QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Đắp nền đất yếu theo giai đoạn

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Đắp nền đất yếu theo giai đoạn

    Khi sử dụng giải pháp gia cố nền đất yếu bằng bấc thấm thường kết hợp gia tải trước cũng như tính toán nền đất yếu theo giai đoạn. Việc tính toán nền đất yếu theo giai đoạn trên cơ sở lý thuyết tăng sức kháng cắt của đất. Mỗi khi tính toán chiều cao đắp cho giai đoạn sau người ta thường cho tăng góc ma sát trong của đất tăng lên đến 2-3độ từ đó sẽ xác định được độ tăng của lực dính kết C. Cũng có cách tính toán thì chỉ dựa trên độ tăng của lực dính kết.
    Em cũng đã được nghe rất nhiều người nói về vấn đề này, nhưng cũng không hiểu rõ lắm và tìm sách đọc thì cũng rất khó. Anh chị nào biết rất mong được sự chỉ giáo, đặc biệt là có thể cho biết cơ sở lý luận này xuất phát từ đâu.
    Thanks.

  • #2
    Ðề: Đắp nền đất yếu theo giai đoạn

    Bấc thấm + gia tải trước có mục đích chủ yếu là làm tăng tốc độ lún cố kết (như vậy, giảm thời gian nhà thầu phải chờ đợi trước khi rải thảm asphalt)
    Chứ mấy khi phải quan tâm đến sức kháng cắt đâu mà phải lo. Vì đất yếu mà ở gần mặt đất thì đào bỏ đi luôn, còn đất yếu ở tít dưới sâu (ví dụ sâu hơn 4m chẳng hạn) thì làm sao bị phá hoại do sức kháng cắt được mà phải lo

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Đắp nền đất yếu theo giai đoạn

      Nguyên văn bởi Hanh
      Bấc thấm + gia tải trước có mục đích chủ yếu là làm tăng tốc độ lún cố kết (như vậy, giảm thời gian nhà thầu phải chờ đợi trước khi rải thảm asphalt)
      Chứ mấy khi phải quan tâm đến sức kháng cắt đâu mà phải lo. Vì đất yếu mà ở gần mặt đất thì đào bỏ đi luôn, còn đất yếu ở tít dưới sâu (ví dụ sâu hơn 4m chẳng hạn) thì làm sao bị phá hoại do sức kháng cắt được mà phải lo
      Mình hơi bị ngạc nhiên đấy?

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Đắp nền đất yếu theo giai đoạn

        cho mình xin góp 1 chút ý kiên
        sau khi gia tải trước từng giai đoạn trong thi ôcng bấc thấm
        thì 2 quan niệm như sau
        thứ nhất là phi o đổi tang thêm c( cái này chỉ nghe nói nhưng chưa bít sách nào)
        thứ hai, phi tăng 2-3 độ và từ đó tính C (phi tăng sẽ được kiểm tra khi thi công)( sách của thầy Nguyễn Viết Trung) mình thì nghiên về cách này hơn
        khi đắp đất từng giai đoạn phải kiểm tra lún trội, và trượt (có thể sử dụng phần mềm hoặc tính theo công thức)
        nếu bị lún trồi có thể sử dụng bệ phản áp hoặc hạ chiều cao đắp đất xuống)
        Lưu ý khi đắp đất phải tính thêm chiều cao phòng lún
        mình muốn hỏi các đàn anh đi trước
        1/ Trong đắp đất từng giai đoạn thì làm như thế này có ổn không
        giả sử chiều cao đắp đất là 6.5m, mình cho đắp làm 3 giai đoạn
        Gd1: 2 mét thỏa điều kiện không lún trồi, không trươt.U=70%
        Gd2: 2 mét thỏa điều kiện không lún trồi, không trươt.U=80%
        Gd3: 2.5 mét thỏa điều kiện không lún trồi, không trươt.U=90%
        trong th này tôi không quan tâm sự thay đổi c,phi chỉ quan tâm đến Ụ
        cách làm như vậy thì có ổn khổng
        bởi vì làm như vậy sẽ tiết kiệm được số lần đắp, khỏi phải đắp nhiều lần
        Trong TCVN 245-2000, thì không thấy nói đến cáchti1nh sự tắng c,phi
        các bác nào đã tính thực tế thì giúp đàn em vợi Tính theo cáh nào là chính xạc
        2/ đối với bấc thấm thì có lớp đệm cát trên bấc thậm Trong tính lún cố kết không đề cấp đến tải trọng lớp này
        như thế đã chính xác chưa
        3/ các bác nào có tài liệu nói về thiết kế hệ thống thoát nước trong gia cố bằng bấc thấm không

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Đắp nền đất yếu theo giai đoạn

          Chào các bác.
          Cho mình hỏi chiều sâu lớn nhất cắm bắc thấm lớn nhất đã được thực hiện ở Việt Nam là bao nhiêu vậy. Và chiều sâu hiệu quả là bao nhêu vậy. Khi gặp tầng nước có áp thì việc cắm bấc thấm sẽ xử lý như thế nào?
          Còn về cọc cát: Nghe nói chỉ có hiệu quả khi cọc cát cắm vào đất yếu 6-8m? lớn hơn thì không có hiệu quả? Kinh nghiệm ở Việt Nam là thế nào? Thông thường khi tính toán cọc cát không cần xử lý đến hết chiều sâu vùng hoạt động nén ép? thế thì cơ sở nào để lựa chọn chiều sâu cắm cọc cát?
          Rất mong các bac giải thích giúp mình.
          Thanks so much.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Đắp nền đất yếu theo giai đoạn

            Rất cảm ơn bạn Hoàng Trung Hậu đã có những phân tích về việc tăng lực dính kết trên nền đất yếu.
            Tuy nhiên, mình rất muốn có thêm những ý kiến về vấn đề này?
            Còn về vấn đề lựa chọn chiều sâu cắm bắc thấm, giếng cát thì mình mới đọc được bài viết của GS.TS Dương Học Hải đăng trên tạp chí KHCN Xây dựng năm 2006 cũng rất hay. Mời mọi người đọc tham khảo.
            Attached Files
            Last edited by nguyenthinu168; 15-06-2007, 10:03 PM.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Đắp nền đất yếu theo giai đoạn

              Nguyên văn bởi nguyenthinu168
              Còn về vấn đề lựa chọn chiều sâu cắm bắc thấm, giếng cát thì mình mới đọc được bài viết của GS.TS Dương Học Hải đăng trên tạp chí KHCN Xây dựng năm 2006 cũng rất hay. Mời mọi người đọc tham khảo.
              Thank you so much.
              Bài viết đó cũng rât hay có thể đọc để tham khảo. Tuy nhiên thực tế như thế như thế nào thì phải chờ kinh nghiệm.

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Đắp nền đất yếu theo giai đoạn

                Nguyên văn bởi tranly
                .
                Còn về cọc cát: Nghe nói chỉ có hiệu quả khi cọc cát cắm vào đất yếu 6-8m? lớn hơn thì không có hiệu quả? Kinh nghiệm ở Việt Nam là thế nào? Thông thường khi tính toán cọc cát không cần xử lý đến hết chiều sâu vùng hoạt động nén ép? thế thì cơ sở nào để lựa chọn chiều sâu cắm cọc cát?
                Rất mong các bac giải thích giúp mình.
                Thanks so much.
                Thế là gặp lại bác. Khi bác hỏi về chiều sâu cọc cát như trên, điều đó lại thể hiện bác chuyên về đất đai . Từ tải do công trình truyền xuống nền (trong công trình XDDD), các chỉ tiêu cơ lý của nền quyết định phương án móng. Phương án móng ở đây là móng nông, khi kiểm tra các điều kiện về cường độ, biến dạng nền không đạt yêu cầu, thế là tăng kích thước hay thay đổi độ sâu chôn móng, và không được nữa mới xử lý nền. Với xử lý bằng cọc cát, nếu tính toán đúng thì góc ma sát , lực dính, E tăng lên thỏa mản cho bài toán kiểm tra móng. Do đó độ sâu tính từ đáy móng để gia cố cọc cát bằng độ sâu ảnh hưởng lún
                = Df+(1.5-2.5)*B+0.5 (giá trị lượng định phòng cho sự thay đổi Df).
                Với độ sâu chôn móng từ 1.5-2.0 m, bề rộng móng đơn hoặc băng rộng 2.0 m thi h=5-7.5 m. (xem tầng yếu dưới đỉnh cọc cát là ổn định). Nếu với giải pháp như trên, kiểm tra không đạt thì không tăng thêm chiều sâu mà móng sâu là hợp lý.
                Về kinh nghiệm ở Việt Nam; sách không nói, thầy không giảng, chỉ xuất phát từ thực tế thi công. Nói chung cơ sở lý thuyết không rỏ ràng, thực tiển không có người đúc kết nên khi tiếp cận vào sẽ không nắm được bản chất vất đề. Tôi thấy bài viết của " Nguyễn Anh Dũng" tại diển đàn rất hay, bạn tham khảo thêm (http://www.ketcau.com/forum/showthread.php?t=1619)
                Về chỉ tiêu cơ lý của đất: khi nghiệm thu khảo sát địa chất trong báo cáo khảo sát địa chất có nhiều hơn 17 chỉ tiêu, cho nên tôi không biết là chỉ tiêu gì bị thiếu, chỉ tiêu gì thừa ! Và tôi ở tỉnh nhỏ nên không mua được các tài liệu bác nói, nên nếu có thể bác liệt kê giúp cho trong trường hợp mẫu nguyên dạng và mẫu xáo trộn ( nói rỏ nguồn tài liệu trích dẩn). Ngoài ra nhờ bác nói thêm về thấu kính trong đất ( thế nào là thấu kính? Lớp đất dày bao nhiêu thì không thể lấy mẫu để thí nghiệm? Nếu thấu kính nằm trong phạm vi ảnh hưởng khi tính móng thì bác xử lý thế nào?) Mong được bác quan tâm

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Đắp nền đất yếu theo giai đoạn

                  Nguyên văn bởi Hoductuong
                  Về chỉ tiêu cơ lý của đất: khi nghiệm thu khảo sát địa chất trong báo cáo khảo sát địa chất có nhiều hơn 17 chỉ tiêu, cho nên tôi không biết là chỉ tiêu gì bị thiếu, chỉ tiêu gì thừa ! Và tôi ở tỉnh nhỏ nên không mua được các tài liệu bác nói, nên nếu có thể bác liệt kê giúp cho trong trường hợp mẫu nguyên dạng và mẫu xáo trộn ( nói rỏ nguồn tài liệu trích dẩn). Ngoài ra nhờ bác nói thêm về thấu kính trong đất ( thế nào là thấu kính? Lớp đất dày bao nhiêu thì không thể lấy mẫu để thí nghiệm? Nếu thấu kính nằm trong phạm vi ảnh hưởng khi tính móng thì bác xử lý thế nào?) Mong được bác quan tâm
                  Cảm ơn bác đã giải đáp một phần thắc mắc cho tôi.
                  Còn về các chỉ tiêu cơ lý thông thường thì đối với mẫu đất nguyên dạng từ 9 chỉ tiêu thí nghiệm trực tiếp ta có thể tính toán một loạt các chỉ tiêu khác 17 hoặc 18, 19chỉ tiêu cũng nên.
                  1.Thành phần hạt.
                  2.Độ ẩm.
                  3.Khối lượng riêng.
                  4.Khối lượng thể tích tự nhiên.
                  5.Giới hạn chảy
                  6.Giới hạn dẻo.
                  7.Hệ số nén lún.
                  8.Góc ma sát trong
                  9.Lực dính kết.
                  Bác chỉ cần kiểm tra đủ các chỉ tiêu này là được rồi.
                  Còn về mẫu cát (không nguyên dạng):
                  1.Thành phần hạt.
                  2.Khối lượng riêng.
                  3.Góc nghỉ khi khô
                  4.Góc nghỉ khi ướt
                  5.Hệ số rỗng lớn nhất
                  6.Hệ số rỗng nhỏ nhất.
                  7.Khối lượng thể tích khô lớn nhất
                  8.Khối lượng thể tích khô nhỏ nhât.
                  Đó là các chỉ tiêu có thể thí nghiệm trực tiếp đối với mẫu cát thông thường, còn có thể thêm rât nhiều chỉ tiêu khác tính toán ra. Bác chỉ cần kiểm tra các chỉ tiêu đó là được.
                  +Còn về thấu kính, thì chưa có sách nào có thể định nghĩa được chính xác. Nhưng quan niệm về thấu kính khi bề dày rất nhỏ <20cm và nó phân bố không liên tục, nó có thể xen kẽ nhau trong một lớp (xen kẹp trong một lớp). Tuy nhiên theo 20TCN 74-87, " những lớp và thấu kính có cấu tạo bằng cát rời, đất loại sét có độ sệt lớn hơn 0.75 và đất bùn phải được coi là một lớp(đơn nguyên địa chấtcông trình) riêng biệt bất kể là chiều dày của chúng như thế nào" có nghĩa là những đối tượng này phải được quan tâm khi tính ổn định của công trình.Còn lấy mẫu thì có thể lấy được bất kỹ phụ thuộc vào tay nghề người thợ khoan.
                  Thanks.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Đắp nền đất yếu theo giai đoạn

                    Nguyên văn bởi chinhdkt03
                    cho mình xin góp 1 chút ý kiên
                    sau khi gia tải trước từng giai đoạn trong thi ôcng bấc thấm
                    thì 2 quan niệm như sau
                    thứ nhất là phi o đổi tang thêm c( cái này chỉ nghe nói nhưng chưa bít sách nào)
                    thứ hai, phi tăng 2-3 độ và từ đó tính C (phi tăng sẽ được kiểm tra khi thi công)( sách của thầy Nguyễn Viết Trung) mình thì nghiên về cách này hơn
                    Hỏi bác chinhdkt03 một chút. Quan niệm thức 2 phi tăng 2-3 độ và từ đó tính C thì theo sách của thầy Trung viết là như vậy, nhưng cơ sở lý thuyết nào à đặt ra như thế. Bạn co thể giải thích dùm được không?
                    Thanks

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Đắp nền đất yếu theo giai đoạn

                      Việc tăng sức kháng cắt của nền đất yếu trong quá trình đắp nền đường liên quan tới việc nền đất đạt một độ cố kết nào đó. Tác giả Lê Đức Hòa đã có một bài viết về vấn đề này, các bác đọc cho ý kiến như thế nào về vấn đề này. Và khả năng tính toán vào trong thực tế ra sao.
                      Attached Files

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Đắp nền đất yếu theo giai đoạn

                        Một trong những nguyên nhân làm cho việc gia cố bằng cọc cát có chiều sâu hạn chế đó là: trong quá trình làm việc,nếu nền đất dưới cọc cát vẫn là đất yếu thì dưới tác dụng của tải trọng công trình, các hạt cát dẫn dần chui ra khỏi cọc và xâm nhập vào đất yếu bên dưới, là cho cọc cát rỗng dần và khả năng làm việc hiệu quả của cọc cát giảm đi.
                        Bac hoductuong nói về thấu kính. Thực ra, chỉ có bên giao thông mới hay gọi là thấu kính. Chứ nó vẫn là một lớp đất đấy thôi. Chỉ trừ khi nó nằm ở giữa một lớp. Ví dụ, đang là bùn sét máu xám đen trong một hố khoan lại gặp cát, dưới nó vẫn là bùn sét xám đen. Nhiều khi báo cáo khảo sát không được duyệt vì không gọi là "thấu kính". Vì các bác khẳng định thấu kính nó không liên tục chỉ gặp trong một hoặc vài hố khoan, có nghĩa là giới hạn về phạm vi phân bố.
                        Có bác nào biết về những nguyên nhân giới hạn phạm vi gia cố của cọc cát xin cho biết thêm.
                        Cảm ơn rất nhiều.

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Đắp nền đất yếu theo giai đoạn

                          Nguyên văn bởi nguyenthinu168
                          Việc tăng sức kháng cắt của nền đất yếu trong quá trình đắp nền đường liên quan tới việc nền đất đạt một độ cố kết nào đó. Tác giả Lê Đức Hòa đã có một bài viết về vấn đề này, các bác đọc cho ý kiến như thế nào về vấn đề này. Và khả năng tính toán vào trong thực tế ra sao.
                          Công thức tính số gia cường độ kháng cắt không thoắt nước cu theo tài liệu của bạn gởi cu = cu0 + deltasigma*Ut*tanphiu là không chính xác vì góc ma sát nhân ở trên công thức trên phải là góc ma sát hữu hiệu phi' vì góc nội ma sát phiu là góc ma sát không thoát nước ứng với trạng thái ứng suất tổng nên không thể nhân cho deltasigma là ứng suất hữu hiệu truyền cho cốt đất được. Góc nội ma sát ở đây phải là góc có từ thí nghiệm CD (DRAINED CONSOLIDATED TEST) cho đất chứ không phải từ thí nghiệm UU (UNDRAINED UNCONSOLIDATED TEST). Các bạn có thể tham khảo một số tài liệu của nước ngoài thì người ta chỉ rõ góc đó là effective friction angle và tương ứng với sigma là ứng suất hữu hiệu (effective stress). Nguyên lý ứng suất hữu hiệu được Karl. Terzaghi (được cho là ch đẻ của ngành cơ học đất) phát biểu đầu tiên. Bạn có thể tham khảo 22TCN272-05 là tài liệu dịch từ ASSHTO nói rất kĩ về vấn đề này.
                          nc. oanh

                          Safety begins with team work

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Đắp nền đất yếu theo giai đoạn

                            Nguyên văn bởi nguyenthinu168
                            Một trong những nguyên nhân làm cho việc gia cố bằng cọc cát có chiều sâu hạn chế đó là: trong quá trình làm việc,nếu nền đất dưới cọc cát vẫn là đất yếu thì dưới tác dụng của tải trọng công trình, các hạt cát dẫn dần chui ra khỏi cọc và xâm nhập vào đất yếu bên dưới, là cho cọc cát rỗng dần và khả năng làm việc hiệu quả của cọc cát giảm đi.
                            Bac hoductuong nói về thấu kính. Thực ra, chỉ có bên giao thông mới hay gọi là thấu kính. Chứ nó vẫn là một lớp đất đấy thôi. Chỉ trừ khi nó nằm ở giữa một lớp. Ví dụ, đang là bùn sét máu xám đen trong một hố khoan lại gặp cát, dưới nó vẫn là bùn sét xám đen. Nhiều khi báo cáo khảo sát không được duyệt vì không gọi là "thấu kính". Vì các bác khẳng định thấu kính nó không liên tục chỉ gặp trong một hoặc vài hố khoan, có nghĩa là giới hạn về phạm vi phân bố.
                            Có bác nào biết về những nguyên nhân giới hạn phạm vi gia cố của cọc cát xin cho biết thêm.
                            Cảm ơn rất nhiều.
                            Khi thi công cọc cát: máy ép đất tạo lổ và trong quá trình này đất nền thoát khí, thoát nước...đất bị ép chặt và các chỉ tiêu cường độ đất được cải thiên. Quá trình nong cát, đỉnh cọc phần nào đó củng ảnh hưởng (do rung nén chặt cát). Cọc cát được gia cố đến hết phạm vi ảnh hưởng lún.Tại đó ứng suất gây lún quá nhỏ để xem như không tác động vào nền ( sicma < 0.2 ưng suat ban thân đất). Ngoài ra lực tác động lớn nhất là lực xảy ra trong quá trình nong cọc cát do ảnh hưởng của máy rung. Vậy lực nào để đưa hạt cát từ cọc vào nền !!! ( không xét khi có áp lực thủy động).
                            Về thấu kính : là lớp mỏng không liên tục trong phạm vi khảo sat và nằm lưng chừng giữa 1 lớp khác , Vấn đề là ống lấy mẫu dài 0.5 m, ống tách SPT dài tầm tầm như vậy, do đó với lớp đất hay thấu kính dày chừng 0.5 m thì làm sao lấy mẫu được, củng như đóng SPT thế nào? Mà nếu không có mẫu, không có số SPT thì làm sao để thiết kế? ( ở đây xét trong trường hợp bình thường cho các công trình có dự toán khoảng 1-5 tỷ Không đề cập đến các phương pháp thí nghiệm nhiều tiền ). Mong các bác bổ sung , góp ý thêm.

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Đắp nền đất yếu theo giai đoạn

                              Nguyên văn bởi betameo
                              Khi thi công cọc cát: máy ép đất tạo lổ và trong quá trình này đất nền thoát khí, thoát nước...đất bị ép chặt và các chỉ tiêu cường độ đất được cải thiên. Quá trình nong cát, đỉnh cọc phần nào đó củng ảnh hưởng (do rung nén chặt cát). Cọc cát được gia cố đến hết phạm vi ảnh hưởng lún.Tại đó ứng suất gây lún quá nhỏ để xem như không tác động vào nền ( sicma < 0.2 ưng suat ban thân đất). Ngoài ra lực tác động lớn nhất là lực xảy ra trong quá trình nong cọc cát do ảnh hưởng của máy rung. Vậy lực nào để đưa hạt cát từ cọc vào nền !!! ( không xét khi có áp lực thủy động).
                              Về thấu kính : là lớp mỏng không liên tục trong phạm vi khảo sat và nằm lưng chừng giữa 1 lớp khác , Vấn đề là ống lấy mẫu dài 0.5 m, ống tách SPT dài tầm tầm như vậy, do đó với lớp đất hay thấu kính dày chừng 0.5 m thì làm sao lấy mẫu được, củng như đóng SPT thế nào? Mà nếu không có mẫu, không có số SPT thì làm sao để thiết kế? ( ở đây xét trong trường hợp bình thường cho các công trình có dự toán khoảng 1-5 tỷ Không đề cập đến các phương pháp thí nghiệm nhiều tiền ). Mong các bác bổ sung , góp ý thêm.
                              Vấn đề mình nói đến ở đây là trong quá trình sử dụng nền đường lâu dài, chứ còn trong lúc thi công thì nói làm gì?
                              Bạn có thể cho biết ở VN đã sử dụng cọc cát đến khoảng 30-40m chưa vậy?
                              Chiều sâu cọc cát cũng không nhất thiết cắm đến toàn bộ chiều sâu vùng hoạt động nén ép.
                              Còn các lớp xen kẹp, những thấu kính chẳng hạn, thì đối với dân khoan chắc chắn vẫn là lấy được mẫu. Mẫu khi cho vào phòng, liệu người ta có làm cho mình một nửa mẫu đất loại này hay một nửa đất loại kia thì là một chuyện khác.
                              Last edited by nguyenthinu168; 01-07-2007, 04:47 PM.

                              Ghi chú

                              Working...
                              X