích tuyến tính tĩnh hoặc động thì vấn đề mô hình hóa này không có gì khó cả, bác dùng phần tử solid cho toàn bộ móng. Cái khó là ở chỗ khả năng của phần mềm. Như SAP hoặc Etab không cho phép tự động mesh phần tử solid, bác vẽ phần tử rồi copy cũng được nhưng tốn thời gian, thêm nữa khi số nút lớn nó sẽ chạy mất vài ngày nếu máy tính của bác k đủ mạnh.

                            Một giải pháp khác là đơn giản hóa mô hình phần tử hữu hạn để giảm số bậc tự do là mô hình nền bằng lò xo theo phương đứng (t-z curve), theo phương ngang (p-y curve). Mô hình này không xét được sự tương tác giữa các cọc trong nhóm nên các đặc trưng của lò xo nền phải nhân với hệ số tương tác. Do vậy cọc có thể chia thành nhiều đoạn, các nút trên cọc được gán gối tựa đàn hồi.
                            Tôi gởi bác hình vẽ lại có thể hiện các spring supports cho cai thứ nhất và cái đang được thi công. Cái thứ 02 được mo phỏng bằng StaadPro2006 (Do tư vấn yêu cầu). Còn về cái khớp trong các bài toắn là để đơn giản mà không ảnh hưởng nhiều đến kết qủa tính toắn (nếu muốn có thể mô phỏng chúng bằng spring support (dựa vào kết quả tính lún và biến dạng đàn hồi của cọc.
                            NC. Oanh
                            Thân chào.
                            Attached Files
                            nc. oanh

                            Safety begins with team work

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Mô Hình Hoá Sự Làm Việc đồng Thời Giữa Phần Mong_phần Thân Công Trình

                              Theo bác muốn mô hình tổng thể cả thân - đài - cọc cái
                              mặt bằng như này thì cần phải bao nhiêu lâu ạ???

                              To Chu Haikcvncc: Tôi không biết công trình của CHu Hai to đến mức nào (tôi chưa thể tưởng tượng ra) nhưng những kết cấu tôi post lên có kích thước như sau
                              a/-Cái thứ nhất có kích thước W7xL12xH4m (coc 450x450). Cái này đã được đưa vào sử dụng nhiều năm rồi
                              b/-Cái thứ hai W40mxL500m (dầm cao 2000 đến 2200, cọc ống dự ứng lực PHC đường kính 800, dai 63m). Cái này đang được thi công phần cọc.
                              Chắc chú em không biết chứ có những công trình người ta mô phỏng đâu phải ở một địa điểm mà mỗi phần ở rất ở mỗi nước rồi sau đó mới kết nối chúng với nhau thành một kết cấu hoàn chỉnh. Nên ơ Việt Nam chú cũng có thể chia ra nhiều hạng mục trong một kết cấu rồi sau đó kết nối chúng lại.
                              Tôi sẽ hướng dẫn cho chú Haikcvncc là theo các bước như thế này (để chú khỏi suốt ngày cứ khóc lóc là không có thời gian.Vì chú là một nhà thiết kế (tôi đoán như thế ) chứ đâu phải là một anh thợ vẽ (cad operator). Ngày trước tôi còn làm cách vẽ bên Autocad roi import kết cấu sang Sap2000 đối với những kết cấu hơi phức tạp (hoặc can thiệp trực tiếp vào file *.$2K
                              1/-Mô phỏng đài cọc và spring support bằng các file riêng (giả thiết là kết cấu của chú có 100 đài cọc hoàn toàn khác nhau.
                              2/-Mô phỏng phần thân kết cấu bằng một file khác (công việc trước đây chú vẫn làm)
                              3/-Import đài và cọc từ file (ở bước 01) vào kết cấu của chú theo hệ tọa độ địa phương (local axis) để đơn giản, chú cũng có thể dùng hệ tọa độ tổng thể nếu muốn.
                              4/-Chú đã có một hệ kết cấu gồm phần trên và phần nền (mông phỏng bằng spring support) và phần móng (cọc và đài)
                              Lúc trước tôi dùng Sap86 đâu có giao diện thuận tiện như bây giờ (chắc là nhiều người suốt ngày ngồi khóc vì không thể hoàn thành công việc vì không có đủ thời gian)
                              Chú đoàn tôi không phải là kĩ sư xâu dựng dân dụng tức là chú đã bị bé cái lầm rồi. Tôi là dân Kiến trúc Hà Nội khoa xây dựng (tức là tôi là kĩ sư xây dựng). Còn hiện giờ tôi là kĩ sư trưởng phụ trách thiết kế của TOA corporation dự án cảng trung tâm container saigòn (SPCT) lớn nhất Việtnam(cho tới hiện nay). Công việc của tôi là xử lí tính toán nền móng: gia tải trước và bấc thấm (preloading and PVD) cọc đất ximăng gia cố sâu(cement deep mixing), mô phỏng và phân tích kết cấu làm việc cùng với nền cọc (bằng spring support). Tôi không phải ngồi vẽ (vì đã có người khác làm việc này) nên chắc là tôi có nhiều thời gian hơn chú em để mô phỏng những thứ linh tinh bên trên.

                              Gởi Anh Hien Nghiem: Hồi còn đi học tôi có đứa bạn cũng làm một đề tài tương tự như Anh (Nghiên cứu ảnh hưởng của tải đứng và ngang lên ứng xử của cọc dứơi mố cầu). Nó cũng viết code cho chương trình này. Không biết bác Hien Nghiem đang làm Master hay PhD vậy.
                              Last edited by nguyencongoanh; 27-04-2008, 11:45 AM.
                              nc. oanh

                              Safety begins with team work

                              Ghi chú

                              Working...
                              X