QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Plaxis 2D

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Ðề: Plaxis 2D

    Nguyên văn bởi nguyencongoanh
    _
    Bạn phải dùng Ko nếu mặt đất bằng phẳng còn không thì bạn phải dùng stageconstruction với Mweight=1. để tính toán ứng suất bản thân.
    Các giải thích của tôi ứng với thông số đất ứng với trạng thái ứng suất hữu hiệu.
    tức là c và phi là các thông số trong thí nghiệm cắt chậm có thoát nước (consolidated-drained).
    Trong giai đoạn ban đầu bạn dùng Phreatic line chứ không phải trong các phase stage construction.
    Bạn chỉ tính được flow field khi bạn đã định nghĩa điều kiện biên cho nó trong giai đoặn innitial genration.
    Trong giai đoạn hút nước bạn generate water flow calculation (steady state caculation) chứ không phải là phreatic line
    Chúc bạn thành công với bài toán của mình.
    Bạn có thể gỏi file cho tôi để tiện giúp đỡ.
    Thân chào [/B]
    Em rất cám ơn sự giúp đỡ của anh, em sẽ rà soát lại trình tự từng bước,
    Nếu thời gian còn kịp em sẽ gửi file vào cho anh.
    Rất mong nhận được sự giúp đỡ của anh.
    Thân chào anh.

    Ghi chú


    • #32
      Ðề: Plaxis 2D

      Chào chú Oanh!!
      Lâu nay biến đi đâu vậy?
      Có bản Plaxis nào chạy đc trên Win XP ko, hay vẫn còn dùng ver 7.2?

      Ghi chú


      • #33
        Ðề: Plaxis 2D

        Nguyên văn bởi longnv
        Chào chú Oanh!!
        Lâu nay biến đi đâu vậy?
        Có bản Plaxis nào chạy đc trên Win XP ko, hay vẫn còn dùng ver 7.2?
        van ban 7.2 con ong thi sao co ban V8
        nc. oanh

        Safety begins with team work

        Ghi chú


        • #34
          Ðề: Plaxis 2D

          Nguyên văn bởi phu_ho
          To Cường: bạn dịch từ "hardening soil model" là "đất cứng" theo tôi có vẻ không ổn lắm vì dễ gây hiểu nhầm là model này dùng cho đất cứng. Thực ra từ hardening để chỉ luật ứng xử có giới hạn đàn hồi tăng sau khi làm việc trong trạng thái dẻo (trong vật liệu thép mình hay gọi là hiên tượng cứng nguội), ngược lại với softening model trong đó giới hạn đàn hồi giảm sau khi làm việc trong trạng thái dẻo.

          Không biết 2 từ này dịch ra tiếng Việt là gì nhỉ ?
          hardening : tăng bền
          softening : khử bền
          Các từ chuyên môn trên mô tả hiện tượng tăng hay giảm miền đàn hồi khi chịu tải(đặc trưng bằng thông số pc : là áp suất tiền cố kết trong cơ học đất hay trong kim loại là ứng suất chảy). Giá trị này tăng dần trong quá trình tăng bền và giảm dần trong quá trình khử bền. Nó có hai loại tăng - giảm bền là volumetric hardening/softening và deviatoric hardening/softening - được dùng trong mô hình hardening soil của plaxis.
          Trong giới hạn bài trả lời này thì mình khó có thể giải thích cặn kẽ những từ ngữ cũng như lí thuyết được dùng trong plaxis.
          nc. oanh

          Safety begins with team work

          Ghi chú


          • #35
            Ðề: Plaxis 2D

            Chủ đề này tôi nhớ anh em trên ketcau đã bàn rồi. Bác nguyencongoanh chịu khó tìm đọc lại một số thread cũ (VD cái này: http://www.ketcau.com/forum/showthread.php?t=1379) để đỡ bị trùng lặp trong việc đưa thông tin. Cái đoạn giải thích trên của bác tôi nghĩ có chỗ không ổn. Cụ thể là bác đã mặc định coi pc luôn luôn là giao điểm của yield locus với trục p. Điều này chỉ đúng trong điều kiện ban đầu (initial condition). Trong quá trình shearing (hardening hay softening) thì giao điểm này không còn là pc nữa. Cái từ khử bền tôi thấy cũng không phù hợp. Giảm bền nghe còn đỡ hơn. "Khử" nó đồng nghĩa với "triệt tiêu" phỏng ạ?

            Theo bác thì liệu pc của đất có thể giảm được không?

            Ghi chú


            • #36
              Ðề: Plaxis 2D

              Bác Pham nói đúng rồi nhưng tôi thấy cái giao điểm của yield locus với trục p vẫn ký hiệu là pc khi nó chạy xa dần gốc toạ độ đấy chứ (nếu nó có tên gọi khác áp lực tiền cố kết bác post lên nhé). Còn pc của đất thì tôi chưa thấy nó giảm bao giờ. Bác Pham thừa hiểu rồi còn hỏi làm gì nữa.

              Ghi chú


              • #37
                Ðề: Plaxis 2D

                Hóa ra bác hien_nghiem đang ở Denver à? Tôi mới xuống Denver cách đây 2 tuần. Nếu biết bác ở đó có khi tôi đã liên hệ trước để gặp.

                Ở trên tôi thấy bác nguyenngocoanh nói giá trị áp lực tiền cố kết này có thể giảm xuống trong quá trình khử bền nên tôi mới hỏi vậy.
                Last edited by Pham; 01-08-2005, 05:51 AM.

                Ghi chú


                • #38
                  Ðề: Plaxis 2D

                  Vâng, tôi đang ở Denver. Chỗ ở của bác Pham viết tắt quá nên anh em không biết bác ở đâu nữa. Tôi cũng làm về địa kỹ thuật nên chắc có nhiều vấn đề cùng quan tâm như bác. Hy vọng sẽ được trao đổi nhiều với bác.
                  Last edited by hien nghiem; 01-08-2005, 09:18 AM.

                  Ghi chú


                  • #39
                    Ðề: Plaxis 2D

                    Nguyên văn bởi Pham
                    Chủ đề này tôi nhớ anh em trên ketcau đã bàn rồi. Bác nguyencongoanh chịu khó tìm đọc lại một số thread cũ (VD cái này: http://www.ketcau.com/forum/showthread.php?t=1379) để đỡ bị trùng lặp trong việc đưa thông tin. Cái đoạn giải thích trên của bác tôi nghĩ có chỗ không ổn. Cụ thể là bác đã mặc định coi pc luôn luôn là giao điểm của yield locus với trục p. Điều này chỉ đúng trong điều kiện ban đầu (initial condition). Trong quá trình shearing (hardening hay softening) thì giao điểm này không còn là pc nữa. Cái từ khử bền tôi thấy cũng không phù hợp. Giảm bền nghe còn đỡ hơn. "Khử" nó đồng nghĩa với "triệt tiêu" phỏng ạ?

                    Theo bác thì liệu pc của đất có thể giảm được không?
                    Trong mô hình HS của Plaxis thì không có giai đoạn khử bền này nhưng nếu bác Phạm sử dụng Sagecrisp của công ty Crispconsrtium với các mô hình Camclay và modified Camclay thì bác có thể thấy được hiện tượng này. Khi giai đoặn khử bền diễn ra thì ta thấy quĩ đạo ứng suất chảy thu nhỏ lại (chính là áp suất tiền cố kết pc). Khi đất nền có hệ số cố kết trước >>2 thì xuất hiện giai đoạn khử bền này. Bác có biết mặt Hvorslev (mặt này được diễn tả giống như đường phá hoại Mohr-Coulomb). Vậy nên mô các mô hình mũ kể cả HS chưa thể hiện chính xác lắm cho đất cố kết trước nặng (heavily consolidated). Mình có xem lại bài bác Phạm ở trang bác giới thiệu thì bác phạm giải thích hơi chưa ổn ở chỗ mô hình Duncan-Chang (hyperbolic model), thật sự thì trong HS đang được áp dụng điều kiện chảy dẻo của mô hình này đối với biến dạng trượt. Còn biến dạng thể tích được mô phỏng bằng mặt mũ (cap surface) có phương trình là một hàm lũy thừa thật sự thì bác Phạm có để ý thấy là hoàn toàn không có giai đoạn khử bền đúng không ạ. Muốn thấy điều này thì bác nên sử dụng Sage crisp để phân tích nhé. Tất nhiên mô hình CC và MCM chưa mô phỏng hết tình hình ứng xử của đất cố kết trước nặng mặc dù chúng thể hiện được giai đoạn khử bền này. Nếu có thể thì bác dùng mô hình Schofield để phân tích thì chính xác hơn tuy nhiên mô hình này áp rất nhiền hàm biên(Mặt không chịu kéo, mặt Hvorslev và mặt Roscoe - thể hiện bằng ellipsoic hay spiral surface của Cam Clay mà MCC- để mô phỏng biên giới hạn đàn hồi).
                    Tất nhiên bác nên xét lại khi giai đoặn khủ bền xảy ra thì yield stress (một thuật ngữ khác chỉ áp suất tiền cố kết trong cơ học đất) sẽ giảm, có đúng không ạ. Trong lý thuyết cơ học đất trạng thái tới hạn (critical state soil mechanics) - khi diễn giải thí nghiệm nén 3 trục - thì việc pc giảm trong giai đoặn khử bền là hoàn toàn có thể trong trường hợp đất cố kết trước nặng. Hôm nay do mình không mang theo nên để lần sau mình sẽ upload lên cho các đồng chí tham khảo nhé - Critical state soil mechanics - được phát triển bởi Roscoe và sau đó là Schofield, David Muir Wood, Parry....Dẫn đến hình thành nên các mô hình mũ cho đất nền. Chúng diễn tả được tình hình biến dạng thể tích trong giai đoạn nén đẳng hướng cũng như giai đoạn trượt. Ngoài ra còn có Rowe stress Dilatancy theory nữa.......
                    Tất nhiên những gì ta đang bàn ở đây không nằm ngoài các mô hình được dùng trong Plaxis. Chúng chưa phải là những mô hình mô phỏng hoàn toàn đầy đủ tính chất của nền đất. Và hiện thời thì mình đang bàn về tăng bền thể tích trong khi chịu cắt (bất biến thứ nhất của trạng thái ứng suất p) chịu sự chi phối của pc trên đường nén nguyên sơ (Natural Consolidation line). Ngoài ra còn các khái niệm khác nữa như ướt hơn và khô hơn trạng thái tới hạn (wetter than and drier than critical state). Bai này gửi luôn cho bac hien nghiem đọc luôn nhe.
                    Mình đã nhận được e-mail của bác rồi ạ. Thật cảm ơn bác rất nhiều.
                    Rất hân hạnh được biết bác bác Phạm ạ. Vấn đề chúng ta đang bàn ở đây khá mới mẻ ở tại Việt Nam nên rất hữu ích nếu được những người như bác tham gia và góp ý.
                    Last edited by nguyencongoanh; 01-08-2005, 09:47 PM.
                    nc. oanh

                    Safety begins with team work

                    Ghi chú


                    • #40
                      Ðề: Plaxis 2D

                      Bác nguyencongoanh thân:

                      Về nhược điểm của Plaxis trong việc không mô hình được hiện tượng softening thì tôi đã đề cập đến trong thread này (http://www.ketcau.com/forum/showthread.php?t=484). Mô hình H-S của Plaxis, theo tôi thì thuộc loại dở ông dở thằng (trước hình như tôi dùng từ què quặt thì phải). Nó vay mượn lý thuyết của mỗi nơi một ít (lý thuyết phá hoại của Mohr-Coulomb, quan hệ ƯS-BD của Duncan-Chang, lý thuyết dẻo của Rowe và trường phái Cambridge, cái nền cap model của nó cũng lấy từ cái mô hình của ông Di Maggio) rồi xào xáo một hồi thành cái thằng H-S năm cha ba mẹ chả giống ai Được cái thằng này tiếp thị tốt, cái nền phần tử hữu hạn của nó lại ổn định thành thử nhiều khi cứ phải "ngậm đắng nuốt cay" mà dùng thôi

                      Thôi đi vào vấn đề chính. Theo bác thì pc nên hiểu thế nào? Nó có phải là ứng suất lớn nhất mà đất đã từng chịu không? Nếu hiểu theo cách này thì liệu pc có thể giảm được không hay chỉ có tăng lên? Theo tôi thì hình như bác đã nhầm lẫn trong việc đồng hóa pc với giao điểm của yield locus và trục p. Điều này chỉ đúng trong initial condition và với hardening yielding mà thôi. Trong trường hợp softening yielding bác có thấy là thằng stress path nó vẫn phải đi lên đến initial yield locus (controlled bởi pc) rồi sau đó mới đi xuống không?

                      Chuyện dịch thuật ngữ "softening" thế nào cho nó thoát thì đúng là tôi chịu. Có điều tôi vẫn khoái từ giảm bền hơn là khử bền vì thứ nhất là nó đi cùng một cặp với tăng bền (hardening) và thứ hai là thằng khử bền - như tôi đã nói ở trên - nó đồng nghĩa với triệt tiêu trong khi thực tế xảy ra là không phải như vậy.

                      Tôi chưa dùng Sage-Crisp bao giờ nhưng tôi expect là nó sẽ tuân thủ đúng với lý thuyết của Cambridge. Có điều thằng này tiếp thị phải nói là quá kém (hoặc là phức tạp quá so với các commercial models khác) nên ở Mỹ (thị trường lớn nhất thế giới) chẳng thấy có mấy bác dùng. Nhân nói chuyện tiếp thị, hồi quãng năm 97-98 gì đó lúc tôi còn ở VN, bọn Sage Scrisp này đã đến tiếp thị ở chỗ tôi làm. Nó cử đến một em xinh lắm nhưng rất tiếc em không phải kỹ sư thành thử sau buổi gặp mặt thì tôi chỉ còn nhớ tên với điện thoại của em ấy thôi chứ còn S-G mặt mũi nó ra làm sao thì tôi chịu

                      Ghi chú


                      • #41
                        Ðề: Plaxis 2D

                        Nguyên văn bởi Pham
                        Bác nguyencongoanh thân:

                        Về nhược điểm của Plaxis trong việc không mô hình được hiện tượng softening thì tôi đã đề cập đến trong thread này (http://www.ketcau.com/forum/showthread.php?t=484). Mô hình H-S của Plaxis, theo tôi thì thuộc loại dở ông dở thằng (trước hình như tôi dùng từ què quặt thì phải). Nó vay mượn lý thuyết của mỗi nơi một ít (lý thuyết phá hoại của Mohr-Coulomb, quan hệ ƯS-BD của Duncan-Chang, lý thuyết dẻo của Rowe và trường phái Cambridge, cái nền cap model của nó cũng lấy từ cái mô hình của ông Di Maggio) rồi xào xáo một hồi thành cái thằng H-S năm cha ba mẹ chả giống ai Được cái thằng này tiếp thị tốt, cái nền phần tử hữu hạn của nó lại ổn định thành thử nhiều khi cứ phải "ngậm đắng nuốt cay" mà dùng thôi

                        Thôi đi vào vấn đề chính. Theo bác thì pc nên hiểu thế nào? Nó có phải là ứng suất lớn nhất mà đất đã từng chịu không? Nếu hiểu theo cách này thì liệu pc có thể giảm được không hay chỉ có tăng lên? Theo tôi thì hình như bác đã nhầm lẫn trong việc đồng hóa pc với giao điểm của yield locus và trục p. Điều này chỉ đúng trong initial condition và với hardening yielding mà thôi. Trong trường hợp softening yielding bác có thấy là thằng stress path nó vẫn phải đi lên đến initial yield locus (controlled bởi pc) rồi sau đó mới đi xuống không?

                        Chuyện dịch thuật ngữ "softening" thế nào cho nó thoát thì đúng là tôi chịu. Có điều tôi vẫn khoái từ giảm bền hơn là khử bền vì thứ nhất là nó đi cùng một cặp với tăng bền (hardening) và thứ hai là thằng khử bền - như tôi đã nói ở trên - nó đồng nghĩa với triệt tiêu trong khi thực tế xảy ra là không phải như vậy.

                        Tôi chưa dùng Sage-Crisp bao giờ nhưng tôi expect là nó sẽ tuân thủ đúng với lý thuyết của Cambridge. Có điều thằng này tiếp thị phải nói là quá kém (hoặc là phức tạp quá so với các commercial models khác) nên ở Mỹ (thị trường lớn nhất thế giới) chẳng thấy có mấy bác dùng. Nhân nói chuyện tiếp thị, hồi quãng năm 97-98 gì đó lúc tôi còn ở VN, bọn Sage Scrisp này đã đến tiếp thị ở chỗ tôi làm. Nó cử đến một em xinh lắm nhưng rất tiếc em không phải kỹ sư thành thử sau buổi gặp mặt thì tôi chỉ còn nhớ tên với điện thoại của em ấy thôi chứ còn S-G mặt mũi nó ra làm sao thì tôi chịu
                        goi bac Pham xem nhe. Về vấn đề pc giảm trong quá trình khử bên. Chúng ta dùng từ khử bền ở đây là để chỉ hiện tượng như hình vẽ dưới đây đó chính là quá trình mà phân tố đất nền đã vượt qua trạng thaí đỉnh (peak strength) và tiến về trạng thaí tới hạn (critical strength hay ultimate strength). Khi đất đang ở trạng thái chặt hơn trạng thaí tới hạn(miền khô hơn trạng thaí tới hạn) thì nó chiụ sự dãn nở thể tích (volumetric expansion). Khi thể tích nở ra thì dẫn đến tình trạng yield locus thu hẹp (shrinking) như tể hiện ở hình vẽ dưới đây. Tất nhiên mình nói yield locus thu hẹp ở đây chiụ sự chi phối cuả pc (tăng bền biến dạng tể tích) là biến chính trong hàm thế deỏ và hảm chảy đúng không ạ. Hàm này có chưá các bất biến cả trạng thaí ứng suất nhưng trong baì naỳ mình đang bàn về tăng bền biến dạng tể tích (volumetric strain hardening) đúnh không ạ. Nên hiện tượng mà bác nói là không thể thì tật ra rất có thể tuân theo lý thuyết trạng thaí tới hạn. Chúng ta nên xét một trạng thaí ứng suất naò đó dưạ trên các lộ trình ứng suất (stress path) p'-q, p'-epsilonv, q-epsilons và lộ trình biến dạng (strain path).... thì sẽ thấy chúng hoàn toàn không vô lí tí naò cả trong trường hợp đất cố kết trước nặng (heavily overconsolidated soils).
                        Rất vui được gặp bác trên diễn đàn này hê..hê..hê...
                        [IMG]G:\csl.jpg[/IMG]
                        Attached Files
                        Last edited by nguyencongoanh; 02-08-2005, 03:10 PM.
                        nc. oanh

                        Safety begins with team work

                        Ghi chú


                        • #42
                          Ðề: Plaxis 2D

                          Bác Oanh này có vẻ chung thủy với anh cơ học đất cổ điển này thế nhỉ. Làm cách nào dùng cái này để mô phỏng cyclic loading hả bác?

                          Ghi chú


                          • #43
                            Ðề: Plaxis 2D

                            Nguyên văn bởi Toyoura
                            Bác Oanh này có vẻ chung thủy với anh cơ học đất cổ điển này thế nhỉ. Làm cách nào dùng cái này để mô phỏng cyclic loading hả bác?
                            Nếu muon mo phong hien tuong cyclic loading thi ban co the dung mo hinh 3SKH (three surface kinematic hardening) de mo phong nhe o day chung ta khong the dung cac mo hinh MC, MCC, HS de mo phong hien tuong nay nhe ban. Va cai ma minh trinh bay o tren khong phai la co hoc dat co dien dau nhe ma no la co hoc dat trang thai toi han do. Khai niem nay chac la moi me doi voi cac sinh vien Viet Nam dung khong a. Mon hoc nay thuc chat nhu phan tren minh da noi la no bao trum luon ca co hoc dat co dien. Chac la ban chua thay dat roi ma co luc dinh dung khong. Co hoc dat trang thai toi han co giai thich hien tuong nay nhe. He he he......Chuc ban tim hieu duoc sau hon ve van de nay
                            nc. oanh

                            Safety begins with team work

                            Ghi chú


                            • #44
                              Ðề: Plaxis 2D

                              Bác Oanh ơi. Đúng là cái yield locus nó nhỏ lại đối với heavily overcosolidated clay. Nhưng điều đó không có nghĩa là pre-consolidation pressure cũng thu nhỏ lại như thế đâu bác (người ta đã chứng minh nó k đổi trong trường hợp đất như trên rồi mà) . Bác tìm ra được câu nào mà nói rằng pre-consolidation pressure giảm đi thì tôi tâm phục khẩu phục liền, không dám thắc mắc thêm nữa.

                              Ghi chú


                              • #45
                                Ðề: Plaxis 2D

                                Nguyên văn bởi hien nghiem
                                Bác Oanh ơi. Đúng là cái yield locus nó nhỏ lại đối với heavily overcosolidated clay. Nhưng điều đó không có nghĩa là pre-consolidation pressure cũng thu nhỏ lại như thế đâu bác (người ta đã chứng minh nó k đổi trong trường hợp đất như trên rồi mà) . Bác tìm ra được câu nào mà nói rằng pre-consolidation pressure giảm đi thì tôi tâm phục khẩu phục liền, không dám thắc mắc thêm nữa.
                                Bạn xem thêm hai hình ở trên mà thể hiện trong mặt phẳng p'-epsilonv nhe bạn sẽ thấy khi đó nó dãn nở thể tích để đạt trạng thái tới hạn thì chính là lúc pc giảm đúng không ạ (vì thông số này chi phối hiện tượng tăng bền thể tích mà). Hôm nay mình hơi ban nên để mình sẽ upload le đây một số nữa để bạn xem. Thật ra thì các hình ở trên giao điểm của yield locus với trục p' chính là pc đó bạn ạ. Bạn đừng nên hiểu pc là áp lực lớn nhất mà đất đã chịu trong lịch sử chịu tải nhe. Ở đây nó mang ý nghĩa rộng hơn nhiều nhe.
                                nc. oanh

                                Safety begins with team work

                                Ghi chú

                                Working...
                                X