Hello các bác .
Tôi đang thi công phần kết cấu thép cho công trình nhà khung, dầm chính, phụ thép sàn bê tông toàn khối nhưng gặp phải khó khăn trong khâu nghiệm thu, xin nêu vài vấn đề các bác cho ý kiến :
- Bản vẽ TKKTTC chỉ định : Que hàn E42 hàn tay chiều cao đường hàn tối thiểu 5mm và bằng chiều dầy của thép nhỏ nhất trong cấu kiện hàn. Chúng tôi hàn bằng máy bán tự động và dây hàn có cường độ Rtc=520 N/mm2, Rtc=225 N/mm2 (Que E42 có Rtc=410N/mm2; Rtt=180N/mm2) vậy quy đổi chiều cao đường hàn cho kết cấu đang thi công theo tỉ lệ thuận của tỷ số cường độ đường hàn tay và bán tự động này có được phép không ? Hbtd=Ht*(180/225).
- Các thép tấm để tổ hợp chủ yếu là thép d=16,20,30mm thì có bắt buộc phải vạt mép trước khi hàn khôn ? Nếu có quy định này thì nằm ở đâu ? Tôi đã trình bày với GS cuốn KẾT CẤU THÉP CẤU KIỆN CƠ BẢN (Trường ĐHXD Hà nội) trang 55 thì đường hàn góc không cần phải gia công mép vấn dùng được với thép có chiều dày 2-30mm nhưng họ không chịu , Vậy có căn cứ nào để thuyết phục hơn không ? Còn nếu nói rằng thép có chiều dày >8mm cần phải gia công mép trước khi hàn thì sách và tiêu chuẩn nào quy định ? Bởi vì nguyên văn trang 54 cuốn KẾT CẤU THÉP CẤU KIỆN CƠ BẢN nói rằng: Khi hàn các bản thép (t>8mm, đối với hàn tay) để có thể đưa que hàn xuống sâu, đảm bảo sự nóng chảy trên suốt chiều dày bản thép, cần gia công mép của bản. Hình thức gia công và kích thước khe hở phụ thuộc chiều dày bản thép được quy định theo bảng 2.2.
Tuy nhiên bảng 2.2 trang 55 lại có quy định chi tiết với thép tấm có chiều dày 2-30mm mà không cần phải gia công mép ???? Vậy cần phải theo cái nào mới đúng .
- Quy định chiều cao đường hàn theo TCVC 338:2005 thì: hmin<=h<1,2hmax (hmax=chiều dày thép tấm nhỏ nhất được hàn). Chiều cao đường hàn là do tính toán mà ra vì vậy nếu lấy bằng chiều cao của thép tấm nhỏ nhất khi mà thép này có chiều dày lớn tới 16,20,30mm thì có hợp lý không ? trong khi tính toán ra tôi tin chắc ít trường hợp nào có y/c chiều cao đường hàn đến như vậy ( Công trình này là xưởng may , 1 trệt 3 lấu, Diện chịu tải của cột chính BxH=11x7,2m)
- Chiều cao đường hàn theo KẾT CẤU THÉP CẤU KIỆN CƠ BẢN là cạnh của tam giác hàn tiếp xúc với mặt của thép được hàn , Vậy GS đòi hỏi nghiệm thu theo cách dùng thước đo đường hàn để đo chiều cao theo đường phân giác của tam giác đường hàn thì có đúng không ? trong khi đó máy hàn bán tự động khi hàn thì đường hàn luôn bị lõm .
Một vài thắc mắc, rất mong các bằng hữu cho ý kiến .
Tôi đang thi công phần kết cấu thép cho công trình nhà khung, dầm chính, phụ thép sàn bê tông toàn khối nhưng gặp phải khó khăn trong khâu nghiệm thu, xin nêu vài vấn đề các bác cho ý kiến :
- Bản vẽ TKKTTC chỉ định : Que hàn E42 hàn tay chiều cao đường hàn tối thiểu 5mm và bằng chiều dầy của thép nhỏ nhất trong cấu kiện hàn. Chúng tôi hàn bằng máy bán tự động và dây hàn có cường độ Rtc=520 N/mm2, Rtc=225 N/mm2 (Que E42 có Rtc=410N/mm2; Rtt=180N/mm2) vậy quy đổi chiều cao đường hàn cho kết cấu đang thi công theo tỉ lệ thuận của tỷ số cường độ đường hàn tay và bán tự động này có được phép không ? Hbtd=Ht*(180/225).
- Các thép tấm để tổ hợp chủ yếu là thép d=16,20,30mm thì có bắt buộc phải vạt mép trước khi hàn khôn ? Nếu có quy định này thì nằm ở đâu ? Tôi đã trình bày với GS cuốn KẾT CẤU THÉP CẤU KIỆN CƠ BẢN (Trường ĐHXD Hà nội) trang 55 thì đường hàn góc không cần phải gia công mép vấn dùng được với thép có chiều dày 2-30mm nhưng họ không chịu , Vậy có căn cứ nào để thuyết phục hơn không ? Còn nếu nói rằng thép có chiều dày >8mm cần phải gia công mép trước khi hàn thì sách và tiêu chuẩn nào quy định ? Bởi vì nguyên văn trang 54 cuốn KẾT CẤU THÉP CẤU KIỆN CƠ BẢN nói rằng: Khi hàn các bản thép (t>8mm, đối với hàn tay) để có thể đưa que hàn xuống sâu, đảm bảo sự nóng chảy trên suốt chiều dày bản thép, cần gia công mép của bản. Hình thức gia công và kích thước khe hở phụ thuộc chiều dày bản thép được quy định theo bảng 2.2.
Tuy nhiên bảng 2.2 trang 55 lại có quy định chi tiết với thép tấm có chiều dày 2-30mm mà không cần phải gia công mép ???? Vậy cần phải theo cái nào mới đúng .
- Quy định chiều cao đường hàn theo TCVC 338:2005 thì: hmin<=h<1,2hmax (hmax=chiều dày thép tấm nhỏ nhất được hàn). Chiều cao đường hàn là do tính toán mà ra vì vậy nếu lấy bằng chiều cao của thép tấm nhỏ nhất khi mà thép này có chiều dày lớn tới 16,20,30mm thì có hợp lý không ? trong khi tính toán ra tôi tin chắc ít trường hợp nào có y/c chiều cao đường hàn đến như vậy ( Công trình này là xưởng may , 1 trệt 3 lấu, Diện chịu tải của cột chính BxH=11x7,2m)
- Chiều cao đường hàn theo KẾT CẤU THÉP CẤU KIỆN CƠ BẢN là cạnh của tam giác hàn tiếp xúc với mặt của thép được hàn , Vậy GS đòi hỏi nghiệm thu theo cách dùng thước đo đường hàn để đo chiều cao theo đường phân giác của tam giác đường hàn thì có đúng không ? trong khi đó máy hàn bán tự động khi hàn thì đường hàn luôn bị lõm .
Một vài thắc mắc, rất mong các bằng hữu cho ý kiến .
Ghi chú