Plaxis 2D là phần mềm rất mạnh để giải quyết các vấn đề về cơ học đất nền móng nhất là về ổn định mái dốc và tường chắn đất. Phần mềm này có thể tính đến sự cố kết của đất nên có thể nói rằng nó có thể mô hình hóa nền đất. Mong mọi người đã từng dùng plaxis 2D thảo luận về những kinh nghiệm và những vấn đề thắc mắc về phần mềm này. Xin lưu ý mọi người khi dùng mô hình của đất (material model - M-C model, soft soil model, hardening soil model....) va material type (undrained or drained). Xin moi nguoi cho y kien.
QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG
Collapse
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Plaxis 2D
Collapse
X
-
To Cường: bạn dịch từ "hardening soil model" là "đất cứng" theo tôi có vẻ không ổn lắm vì dễ gây hiểu nhầm là model này dùng cho đất cứng. Thực ra từ hardening để chỉ luật ứng xử có giới hạn đàn hồi tăng sau khi làm việc trong trạng thái dẻo (trong vật liệu thép mình hay gọi là hiên tượng cứng nguội), ngược lại với softening model trong đó giới hạn đàn hồi giảm sau khi làm việc trong trạng thái dẻo.
Không biết 2 từ này dịch ra tiếng Việt là gì nhỉ ?Does engineering need science?
Ghi chú
-
Nguyên văn bởi phu_hoTo Cường: bạn dịch từ "hardening soil model" là "đất cứng" theo tôi có vẻ không ổn lắm vì dễ gây hiểu nhầm là model này dùng cho đất cứng. Thực ra từ hardening để chỉ luật ứng xử có giới hạn đàn hồi tăng sau khi làm việc trong trạng thái dẻo (trong vật liệu thép mình hay gọi là hiên tượng cứng nguội), ngược lại với softening model trong đó giới hạn đàn hồi giảm sau khi làm việc trong trạng thái dẻo.
Không biết 2 từ này dịch ra tiếng Việt là gì nhỉ ?
Ghi chú
-
[QUOTE=Tran duc Cuong]
Mô tả tính chất cơ lí các lớp đất. Phần mềm này chỉ cho phép đưa vào các số liệu trong phòng thí nghiệm: gamma, Cu, phi, E, v. Nó quên hẳn mảng số liệu hiên trường như qc; Nspt
Phải lựa chọn mô hình đất hợp lý: tuyến tính (linear elastic); đàn dẻo tuyệt đối Mohr-Coulomb; đất cứng (Hardning soil model); đất mềm (soft soil) hay đất bùn (soft soil creep model). Ba mô hình đất sau cùng còn khá lạ lẫm với chúng ta.
Lựa chọn hệ số ma sát Rinterface của móng-đất. Cái này phụ thuộc tính chặt của đất và vật liệu móng chỗ tiếp xúc. Theo chủ quan, tôi lấy mặc định bằng 1. Đất yếu thì có thể lấy nhỏ hơn từ 0.5-1 và ngược lại
-------
Ghi chú
-
"hardening soil" dịch là "tăng bền" thì đúng hơn vì khi đó giới hạn bền của đất tăng do sự mở rộng của giới hạn dẻo (quĩ tích dẻo - yield locus). Vần đề này thuộc về lý thuyết nên khó mà trình bày hết ở đây. Các bạn có thể tham khảo trong cuốn Soil Behaviour của M.Wood hoặc đọc ngay trong manual của Plaxis phần soil models.
Nếu tôi nhớ ko nhầm thì Plaxis 7.2 đã tích hợp "tính chất creep" của đất vào SSM luôn rồi và như vậy ko còn mô hình SS creep nửa.
Bộ thông số đầu vào của Plaxis yêu cầu tất cả phải là các giá trị hữu hiệu (c', phi', E' và cả v'). Do vậy nếu các bạn dùng giá trị Cu, phi u...thì chắc chắn là ko được rồi. Việc mô phỏng điều kiện làm việc của đất được điều chỉnh bằng các tùy chọn trong combo-box phía dưới. Đây chính là chỗ mà người thiết kế hay nhầm lẫn vì không hiểu rõ.
Độ lớn của Rinter thì tùy thuộc vào chủ ý tính toán của người thiết kế . Ví dụ như nếu bạn đang xét đến ma sát âm tác động lên lưng tường thì nên lấy Rinter=1 vì đây là đk bất lợi nhất.
Ghi chú
-
Nguyên văn bởi Tran duc CuongTo Phu_ho và tuanibst
từ "hardning" dịch là "tái bền" là dễ chập nhận hơn cả. Thực chất là sự gia tăng miền đàn hồi của vật liệu. Mô hình này dùng cho đất cứng (sét cứng, cát chặt); chứ không thể dùng cho đất yếu được. Tuy nhiên mô hình này rất khó dùng và tính đúng đắn của nó đang là một câu hỏi trong giới khoa học.
to longnv : bạn gọi là "tăng bền" có vẻ hợp lý hơn cả đấy nhỉ. Ngày xưa tôi nghĩ mãi không biết gọi là gì, nên cứ nôm na tự gọi là "cứng lên" hay "mềm đi", nghe nó không khoa học chút nào cảDoes engineering need science?
Ghi chú
-
Bộ thông số đầu vào của Plaxis yêu cầu tất cả phải là các giá trị hữu hiệu (c', phi', E' và cả v'). Do vậy nếu các bạn dùng giá trị Cu, phi u...thì chắc chắn là ko được rồi. Việc mô phỏng điều kiện làm việc của đất được điều chỉnh bằng các tùy chọn trong combo-box phía dưới. Đây chính là chỗ mà người thiết kế hay nhầm lẫn vì không hiểu rõ.
pp A: dùng M-C model, ứng suất hiệu quả: phân tích vật liệu kiểu undrained nhưng sư dụng các thông số c', phi', gama', E', v'
ppB: dùng M-C model, ứng suất hiệu quả: phân tích vật liệu kiểu undrained nhưng sư dụng các thông số c=cu, phi=0 (hoặc 1), gama=0, E', v'
ppC: dùng M-C model, ứng suất tổng: phân tích vật liệu kiểu drained nhưng sư dụng các thông số c=cu, phi=0 (hoặc 1), gama=0, Eu, v=0.495
ppD: dùng các mô hình SSM, HSM..., ứng suất hiệu quả: phân tích vật liệu kiểu undrained nhưng sư dụng các thông số như ppA.
pp C là pp không không nên sử dụng nhất. vì vậy nên các bác có thể nhập thông số kiểu gì cũng được miễn là đừng nhập cu và phi' vào cùng 1 chỗ
Nguyên văn bởi Tran duc Cuong
To Phu_ho và tuanibst
từ "hardning" dịch là "tái bền" là dễ chập nhận hơn cả. Thực chất là sự gia tăng miền đàn hồi của vật liệu. Mô hình này dùng cho đất cứng (sét cứng, cát chặt); chứ không thể dùng cho đất yếu được. Tuy nhiên mô hình này rất khó dùng và tính đúng đắn của nó đang là một câu hỏi trong giới khoa học.
Độ lớn của Rinter thì tùy thuộc vào chủ ý tính toán của người thiết kế . Ví dụ như nếu bạn đang xét đến ma sát âm tác động lên lưng tường thì nên lấy Rinter=1 vì đây là đk bất lợi nhất.
Ma sát âm là một vấn đề hoàn toàn khác không phụ thuộc vào giá trị Rinter này đâu.
Ghi chú
-
Còn thông số đầu vào như bạn nói là thông số hữu hiệu thì tôi cũng chưa hiểu được tại sao? Tôi chỉ biết đến có ứng suất hữu hiệu của đất! 4 thông số bạn nói (c', phi', E' và cả v') có gì khác giữa hữu hiệu và "toàn bộ"
Các thông số hữu hiệu và tổng khác xa nhau chứ bạn. Ví dụ như một lớp bùn có phi(cu)=6(độ) và phi’=26(độ) thì Bạn sẽ sử dụng giá trị nào khi khai báo lớp đất này trong Plaxis
_Các thông số hữu hiệu mớI thật sự là các thông số thể hiện tính chất của bản thân cốt đất (soil skeleton) và không chịu ảnh hưởng của áp lực nước lỗ rỗng, nghĩa là không thay đổI theo điều kiện làm việc (drained or undrained).
_Các thông số tổng chịu ảnh hưởng của áp lực nước lỗ rỗng và thay đổI theo điều kiện làm việc.
_khi khai báo các parameters cho một material set trong Plaxis thì ta phảI khai báo các giá trị thể hiện bản chất của đất và đó phảI là các giá trị hữu hiệu. Điều kiện làm việc sẽ được chọn trong combo-box Material type.
_Khi tính toán, Plaxis sẽ không phát sinh áp lực nước lỗ rỗng đốI vớI các cluster có material type là drained. Và ngược lạI đốI vớI undrained.
_Các giá trị thường thấy trong các báo cáo ĐCCT ở VN là các gtrị tổng và nếu đem nhập trực tiếp các giá trị này vào Plaxis thì chắc chắn nền đất bị phá hoạI ngay.
_Nếu có thể thì Bạn vui lòng gởI cho mình bài toán của bạn để cùng tham khảo nhé.
pp A: dùng M-C model, ứng suất hiệu quả: phân tích vật liệu kiểu undrained nhưng sư dụng các thông số c', phi', gama', E', v'
ppB: dùng M-C model, ứng suất hiệu quả: phân tích vật liệu kiểu undrained nhưng sư dụng các thông số c=cu, phi=0 (hoặc 1), gama=0, E', v'
ppC: dùng M-C model, ứng suất tổng: phân tích vật liệu kiểu drained nhưng sư dụng các thông số c=cu, phi=0 (hoặc 1), gama=0, Eu, v=0.495
ppD: dùng các mô hình SSM, HSM..., ứng suất hiệu quả: phân tích vật liệu kiểu undrained nhưng sư dụng các thông số như ppA.
_Thật sự là tôi cũng chưa hiểu tí nào về 4 pp mà bạn nêu cả. Nếu có tài liệu thì vui lòng post lên cho mọI ngườI tham khảo vớI nhé.
_Tôi chỉ biết có một cách duy nhất để sử dụng các thông số tổng là “phân tích bài toán không thoát nước bằng các thông số không thoát nước” nhưng trong trường hợp này thì phảI chọn Material type là Non-porous và tất cả kết quả nhận được biểu diễn bằng ưs tổng.
_Rinter có thể đuợc chọn theo những giá trị đuợc đề xuất để mô tả bài toán một cách gần đúng nhất. Nhưng khi analysis một bài toán thì ngườI ta vẫn thường dùng các giá trị cực đoan để xem xét nó ở đk làm việc bất lợI nhất. Vì vậy nếu sau lưng tường là một lớp đất yếu đang cố kết thì vẫn nên chọn Rinter=1.
_việc chọn mô hình nào lạI chẳng phụ thuộc vào đất cứng hay mềm mà phụ thuộc và OCR và điều kiện làm việc cụ thể của nền đất.
Ghi chú
-
Các bác thảo luận vui quá, thú thật tôi chưa từng dùng Plaxis nhưng hôm rồi tình cờ đọc được một bản hướng dẫn ngắn gọn của nó. Thấy mà mê, tôi thì quan tâm nhiều hơn đến mô hình tính toán của nó. Phần mềm này dùng phương pháp phần tử hữu hạn, mà cơ sở dữ liệu lại của Borland, chắc viết bằng Delphi. Tôi thấy có dùng mô hình phần tử bậc cao tam giác 6 điểm nút và 15 điểm nút. Để phản ánh sự tiếp nối giữa các loại cấu kiện khác như tường cừ, cọc, neo,.. có những loại phần tử khác nữa. Và thấy nói đến phần tử thanh bậc cao 3 điểm nút và5 điểm nút (để nối với biên của 2 loại phần tử phẳng tam giác bậc cao trên), tôi thấy chí lý quá. Tôi tự hỏi, sao người ta không dùng phần tử tứ giác bậc cao 8 điểm nút chẳng hạn, vì tôi đã tính thử rồi, kết quả rất tốt? Vẫn chưa trả lời được, nhưng tôi nghĩ, chắc là có khó khăn khi tự động chia phần tử, mà phần tử tam giác thỉ chắc chắn dễ dàng hơn rồi. Vì người ta dùng phương pháp phần tử hữu hạn nên các bác chắc chắn phải đưa tham số E và v rồi, không thể sai sót ở điểm này được. Còn những thứ khác thì tôi chưa biết rõ. Bác nào có tài liệu đầy đủ của phần mềm, phần analysis làm ơn chỉ cho tôi nhé, tôi muốn tìm hiểu về món thấm một chút. Mong các bác giúp.
Tôi tìm trên net thì thấy nói có bản 8 rồi và có thể tính toán cho móng cọc không gian. Bác nào dùng để tính loại kết cấu này chưa, chỉ cho tôi với. Mà hình như vẫn phải dùng khoá cứng cho bản 8 à. (Tôi chưa dùng lần nào nên cứ muốn dùng bản mới nhất mới chết chứ).
Thôi, không làm phiền các bác nữa, nếu rảnh thì viết cho tôi một vài dòng nhé! Tôi đang cần phần mềm tính móng cọc không gian đây.
Ghi chú
-
Đúng là chương trình Plaxis có phần giao diện với người sử dụng được lập bằng ngôn ngữ Delphi và sử dụng file dữ liệu theo dạng database của Borland BDE(Borland Database Engine) nhưng môđun tính toán lại được lập bằng ngôn ngữ FOTRAN. Chương trình PLAXIS được đại học tổng hợp công nghệ Delft (Hàlan) nghiên cứu phát triển vào cuối những năm 70 nhằm mục đích gải các bài toán biến dạng phẳng đơn giản của cát. Chương trình PTHH đầu tiên do giáo sư Pietter Vermeer lập năm 1974 có tên gọi là ELPLAST có khả năng giải các bài toán biến dạng phẳng đàn dẻo dùng lưới phần tử tam giác 6 nút được lập bằng ngôn ngữ FOTRAN IV). Năm 1981, dưới sự hướng dẫn của GS. Pietter Vermeer, Rene de Borst đã tiến hành nghiên cứu luận án Ms với đề tài phân tích thí nghiệm xuyên côn trong đất sét và đã mở rộng chương trình ELPLAST để có thể sử dụng cho bài toán đối xứng trục. Do đó chương trình ELPLAST được đổi tên thành PLAXIS (PLasticity AIXSymmetry). Do phần tử tam giác 6 nút cho kết quả không chính xác trong bài toán phân tích thí nghiệm xuyên côn đặc biệt trong các loại vật liệu không có khả năng chịu nén nên De Borst và Vermeer đã đưa thêm phần tử tam giác 15 nút vào trong chương trình. Việc bổ sung này dựa trên kết quả nghiên cứu của Sloan và Randolph tại đại học tổng hợp Cambridge năm 1982 là lưới phần tử hữu hạn tam giác 15 nút là lưới phần tử đơn giản tam giác nhất thích hợp cho bài toán đối xứng trục. Năm 1990-1991, Klaas Bakker đã nghiên cứu sử dụng phần tử thanh 5 nút cho chương trình PLAXIS (phần tử này nối với các phần tử tam giác 15 nút theo 1 đường thẳng do cạnh của phần tử tam giác 15 nút có 5 nút). Đây là 1 tiến bộ quan trọng của chương trình vì nó làm giảm đáng kể số biến của bài toán. Chương trình PLAXIS sử dụng chương trình tự sinh lưới phần tử hữu hạn tam giác có cấu trúc hoặc không có cấu trúc được nghiên cứu bởi Sepra (Hà Lan). Đến năm 1995 Paul Bonnier bắt đầu nghiên cứu mở rộng chương trình PLAXIS cho bài toán không gian 3 chiều và đến nay PLAXIS đã có các phiên bản sử dụng mô hình 3D như 3D Tunnel, 3D Foundation (trong đó ngoài phần tử khối hình nêm 15 nút còn có các loại phần tử khối nêm 13 nút, tứ diện 10 nút...).
Hiện nay ở Việt nam đã có nhiều cơ quan đơn vị mua và sử dụng chương trình PLAXIS như trường Đại học Thủy Lợi (với phiên bản mới nhất PLAXIS 8), Công ty tư vấn điện lực I (PLAXIS 7.2), Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng (PLAXIS 7.2 with dynamics modul, 3D Foundation)..... Ngày 29/10/2001 tại trường Đại học Thủy Lợi đã có khóa training về PALXIS do các chuyên gia của hãng PLAXIS BV kết hợp với giáo sư Nguyễn Công Mẫn tiến hành. Rất nhiều cán bộ các Viện nghiên cứu, các công ty và giáo viên các trường đại học đã tham gia khóa học này (Bác Huy CDC hình như cũng có tham dự thì phải ).
Hiện nay có anh Huy, giảng viên đại học Xây dựng cũng đang làm nghiên cứu sinh Ph.D tại Viện công nghệ Delft (Hà Lan) là người được tham gia trực tiếp vào nhóm làm việc của chương trình PLAXIS, đề nghị anh Huy cho biết một vài kinh nghiệm nha' .
Ghi chú
-
Các bác chui vào đây bàn thành thử bây giờ tôi mới biết. Theo tôi dịch hardening là tái bền, tăng bền hay cứng nguội đều không chính xác. "Cứng" thì còn có thể hiểu được chứ ở đây có cái gì là "bền" với "nguội" đâu? Dịch là hiện tượng "đàn hồi giãn" (hardening) hay "đàn hồi co" (softening) có lẽ sát nghĩa hơn. Bây giờ nghe hơi chối tỉ nhưng "đi lâu thành đường" mà các bác. (Anyway, vỗ tay quả "cương lên" với cả "xìu đi" của chú phu_ho phát ).
Bạn Tran duc Cuong có phải dân gốc cơ đất không mà không phân biệt được các thông số "hiệu quả" và thông số "tổng"? Terzaghi ngày nay được gọi là cha đẻ của cơ học đất cũng chỉ bởi vì ông là người đầu tiên phân biệt được 2 cái này thôi đấy.
Bác Longnv nói đúng. Giải bài toán undrained trong Plaxis tốt nhất là dùng non-porous material (linear elastic). Khi đó thông số đầu vào là Eu và Poisson ratio (cho khoảng 0.49 gì đó là đẹp).
Hệ số Rinter theo tôi có lẽ là ko nên để giá trị nào khác ngoài 1. Những giá trị tam toạng kiểu như soil-pile thì phang 2/3 blah blah blah như Plaxis gợi ý thực ra chẳng có một tí cơ sở khoa học nào cả vì có ai đo được nó đâu. Ngoài ra, đưa hệ số Rinter khác 1 vào sẽ xảy ra hiện tượng trượt tương đối giữa 2 cấu kiện, hoặc giữa đất và cấu kiện. Nói một cách khác, trường chuyển vị tại chỗ tiếp xúc sẽ không liên tục nữa. Không biết các bác thế nào chứ tôi thì không tin lắm vào kết quả phân tích khi mà các components nó "xộc văn xệch" như thế được. Giải pháp tốt nhất vẫn cứ là Rinter bằng 1 và refine mesh thật ngon ở cái chỗ giáp gianh.
Bạn BTY có lẽ nên bớt chút thời gian giải thích kỹ hơn những cái phương pháp ở trên được không. Tôi chậm hiểu nên cứ thấy u u mê mê thế nào í.
Ghi chú
-
Những thông tin bạn tuanibst cung cấp rất hay. Tuy ngắn gọn nhưng tập trung đúng vào thứ tôi đang quan tâm.
Hiện tại, tôi đang xây dựng lại mô hình phần tử phẳng tam giác 15 điểm nút và phần tử thanh 5 điểm nút, hi vọng là sẽ được.
Về vấn đề chia lưới phần tử hữu hạn, tôi làm cũng có kết quả một chút. Việc tự động chia lưới phần tử có cấu trúc và không có cấu trúc tôi cũng đã làm thử, nhưng chưa được tối ưu theo nghĩa như mong muốn. Tôi sẽ gửi cho bạn một bản và nhờ bạn góp ý ngay sau khi tôi hoàn thành đoạn chương trình biểu diễn xong trạng thái ứng suất của kết cấu.
Bạn có nói một thông tin về phần tử tam giác 6 điểm nút không thích hợp khi phản ánh "phân tích thí nghiệm xuyên côn đặc biệt trong các loại vật liệu không có khả năng chịu nén". Đúng là tôi chưa biết được.
Bạn có thể gửi cho tôi những tài liệu liên quan đến những vấn đề trên được không? Càng chi tiết càng tốt. Tôi đang rất cần sự giúp đỡ đó. Giúp tôi nhé!
linhcd@yahoo.com
Ghi chú
Quảng cáo cuối trang
Collapse
Ghi chú