Không phải tổng là xong đâu
Có cái môment quán tính I rồi thì chỉ cần chia cho chiều cao từ trục X đến trọng tâm vật thể thôi.
Như ở trên: Giả sử trục trung hòa cách trục x một đọan x ngang (x_) thì Moment kháng uấn W = I/x_ còn bác tính tổng vậy thì em không thể giải thích nổi nó sẽ ra sao
cảm ơn bác nhiều nhá có những điều tưởng như rất đơn giản nhưng em mất gần tuần nay mới phát hiện ra được may nhờ có bác
bác đang định cư ở mô, cho em xin số điện thoại có gì mời bác uống ly cà phê nhé.
Mình xin hướng dẫn tính toán đơn giản như sau:
Hình dưới chia làm 5 phần. Phần thứ 5 rỗng ruột. ok?
Giả sử trục trung hòa cách trục x một đọan x ngang (x_), giờ tôi sẽ tính toán cái x_ như sau:
+ Giả sử phần 4 đặc toàn phần bao gồm cả phần 5 nữa:
+ trọng tầm từ phần 1 đến trục x là: x1
+ trọng tầm từ phần 2 đến trục x là: x2
+ trọng tầm từ phần 3 đến trục x là: x3
+ trọng tầm từ phần 4 đến trục x là: x4
+ trọng tầm từ phần 5 đến trục x là: x5
A(i) ;là diện tích của từng phần riêng biệt
Bước tiếp theo: tính toán cho moment quán tính (moment of inertia hay moment of area) cho từng hình một:
+ Hình chữ nhật: b(h^3)/12
+ Hình tam giác: b(h^3)/36
+ hình tròn: PI(d^4)/64
I(i) là moment quán tính đơn vị (tại trọng tâm của chính nó)
I = I1+I2+I3+I4 - I5
Moment quán tính cho trục xx: Ixx = I + A(x_ - x)^2
Moment quán tính cho trục yy: Iyy = I + A(y_ - y)^2
Moment quán trính cho trục zz: Jz = Ixx + Iyy
Bạn nên làm một bảng excel tính toán sẽ nhanh hơn.
Chào bác
cám ơn bác đã hướng dẫn cho anh em còn vấn đề monent kháng uốn W=(bh^2)/6 vậy thì cái hình của bác thì có phải
W=W1+W2+W3+W5-W5
còn thí nữa thì chỉ nốt đi bác
chúc bác may mắn
Các bác biết thì chỉ cho người khác với chứ. Dù chủ đề này có lâu rồi nhưng cũng xin đóng góp tý ý kiến, có j sai sót thì các bác chỉ bảo em để em cùng tiến bộ. Cái chữ I đó bạn có thể chia nó ra từng mặt cắt riêng biệt ( đoạn đầu dầm và giữa dầm) và tiến hành quy đổi tiết diện đó về các tiết diện đặc trưng là hình chữ nhật. Cách này quy dổi thì kết quả chinhinhs xác với tiết diện ban đầu. Thế là bác đi tính các đặc trưng hình học thôi. Không biết cách này có được chấp nhận không nữa ? Mong các bác chỉ giáo thêm cho em với. THanks và chúc các bác mạnh khỏe, học tập và công tác tốt
Đúng bạn ạ, cái này là cơ bản rùi . Chỉ cần chú ý xác định vị trí của trục trung hòa, và khi tính mô men quán tính thì để ý đến phần diện tích thép đã thế chỗ bê tông.
Các bác biết thì chỉ cho người khác với chứ. Dù chủ đề này có lâu rồi nhưng cũng xin đóng góp tý ý kiến, có j sai sót thì các bác chỉ bảo em để em cùng tiến bộ. Cái chữ I đó bạn có thể chia nó ra từng mặt cắt riêng biệt ( đoạn đầu dầm và giữa dầm) và tiến hành quy đổi tiết diện đó về các tiết diện đặc trưng là hình chữ nhật. Cách này quy dổi thì kết quả chinhinhs xác với tiết diện ban đầu. Thế là bác đi tính các đặc trưng hình học thôi. Không biết cách này có được chấp nhận không nữa ? Mong các bác chỉ giáo thêm cho em với. THanks và chúc các bác mạnh khỏe, học tập và công tác tốt
Cảm ơn các anh chỉ bảo,nhưng cái mặt cắt dầm BTCT chữ I nó méo mó làm sao mừ tính đc,đâu có vuông vắn như dầm thép.Tính momen tĩnh cũng đã phải dời trục búa xua
Mà nếu mình quy về mặt cắt tương đương để tính giống dầm thép thì em nghĩ nó kg chính xác.
Tôi thấy mấy trò game các đồng chí nắm tốt lắm, trong Nam không biết chứ ngoài Bắc thì đế chế, lô đề đủ cả, có cái mô men quán tính mà cũng đi hỏi, xấu mặt dân xây dựng quá
For Viet
Cậu Việt gặp phải toàn các thầy rồi và mình thấy sự không hài lòng của các thầy đấy. Nhưng đúng là với một vấn đề rất cơ bản với 1 kỹ sư như là tính đặc trưng hình học của các hình cơ bản mà vẫn có sự ngại ngùng và lúng túng thế này thì cũng đáng xem lại thật.
Cứ phải giã thật nhiều bài tập vào các thầy ạ
đối với người mới học, nhất là sinh viên nên tính tay. Cái dầm I méo mó mà bạn nói, thông thường được chia nhỏ ra thành nhiều phần (gồm các hình cơ bản là hình chữ nhật và tam giác) tính đúng theo SBVL
e ko tinh duoc cho thép hộp chữ nhật! tinh bang autocad không tính được cấu kiện rỗng ruột! a nao biết giúp e với! e cần tính moment quán tính thép hộp 40x60x2 va 40x80x2
ngoìa những cách mà các tiền bối trên đã chỉ dẫn cho cậu rui thì tôi còn bổ sung thêm... trong chương trình midas có thể nhập kích thước dầm I mà cậu mong muốn sau đó chuowng trình tự động tính ra cho cậu ....MOmen quán tính có khó gì đâu....cậu là SV tôi khuyên cậu nên tính tay theo công thức mà hiện nay các cửa hàng đã bán sách ...theo tieuu chuẩn mới....
Cảm ơn các anh chỉ bảo,nhưng cái mặt cắt dầm BTCT chữ I nó méo mó làm sao mừ tính đc,đâu có vuông vắn như dầm thép.Tính momen tĩnh cũng đã phải dời trục búa xua
Mà nếu mình quy về mặt cắt tương đương để tính giống dầm thép thì em nghĩ nó kg chính xác.
Cảm ơn MAN2,cảm ơn thầy Trung,em làm được trong AutoCAD rồi
Cái mặt cắt chữ I đâu có khó khăn gì. Bạn hãy làm bằng tay đi, để nhớ lại các công thức và bản chất của nó là thế nào. Bạn sẽ hiểu hơn khi trục trung hòa thay đổi lên xuống thế nào mỗi lần căng cáp. Đừng dựa dẫm vào AutoCAD thế, mà trong trường hợp tính toán với kết cấu bê tông, bạn tính đặc trưng hình học phải cẩn thận, như thầy Trung đã nhắc rồi, giả thiết làm việc của vật liệu là khác đấy, không lý tưởng như trong SBVL đâu. Nhớ là: Bê tông (Bê tông cốt thép) khác Thép.
Anh xem lại Giáo trinh cầu BTCT và các sách Ví dụ đều có đủ công thức cho anh dùng đấy. Sách Sức bền vật liệu chỉ cho công thức tính kết cầu làm bằng vật liệu đồng chất và đẳng hướng thôi. Khi tính kết cấu BTCT cung như kết cấu Thép liên hợp bản BTCT thì phải xem công tứhc của các sách về loại kết cấu đó mới cụ thể và đúng. Tất nhiên trên kiến thức nền của SBVL , anh cung có thể suy ra các công thức được. Còn dùng CAD thi tốt về mặt thực dụng cho kỹ sư, mà không tốt về mặt học tập cho sinh viên. Anh nên học cả 2 cách là tốt nhất.
Leave a comment: