Gởi các bạn thành viên,
Vừa qua một vụ tai nạn hi hữu đã xảy ra ở California, làm một đoạn cầu trên đường cao tốc bị xập. Đứng ở góc độ của người kỹ sư công trình chúng ta có thể nhận thấy nguyên nhân chính là do nhiệt độ của đám cháy quá lớn làm cho hệ dầm thép bên dưới biến dạng lớn, một số bulông bị nóng chảy, dẫn đến kết cấu bị bất ổn định và phá hoại. (do cả nguyên nhân ứng suất và bất ổn định).
Nguyên nhân trên cũng tương tự như trường hợp của tòa tháp đôi (WTC).
Việc mô phỏng sự sụp đổ của kết cấu trên là bài toán khá thú vị đối với dân xây dựng. Ở nước ngoài sau mỗi sự kiện như vậy, các vấn đề kỹ thuật đều được giới chuyên môn mổ xẻ nhằm tìm ra các bài học kinh nghiệm mà sau này nó sẽ được đưa vào các tiêu chuẩn thiết kế. Mô phỏng lại quá trình sụp đổ cũng là một nội dung tìm hiểu được thực hiện.
Tôi đề nghị ban quản trị có thể tổ chức một cuộc thi "không giải thưởng", có thể coi đây là một đề bài thách thức nhằm giúp các kỹ sư của chúng ta nâng "tầm" và có cái nhìn tổng quan hơn.
Bài toán sụp đổ của cầu xa lộ trên có thể đưa về dạng bài toán Tương tác Cơ-Nhiệt xảy ra đồng thời (Coupling Thermal-Mechanical Analyis ). Có hai phân tích cần thực hiện đó là truyền nhiệt (heat tranfer) và phân tích ứng suất (hay bất ổn định, stress/buckling) dưới tác dụng của tải trọng nhiệt độ/lực và sự thay đổi tính chất của vật liệu (nonlinear analysis) theo nhiệt độ (temperature dependence).
Công cụ để giải bài toán này:
- ANSYS Mechanical, Workbench, Multiphysic
- MIDAS Civil
- Có thể SAP2000 (không biết phiên bản 11 có phân tích heat transfer không?, nếu có thì làm được).
Casanovavn
Vừa qua một vụ tai nạn hi hữu đã xảy ra ở California, làm một đoạn cầu trên đường cao tốc bị xập. Đứng ở góc độ của người kỹ sư công trình chúng ta có thể nhận thấy nguyên nhân chính là do nhiệt độ của đám cháy quá lớn làm cho hệ dầm thép bên dưới biến dạng lớn, một số bulông bị nóng chảy, dẫn đến kết cấu bị bất ổn định và phá hoại. (do cả nguyên nhân ứng suất và bất ổn định).
Nguyên nhân trên cũng tương tự như trường hợp của tòa tháp đôi (WTC).
Việc mô phỏng sự sụp đổ của kết cấu trên là bài toán khá thú vị đối với dân xây dựng. Ở nước ngoài sau mỗi sự kiện như vậy, các vấn đề kỹ thuật đều được giới chuyên môn mổ xẻ nhằm tìm ra các bài học kinh nghiệm mà sau này nó sẽ được đưa vào các tiêu chuẩn thiết kế. Mô phỏng lại quá trình sụp đổ cũng là một nội dung tìm hiểu được thực hiện.
Tôi đề nghị ban quản trị có thể tổ chức một cuộc thi "không giải thưởng", có thể coi đây là một đề bài thách thức nhằm giúp các kỹ sư của chúng ta nâng "tầm" và có cái nhìn tổng quan hơn.
Bài toán sụp đổ của cầu xa lộ trên có thể đưa về dạng bài toán Tương tác Cơ-Nhiệt xảy ra đồng thời (Coupling Thermal-Mechanical Analyis ). Có hai phân tích cần thực hiện đó là truyền nhiệt (heat tranfer) và phân tích ứng suất (hay bất ổn định, stress/buckling) dưới tác dụng của tải trọng nhiệt độ/lực và sự thay đổi tính chất của vật liệu (nonlinear analysis) theo nhiệt độ (temperature dependence).
Công cụ để giải bài toán này:
- ANSYS Mechanical, Workbench, Multiphysic
- MIDAS Civil
- Có thể SAP2000 (không biết phiên bản 11 có phân tích heat transfer không?, nếu có thì làm được).
Casanovavn
Ghi chú