QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Chênh lệch cốt thép ớp trên và dưới trong dầm BTCT???

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Chênh lệch cốt thép ớp trên và dưới trong dầm BTCT???

    Tôi có xem bản vẽ công trình nhà 37 tầng ở TpHCM do Singapore thiết kế trong đó phần cốt thép dầm lớp trên và lớp dưới chênh lệch nha quá nhiều : thép lớp trên tại vị trí nhịp bố trí 3D16, cốt thép lớp dưới 3D32+3D32+2D20, tiết diện dầm 30x80cm (như hình đính kèm), bê tông mác 350.
    Như vậy thì liệu sự chênh lệch cốt thép này có gây nứt dầm hay không? Mong nhận được ý kiến của các anh em trên diễn đàn.
    Attached Files

  • #2
    Ðề: Chênh lệch cốt thép ớp trên và dưới trong dầm BTCT???

    Nguyên văn bởi alpha_xd
    Tôi có xem bản vẽ công trình nhà 37 tầng ở TpHCM do Singapore thiết kế trong đó phần cốt thép dầm lớp trên và lớp dưới chênh lệch nha quá nhiều : thép lớp trên tại vị trí nhịp bố trí 3D16, cốt thép lớp dưới 3D32+3D32+2D20, tiết diện dầm 30x80cm (như hình đính kèm), bê tông mác 350.
    Như vậy thì liệu sự chênh lệch cốt thép này có gây nứt dầm hay không? Mong nhận được ý kiến của các anh em trên diễn đàn.
    E ko hiểu, bác giải thích cho e chỗ này với:
    + Tại sao thép 2 lớp chênh lệch nhiều gây nứt dầm?
    + Vết nứt mà bác nói là vết nứt như thế nào? Theo e thì dầm thường lúc nào chả nứt.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Chênh lệch cốt thép ớp trên và dưới trong dầm BTCT???

      Nguyên văn bởi alpha_xd
      Tôi có xem bản vẽ công trình nhà 37 tầng ở TpHCM do Singapore thiết kế trong đó phần cốt thép dầm lớp trên và lớp dưới chênh lệch nha quá nhiều : thép lớp trên tại vị trí nhịp bố trí 3D16, cốt thép lớp dưới 3D32+3D32+2D20, tiết diện dầm 30x80cm (như hình đính kèm), bê tông mác 350.
      Như vậy thì liệu sự chênh lệch cốt thép này có gây nứt dầm hay không? Mong nhận được ý kiến của các anh em trên diễn đàn.
      Để đảm bảo sự làm việc giữa bê tông và cốt thép thì cốt thép trong 1 lớp không được chênh lệch nhiều quá(đường kính thép đặt trong 1 lớp không lệch nhau 6).trong trường hợp bản vẽ của bạn không có vấn đè gì.2 thép lệch nhau lớn nhưng không cùng nằm tai 1 lớp hơn nữa điều kiện lam việc cũng khác nhau :chịu nen và chịu kéo
      VINACONEX6
      manvuxd@gmail.com

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Chênh lệch cốt thép ớp trên và dưới trong dầm BTCT???

        Em thấy cái vấn đề này các bác đã cãi nhau ỳ xèo trong "khớp dẻo" rùi mà.
        Trong th cái dầm này tại vt nguy hiểm nhất mà có mm tại gối lớn thì khi đó nó hình thành khớp dẻo ( do lượng thép gối bố trí ko đủ, cái này chắc do ks thiết kế đã tính tới và cố ý chủ động cho hình thành khớp dẻo). Khi đó thì với lượng thép nhịp như vậy thì chẳng có J xảy ra đâu hỉ?

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Chênh lệch cốt thép ớp trên và dưới trong dầm BTCT???

          Em nghĩ ở VN không ai dám bố trí thép như thế đâu!!!
          Nói ít 1 chút,làm nhiều 1 chút!!!

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Chênh lệch cốt thép ớp trên và dưới trong dầm BTCT???

            Nếu là thép chịu lực cắt ở hai đầu dầm thì truyện đường kính của cốt thép chênh lệch nhau bao nhiêu thi không thành vấn đề lắm, nhưng nếu là cốt thép chịu mô men thi lại khác, cụ thể ở bản vẽ này có 2 thanh phi 20 bố trí như vậy là không hợp lý lắm! Đây là lần đầu tiên em thấy người ta bố trí thép như vậy!
            Đó là nơi anh sẽ đưa em đi cùng
            Không nỗi sợ hãi, không nỗi nghi ngờ...

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Chênh lệch cốt thép ớp trên và dưới trong dầm BTCT???

              Nguyên văn bởi binhminh142
              Chênh lệch cốt thép lớn nhất và nhỏ nhất trong 1 cấu không được lớn hơn 8 bạn ạ. Đây là tiêu chuẩn của ketcấu bê tông đấy.
              Đúng là em chưa đọc được điều này trong tiêu chuẩn rùi! Ngày xưa khi học em chỉ biết là đường kính của những cốt thép chịu momen âm hoặc dương trong một cấu kiện không được chênh lệch nhau quá 6mm. Em đã từng thấy những cái dầm có thép chịu mômen là phi 16 mà thép đai chỉ là phi 6 và có cả những cái dầm thép chịu lực cắt ở đầu dầm là phi 12 còn thép chịu mômen là phi 25.
              Đó là nơi anh sẽ đưa em đi cùng
              Không nỗi sợ hãi, không nỗi nghi ngờ...

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Chênh lệch cốt thép ớp trên và dưới trong dầm BTCT???

                Nguyên văn bởi ks1984
                Em nghĩ ở VN không ai dám bố trí thép như thế đâu!!!
                Sao anh khẳng định như " đinh đóng cột " vậy? Em thấy có công trình bố trí cốt thép như vậy rồi. Và được thiết kế bởi 1 KS VN. Nếu các anh ở trong TP HCM chắc biết công trình trụ sở Unilever trong đó.
                Chén rượu cay một đời ta uống mãi.

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Chênh lệch cốt thép ớp trên và dưới trong dầm BTCT???

                  Nguyên văn bởi binhminh142
                  Chênh lệch cốt thép lớn nhất và nhỏ nhất trong 1 cấu không được lớn hơn 8 bạn ạ. Đây là tiêu chuẩn của ketcấu bê tông đấy.
                  Không biết bác học lúc nào là lệch 8 nhưng bây giờ em học là lẹch 10 liền đó còn đi thực tế làm em chưa giám làm ,Trong trường hợp bạn hỏi tại sao lệch nhiều hơn 10 đó là vấn đề khá chú ý đó.Bây giờ mình thử xem lại nha ,trong khối bê tông cốt thép thì thép có khả năng chịu lực uốn +kéo là chính nếu như Thiết Kế như bạn nói chúng ta tính khả năng chịu lực thì sẽ thấy chúng làm việc mất cân bằng khá lớn do đó lục sẽ thiên về khả năng chịu tải bên tiết diện bố trí thép phi nhỏ gây ra nứt ,vậy điểm nhấn ở đây chúng ta xem công trình đó sẽ làm việc xét phương như thế nao?có khi nào dầm làm việc 1 phương không nhỉ? Bác nào Có Kinh nghiệm nói em biết Dầm có làm việc 1 phương không vậy?
                  Ngựa Non Tập Chạy
                  Đường Phẳng Hay Biết Mấy

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Chênh lệch cốt thép ớp trên và dưới trong dầm BTCT???

                    Nguyên văn bởi David Giang
                    Không biết bác học lúc nào là lệch 8 nhưng bây giờ em học là lẹch 10 liền đó còn đi thực tế làm em chưa giám làm ,Trong trường hợp bạn hỏi tại sao lệch nhiều hơn 10 đó là vấn đề khá chú ý đó.Bây giờ mình thử xem lại nha ,trong khối bê tông cốt thép thì thép có khả năng chịu lực uốn +kéo là chính nếu như Thiết Kế như bạn nói chúng ta tính khả năng chịu lực thì sẽ thấy chúng làm việc mất cân bằng khá lớn do đó lục sẽ thiên về khả năng chịu tải bên tiết diện bố trí thép phi nhỏ gây ra nứt ,vậy điểm nhấn ở đây chúng ta xem công trình đó sẽ làm việc xét phương như thế nao?có khi nào dầm làm việc 1 phương không nhỉ? Bác nào Có Kinh nghiệm nói em biết Dầm có làm việc 1 phương không vậy?
                    Nói dầm làm việc theo một phương không thì đó là chỉ theo lý thuyết. Trên thực tế tất cả các dầm đều làm việc theo nhiều phương. Cái mà chúng ta xét là sự ảnh hưởng của phương kia đến phương chính có đáng kể không. Thông thường khi tính toán và cấu tạo nếu sơ đồ làm việc của dầm không có gì đặc biệt ta tính dầm làm việc theo một phương. Cốt thép cấu tạo của dầm này, hay sự ảnh hưởng của cốt thép theo phương chính đến phương phụ vô hình dung đã chịu đủ lực tác dụng theo các phương phụ. Nếu bạn muốn chắc chắn bạn nên làm một bài toán kiểm tra trên một mô hình của công trình đã thi công. Còn việc bố trí lớp thép trên và lớp thép dưới khác nhau nhiều như trên theo tôi không ảnh hưởng gì đến khả năng chịu lực của dầm. Tiêu chuẩn TCVN 356-2005 cũng quy định rất rõ là hàm lượng cốt thép tối thiểu trong mọi cấu kiện chịu uốn không <0.05%. Về bản thân tôi, tôi đã từng bố trí đường kính thép chênh lệch như trên và còn nhỏ hơn thế nữa (5f25 lớp dưới + 2f14 lớp trên). Nhìn chung cũng chẳng có vấn đề gỉ cả, miễn là cốt thép chịu lực mình đặt đủ và cốt thép cấu tạo không được đặt thấp hơn quy định. Nhân đây tui có vài lời, anh em nào biết thì cho ý kiến để mọi người tham khảo!

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Chênh lệch cốt thép ớp trên và dưới trong dầm BTCT???

                      Chà,

                      Bố trí thép như thế có vấn đề gì đâu vì chỗ nào có moment thì đã đặt thép cả rồi. Thép lớp trên giữa nhịp là vùng chịu nén theo lý thuyết thì không đặt cũng không sao. Thực tế thì khi thiết kế ở những vùng chịu nén người kỹ sư thường đặt thêm các thanh thép để chống sự co giãn của bê tông do nhiệt độ. Có 2 lý do thuận tiện: hai thanh (02) thép D16 trong thiết kế trên vừa là 2 thanh nhiệt (temperature rebar) để chống nứt dầm do bê tông co ngót (shrinkage) vừa là thép cấu tạo để cố định cốt thép.

                      Thông thường, việc bố trí thép cả ở vùng chịu nén và và chịu kéo của dầm (doubly reinforced beam) khi kiến trúc giới hạn chiều cao của dầm tại giữa nhịp, hoặc mặt cắt ngang tại giữa nhịp là không đủ tiết diện để bố trí thép chống lại moment âm mặc dù đã tăng tối đa cốt thép tại vùng chịu kéo tại đầu dầm. Ngòai ra nếu dầm quá dài, kết cấu yêu cầu thiết kế thêm moment xoắn (torsional) và khả năng chống lật theo phương ngang của dầm thì sử dụng doubly reinforced beam.

                      Bình thường nếu là dầm bản cao (deep beam) có tỷ lệ cao/rộng >2 thì thiết kế theo singly reinforced beam, còn < 2 (vd 200x300) thì thiết kế theo doubly reinforced beam.

                      Trở lại trường hợp với dầm 300x800, với chiều cao của dầm và diện tích mặt cắt ngang là quá thừa (deep beam) để bố trí đủ thép ở vùng chịu moment âm tại đầu dầm nên người kỹ sư thiết kế theo singly reinforced beam, tức không bố trí thêm thép lớp trên ở giữa dầm, mà nếu có như trường hợp trên là thép cấu tạo và nhiệt độ.
                      Last edited by KhanhTL1; 02-01-2008, 02:06 PM.

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Chênh lệch cốt thép ớp trên và dưới trong dầm BTCT???

                        Nguyên văn bởi KhanhTL1
                        Chà,

                        người kỹ sư thường đặt thêm các thanh thép để chống sự co giãn của bê tông do nhiệt độ
                        thép cấu tạo không có vai trò "chống lại sự co giản" mà chỉ có tác dụng làm cho hiện tượng này phân bố đều ra để tránh xuất hiện vết nứt tập trung tại 1 số vị trị

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Chênh lệch cốt thép ớp trên và dưới trong dầm BTCT???

                          Chà,

                          Ý của Bác cũng là một kinh nghiệm để đặt thép tại các vị trí thiết yếu khi thiết kế, tuy nhiên theo tôi điều quan trọng nhất đã là kết cấu bê tông thì yêu cầu chống nứt của bê tông tại mọi vị trí là một yêu cầu tối thiểu kể cả việc đặt thép như thế nào và bảo dưỡng bê tông đúng cách (vì bê tông chịu kéo kém). Một ví dụ cụ thể là trong kết cấu đài cọc, theo lý thuyết không nhất thiết phải đặt thép tại lớp trên, nhưng thực tế người ta vẫn phải đặt vì đó là các thanh temperature rebar. Còn trong cột (column) chẳng ai lại đặt temp. rebar trên bề mặt vì đó là cấu kiện chịu nén.

                          Thêm nữa, thép cấu tạo và thép temp. rebar khác nhau, nhiều khi kết hợp sử dụng 2 trong 1.
                          Last edited by KhanhTL1; 02-01-2008, 02:25 PM.

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Chênh lệch cốt thép ớp trên và dưới trong dầm BTCT???

                            bố trí thế này thì sắt đai cột ntn

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Chênh lệch cốt thép ớp trên và dưới trong dầm BTCT???

                              Tiêu chuẩn hay quy phạm nào quy định chênh lệch cốt thép trong dầm không được lớn hơn 8????.

                              Ghi chú

                              Working...
                              X