QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Mong sự chỉ giáo gấp của các Bác

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Mong sự chỉ giáo gấp của các Bác

    Thưa các bác hiện nay em đang gặp một trường hợp khó sử mà không biết giải thích như thế nào? xin các bác cho em một số ý kiến
    Em đang giám sát một nhà xưởng, kết cấu móng nông do Trung Quốc thiết kế. Do trình độ tiếng Anh kém với lại ký hiệu giữa VN và Trung Quốc có khác nhau nên em đã nhầm E (trong bản vẽ là sức chịu tải của nền trong đó quy định E>=150Kpa) thành môdun đàn hồi, cho nên khi thí nghiệm em đã cho thí nghiệm môdun đàn hồi và nó đạt từ 700-900Kpa
    Xin các bác giải thích dùm em
    - Giữa sức chịu tải và môdun có liên hệ gì với nhau không
    - Đối với thí nghiệm trên môdun đàn hồi đạt từ 700-900Kpa thì kết quả này có chấp nhận được không
    Mong các bác cho ý kiến sớm, em xin chân thành cảm ơn!

  • #2
    Ðề: Mong sự chỉ giáo gấp của các Bác

    Nguyên văn bởi khoa_huce
    Xin các bác giải thích dùm em
    - Giữa sức chịu tải và môdun có liên hệ gì với nhau không
    - Đối với thí nghiệm trên môdun đàn hồi đạt từ 700-900Kpa thì kết quả này có chấp nhận được không
    Mong các bác cho ý kiến sớm, em xin chân thành cảm ơn!
    - Sức chịu tải của nền đất và mô đun đàn hồi có quan hệ cùng tăng hoặc cùng giảm. Nhưng liên hệ bằng một công thức gần đúng nào đó có lẽ chưa có?!. Nếu có thì cũng phụ thuộc vào hàng tá các yếu tố và nói chung là không đáng tin cậy.

    - Không rõ bạn thí nghiệm như thế nào! Đất có mô đun đàn hồi khoảng 700-900kpa thì không đảm bảo chịu lực rồi. Đất này loãng như cháo.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Mong sự chỉ giáo gấp của các Bác

      Nguyên văn bởi khoa_huce
      Do trình độ tiếng Anh kém với lại ký hiệu giữa VN và Trung Quốc có khác nhau nên em đã nhầm E (trong bản vẽ là sức chịu tải của nền trong đó quy định E>=150Kpa) thành môdun đàn hồi, cho nên khi thí nghiệm em đã cho thí nghiệm môdun đàn hồi và nó đạt từ 700-900Kpa
      Xin các bác giải thích dùm em
      - Giữa sức chịu tải và môdun có liên hệ gì với nhau không
      - Đối với thí nghiệm trên môdun đàn hồi đạt từ 700-900Kpa thì kết quả này có chấp nhận được không
      Mong các bác cho ý kiến sớm, em xin chân thành cảm ơn!
      Không hiểu bạn yêu cầu thí nghiệm mô đun đàn hồi của đất hay của vật liệu gì mà ở trong phòng hay hiện trường. ở trong phòng thí ngiệm thì thường không bao giờ xác định mô đun đàn hồi của đất vì giá trị của nó rất nhỏ cả đất ở trạng thái nửa cứng hoặc cứng. NGười ta tiến hành thí nghiệm nén một trục có nở hông, nhưng tăng tải liên tục mỗi cấp khoảng 5-7phut la cùng, lập mối quan hệ giua biến dạng và tải trọng va xác định được ra E đàn hồi. Như vậy, thì Edh không thể có quan hệ với cường độ chịu tải của nền đất được.
      Nếu bạn xác định được E0 môdun biến dạng (tổng biến dạng) của đất thì có thể suy ra tương đối cường độ chịu tải của đất nền được. Chứ còn E dàn hồi thì không suy ra được. Do đất chỉ có biến dạng dư là chủ yếu.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Mong sự chỉ giáo gấp của các Bác

        Chào bác Nguyenthinu168 cảm ơn bác đã reply cho em. Ở đây nền của công trình em làm là nền cát đắp có lu lèn và móng công trình đặt trực tiếp lên nó. Hiện nay đã đổ được một phần bê tông lót móng. Vậy cho em hỏi Bác đối với nền này thì sức chịu tải 150Kpa có lớn không và nếu không đạt bác cho em một phương án giải quyết. Em xin chân thành cảm ơn!

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Mong sự chỉ giáo gấp của các Bác

          [QUOTE=khoa_huce]Ở đây nền của công trình là nền cát đắp có lu lèn và móng công trình đặt trực tiếp lên nó. Hiện nay đã đổ được một phần bê tông lót móng. Vậy cho em hỏi Bác đối với nền này thì sức chịu tải 150Kpa có lớn không và nếu không đạt bác cho em một phương án giải quyết. QUOTE]

          Đối với nền dùng để đặt móng nông chắc cấu trúc địa chất ở đây là đảm bảo, sức chịu tải cho phép là 150Kpa không phải là lớn. Quan trọng là bác đã kiểm tra chất lượng lu lèn chưa. Yêu cầu phải đảm bảo lu lèn có độ chặt K=Khối lượng thể tích khô hiện trường/ khối lượng khô lớn nhất phải lớn hơn hoặc bằng 0.95 (đối với đường giao thông) còn đối với công trình dân dụng chắc yêu cầu nhỏ hơn một chút. Bác nên xem quy phạm cho chắc chắn. Có nghĩa là phải xác định được cấp phối hạt của nền đất cát, xác định khối lượng thể tích ngoài hiện trường (theo nhiều phương pháp như rót cát, dao vòng....) và độ ẩm của đất để xác định gama khô hiện trường đồng thời tiến hành thí nghiệm đầm chặt ở trong phòng. Nếu chưa đạt thì yêu cầu phải lu lèn lại thôi. Việc kiểm tra chất lượng lu lèn phải theo từng lớp và theo đúng tiêu chuẩn.
          Thứ hai, đối với móng nông, bao giờ cũng yêu cầu thí nghiệm nén tĩnh ngoài hiện trường để xác định mô đun tổng biến dạng của đất phục vụ cho tính lún của công trình.
          Nếu bạn post cấu trúc địa chất ở đây như thế nào thì mới biết giải pháp móng ở đây có hợp lý không. Nền cát đắp có dày không?
          Last edited by nguyenthinu168; 18-08-2007, 10:30 PM.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Mong sự chỉ giáo gấp của các Bác

            [QUOTE=nguyenthinu168]
            Nguyên văn bởi khoa_huce
            Ở đây nền của công trình là nền cát đắp có lu lèn và móng công trình đặt trực tiếp lên nó. Hiện nay đã đổ được một phần bê tông lót móng. Vậy cho em hỏi Bác đối với nền này thì sức chịu tải 150Kpa có lớn không và nếu không đạt bác cho em một phương án giải quyết. QUOTE]

            Đối với nền dùng để đặt móng nông chắc cấu trúc địa chất ở đây là đảm bảo, sức chịu tải cho phép là 150Kpa không phải là lớn. Quan trọng là bác đã kiểm tra chất lượng lu lèn chưa. Yêu cầu phải đảm bảo lu lèn có độ chặt K=Khối lượng thể tích khô hiện trường/ khối lượng khô lớn nhất phải lớn hơn hoặc bằng 0.95 (đối với đường giao thông) còn đối với công trình dân dụng chắc yêu cầu nhỏ hơn một chút. Bác nên xem quy phạm cho chắc chắn. Có nghĩa là phải xác định được cấp phối hạt của nền đất cát, xác định khối lượng thể tích ngoài hiện trường (theo nhiều phương pháp như rót cát, dao vòng....) và độ ẩm của đất để xác định gama khô hiện trường đồng thời tiến hành thí nghiệm đầm chặt ở trong phòng. Nếu chưa đạt thì yêu cầu phải lu lèn lại thôi. Việc kiểm tra chất lượng lu lèn phải theo từng lớp và theo đúng tiêu chuẩn.
            Thứ hai, đối với móng nông, bao giờ cũng yêu cầu thí nghiệm nén tĩnh ngoài hiện trường để xác định mô đun tổng biến dạng của đất phục vụ cho tính lún của công trình.
            Nếu bạn post cấu trúc địa chất ở đây như thế nào thì mới biết giải pháp móng ở đây có hợp lý không. Nền cát đắp có dày không?
            Bác Nu168 ơi, bác yêu cầu nhiều qúa. Đây chỉ là bài toán móng nông bình thường trên lớp đệm cát. Thông thường thì đệm bằng cát hạt nhỏ hoặc hạt trung ( hạt to ngoài sông không có đâu), thí nghiệm kiểm tra độ chặc D = 0.7-0.75 , nếu đạt được thì R = 1.5 kg/cm2 là OK ( nếu lớp cát này cao hơn mực nước ngầm), mô đun tầm 180-250 kg/cm2 ( tra bảng). Do đó chỉ cần kiểm tra độ chặt, thành phần hạt có thể không cần ( xem luôn là cát nhỏ cho an toàn), trong các bản vẽ đều có quy định loại cát cho thi công đệm cát và thường là cát hạt trung.
            Xem lại địa chất và tính lại móng.
            Các kết quả thí nghiệm của bác không xài được, nhanh chóng thí nghiệm độ chặc một đôi điểm, nếu không đạt thì chỉ còn cách : ủi bê tông lót và lu lại nền đảm bảo độ chặt tới chiều sâu yêu cầu.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Mong sự chỉ giáo gấp của các Bác

              Bạn betameo có tiêu chuẩn về yêu cầu của độ chặt đối với nền san lấp thì up lên cho mình xin được không.
              Thank a lot.

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Mong sự chỉ giáo gấp của các Bác

                Nguyên văn bởi nguyenthinu168
                Bạn betameo có tiêu chuẩn về yêu cầu của độ chặt đối với nền san lấp thì up lên cho mình xin được không.
                Thank a lot.
                Cảm ơn các Bác, nếu nói như các Bác thì nền của em cũng đạt rồi vì em cho lu lèn từng lớp sau đó kiển tra độ chặt và đạt từ 0.94-0.98.

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Mong sự chỉ giáo gấp của các Bác

                  Nguyên văn bởi khoa_huce
                  Cảm ơn các Bác, nếu nói như các Bác thì nền của em cũng đạt rồi vì em cho lu lèn từng lớp sau đó kiển tra độ chặt và đạt từ 0.94-0.98.
                  Bác lại nhầm rồi. Cần phân biệt độ chặt ký hiệu là K ( cho tK san nền nói chung và nền đường nói riêng) và độ chặt D cho đệm cát xử lý nền yếu.
                  Xem trong hồ sơ thuyết minh tính toán nếu TK dùng D để tra ra Ttc thì đây chính là thông số bác cần thí nghiệm. Thông thường người TK chọn D tương ứng với loại cát ( to, vừa, nhỏ...) để đệm cát ở trạng thái chặt, nên D thường khoảng 0.75-0.8. Nếu >0.9 e rằng đó là nền đường băng máy bay.
                  Còn K=0.94-0.98 không nói lên điều gì về sức chịu tải cả. Khi tôi học chứng chỉ TVGS do ĐH mở TP HCM dạy có tài liệu thống kê với san nền k=0.9-0.95 thì R chỉ đạt 0.7-1 kg/cm2. Do đó nhất thiết phải có 2 thông số:
                  1. loại cát san nền
                  2. D
                  Chúc bạn may mắn ( đừng để tiến trình thi công tiếp tục và vấn đề càng khó khắc phục).

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Mong sự chỉ giáo gấp của các Bác

                    Nguyên văn bởi khoa_huce
                    Cảm ơn các Bác, nếu nói như các Bác thì nền của em cũng đạt rồi vì em cho lu lèn từng lớp sau đó kiển tra độ chặt và đạt từ 0.94-0.98.
                    Xin chào bạn
                    1.Tôi vẫn chưa dám chắc giải pháp nền móng của bác có đúng hay chưa, không hiểu bác dùng đệm cát hay là nền san lấp vì không biết độ dày?. Thứ hai là không biết cấu trúc địa chất ở đây như thế nào.
                    2.Khi làm móng nông trên nền thiên nhiên thì vẫn phải đào hố móng đến một độ sâu nhất định tối thiểu là 0.6-0.8m vào nền chứ không phải lớp đệm cát.
                    3.Việc san lấp nền vẫn thực hiện nhưng lại phải đào hố móng.
                    4.Bác phải xem xét kỹ lại mọi vấn đề.
                    Còn về yêu cầu lớp đệm cát hay nền san lấp thì phải có yêu cầu về độ chặt nhằm đảm bảo nền đó chịu tải tốt nhất trong trường hợp có thể.
                    5.Vẫn khuyến cáo là phải thí nghiệm nén tĩnh nền trước khi thi công công trình. Chiều sâu nén tĩnh phải bằng chiều sâu chôn móng.

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Mong sự chỉ giáo gấp của các Bác

                      Nguyên văn bởi khoa_huce
                      Cảm ơn các Bác, nếu nói như các Bác thì nền của em cũng đạt rồi vì em cho lu lèn từng lớp sau đó kiển tra độ chặt và đạt từ 0.94-0.98.
                      Xin chào bác.
                      1.Tôi không dám chắc giải pháp nền móng của bác có đúng hay chưa, không hiểu bác dùng đệm cát hay là nền san lấp vì không biết độ dày?. Thứ hai là không biết cấu trúc địa chất ở đây như thế nào.
                      2.Khi làm móng nông trên nền thiên nhiên thì vẫn phải đào hố móng đến một độ sâu nhất định tối thiểu là 0.6-0.8m vào nền chứ không phải lớp đệm cát.
                      3.Việc san lấp nền vẫn thực hiện nhưng lại phải đào hố móng.
                      4.Bác phải xem xét kỹ lại mọi vấn đề.
                      Còn về yêu cầu lớp đệm cát hay nền san lấp thì phải có yêu cầu về độ chặt nhằm đảm bảo nền đó chịu tải tốt nhất trong trường hợp có thể.
                      5.Vẫn khuyến cáo là phải thí nghiệm nén tĩnh nền trước khi thi công công trình. Chiều sâu nén tĩnh phải bằng chiều sâu chôn móng.

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Mong sự chỉ giáo gấp của các Bác

                        Nguyên văn bởi betameo
                        Bác lại nhầm rồi. Cần phân biệt độ chặt ký hiệu là K ( cho tK san nền nói chung và nền đường nói riêng) và độ chặt D cho đệm cát xử lý nền yếu.
                        Xem trong hồ sơ thuyết minh tính toán nếu TK dùng D để tra ra Ttc thì đây chính là thông số bác cần thí nghiệm. Thông thường người TK chọn D tương ứng với loại cát ( to, vừa, nhỏ...) để đệm cát ở trạng thái chặt, nên D thường khoảng 0.75-0.8. Nếu >0.9 e rằng đó là nền đường băng máy bay.
                        Còn K=0.94-0.98 không nói lên điều gì về sức chịu tải cả. Khi tôi học chứng chỉ TVGS do ĐH mở TP HCM dạy có tài liệu thống kê với san nền k=0.9-0.95 thì R chỉ đạt 0.7-1 kg/cm2. Do đó nhất thiết phải có 2 thông số:
                        1. loại cát san nền
                        2. D
                        Chúc bạn may mắn ( đừng để tiến trình thi công tiếp tục và vấn đề càng khó khắc phục).
                        Tôi đồng ý với bác và Bac Nu. Cả hai bác nói theo tôi đều đúng nhưng chỉ khác là bác Nu168 thì nói về phương pháp xác định , còn bác thì nói thẳng về bản chất vì yêu cầu độ chặt tương đối D dùng trược tiếp để tra bảng để tính toán.Còn độ chặt k nhiều khi không được chính xác cho lắm vì nó phụ thuộc vào phương pháp xác định Frocto trong phòng thí nghiệm theo các tiêu chuẩn khác nhau Ví dụ cối tiêu chuẩn , cối cải tiến mỗi loại cối có 2 phương pháp vậy ta có tổng số 4 phương pháp. Mà mỗi phương pháp cho 1 gama max khác nhau giao động 1.58 đến 1.63 đối với cát hạt nhỏ vậy thì K=0.95 hay K=0.98 cũng chỉ là tương đối thôi. Cái mà chúng ta cần là Cát được lu lèn đó có hệ số rỗng bằng bao nhiêu , thuộc loại chặt hay xốp để thiết kế tính toán.
                        Nói như vậy là bạn nói đúng song khó hiểu quá , còn Bác Nu168 nói cũng đúng song chưa hết

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Mong sự chỉ giáo gấp của các Bác

                          Nguyên văn bởi khoa_huce
                          Cảm ơn các Bác, nếu nói như các Bác thì nền của em cũng đạt rồi vì em cho lu lèn từng lớp sau đó kiển tra độ chặt và đạt từ 0.94-0.98.
                          Bác lu lèn bằng thiết bị gì? Nếu đạt độ chặt K =0.94-0.98 bác thử tính ngược lại ra hệ số rỗng của nó bằng bao nhiêu , rồi tra bảng xem nó thuộc loại chặt là ổn , còn nếu không thì phải tính đến phương án nén tĩnh nền như bác Nu168 nói. Nhưng nén tĩnh ở đây khả năng sẽ gặp khó khăn đó vị lớp đệm cát của bác có dầy không , nếu dầy thì không dùng phương pháp neo được mà phải dùng chất tải thì tốn kém nắm đấy. Chúc bác thanh công

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Mong sự chỉ giáo gấp của các Bác

                            Nguyên văn bởi thangdcct
                            Nếu đạt độ chặt K =0.94-0.98 bác thử tính ngược lại ra hệ số rỗng của nó bằng bao nhiêu , rồi tra bảng xem nó thuộc loại chặt là ổn , còn nếu không thì phải tính đến phương án nén tĩnh nền như bác Nu168 nói. Nhưng nén tĩnh ở đây khả năng sẽ gặp khó khăn đó vị lớp đệm cát của bác có dầy không , nếu dầy thì không dùng phương pháp neo được mà phải dùng chất tải thì tốn kém nắm đấy. Chúc bác thanh công
                            Vài lời tham gia với bác thangcct
                            1. Không có mối tương quan giữa K và hệ số rổng tự nhiên của cát ( bác có thể chỉ ra ở tài liệu nào không)
                            2. Thí nghiệm chỉ số D (Dr) rẻ tiền hơn thí nghiệm bàn nén và thời gian thi nghiệm ngắn, thí nghiệm đơn giản.
                            3. Nền san lấp thường không có độ đồng nhất cao nên khi tiến hành thí nghiệm chỉ số D có thể tiến hành ở nhiều vị trí hơn , do đó có thể đại diện cho nền tốt hơn.
                            4. Nếu dùng bàn nén thì chỉ kiểm tra sau khi nền đã thi công xong. Vậy nếu thí nghiệm không đạt thì làm sao bạn?
                            5. Thí nghiệm chỉ số D kiểm soát theo lớp , nếu không đạt thì tiếp tục lu tiếp.
                            Mong bác xem xét và trao đổi thêm.

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Mong sự chỉ giáo gấp của các Bác

                              Nguyên văn bởi betameo
                              Vài lời tham gia với bác thangcct
                              1. Không có mối tương quan giữa K và hệ số rổng tự nhiên của cát ( bác có thể chỉ ra ở tài liệu nào không)
                              2. Thí nghiệm chỉ số D (Dr) rẻ tiền hơn thí nghiệm bàn nén và thời gian thi nghiệm ngắn, thí nghiệm đơn giản.
                              3. Nền san lấp thường không có độ đồng nhất cao nên khi tiến hành thí nghiệm chỉ số D có thể tiến hành ở nhiều vị trí hơn , do đó có thể đại diện cho nền tốt hơn.
                              4. Nếu dùng bàn nén thì chỉ kiểm tra sau khi nền đã thi công xong. Vậy nếu thí nghiệm không đạt thì làm sao bạn
                              5. Thí nghiệm chỉ số D kiểm soát theo lớp , nếu không đạt thì tiếp tục lu tiếp.
                              Mong bác xem xét và trao đổi thêm.
                              1.Thứ nhất là nếu bạn đã biết độ chặt k=0.94 thì bạn nhân với gama max trong thí nghiệm Frocto của đơn vị thí nghiệm sẽ có gama khô và gama tự nhiên của cát sau khi lu lèn. Lúc đó bạn đã biết cát đó ở trạng thái chặt hay kém chặt rồi tra bảng sẽ có hệ số rỗng tự nhiên của nó.
                              2. Thí nghiệm D của bác có phải là độ chặt tương đối tính qua công thức e0 , e min và e max không. Nếu đúng thì như phần 1 tôi đã nói. Còn nếu không phải là độ chặt tương đối thì tôi hiểu nhầm bác có thể giải thích.
                              Phần lớn trong các tài liệu người ta thường nói là kiểm tra độ chặt k , nhưng đó là cách nói tắt còn đúng nghĩa của nó là hệ số đầm chặt. Chứ tôi chưa thấy tài liệu nào yêu cầu thí nghiệm D như bác cả.

                              Ghi chú

                              Working...
                              X