QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Đắp nền đất yếu theo giai đoạn

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: Đắp nền đất yếu theo giai đoạn

    Nguyên văn bởi nguyenthinu168
    Vấn đề mình nói đến ở đây là trong quá trình sử dụng nền đường lâu dài, chứ còn trong lúc thi công thì nói làm gì?
    Bạn có thể cho biết ở VN đã sử dụng cọc cát đến khoảng 30-40m chưa vậy?
    Chiều sâu cọc cát cũng không nhất thiết cắm đến toàn bộ chiều sâu vùng hoạt động nén ép.
    Còn các lớp xen kẹp, những thấu kính chẳng hạn, thì đối với dân khoan chắc chắn vẫn là lấy được mẫu. Mẫu khi cho vào phòng, liệu người ta có làm cho mình một nửa mẫu đất loại này hay một nửa đất loại kia thì là một chuyện khác.
    Xin trao đổi thêm với bác.
    1. Cọc cát: Tôi không công tác trong lỉnh vực giao thông nên không biết đối với đường cao tốc ( tải max) thì vùng nén ép là bao nhiêu? Tuy nhiên tôi nghĩ khoảng 5-8 m tính từ mặt đường. Trong công trình XDDD chọn móng có B=2 m, theo lí thuyết độ sâu vùng ép khoảng 4 m từ đáy móng. Như vậy nếu vùng yếu dày 3 m, phương án là đệm cát ; vùng yếu dày 3-5 m phương án có thể chọn là gia cố cọc cát; vùng yếu dày hơn nửa thì không nói tới các phương án liên quan tới các vì không kinh tế ; như vậy thì ở VN bác sẽ không bao giờ nghe các phương án cọc cát có độ sâu gia cố lớn.
    Chiều sâu cọc cát: Cọc cát dùng sử lý cho nền yếu. Lớp đất dưới đỉnh cọc cát phải đảm bão cho ổn định tổng thể của công trình ( xem CT gồm CT và thêm phần đất đã gia cố), và tải tác dụng vào nền giảm theo độ sâu. Vậy khi thi công các lực xung kích gây áp lực lớn nhất, khi sử dụng áp lực do tải gây ra nhỏ hơn. Lực lớn hơn tạo nền mới và nền này đã được tính ổn định, thì khi sử dụng lực nào làm hạt cát di động?
    Có lẻ bác lẫn lộn khi đệm cát phủ đầu cọc tràm , phía trên là đá dăm có phủ vữa. Quá trình thi công và sử dụng thì các hạt cát dưới tác dụng của áp lực đã chui vào phần đá dăm lót gây nên lún ( đây là cách làm đã bị phê phán ở các tỉnh phía Nam)
    2. Thấu kính : trách nhiệm của KS là cung cấp các thông số đủ cho người thiết kế thiết kế CT và họ chịu trách nhiệm với các số liệu đó. Nghĩa là khi bác báo thấu kính, nhưng thiết kế vẫn yêu cầu có số liệu thì việc phải làm là của các bac KS ĐC. Các bác phải tìm ra một quy trình nào đó để có được số liệu để báo cáo.
    Thôi, thân chào bác.
    Last edited by betameo; 02-07-2007, 09:21 AM.

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: Đắp nền đất yếu theo giai đoạn

      Nguyên văn bởi betameo
      1. Cọc cát:
      Chiều sâu cọc cát: Cọc cát dùng sử lý cho nền yếu. Lớp đất dưới đỉnh cọc cát phải đảm bão cho ổn định tổng thể của công trình ( xem CT gồm CT và thêm phần đất đã gia cố), và tải tác dụng vào nền giảm theo độ sâu. Vậy khi thi công các lực xung kích gây áp lực lớn nhất, khi sử dụng áp lực do tải gây ra nhỏ hơn. Lực lớn hơn tạo nền mới và nền này đã được tính ổn định, thì khi sử dụng lực nào làm hạt cát di động?
      Có lẻ bác lẫn lộn khi đệm cát phủ đầu cọc tràm , phía trên là đá dăm có phủ vữa. Quá trình thi công và sử dụng thì các hạt cát dưới tác dụng của áp lực đã chui vào phần đá dăm lót gây nên lún ( đây là cách làm đã bị phê phán ở các tỉnh phía Nam)
      Cảm ơn rất nhiều vì những điều chỉ giáo của bác. Nhưng cũng có một vài quan điểm xin trao đổi, chứ không có gì khác, bởi mình cũng ít có tiếp xúc với thực tế và cũng chỉ trên sách vở là chủ yếu. Có những vấn đề gì rất mong các bác có kinh nghiệm chia xẻ các thông tin.
      Khi gia cố bằng cọc cát khi nền đất yếu có bề dày nhỏ khoảng 6-8m hoặc nhỏ hơn, thì nền này chắc chắn là ổn định, ở đây cũng không phải bàn đến.
      Hiện nay, tôi cũng đã biết người ta có thể gia cố nền bằng cọc cát đến trên 20m, và tầm khoảng 16-18m là cũng làm được. Quan điểm của I ở đây, là khi gia cố với chiều sâu lớn như vậy, bên dưới vẫn còn đất yếu, mặc dù nền cải tạo bên trên đã hoàn toàn ổn định và có thể coi là nền mới những về mặt thời gian sử dụng lâu dài thì nền cải tạo này cũng có thể bị mất ổn định.
      Đây là một vài ý kiến của I. Rất mong sự góp ý của các bác.

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: Đắp nền đất yếu theo giai đoạn

        Nguyên văn bởi nguyenthinu168
        Hiện nay, tôi cũng đã biết người ta có thể gia cố nền bằng cọc cát đến trên 20m, và tầm khoảng 16-18m là cũng làm được. Quan điểm của I ở đây, là khi gia cố với chiều sâu lớn như vậy, bên dưới vẫn còn đất yếu, mặc dù nền cải tạo bên trên đã hoàn toàn ổn định và có thể coi là nền mới những về mặt thời gian sử dụng lâu dài thì nền cải tạo này cũng có thể bị mất ổn định.
        Đây là một vài ý kiến của I. Rất mong sự góp ý của các bác.
        Có lẻ bac đang nói đến một phương pháp khác củng được gọi tên là cọc cát ( có một số bài tiếng Anh nói về đề tài này trên diển đàn, tôi chưa đọc, nhưng hình như nó khác với cọc cát truyền thống ở VN). Cọc cát ( VN) thì xem như không thay đổi đường kính sau khi thi công và có tác dụng tức thời vào nền đất ( quá trình cố kết sau đó bỏ qua không xét); còn cọc cát (như nói trên) thì tăng đường kính trong quá trình hình thành cọc và...do đó bác nõi không rỏ và tôi thì không biết về cọc cát thay đổi ĐK. Về đề tài cọc cát truyền thống của VN thảo luận tại một đề mục khác về phương pháp tính http://www.ketcau.com/forum/showthread.php?t=1619
        nhưng chẳng thấy ai tham gia , chẳng hiểu sao?
        Còn bài toán cọc cát VN nếu xử lý cho nền yếu dày gồm nhiều lớp cát, sét đan xen nhau thì không hiệu quả. Lúc đó giếng cát có lẻ hợp lý hợn
        Mong các đồng nghiệp chỉ giáo, bổ túc thêm.

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: Đắp nền đất yếu theo giai đoạn

          Nguyên văn bởi tranly
          Chào các bác.
          Cho mình hỏi chiều sâu lớn nhất cắm bắc thấm lớn nhất đã được thực hiện ở Việt Nam là bao nhiêu vậy. Và chiều sâu hiệu quả là bao nhêu vậy. Khi gặp tầng nước có áp thì việc cắm bấc thấm sẽ xử lý như thế nào?
          Còn về cọc cát: Nghe nói chỉ có hiệu quả khi cọc cát cắm vào đất yếu 6-8m? lớn hơn thì không có hiệu quả? Kinh nghiệm ở Việt Nam là thế nào? Thông thường khi tính toán cọc cát không cần xử lý đến hết chiều sâu vùng hoạt động nén ép? thế thì cơ sở nào để lựa chọn chiều sâu cắm cọc cát?
          Rất mong các bac giải thích giúp mình.
          Thanks so much.
          Chào bạn
          Lần trc minh có thiết kế xử lý đất yếu có 1 cái cầu ở dưới Hải Dương thì được biết chiều sâu cắm bấc thấm lớn nhất đã thực hiện ở VN vào khoảng 25m. Theo mình nghĩ khi cắm bấc vào tầng nước có áp thì vẫn thực hiện bt, nước thoát ra thì càng tột

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: Đắp nền đất yếu theo giai đoạn

            Nguyên văn bởi quangtrungheco
            Chào bạn
            Lần trc minh có thiết kế xử lý đất yếu có 1 cái cầu ở dưới Hải Dương thì được biết chiều sâu cắm bấc thấm lớn nhất đã thực hiện ở VN vào khoảng 25m. Theo mình nghĩ khi cắm bấc vào tầng nước có áp thì vẫn thực hiện bt, nước thoát ra thì càng tột
            Thank bác. Như vậy chiều sâu bấc thấm xử lý ở Vn còn khiêm tốn quá.
            Vấn đề thứ hai về qua điểm cắm bấc thấm trong tầng có áp thì không thể đồng ý với bác, vì trong tiêu chuẩn cũng đã không cho áp dụng. Đặc biệt đối với tầng nước có áp, một khi có miền thoát, thì bác cũng tưởng tưởng chỗ đó như cái đài phun nước vậy

            Ghi chú


            • #21
              Ðề: Đắp nền đất yếu theo giai đoạn

              Liên quan đến vấn đề gia tải kết hợp với bấc thấm mục đích chinh là làm cho nước trong đất thoát ra nhanh do đó làm tăng nhanh thời gian cố kết của đất nên tăng nhanh quá trình thi công
              Hiện nay ơ các nước trong đó co Việt Nam đã áp dụng biện pháp bơm hút chân không để hút nước nhanh , bản chất của hút chân không thì cũng là dùng bấc thấm sau đó tạo môi trường chân không và hút nước ra làm như vây sẽ tăng nhanh thời gian thi công tư 1.5-3 lần so với biện pháp thi công bấc thấm thông thường để thoát nước.\
              Mình có đính kèm giới thiệu về nguyên lý bơm hút chân không để mọi người tham khảo :

              Trân trong !

              Phạm thanh Năm

              Ghi chú


              • #22
                Ðề: Đắp nền đất yếu theo giai đoạn

                Nguyên văn bởi Geonam
                Liên quan đến vấn đề gia tải kết hợp với bấc thấm mục đích chinh là làm cho nước trong đất thoát ra nhanh do đó làm tăng nhanh thời gian cố kết của đất nên tăng nhanh quá trình thi công
                Hiện nay ơ các nước trong đó co Việt Nam đã áp dụng biện pháp bơm hút chân không để hút nước nhanh , bản chất của hút chân không thì cũng là dùng bấc thấm sau đó tạo môi trường chân không và hút nước ra làm như vây sẽ tăng nhanh thời gian thi công tư 1.5-3 lần so với biện pháp thi công bấc thấm thông thường để thoát nước.\
                Mình có đính kèm giới thiệu về nguyên lý bơm hút chân không để mọi người tham khảo :

                Trân trong !

                Phạm thanh Năm
                Bác gửi file cho anh em xem với chứ

                Ghi chú


                • #23
                  Ðề: Đắp nền đất yếu theo giai đoạn

                  Đây là ví dụ về áp dụng phương pháp cố kết chân không ở VN. Mọi người có thể tham khảo.
                  Attached Files
                  Gravitation is not responsible for people falling in love

                  Ghi chú


                  • #24
                    Ðề: Đắp nền đất yếu theo giai đoạn

                    Cảm ơn bác Wasabi, bác có hình ảnh nào về thiết bị này up lên cho xem được không.
                    Thank

                    Ghi chú


                    • #25
                      Ðề: Đắp nền đất yếu theo giai đoạn

                      Nguyên văn bởi tranly
                      Cảm ơn bác Wasabi, bác có hình ảnh nào về thiết bị này up lên cho xem được không.
                      Thank
                      Chào anh, hiện tại tôi chưa có hình ảnh nào về thiết bị. Nếu anh quan tâm, sắp tới có lớp học do các GS và chuyên gia Mỹ và Singapore hướng dẫn, trong đó nội dung có cả về phương pháp bơm hút chân không này.

                      Tham khảo: http://www.ketcau.com/forum/showthre...8952#post48952

                      Mọi người quan tâm đều có thể tham dự.
                      Gravitation is not responsible for people falling in love

                      Ghi chú


                      • #26
                        Ðề: Đắp nền đất yếu theo giai đoạn

                        Nguyên văn bởi Hanh
                        Bấc thấm + gia tải trước có mục đích chủ yếu là làm tăng tốc độ lún cố kết (như vậy, giảm thời gian nhà thầu phải chờ đợi trước khi rải thảm asphalt)
                        Chứ mấy khi phải quan tâm đến sức kháng cắt đâu mà phải lo. Vì đất yếu mà ở gần mặt đất thì đào bỏ đi luôn, còn đất yếu ở tít dưới sâu (ví dụ sâu hơn 4m chẳng hạn) thì làm sao bị phá hoại do sức kháng cắt được mà phải lo
                        Bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn vấn đề này có thể xem trực tiếp người ta làm(ở đường Láng - Hoà Lạc). Hoặc có thể xem cách tính toán trong các sách về địa kỹ thuật, ví dụ như cuốn "Nền đường đắp trên đất yếu trong điều kiện Việt Nam" của GS.Nguyễn Thành Long trường ĐHQG Cầu đường Paris.

                        Ghi chú

                        Working...
                        X