Ðề: Guyed Mast Tower (Cột anten dây co)
Hi, lâu rồi mới vào đây đọc, thấy có nhiều bài viết mới quá.
Mình thấy 2 bạn có nói đến 2 phần mềm: MSTOWER và RISATOWER.
Cả 2 soft này mình đã từng dùng để tính toán cho công việc của mình. (Thiết kế các tháp anten cho các mạng viễn thông ở Việt Nam). Cả 2 soft đều rất hay, đều có những điểm mạnh riêng.
Mình cũng không đi quá sâu vào tìm hiểu cụ thể phân tích Phi tuyến. Do time của jobs gấp nên chỉ tìm hiểu cách sử dụng phần mềm để giải quyết bài toán của mình.
01 - Bạn UMY có nói đến phần mềm kiểm tra tháp trong khi lắp dựng. Mình nghĩ bài toán kiểm tra phải phụ thuộc vào Biện pháp thi công. Ở Việt Nam thông thường thi công theo phương pháp dựng tháp giả.
Trong điều kiện thi công không có gió, mình nghĩ các yêu cầu cho phép về độ lệch khi thi công sẽ được ưu tiên hơn là về độ bền của các phần tử khi thi công. Ví dụ như độ lệch theo phương ngang của đỉnh tháp <H/400 chẳng hạn.
02 - Thông thường tính tháp thì xét tháp đã được lắp dựng hoàn toàn. Trên đó treo đủ tải (anten, feeder, ladder...) và gió ở trường hợp bất lợi nhất (tức là vận tốc gió thiết kế). Tháp OK khi thỏa mãn thông thường 2 yếu tốt: Chuyển vị và Ứng suất. Về ứng suất thì là yêu cầu bắt buộc. Về chuyển vị thì được giới hạn để Anten vẫn làm việc bình thường. Ví dụ trong viễn thông, một số loại anten yêu cầu CV ngang là H/100, Xoắn là 0.7 độ....
Như bạn dinhnghia nói: check xem nội lực trong cáp không vượt quá lực căng trước và không nhỏ hơn 0.
Xét tháp có 4 cạnh dây co như hình của bạn HoàngCường. Nếu gió thổi theo phương của 45 độ, thì nội lực trong nhóm dây co mặt trước sẽ > lực căng trước, trong khi đó nhóm dây co mặt sau sẽ có nội lực < lực căng trước. Nếu lực căng trước không đủ lớn thì nhóm dây này có thể bị trùng (nội lực -> 0)
Thật ra nếu sử dụng 2 soft trên thì mọi thứ: Đầu Vào -> Tính Toán -> Kết Quả đều được tự động tối đa. (híc, mỗi tội k có xiền mua để dùng )
Thông thường mình thấy tiêu chuẩn hay sử dụng: tính gió là TIA-EIA-222-F 1996, ứng suất là AISC-ASD 89.
Ở Việt Nam thì các đơn vị thiết kế hay dùng SAP 2000 V11 trở nên để tính toán (vd như đơn vị tư vấn làm trainning mà bạn dinhnghia đã được tham dự). Mô hình sẽ là:
Tính Gió -> SAP 2000 -> Nội Lực -> Ứng Suất
Làm sẽ hơi thủ công nhưng người tính sẽ nắm được rõ ràng hơn về cách tính toán.
Hi, lâu rồi mới vào đây đọc, thấy có nhiều bài viết mới quá.
Mình thấy 2 bạn có nói đến 2 phần mềm: MSTOWER và RISATOWER.
Cả 2 soft này mình đã từng dùng để tính toán cho công việc của mình. (Thiết kế các tháp anten cho các mạng viễn thông ở Việt Nam). Cả 2 soft đều rất hay, đều có những điểm mạnh riêng.
Mình cũng không đi quá sâu vào tìm hiểu cụ thể phân tích Phi tuyến. Do time của jobs gấp nên chỉ tìm hiểu cách sử dụng phần mềm để giải quyết bài toán của mình.
01 - Bạn UMY có nói đến phần mềm kiểm tra tháp trong khi lắp dựng. Mình nghĩ bài toán kiểm tra phải phụ thuộc vào Biện pháp thi công. Ở Việt Nam thông thường thi công theo phương pháp dựng tháp giả.
Trong điều kiện thi công không có gió, mình nghĩ các yêu cầu cho phép về độ lệch khi thi công sẽ được ưu tiên hơn là về độ bền của các phần tử khi thi công. Ví dụ như độ lệch theo phương ngang của đỉnh tháp <H/400 chẳng hạn.
02 - Thông thường tính tháp thì xét tháp đã được lắp dựng hoàn toàn. Trên đó treo đủ tải (anten, feeder, ladder...) và gió ở trường hợp bất lợi nhất (tức là vận tốc gió thiết kế). Tháp OK khi thỏa mãn thông thường 2 yếu tốt: Chuyển vị và Ứng suất. Về ứng suất thì là yêu cầu bắt buộc. Về chuyển vị thì được giới hạn để Anten vẫn làm việc bình thường. Ví dụ trong viễn thông, một số loại anten yêu cầu CV ngang là H/100, Xoắn là 0.7 độ....
Như bạn dinhnghia nói: check xem nội lực trong cáp không vượt quá lực căng trước và không nhỏ hơn 0.
Xét tháp có 4 cạnh dây co như hình của bạn HoàngCường. Nếu gió thổi theo phương của 45 độ, thì nội lực trong nhóm dây co mặt trước sẽ > lực căng trước, trong khi đó nhóm dây co mặt sau sẽ có nội lực < lực căng trước. Nếu lực căng trước không đủ lớn thì nhóm dây này có thể bị trùng (nội lực -> 0)
Thật ra nếu sử dụng 2 soft trên thì mọi thứ: Đầu Vào -> Tính Toán -> Kết Quả đều được tự động tối đa. (híc, mỗi tội k có xiền mua để dùng )
Thông thường mình thấy tiêu chuẩn hay sử dụng: tính gió là TIA-EIA-222-F 1996, ứng suất là AISC-ASD 89.
Ở Việt Nam thì các đơn vị thiết kế hay dùng SAP 2000 V11 trở nên để tính toán (vd như đơn vị tư vấn làm trainning mà bạn dinhnghia đã được tham dự). Mô hình sẽ là:
Tính Gió -> SAP 2000 -> Nội Lực -> Ứng Suất
Làm sẽ hơi thủ công nhưng người tính sẽ nắm được rõ ràng hơn về cách tính toán.
Ghi chú