QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tính độ võng dầm bêtông

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Nguyên văn bởi wuyen
    Thực tế là wuyen đã dùng concrete model này cho các kết cấu dầm không có cốt đai để chứng minh model có khả năng mô tả shear failure. Thí nghiệm của Bresler and Scordelis [2] là như trường hợp anh nói "dầm bị phá hoại cắt trước khi thép chính (theo phương dọc) đạt đến trạng thái chảy dẻo". Wuyen đã dùng model này và cho kết quả như thế.
    Many thanks Wuyen nhé. Anh chưa kịp đọc nhưng chắc là một mô hình khá hữu hiệu! Nhân tiện hỏi Wuyen thêm nhé. Thí nghiệm của Bresler and Scordelis là cho dầm có cốt đai? Anh nghĩ Wuyen làm mô hình tính toán cho trường hợp dầm không cốt đai thì chỉ có thể kết luận được cho riêng trường hợp đó thôi! Anh không rõ những thông số trong mô hình của Wuyen như thế nào. Nhưng chắc thực tế nhiều thí nghiệm đã chứng tỏ rằng cơ học phá hoại cũng như khả năng chịu lực của kết cấu phụ thuộc đáng kể bởi hàm lượng và cách bố trí thép đai. Ngoài ra nó cũng phụ thuộc vào cả kích thước và hình dáng của thép chủ (longitudinal bars), do ảnh hưởng của bond slip....

    Đây là một trong những thông số cần test, là quan trọng với model và với mục tiêu research của mình, nên wuyen không chọn các kết cấu có cốt đai. Trong trường hợp không thể tránh khỏi, như cột BTCT, thì chọn cột có cốt đai thưa và khi modelling thì bỏ qua cốt đai (dù rằng có thể thêm vào rất dễ dàng)
    Riêng đối với trường hợp cột có lực dọc lớn, nếu không kể đến buckling của cốt thép thì chắc có thể coi là BT bị crushing (không biết có thể dịch "crushing" là "bị nén vỡ" và "buckling" là "bị nén cong" được không?). Nếu vậy thì concrete model cũng có khả năng mô tả crushing effects.
    Cái này hơi khó hiểu! Có khi phải đọc bài báo của Wuyen cái đã!
    E-mail: dinh@eri.u-tokyo.ac.jp or thuatvandinh@yahoo.com

    Ghi chú


    • #32
      To: T@l,

      Hấp dẫn quá, mình bị cuốn theo rồi


      Dùng moment-curvature vẫn tính được cho đoạn dầm đã nứt đấy chứ ! ở đây curvature được tính cho từng mặt cắt (mặt cắt tại vết nứt, mặt cắt làm việc đàn hồi (stage I) và mặt cắt ở bên cạnh vết nứt (chịu ảnh hưởng của vết nứt). Độ cứng EI (stiffeness) như wuyen nói phụ thuộc và trạng thái làm việc của các mặt cắt nên thay đổi la đương nhiên.
      T@l bắt đầu từ moment-curvature model giả thiết lấy từ CODE để tính à hay là cách khác? mình thì bắt đầu từ giả thiết đường cong stress-strain cho vật liệu concrete để tính ra moment, curvature và độ võng.

      Sau khi tính cho từng curvature cho từng mặt cắt rồi có thể tích phân hoặc đơn giản hơn là dùng Navier-Bress để tính độ võng.
      Về tính độ võng wuyen hiểu ý T@l rồi, wuyen cũng dùng tích phân hoặc moment-area method để tính, nhưng biểu diễn curvature diagram của wuyen đơn giản hơn nhiều (đang nói cho dầm BT): tương tự như của bác nhưng chỉ giống đoạn từ 0 đến 0.75m, tức là chỉ có 2 đoạn thôi.

      Minh họa đây, ở đây t@l tính độ võng cho cái dầm bị ăn mòn cốt thép nên tiết diện cốt thép thay đổi theo mặt cắt, bond cũng thay đổi, tiết diện bê tông cũng thay đổi (do bị nứt "dọc dầm" do thép bị ăn mòn), khi chịu tải lại thêm nứt do tải (nứt ngang). t@l tính curvature tại các mặt cắt đặ trưng, sau đó dùng công thức Navier-bress để tính lại độ võng !
      Cái T@l làm hay quá, bác làm cho dầm nứt sẵn (notched beam) hay không nứt sẵn (un-notched beam)? Bernoulli hay Timoshenko beams? bác dùng 3D à? sorry vì hỏi bác nhiều nhé, wuyen sẽ email riêng với bác.

      Chỗ hình vẽ, phần curvature diagram, wuyen không hiểu tại sao trong trường hợp này có deflection và ***** height nhưng ***** width = zero?

      Nhờ T@l có bài viết nào về vấn đề này thì gửi cho wuyen với nhé. Thanking you in advance.

      cheers
      wuyen

      Ghi chú


      • #33
        Nguyên văn bởi HNTuanJP
        Ông Thuật ơi: Ông nói đến cái biến dạng cắt 3D khiếp thế tôi cũng muốn biết cái đó lắm thí nghiệm thế nào để biết nó nhỉ, hình dung cũng đã khó rồi. Mà nói đến cắt là ngán có lẽ phải học thêm về cắt mất ông cho một "trưởng" về vụ này đi
        Bác Tuấn ơi. Đúng là để làm thí nghiệm cái món này thì phải học thêm vụ cắt xén và cả vụ nhiếp ảnh nữa đấy! Cách làm đại khái như thế này: Sau khi thí nghiệm xong sẽ tiến hành cắt mẫu thành nhiều mảnh, rồi tiếp đó dùng chất liệu đặc biệt (?) và kỹ thuật nhiếp ảnh để chụp bề rộng của các vết nứt bên trong của cấu kiện!

        PS: Trông bác Tuấn vẫn còn trai tráng quá!! Đã có dịp ngắm bác cách đây khoảng 10 năm, nhưng bây giờ nếu nhìn ảnh chắc là không thể nhận ra được!!!
        E-mail: dinh@eri.u-tokyo.ac.jp or thuatvandinh@yahoo.com

        Ghi chú


        • #34
          Hi wuyen,

          Nguyên văn bởi wuyen
          T@l bắt đầu từ moment-curvature model giả thiết lấy từ CODE để tính à hay là cách khác? mình thì bắt đầu từ giả thiết đường cong stress-strain cho vật liệu concrete để tính ra moment, curvature và độ võng.
          t@l không dùng moment-curvature của CODE mà tính lại phụ thuộc vào stress-strain khác nhau của bê tông. t@l dùng Newton-raphson (và cả substitution method) giải phương trình cân bằng moment để tìm curvature.

          Nguyên văn bởi wuyen
          Về tính độ võng wuyen hiểu ý T@l rồi, wuyen cũng dùng tích phân hoặc moment-area method để tính, nhưng biểu diễn curvature diagram của wuyen đơn giản hơn nhiều (đang nói cho dầm BT): tương tự như của bác nhưng chỉ giống đoạn từ 0 đến 0.75m, tức là chỉ có 2 đoạn thôi.
          Nếu của wuyen có 2 đoạn thì một đoạn là không nứt, đoạn còn lại chắc là curvature trung bình của đoạn dầm bị nứt . Trong trường hợp của t@l, t@l tính lại luôn curvature ngay tại vết nứt và lân cận luôn nên cái curvature nó mới lồi lỏm thế !

          Nguyên văn bởi wuyen
          Cái T@l làm hay quá, bác làm cho dầm nứt sẵn (notched beam) hay không nứt sẵn (un-notched beam)? Bernoulli hay Timoshenko beams? bác dùng 3D à? sorry vì hỏi bác nhiều nhé, wuyen sẽ email riêng với bác.
          Cảm ơn wuyen đã động viên, lần đâu tiên có người bảo cài mình làm hay nên cũng thấy vui vui . Thực ra t@l cũng chỉ đua đòi (theo bạn bè) làm một cái research bé bé thôi, t@l chỉ tính cho dầm Bernouilli, nhưng tại vì mấy cái dầm của t@l nó được sản xuất 40 năm rồi, đem phơi ngoài biển í, bây giờ đem vào thí nghiệm nên nó bị nứt hết rồi !

          Hiện mình đang dùng 2 cách tính, 1 là phương pháp analytics (moment-curvature) nhưng sữa đổi nhiều và có kể đến bond-slip trong tính toán (cho phù hộp với côthep bị ăn mòn). 2 là dùng FEM, cũng có kể đến bond-slip nhưng vẫn chưa xong và kết quả cũng hơn lộn xộn (đang chán!)

          Nguyên văn bởi wuyen
          Chỗ hình vẽ, phần curvature diagram, wuyen không hiểu tại sao trong trường hợp này có deflection và ***** height nhưng ***** width = zero?
          wuyen tinh mắt thật, đúng chổ đáy là độ mở rộng vết nứt tối đa (khoảng 0.65 x 2 mm)

          Nguyên văn bởi wuyen
          Nhờ T@l có bài viết nào về vấn đề này thì gửi cho wuyen với nhé. Thanking you in advance.
          t@l gữi wuyen 2 bài, một về solution analytics, 1 về FEA !

          1. Flexural deformability of reinforced concrete beams, Fantilli, Journal of Structural Engineering, ASCE, Vol. 124, N°9, page 1041-1049

          2. Structural Assessment of Corroded Reinforced Concrete Beams: Modeling Guidelines, Corronelli, Journal of Structural Engineering, ASCE, Vol. 130, N°8, page 1041-1049, page 1214-1224

          t@l
          Attached Files

          Ghi chú


          • #35
            To: T@l,

            Nếu của wuyen có 2 đoạn thì một đoạn là không nứt, đoạn còn lại chắc là curvature trung bình của đoạn dầm bị nứt . Trong trường hợp của t@l, t@l tính lại luôn curvature ngay tại vết nứt và lân cận luôn nên cái curvature nó mới lồi lỏm thế !
            wuyen không hiểu làm thế nào T@l có thể tính "curvature ngay tại vết nứt và lân cận" thế
            như wuyen thì tính curvature tại mặt cắt vết nứt và curvature tại mặt cắt ngoài cùng của vùng nứt (giả thiết là từ mặt cắt này trở ra ngoài, vật liệu đàn hồi tuyến tính). Còn curvature của các mặt cắt nằm trong đoạn giữa 2 mặt cắt này thì wuyen chưa biết cách nào hay hơn là nội suy tuyến tính từ 2 giá trị này. Kết quả chắc không sai nhiều vì vùng nứt cục bộ rất hẹp

            t@l gữi wuyen 2 bài, một về solution analytics, 1 về FEA !
            cảm ơn bác nhiều nhé. Mình sẽ xem

            To: anh Thuật,

            Nhân tiện hỏi Wuyen thêm nhé. Thí nghiệm của Bresler and Scordelis là cho dầm có cốt đai?
            Trong series thí nghiệm này có bao gồm cả dầm không có cốt đai và dầm có cốt đai bác à. wuyen chỉ làm cho loại không có cốt đai.

            Anh nghĩ Wuyen làm mô hình tính toán cho trường hợp dầm không cốt đai thì chỉ có thể kết luận được cho riêng trường hợp đó thôi! Anh không rõ những thông số trong mô hình của Wuyen như thế nào. Nhưng chắc thực tế nhiều thí nghiệm đã chứng tỏ rằng cơ học phá hoại cũng như khả năng chịu lực của kết cấu phụ thuộc đáng kể bởi hàm lượng và cách bố trí thép đai. Ngoài ra nó cũng phụ thuộc vào cả kích thước và hình dáng của thép chủ (longitudinal bars), do ảnh hưởng của bond slip....
            wuyen rất đồng ý với bác đúng là nếu còn hăng say và có money để làm thì sau này còn nhiều thứ để làm bác nhỉ


            cheers
            wuyen

            Ghi chú


            • #36
              Hi wuyen,

              Nguyên văn bởi wuyen
              To: T@l,
              wuyen không hiểu làm thế nào T@l có thể tính "curvature ngay tại vết nứt và lân cận" thế
              như wuyen thì tính curvature tại mặt cắt vết nứt và curvature tại mặt cắt ngoài cùng của vùng nứt (giả thiết là từ mặt cắt này trở ra ngoài, vật liệu đàn hồi tuyến tính). Còn curvature của các mặt cắt nằm trong đoạn giữa 2 mặt cắt này thì wuyen chưa biết cách nào hay hơn là nội suy tuyến tính từ 2 giá trị này. Kết quả chắc không sai nhiều vì vùng nứt cục bộ rất hẹp
              Mình tính tương tự như là cách tính của Fantilli ! cơ bản là phân phối ứng suất tại những măt cắt loại này như hình minh hoạ dưới. Ở đây mọi người đều cố gắng tính "đúng nhất có thể được" nên mới mỗ xẽ ra nào là nứt, rồi bond-slip... Còn nếu tính gần đúng thì theo t@l chỉ cần dùng cách tính như trong code là được rôi , làm chi tiết gì nữa cho mệt.

              Thực ra khoảng cách từ vết nứt đến mặt cắt đàn hồi tuyến tính và khoảng cách giữa hai vết nứt cũng xa lắm đấy chứ (trung bình cũng phải 20cm - tùy theo chất lượng của bond). wuyen xem thử trong thí nghiêm của Scordelis, có bao nhiêu vết nứt tổng cộng và khoảng cách là bao nhiêu

              Với lại nếu nội suy tuyến tính thì không tính được curvature cho đoạn giữa 2 vết nứt (ví dụ nếu moment bằng nhau trên đoạn này, curvature ở hai vết nứt sẽ bằng nhau, vậy làm sao nội suy curvature tại những mặt cắt ở giữa 2 vết nứt được, thực tế là curvature sẽ giảm dần từ hai đầu vết nứt và đạt minimum ở giữa)

              Thêm một chi tiết nữa, mặt cắt nứt và vùng tuyến tính ngoài ảnh hưởng của vết nứt chỉ tồn tại ở hai đầu dầm thôi ! còn trong đoạn bị nứt thì chẳng còn mặt cắt nào là tuyến tính nữa cả ! t@l lấy ví dụ thí nghiệm 4 điểm cho dầm nhé (2 gối và đặt 2 lực) giả sử đoạn 'pure flexion' ở giữa bị nứt, thì dầm làm việc sẽ như :

              gối---tuyến tính------Nứt ---Nứt ---....---Nứt-----tuyến tính---gối

              Vậy đó, nếu wuyen muốn nội suy thì chỉ được đoạn 'gối --tuyến tính ---Nứt ' ở hai đầu, còn đoạn 'Nứt---Nứt --..--Nứt---Nứt' thì làm sao nội suy trong khi phần lớn độ võng lại là do đoạn này

              Trong series thí nghiệm này có bao gồm cả dầm không có cốt đai và dầm có cốt đai bác à. wuyen chỉ làm cho loại không có cốt đai.
              wuyen gữi cho mình cái thí nghiệm này với, mình đang cần các kết quả thí nghiệm để test model ! (mình không có bài báo 15 trong tham khảo của wuyen, chỉ có bài scordelis viết chung với D. Ngo). Thanking you in advance !

              cheers

              t@l.
              Attached Files

              Ghi chú


              • #37
                Hi wuyen,
                Tuyệt quá, model analytical cho bê tông wuyen dùng mô tả được nhiều cách ứng xử của bê tông dưới tác dụng của tải trọng thế cơ à. À cho mình hỏi, trong model đó, wuyen dùng cách gì để xét đến unilateral effect (có phải cũng dùng chia phần âm và phần dương khong?), thêm nữa model xử lý như thế nào khi trộn giữa damage và plastic?
                Nếu có thể wuyen gửi cho mình bài báo liên quan được không?
                @tal: Hình như tal làm nhiều về bond cho concrete - steel có kể đến ăn mòn à. Có quyển luận án của Lowes ở Berkeley làm về cái này hay lắm (Finite elment modeling of reinforced concrete beam-column bridge connections) không hiểu tal có chưa? . Ngoài ra có Raul Francois (ở Toulouse ) ở Pháp cũng làm nhiều về cái này lắm (có kể đến ăn mòn cốt thép).
                There's no footprint of lazy on the way of succes

                Ghi chú


                • #38
                  To: T@l,

                  Ở ngay lần post trước cho T@l, wuyen chỉ đề cập cho dầm bị nứt cục bộ tại giữa dầm (localised model) thôi, nên khác với mô hình dầm BTCT loại như T@l viết vừa rồi. Loại mình xem xét có thể coi đơn giản là:

                  (gối)----tuyến tính-------Nứt(vùng hẹp giữa dầm)--------tuyến tính---(gối)

                  Do đó sự phân bố curvature không giống như loại T@l nói.

                  Mình tính tương tự như là cách tính của Fantilli ! cơ bản là phân phối ứng suất tại những măt cắt loại này như hình minh hoạ dưới. Ở đây mọi người đều cố gắng tính "đúng nhất có thể được" nên mới mỗ xẽ ra nào là nứt, rồi bond-slip... Còn nếu tính gần đúng thì theo t@l chỉ cần dùng cách tính như trong code là được rôi , làm chi tiết gì nữa cho mệt.
                  No, code không thể cho kết quả chính xác (về mặt philosophy) như phương pháp mình đang bàn được

                  Thực ra khoảng cách từ vết nứt đến mặt cắt đàn hồi tuyến tính và khoảng cách giữa hai vết nứt cũng xa lắm đấy chứ (trung bình cũng phải 20cm - tùy theo chất lượng của bond). wuyen xem thử trong thí nghiêm của Scordelis, có bao nhiêu vết nứt tổng cộng và khoảng cách là bao nhiêu
                  Xin giải thích thêm chút về analytical solution của wuyen cho dầm bị nứt cục bộ:
                  Vì dầm BT xảy ra nứt và phá hủy cục bộ tại vùng rất hẹp giữa dầm, do đó mình dùng ***** band model của Bazant & Oh. Mình dùng cách này vì FE model đang dùng cũng dựa vào mô hình này, do đó sẽ dễ so sánh. Về dầm BTCT thì mình vẫn phát triển dựa trên mô hình này và phạm vi áp dụng chủ yếu cho dầm có hàm lượng cốt thép nhỏ (under-reinforced beams) với giả thiết xảy ra softening.
                  Tuy nhiên, về mặt nào đó mô hình này vẫn có khả năng mô tả dầm có lượng cốt thép lớn như dầm Bresler & Scordelis đấy chứ (T@l xem trong paper 2 của mình)

                  wuyen gữi cho mình cái thí nghiệm này với, mình đang cần các kết quả thí nghiệm để test model ! (mình không có bài báo 15 trong tham khảo của wuyen, chỉ có bài scordelis viết chung với D. Ngo).
                  Ok mình sẽ gửi T@l cái paper đó.

                  Ah, T@l gửi cho mình cái paper của hình vẽ T@l post lên được không? cảm ơn nhiều há.

                  Good weekend,
                  wuyen
                  Last edited by wuyen; 30-01-2005, 08:23 PM.

                  Ghi chú


                  • #39
                    Hello shadok,

                    Tuyệt quá, model analytical cho bê tông wuyen dùng mô tả được nhiều cách ứng xử của bê tông dưới tác dụng của tải trọng thế cơ à. À cho mình hỏi, trong model đó, wuyen dùng cách gì để xét đến unilateral effect (có phải cũng dùng chia phần âm và phần dương khong?), thêm nữa model xử lý như thế nào khi trộn giữa damage và plastic?
                    Mình không hiểu ý đoạn đen trên, nhờ shadok hỏi lại được không?
                    anyway, wuyen post lên đây cái link để bạn có thể đọc model trực tiếp từ Science Direct:

                    Craft––a plastic-damage-contact model for concrete. I. Model theory and thermodynamic considerations. International Journal of Solids and Structures, Volume 40, Issue 22, November 2003, Pages 5973-5999
                    A. D. Jefferson

                    Craft––a plastic-damage-contact model for concrete. II. Model implementation with implicit return-mapping algorithm and consistent tangent matrix. International Journal of Solids and Structures, Volume 40, Issue 22, November 2003, Pages 6001-6022
                    A. D. Jefferson


                    Cheers
                    wuyen

                    Ghi chú


                    • #40
                      "À cho mình hỏi, trong model đó, wuyen dùng cách gì để xét đến unilateral effect (có phải cũng dùng chia phần âm và phần dương khong?)"

                      Chắc ý người hỏi là bạn có dùng cái decomposition nào (eigen value decomposition chẳng hạn) để phân biệt kéo và nén cua tensor ứng suất hay biến dạng không. Cái này hình nhu Jefferson không làm mà làm theo kiểu contact.

                      Còn trộn giua damage và plasticity thì có lẽ tác giả chằc cũng dùng 1 dạng như effective stress của Lemaitre

                      Ghi chú


                      • #41
                        Hi all,

                        t@l không nghĩ là lại có nhiều người quan tâm đến vấn đề này thế

                        to wuyen : mình sorry vì không chú ý kỹ cái phá hoại cục bộ của wuyen, khi đọc mình cứ nghĩ là tính toán cho một cái dầm bình thường với các vết nứt phân bố. Hì hì, sorry lần nữa nhé !

                        Còn cái hình minh hoạ trên là từ cái raport của mình ! hiện tại bọn mình đang có một vài constrain nên không gữi hết cái rapport cho wuyen được. Thông cảm nhé ! tuy nhiên về cơ bản nó giống với cách tính của Fantilli !

                        to shadok :

                        Nguyên văn bởi shadok
                        @tal: Hình như tal làm nhiều về bond cho concrete - steel có kể đến ăn mòn à. Có quyển luận án của Lowes ở Berkeley làm về cái này hay lắm (Finite elment modeling of reinforced concrete beam-column bridge connections) không hiểu tal có chưa? . Ngoài ra có Raul Francois (ở Toulouse ) ở Pháp cũng làm nhiều về cái này lắm (có kể đến ăn mòn cốt thép).
                        Cảm ơn shadok đã giới thiệu cái thesis của Lowes và ông Raul François. t@l cũng đã đọc cái thesis của Lowes rồi và có tham khảo nhiều cái đó trong công việc của mình, đặc biệt là ở phần bond í (chương 4 nếu t@l nhớ không nhầm). Còn Raul thì cái labo của ổng đang làm chung project với labo của t@l nên cũng có tí quen biết

                        chúc mọi người cuối tuần vui vẽ!
                        t@l

                        Ghi chú


                        • #42
                          Ðề: Tính độ võng dầm bêtông

                          cái thread này quả là có giá trị. tôi cũng làm nhiều về KCBT. theo tôi nghĩ, mọi lý thuyết đều phải có kiểm chứng bằng thực nghiệm. các bác có dùng lý thuyết phức tạp đến mấy mà kô kiểm nghiệm được hoặc cho kết quả không hơn mấy cái lý thuyết đơn giản hơn thì cũng kô tốt. trong một cái dầm bêtong đơn giản, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến độ võng: concrete properties (ảnh hưởng bởi aggregates, cement, water, compaction vvv), bonding between steel and concrete, shrinkage, creep... nói ngay cả tensile properties của concrete hay fracture energy cũng chưa có phương pháp nào cho kết quả chính xác cả...
                          hay là PTHH, phụ thuộc rất nhiều vào meshing, solution procedures, rồi một số thông số rất khó xác định.

                          Tất nhiên, cái mà các bác đang lảm rất impressive. Tôi chỉ đưa ra một nhận xét nho nho thoi.

                          Chúc ăn Tết vui vẻ!

                          Ghi chú


                          • #43
                            Ðề: Tính độ võng dầm bêtông

                            các anh ơi, ai có Abaqus cho em xin một bản đi, hay chỉ cho em địa chỉ tải cũng được.
                            Xin cám ơn, em đang cần lắm

                            Ghi chú


                            • #44
                              Ðề: Tính độ võng dầm bêtông

                              Hi Sept-man,
                              Nguyên văn bởi sept_man
                              cái thread này quả là có giá trị. tôi cũng làm nhiều về KCBT. theo tôi nghĩ, mọi lý thuyết đều phải có kiểm chứng bằng thực nghiệm. các bác có dùng lý thuyết phức tạp đến mấy mà kô kiểm nghiệm được hoặc cho kết quả không hơn mấy cái lý thuyết đơn giản hơn thì cũng kô tốt. trong một cái dầm bêtong đơn giản, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến độ võng: concrete properties (ảnh hưởng bởi aggregates, cement, water, compaction vvv), bonding between steel and concrete, shrinkage, creep... nói ngay cả tensile properties của concrete hay fracture energy cũng chưa có phương pháp nào cho kết quả chính xác cả...
                              hay là PTHH, phụ thuộc rất nhiều vào meshing, solution procedures, rồi một số thông số rất khó xác định.

                              Tất nhiên, cái mà các bác đang lảm rất impressive. Tôi chỉ đưa ra một nhận xét nho nho thoi.

                              Chúc ăn Tết vui vẻ!
                              Bác setp-man nói đúng quá ! chân lý thế thì còn ai nói gì được nữa. Đúng là, theo t@l, hiện nay khó có một model nào kể hết được tất cả các yếu tố mà bác đề cập cả ! Nếu cái model đó có rồi, chắc mọi người nghiên cứu về RC như wuyen,.... chẳng thể lấy bằng Doctor được (joking) !

                              Nhưng bác sept-man hiểu cho là, cái mà tất cả mọi người đang làm đều là simulation và modelling. Mà đã là modelling thì chỉ tìm cách mô phỏng một cách đúng nhất thực tế có thể được với các phương tiện có sẳn thôi. Bởi thế, tùy vào bài toán cụ thể mà sẽ quan tấm nhiêu đến "biến số" nào ! Ví dụ người chỉ quan tâm đến bond-slip, nhiều người thì quan tâm đến shrinkage, creep, người làm Mesh... Ngay cả mỗi hiện tượng cũng đã hiểu hết đâu, bây giờ kể hết vào trong một mô hình tính, e là hơi khó

                              Lâu lắm chẳng viết lách gì, có gì sai, mọi người bỏ qua nhé !
                              t@l

                              Ghi chú


                              • #45
                                Ðề: Tính độ võng dầm bêtông

                                Nguyên văn bởi wuyen
                                Xin giải thích thêm chút về analytical solution của wuyen cho dầm bị nứt cục bộ:
                                Vì dầm BT xảy ra nứt và phá hủy cục bộ tại vùng rất hẹp giữa dầm,
                                Chị Wuyen phải không nhỉ, tại cái nick nên em nghĩ vậy!
                                Em vào đây trễ quá, nhưng nó là cái em đang cần. Chị làm xong chưa vậy?
                                Cũng với chủ đề nứt và gãy đổ, hiện tại có 1 phương pháp mới (FEM/DEM) được giới thiệu và 1 phần ứng dụng có thể mô tả từ nứt đến gãy đổ...
                                Em gởi theo đây 1 bài báo về vấn đề này. Nhưng em chưa hiểu lắm về stiffness matrix của nó.
                                Các anh chị có nhiều kinh nghiệm về cái dầm RC cho em ít ý kiến nhé.

                                Em cám ơn rất nhiều.

                                To anh t@l: Anh giúp em với!!!
                                Attached Files

                                Ghi chú

                                Working...
                                X